Phải áp dụng đúng mã số và biểu thế trong việc xác định thuế xuất HH không?

Theo các quy định hiện hành, để xác định mức thuế suất của hàng hóa, doanh nghiệp cần xác định đúng mã số phân loại và biểu thuế tương ứng áp dụng cho mặt hàng cụ thể.


Công ty TNHH Y tế PMC đề nghị cơ quan Hải quan hướng dẫn về thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa nhập khẩu để điều trị bệnh Covid-19.

Liên quan đến thuế nhập khẩu, theo Tổng cục Hải quan, Nghị định 08/2015/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 59/2018/NĐ-CP đã quy định rõ việc phân loại hàng hóa để xác định mã số làm cơ sở tính thuế và thực hiện chính sách quản lý hàng hóa.

Cũng theo Tổng cục Hải quan, tại khoản 3 Điều 5 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13 quy định: “Thuế suất đối với hàng hóa nhập khẩu gồm thuế suất ưu đãi, thuế suất ưu đãi đặc biệt, thuế suất thông thường…

a) Thuế suất ưu đãi áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với Việt Nam; hàng hóa từ khu phi thuế quan nhập khẩu vào thị trường trong nước đáp ứng Điều kiện xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với Việt Nam;

b) Thuế suất ưu đãi đặc biệt áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ có thỏa thuận ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu trong quan hệ thương mại với Việt Nam; hàng hóa từ khu phi thuế quan nhập khẩu vào thị trường trong nước đáp ứng Điều kiện xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ có thỏa thuận ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu trong quan hệ thương mại với Việt Nam;

c) Thuế suất thông thường áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu không thuộc các trường hợp quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản này. Thuế suất thông thường được quy định bằng 150% thuế suất ưu đãi của từng mặt hàng tương ứng. Trường hợp mức thuế suất ưu đãi bằng 0%, Thủ tướng Chính phủ căn cứ quy định tại Điều 10 của Luật này để quyết định việc áp dụng mức thuế suất thông thường”.

Theo đó, với các quy định trên, Tổng cục Hải quan cho rằng, DN cần xác định đúng mã số phân loại và biểu thuế tương ứng áp dụng cho mặt hàng để xác định mức thuế suất của hàng hóa.

Liên quan đến thuế giá trị gia tăng, Thông tư 43/2021/TT-BTC ngày 11/6/2021 của Bộ Tài chính (hiệu lực từ ngày 1/8/2021) sửa đổi, bổ sung khoản 11 Điều 10 Thông tư 219/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 8 Điều 1 Thông tư 26/2015/TT-BTC quy định về mức thuế suất thuế giá trị gia tăng 5% như sau: “Thiết bị y tế có Giấy phép nhập khẩu hoặc Giấy chứng nhận đăng ký lưu hành hoặc Phiếu tiếp nhận hồ sơ công bố tiêu chuẩn theo quy định pháp luật về tế hoặc theo Danh mục trang thiết bị y tế thuộc diện quản lý chuyên ngành của y Bộ Y tế được xác định mã số hàng hóa theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam ban hành kèm theo Thông tư 14/2018/TT-BYT ngày 15/5/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế và văn bản sửa đổi, bổ sung (nếu có).

Bông, băng, gạc y tế và băng vệ sinh y tế; thuốc phòng bệnh, chữa bệnh bao gồm thuốc thành phẩm, nguyên liệu làm thuốc, trừ thực phẩm chức năng: vắc-xin; sinh phẩm y tế, nước cất để pha chế thuốc tiêm, dịch truyền; mũ, quần áo, khẩu trang, săng mổ, bao tay, bao chi dưới, bao giày, khăn, găng tay chuyên dùng cho y tế, túi đặt ngực và chất làm đầy da (không bao gồm mỹ phẩm); vật tư hóa chất xét nghiệm, diệt khuẩn dùng trong y tế”.

Do vậy, trường hợp mặt hàng nhập khẩu của DN được xác định là thuốc phòng bệnh, chữa bệnh thì thuế suất thuế giá trị gia tăng là 5%.

Nguồn: HẢI QUAN ONLINE 

CHÚNG TÔI CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ UY TÍN

   – Dịch vụ lập BÁO CÁO QUYẾT TOÁN  theo Thông tư 39/2018/TT-BTC

– Dịch vụ tư vấn Setup hệ thống Quản lý Kho gia công Xuất nhập khẩu

– Phần mềm quản lý kho Exim 

– ĐÀO TẠO:  Nâng cao nghiệp vụ cho Nhân sự trong Doanh nghiệp gia công

   EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu

Giấy, Hà Nội.

– Hotline: 0972 181 589

– Email: exim.com.vn@gmail.com

– Website: Exim.com.vn

Trường hợp Chỉ xử phạt một lần nếu hành vi vi phạm ở tờ khai nhánh

Trong số các doanh nghiệp trả lời khảo sát có đến 94% doanh nghiệp nhập khẩu và 98% doanh nghiệp xuất khẩu cho biết việc áp dụng chứng từ điện tử đã giúp giảm thời gian và chi phí thực hiện thủ tục hải quan.


Thời gian, chi phí làm thủ tục xuất nhập khẩu giảm
Kể từ năm 2014 đến nay, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 19/NQ-CP (từ năm 2014 đến 2018) và Nghị quyết số 02/NQ-CP (từ năm 2019 đến nay) nhằm cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Nghị quyết 02/NQ-CP của Chính phủ giao Bộ Tài chính chủ trì, chịu trách nhiệm đối với chỉ số Giao dịch thương mại qua biên giới với mục tiêu năm 2019 tăng từ 3-5 bậc, đến năm 2021 tăng 10-15 bậc.

Tổ công tác liên ngành do Bộ Tài chính thành lập theo Quyết định số 881/QĐ-BTC ngày 27/5/2021 bao gồm: Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Văn phòng Chính phủ, Bộ Kế hoạch đầu tư (Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung Ương), Bộ Giao thông vận tải, Bộ Khoa học và Công nghệ, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các Hiệp hội doanh nghiệp (Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam -VAMA, Hiệp hội các doanh nghiệp Logistic Việt Nam – VLA) tiến hành khảo sát ý kiến của doanh nghiệp về thời gian và chi phí thực hiện các thủ tục thương mại qua biên giới nhằm nắm bắt tình hình thực tiễn thực hiện các hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp tại Việt Nam.

Chỉ số Giao dịch thương mại qua biên giới là một cấu phần của bộ chỉ số đánh giá chất lượng Môi trường kinh doanh toàn cầu tại Báo cáo Môi trường kinh doanh (Doing Business) được Ngân hàng Thế giới (WB) thực hiện thường niên từ năm 2001 đến nay đối với 10 lĩnh vực kinh tế của 190 quốc gia.

Chỉ số Giao dịch Thương mại qua biên giới đo lường thời gian và chi phí thực hiện toàn bộ quá trình xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa.

Theo kết quả khảo sát của Tổ công tác liên ngành về Chỉ số giao dịch thương mại qua biên giới năm 2019 và 2020, tổng thời gian trung bình thực hiện thủ tục thương mại qua biên giới (bao gồm thời gian thực hiện các thủ tục tại cửa khẩu và thời gian chuẩn bị hồ sơ – theo cách tính của Ngân hàng Thế giới tại Báo cáo Môi trường kinh doanh) đối với hàng xuất khẩu năm 2020 là 38,4 giờ, giảm 57,38 giờ so với năm 2019 (95,78 giờ); tổng chi phí trung bình thực hiện thủ tục thương mại qua biên giới đối với hàng xuất khẩu năm 2020 là 338 USD, giảm 81,72 USD so với năm 2019 (419,72 USD).

Trong đó, thời gian trung bình thực hiện các thủ tục tại cửa khẩu đối với hàng xuất khẩu năm 2020 là 28,3 giờ, giảm 22,58 giờ, thời gian chuẩn bị hồ sơ xuất khẩu là 10,1 giờ, giảm 34,8 giờ so với kết quả năm 2019. Chi phí trung bình thực hiện các thủ tục tại cửa khẩu đối với hàng xuất khẩu là 266,76 USD, giảm 15,52 USD; chi phí trung bình chuẩn bị hồ sơ xuất khẩu là 71,24 USD, giảm 66,2 USD so với kết quả năm 2019.

Tổng thời gian trung bình thực hiện thủ tục thương mại qua biên giới đối với hàng nhập khẩu năm 2020 là 54,8 giờ, giảm 48,88 giờ so với năm 2019 (103,68 giờ,); tổng chi phí trung bình thực hiện thủ tục thương mại qua biên đối với hàng nhập khẩu năm 2020 là 313,17 USD, giảm 256,41 USD so với năm 2019.

Trong đó, thời gian trung bình thực hiện các tục tại cửa khẩu đối với hàng nhập khẩu năm 2020 là 27,17 giờ, giảm 20,83 giờ; thời gian trung bình chuẩn bị hồ sơ nhập khẩu là 27,63 giờ, giảm 28,05 giờ so với kết quả năm 2019. Chi phí trung bình thực hiện các thủ tục tại cửa khẩu đối với hàng nhập khẩu năm 2020 là 214,23 USD,giảm mạnh 195,65 USD so với năm 2019; chi phí trung bình chuẩn bị hồ sơ nhập khẩu là 98,94 USD, giảm 60,76 USD so với năm 2019.

Doanh nghiệp đánh giá tích cực

Theo phản ánh của doanh nghiệp, nguyên nhân quan trọng giúp doanh nghiệp tiết kiệm được thời gian và chi phí thực hiện các thủ tục thương mại qua biên giới đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu là việc điện tử hóa các chứng từ kiểm tra chuyên ngành được gửi qua Hệ thống một cửa quốc gia, áp dụng C/O điện tử…

Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng cho biết việc nộp chứng từ điện tử thay thế chứng từ giấy đã giúp tiết kiệm nhiều thời gian và chi phí cho việc chuẩn bị hồ sơ cũng như thực hiện thủ tục thông quan như: chi phí in ấn hồ sơ, thời gian và chi phí đi lại của nhân viên làm thủ tục; thời gian thông quan nhanh cũng giúp doanh nghiệp đẩy nhanh tiến độ công việc, tiết kiệm được nhiều chi phí hơn.

Bên cạnh đó, việc triển khai hệ thống quản lý giám sát hải quan tự động (VASSCM) giúp giảm thời gian thực hiện các thủ tục giao nhận hàng tại cảng cũng là nguyên nhân giảm thời gian và chi phí thực hiện thủ tục thương mại qua biên giới đối với hàng hóa xuất nhập khẩu.

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, năm 2020 có gần 6,75 triệu tờ khai nhập khẩu và gần 6,98 triệu tờ khai xuất khẩu.

Theo kết quả khảo sát, nếu tính thời gian trung bình thực hiện thủ tục thương mại qua biên giới cho mỗi lô hàng tương ứng với mỗi tờ khai thì năm 2020 các doanh nghiệp xuất nhập khẩu đã tiết kiệm được tổng cộng khoảng 730,4 triệu giờ tương ứng với khoảng 981 triệu USD chi phí gián tiếp và khoảng 2.301 triệu USD chi phí trực tiếp, tổng cộng tiết kiệm được khoảng 3.282 triệu USD cho hoạt động xuất nhập khẩu so với năm 2019.

Nguồn: HẢI QUAN ONLINE

CHÚNG TÔI CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ UY TÍN

   – Dịch vụ lập BÁO CÁO QUYẾT TOÁN  theo Thông tư 39/2018/TT-BTC

– Dịch vụ tư vấn Setup hệ thống Quản lý Kho gia công Xuất nhập khẩu

– Phần mềm quản lý kho Exim 

– ĐÀO TẠO:  Nâng cao nghiệp vụ cho Nhân sự trong Doanh nghiệp gia công

   EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu

Giấy, Hà Nội.

– Hotline: 0972 181 589

– Email: exim.com.vn@gmail.com

– Website: Exim.com.vn

KHAI SAI SO VỚI THỰC TẾ VỀ LƯỢNG DOANH NGHIỆP CÓ BỊ XỬ PHẠT

Bài viết dưới đây trả lời cho câu hỏi của doanh nghiệp : ” KHAI SAI SO VỚI THỰC TẾ VỀ LƯỢNG DOANH NGHIỆP CÓ BỊ XỬ PHẠT”. Bạn đọc tham khảo và để lại bình luận nhé.


Trong khoản 3 điều 8 Nghị định 128/2020/NĐ-CP có quy định: Doanh nghiệp bị xử phạt khi khai sai so với thực tế về lượng, vậy lượng ở đây có phải là số lượng chi tiết hàng? Khi khai sai số lượng thùng (kiện); trọng lượng hàng thì có bị xử phạt hay không? Trong khoản này không quy định xử phạt doanh nghiệp khai sai mã số hàng hóa (hàng hóa của Công ty thuộc đối tượng miễn thuế)
Vậy Công ty chúng tôi có bị xử phạt khi khai sai mã số hàng hóa với hàng nhập khẩu không?

Trả lời vướng mắc

Đối chiếu với quy định tại khoản 3 Điều 8 Nghị định 128/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan thì trường hợp khai sai (khai nhiều hơn hoặc ít hơn so với thực tế) về lượng (trọng lượng, khối lượng, số lượng…) có tổng trị giá tang vật trên 10 triệu đồng mà doanh nghiệp thực hiện khai bổ sung quá thời hạn quy định thì bị xử phạt VPHC.
Điều 3 Luật Xử lý vi phạm hành chính quy định nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính: “Chỉ xử phạt vi phạm hành chính khi có hành vi vi phạm hành chính do pháp luật quy định”. Theo đó, trường hợp pháp luật không quy định chế tài xử phạt thì không thực hiện việc xử phạt.
Nguồn: CHQTBD

CHÚNG TÔI CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ UY TÍN

   – Dịch vụ lập BÁO CÁO QUYẾT TOÁN  theo Thông tư 39/2018/TT-BTC

– Dịch vụ tư vấn Setup hệ thống Quản lý Kho gia công Xuất nhập khẩu

– Phần mềm quản lý kho Exim 

– ĐÀO TẠO:  Nâng cao nghiệp vụ cho Nhân sự trong Doanh nghiệp gia công

   EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu

Giấy, Hà Nội.

– Hotline: 0972 181 589

– Email: exim.com.vn@gmail.com

– Website: Exim.com.vn

07 nhóm giải pháp xây dựng hệ thống Hải quan thông minh MỚI

Hoàn thiện cơ sở pháp lý, tái thiết kế tổng thể công nghệ thông tin, tăng cường hợp tác quốc tế… là những nhóm giải pháp được ngành Hải quan đưa ra để xây dựng mô hình Hải quan thông minh.


Cụ thể, Tổng cục Hải quan đề ra 07 nhóm giải pháp để xây dựng mô hình Hải quan thông minh gồm:

Thứ nhất, hoàn thiện cơ sở pháp lý trên cơ sở rà soát sửa đổi, bổ sung toàn diện hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật, các quy trình thủ tục hải quan đáp ứng yêu cầu mô hình hải quan thông minh, số hóa các nghiệp vụ hải quan.

Thứ hai, đơn giản hóa thủ tục hải quan trên cơ sở áp dụng các chuẩn mực quản lý hải quan hiện đại. Tinh giản bộ máy tổ chức hải quan tại các cấp cơ sở hướng tới xây dựng mô hình hải quan tập trung, phù hợp với địa bàn quản lý và yêu cầu công việc, giảm bớt các khâu trung gian, hạn chế sự chồng chéo, không thống nhất, tiêu cực, những nhiều trong thực thi nhiệm vụ của công chức hải quan, tăng cường công tác đào tạo nâng cao năng lực cán bộ hải quan.

Thứ ba, tăng cường hợp tác quốc tế, phối hợp trao đổi thông tin để tiếp cận với mô hình quản lý của một số nước tiên tiến và mô hình hải quan hiện đại do Tổ chức Hải quan thế giới (WCO) khuyến nghị và đề xuất, mô hình quản lý rủi, mô hình quản lý tuân thủ.

Thứ tư, ứng dụng các tiến bộ khoa học trong cách mạng công nghệ 4.0 như kết nối internet vạn vật (IoT), dữ liệu lớn (Bigdata), chuỗi khối (Blockchain), trí tuệ nhân tạo (AI), phân tích thông minh (BI), điện toán đám mây (Cloud), di động (Mobility),…

Thứ năm, tái thiết kế hệ thống CNTT tổng thể của ngành Hải quan, xây dựng các công cụ về các giải pháp CNTT hỗ trợ các yêu cầu quản lý nhà nước đổi với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh theo hướng quản lý điều hành tập trung tại cơ quan Hải quan.

Thứ sáu, hoàn thiện công tác thu thập và xử lý thông tin, đẩy mạnh trao đổi thông tin thông qua Cơ chế một cửa ASEAN, thông tin tình báo, trao đổi C/O điện tử…; tăng cường công tác phối hợp trao đổi thông tin với các bộ, ngành.

Thứ bảy, nghiên cứu đề xuất các mô hình hải quan dịch vụ theo hướng xã hội hóa, tăng cường kết nối hải quan- doanh nghiệp; đề xuất các hình thức hợp tác công tư trong lĩnh vực hải quan.

Nguồn: HẢI QUAN ONLINE

CHÚNG TÔI CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ UY TÍN

   – Dịch vụ lập BÁO CÁO QUYẾT TOÁN  theo Thông tư 39/2018/TT-BTC

– Dịch vụ tư vấn Setup hệ thống Quản lý Kho gia công Xuất nhập khẩu

– Phần mềm quản lý kho Exim 

– ĐÀO TẠO:  Nâng cao nghiệp vụ cho Nhân sự trong Doanh nghiệp gia công

   EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu

Giấy, Hà Nội.

– Hotline: 0972 181 589

– Email: exim.com.vn@gmail.com

– Website: Exim.com.vn

Cơ quan Hải quan chỉ hoàn thuế GTGT nộp thừa ở khâu Nhập khẩu

Theo quy định tại Thông tư 219/20013/TT-BTC của Bộ Tài chính thì cơ quan Hải quan chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa nhập khẩu.


Hoàn thuế GTGT nộp thừa ở khâu Nhập khẩu

Trước đề nghị của Công ty TNHH Henkel Adhesive Technologies VN về hướng dẫn việc hoàn thuế GTGT nộp thừa, Tổng cục Hải quan đã có trả lời cụ thể để DN nắm được đầy đủ các quy định nhằm triển khai có hiệu quả vào quá trình sản xuất, kinh doanh, XNK.

Theo đó, tại Điều 22 Thông tư 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính quy định: Cơ quan Thuế chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện quản lý thu thuế giá trị gia tăng và hoàn thuế GTGT đối với cơ sở kinh doanh và cơ quan Hải quan chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện quản lý thu thuế GTGT đối với hàng hóa NK.

Tại khoản 64, khoản 65 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thông tư 38/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính cũng quy định cụ thểvề thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế XNK và quản lý thuế đối với hàng hóa XNK.

Đối chiếu với các quy định hiện hành thì thủ tục hoàn thuế đã được quy định rõ trách nhiệm cho từng cơ quan quản lý thực thi. Cụ thể, cơ quan Thuế chịu trách nhiệm hoàn thuế GTGT đối với cơ sở kinh doanh và cơ quan Hải quan chịu trách nhiệm hoàn thuế GTGT nộp thừa ở khâu NK.

Do đó, Tổng cục Hải quan đề nghị DN liên hệ và làm việc trực tiếp với cơ quan Hải quan nơi làm thủ tục NK hàng hóa để được hướng dẫn và giải quyết các chế độ, chính sách liên quan đến hàng hóa XNK.

Nguồn:  HẢI QUAN ONLINE 

CHÚNG TÔI CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ UY TÍN

   – Dịch vụ lập BÁO CÁO QUYẾT TOÁN  theo Thông tư 39/2018/TT-BTC

– Dịch vụ tư vấn Setup hệ thống Quản lý Kho gia công Xuất nhập khẩu

– Phần mềm quản lý kho Exim 

– ĐÀO TẠO:  Nâng cao nghiệp vụ cho Nhân sự trong Doanh nghiệp gia công

   EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu

Giấy, Hà Nội.

– Hotline: 0972 181 589

– Email: exim.com.vn@gmail.com

– Website: Exim.com.vn

Nới thời gian cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí thêm 6 tháng 2021

Từ ngày hôm nay (7/9), các tổ chức tín dụng đã chính thức được nới thời gian cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí thêm 6 tháng so với quy định tại Thông tư 01 trước đây.


Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) vừa ban hành Thông tư số 14/2021/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2020/TT-NHNN ngày 13/3/2020 của Thống đốc NHNN quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 (Thông tư 14).

Thông tư 14 được ban hành trên cơ sở thống nhất với Bộ Tài chính và theo đề nghị của Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng (NHNN), có hiệu lực thi hành kể từ ngày 7/9.

Theo đó, Thông tư 14 sửa đổi phạm vi khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí theo hướng bao gồm cả khoản nợ phát sinh từ ngày 10/6/2020 đến trước ngày 1/8/2021, thay vì chỉ bao gồm các khoản nợ phát sinh đến trước ngày 10/6/2020 theo quy định tại Thông tư 01.

Thông tư 14 cũng sửa đổi phạm vi cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí đối với nghĩa vụ trả nợ gốc và/hoặc lãi phát sinh trong khoảng thời gian từ ngày 23/1/2020 đến ngày 30/6/2022, thay vì từ 23/1/2020 đến ngày 31/12/2021 theo quy định tại thông tư trước.

Thông tư 14 yêu cầu số dư nợ của khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ khi thuộc một trong các trường hợp sau đây: còn trong hạn hoặc quá hạn đến 10 ngày kể từ ngày đến hạn thanh toán, thời hạn trả nợ theo hợp đồng, thỏa thuận, trừ trường hợp theo quy định; số dư nợ của khoản nợ phát sinh trước ngày 23/1/2020 và quá hạn trong khoảng thời gian từ ngày 23/1/2020 đến ngày 29/3/2020; dố dư nợ của khoản nợ phát sinh từ ngày 23/01/2020 đến trước ngày 10/6/2020 và quá hạn trước ngày 17/5/2021; số dư nợ của khoản nợ phát sinh từ ngày 10/6/2020 đến trước ngày 1/8/2021 và quá hạn từ ngày 17/7/2021 đến trước ngày 7/9/2021.

Thông tư của NHNN quy định thời gian cơ cấu lại thời hạn trả nợ (kể cả trường hợp gia hạn nợ) phù hợp với mức độ ảnh hưởng của dịch Covid-19 đối với khách hàng và không vượt quá 12 tháng kể từ ngày tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ hoặc kể từ ngày đến hạn của từng số dư nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ.

Đặc biệt, Thông tư 14 sửa đổi giới hạn thời gian việc tổ chức tín dụng thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn giảm, lãi, phí cho khách hàng đến ngày 30/6/2022 thay vì đến ngày 31/12/2021 theo quy định tại Thông tư 01 trước đây.

Theo lý giải của NHNN, nguyên nhân gia hạn thời gian cơ cấu nợ, miễn giảm lãi, phí thêm 6 tháng là do dịch bệnh Covid-19 lần thứ 4 diễn biến phức tạp với phạm vi, mức độ ảnh hưởng rộng và nghiêm trọng hơn các đợt dịch trước, ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng đối với các số dư nợ đến hạn sau ngày 17/7/2021 nên việc kéo dài sẽ nhằm hỗ trợ tốt hơn cho các doanh nghiệp, người dân bị ảnh hưởng bởi dịch.

Hơn nữa, nguyên nhân còn do lộ trình nhập khẩu và sản xuất vắc xin Covid-19 cùng kế hoạch tiêm chủng sẽ dự kiến đạt 70-75% người dân được tiêm vào cuối năm 2021, đầu năm 2022. Ngày 6/8/2021, Chính phủ đã có Nghị quyết số 86/NQ-CP về các giải pháp cấp bách phòng, chống dịch bệnh Covid-19, trong đó đặt mục tiêu TPHCM phấn đấu kiểm soát được dịch bệnh trước ngày 15/9/2021. Các tỉnh Bình Dương, Long An, Đồng Nai phấn đấu kiểm soát được dịch bệnh trước ngày 1/9/2021. Các tỉnh, thành phố khác phấn đấu kiểm soát được dịch bệnh trước ngày 25/8/2021.

Nguồn: HẢI QUAN ONLINE

CHÚNG TÔI CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ UY TÍN

   – Dịch vụ lập BÁO CÁO QUYẾT TOÁN  theo Thông tư 39/2018/TT-BTC

– Dịch vụ tư vấn Setup hệ thống Quản lý Kho gia công Xuất nhập khẩu

– Phần mềm quản lý kho Exim 

– ĐÀO TẠO:  Nâng cao nghiệp vụ cho Nhân sự trong Doanh nghiệp gia công

   EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu

Giấy, Hà Nội.

– Hotline: 0972 181 589

– Email: exim.com.vn@gmail.com

– Website: Exim.com.vn

DOANH NGHIỆP CHẾ XUẤT BÁN PHẾ PHẨM, PHẾ LIỆU VÀO NỘI ĐỊA

DNCX BÁN PHẾ PHẨM, PHẾ LIỆU VÀO NỘI ĐỊA

❓Công ty tôi là DNCX trước đây xuất bán phế phẩm, phế liệu vào nội địa vẫn khai mã loại hình là B11. Tuy nhiên, Tổng cục Hải quan có ban hành Quyết định số 1357/QĐ-TCHQ ngày 18.05.2021 ban hành mã loại hình xuất, nhập khẩu và có hiệu lực kể từ 01.06.2021. Vậy theo quyết định 1357/QĐ-TCHQ, khi chúng tôi xuất bán phế liệu, phế phẩm vào nội địa sẽ khai theo mã loại hình nào.

✅Trả lời vướng mắc:

Theo quy định tại khoản 1 Điều 55 Thông tư số 38/2015/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung tại khoản 35 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 của Bộ Tài chính thì phế liệu là vật liệu loại ra trong quá trình gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu không còn giá trị sử dụng ban đầu được thu hồi để làm nguyên liệu cho quá trình sản xuất khác; phế phẩm là thành phẩm, bán thành phẩm không đạt tiêu chuẩn kỹ thuật (quy cách, kích thước, phẩm chất…) bị loại ra trong quá trình gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu và không đạt chất lượng để xuất khẩu.
Theo quy định tại khoản 4 Điều 75 Thông tư số 38/2015/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung tại khoản 51 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 của Bộ Tài chính thì phế liệu, phế phẩm của DNCX được phép bán vào thị trường nội địa hoặc xuất khẩu ra nước ngoài thì DNCX phải thực hiện thủ tục hải quan.
Theo hướng dẫn tại Quyết định số 1357/QĐ-TCHQ ngày 18/05/2021 của Tổng cục Hải quan thì mã loại hình B11 – xuất kinh doanh sử dụng trong trường hợp Doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài hoặc xuất khẩu vào khu phi thuế quan, DNCX hoặc xuất khẩu tại chỗ theo chỉ định của thương nhân nước ngoài theo hợp đồng mua bán.
Như vậy, căn cứ các quy định nêu trên, trường hợp DNCX bán phế liệu, phế phẩm được loại ra trong quá trình sản xuất theo hợp đồng mua bán thì sử dụng mã loại hình B11.

CHÚNG TÔI CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ UY TÍN

   – Dịch vụ lập BÁO CÁO QUYẾT TOÁN  theo Thông tư 39/2018/TT-BTC

– Dịch vụ tư vấn Setup hệ thống Quản lý Kho gia công Xuất nhập khẩu

– Phần mềm quản lý kho Exim 

– ĐÀO TẠO:  Nâng cao nghiệp vụ cho Nhân sự trong Doanh nghiệp gia công

   EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu

Giấy, Hà Nội.

– Hotline: 0972 181 589

– Email: exim.com.vn@gmail.com

– Website: Exim.com.vn

Kéo dài thời gian HH vận chuyển độc lập bằng đường thủy nội địa

Tổng cục Hải quan vừa có văn bản tháo gỡ khó khăn, tạo thuận lợi cho hoạt động vận tải thủy nội địa trong bối cảnh dịch Covid-19.


Trước đó Công ty TNHH Một thành viên Gemadept Hải Phòng đã phản ánh vướng mắc về việc gia hạn thời gian vận chuyển đối với hàng nhập chuyển cảng từ cảng Cái Mép đến cảng Nam Hải (Hải Phòng) và hàng xuất từ cảng Nam Hải (Hải Phòng) đi cảng Cái Mép.

Từ ngày 13/5/2020, Công ty thực hiện vận chuyển hàng hóa xuất khẩu chuyển từ Cảng Nam Hải đến các cảng tại Bà Rịa-Vũng Tàu (Cảng Gemalink, CMIT, TCTT, TCIT, SSIT) – cảng Hồ Chí Minh (SP – ITC) và ngược lại vận chuyển hàng hóa nhập khẩu chuyển từ các cảng Hồ Chí Minh, Bà Rịa-Vũng Tàu đến cảng Nam Hải. Quãng đường thủy vận chuyển từ TP Hồ Chí Minh ra Hải Phòng là 2000 km.

Hãng tàu của Công ty thực hiện xếp hàng từ cảng Cái Mép, cảng Hồ Chí Minh khởi hành ra cảng Hải Phòng dỡ hàng và xếp hàng xuất khẩu rồi tiếp tục cập Cảng Đà Nẵng, Quy Nhơn sau đó quay về cụm cảng Cái Mép và TP Hồ Chí Minh.

Thời gian làm hàng tại các cảng dao động từ 22 tiếng đến 26 tiếng, trong khi đó các cảng tại khu vực Cái Mép và TP Hồ Chí Minh đều đang hoạt động ở trạng thái hết công suất vì lượng tàu nhiều và việc di chuyển tàu trong các cảng thuộc TP Hồ Chí Minh phải chờ thủy triều thích hợp bố trí tại các cảng.

Đặc biệt hiện nay, tình hình dịch Covid-19 tại TP Hồ Chí Minh đang diễn biến phức tạp, tàu bố trí cập cảng khai thác thường xuyên thay đổi lịch, tàu nằm chờ cầu bến, kiểm soát phòng chống dịch Covid nên thời gian vận chuyển từ Hải Phòng đến Cái Mép hoặc TP Hồ Chí Minh thường quá thời gian vận chuyển 5 ngày.

Trước những khó khăn về thời gian vận chuyển, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động vận tải biển, công ty đề nghị điều chỉnh thời gian vận chuyển hàng hóa vận chuyển bằng đường thủy với quãng đường trên 500km tại tờ khai vận chuyển độc lập từ 5 ngày thành 7 ngày. Công ty cam kết vận chuyển hàng hóa đúng tuyến đường lộ trình và nguyên trạng hàng hóa đã được cơ quan Hải quan phê duyệt.

Trước đề nghị của doanh nghiệp, để tháo gỡ khó khăn, tạo thuận lợi cho hoạt động vận tải thủy nội địa trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19, phù hợp với thực tiễn, đồng thời vẫn đảm bảo công tác giám sát quản lý về hải quan, Tổng cục Hải quan đã hướng dẫn doanh nghiệp và các cục hải quan tỉnh, thành phố (TP Hồ Chí Minh, Bà Rịa-Vũng Tàu, Hải Phòng) thời gian vận chuyển hàng hóa từ cảng Nam Hải (Hải Phòng) đến các cảng thuộc TP Hồ Chí Minh, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu và ngược lại bằng đường thủy nội địa.

Cụ thể, thời gian dự kiến kết thúc vận chuyển không quá 7 ngày đối với quãng đường trên 500km.

Nguồn: HẢI QUAN ONLINE

 CHÚNG TÔI CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ UY TÍN

   – Dịch vụ lập BÁO CÁO QUYẾT TOÁN  theo Thông tư 39/2018/TT-BTC

– Dịch vụ tư vấn Setup hệ thống Quản lý Kho gia công Xuất nhập khẩu

– Phần mềm quản lý kho Exim 

– ĐÀO TẠO:  Nâng cao nghiệp vụ cho Nhân sự trong Doanh nghiệp gia công

   EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu

Giấy, Hà Nội.

– Hotline: 0972 181 589

– Email: exim.com.vn@gmail.com

– Website: Exim.com.vn

Rà soát vướng mắc về thủ tục, thuế XNK trong thực tiễn để sửa đổi

Các đơn vị hải quan địa phương tiếp tục tổ chức rà soát các vướng mắc trong thực tiễn chưa được giải quyết, đề xuất phương án xử lý, nghiên cứu kỹ nội dung dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư 38/2015/TT-BTC, Thông tư 39/2018/TT-BTC và đề xuất cụ thể các nội dung sửa đổi.


Đó là yêu cầu của Tổng cục Hải quan đối với các cục hải quan tỉnh, thành phố trong việc sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC và Thông tư 39/2018/TT-BTC về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.

Trước đó, thực hiện theo chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan đã xây dựng dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư 38/2015/TT-BTC và Thông tư 39/2018/TT-BTC và lấy ý kiến tham gia các đơn vị thuộc và trực thuộc thông qua các hội thảo và bằng văn bản.

Trên cơ sở ý kiến tham gia của các đơn vị trong và ngoài ngành ,Tổng cục Hải quan đã nghiên cứu, tiếp thu, hoàn thiện dự thảo thông tư để báo cáo lãnh đạo Bộ Tài chính gửi Vụ Pháp chế Bộ Tài chính để thẩm định.

Thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Tài chính về việc rà soát hoàn thiện dự thảo Thông tư sửa đổi theo dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 08/2015/NĐ-CP, Tổng cục Hải quan tiếp tục yêu cầu các đơn vị tổ chức rà soát các vướng mắc trong thực tiễn chưa được giải quyết, đề xuất phương án xử lý, nghiên cứu kỹ nội dung dự thảo Thông tư và đề xuất cụ thể các nội dung sửa đổi.

Theo đó, một số nội dung được sửa đổi, bổ sung tại dự thảo Thông tư gồm: quyền và nghĩa vụ của người khai hải quan, người nộp thuế; trách nhiệm và quyền hạn của cơ quan hải quan, công chức hải quan; quy định về nộp, xác nhận và sử dụng các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan, hồ sơ thuế; hồ sơ xác định trước mã số, xuất xứ, trị giá hải quan; áp dụng biện pháp kiểm tra hải quan trong quá trình làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; quản lý rủi ro đối với doanh nghiệp giải thể, phá sản, bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, ngừng hoạt động, tạm ngừng hoạt động, không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký; hồ sơ hải quan khi làm thủ tục hải quan.

Bên cạnh đó các vấn đề như: lưu giữ hồ sơ hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; khai bổ sung hồ sơ hải quan hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; Hủy tờ khai hải quan; kiểm tra giấy phép xuất khẩu, giấy phép nhập khẩu; kết quả kiểm tra chuyên ngành; thủ tục hải quan đối với hàng hoá quá cảnh; Thủ tục hải quan đối với hàng hoá trung chuyển tại cảng biển; thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu chuyển cửa khẩu thực hiện thủ tục theo hình thức vận chuyển độc lập; giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu qua khu vực cửa khẩu, cảng, kho, bãi, địa điểm chưa kết nối Hệ thống…

Nguồn: HẢI QUAN ONLINE

 CHÚNG TÔI CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ UY TÍN

   – Dịch vụ lập BÁO CÁO QUYẾT TOÁN  theo Thông tư 39/2018/TT-BTC

– Dịch vụ tư vấn Setup hệ thống Quản lý Kho gia công Xuất nhập khẩu

– Phần mềm quản lý kho Exim 

– ĐÀO TẠO:  Nâng cao nghiệp vụ cho Nhân sự trong Doanh nghiệp gia công

   EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu

Giấy, Hà Nội.

– Hotline: 0972 181 589

– Email: exim.com.vn@gmail.com

– Website: Exim.com.vn

TRADEMARK LICENSE AGREEMENT


Tên file: TRADEMARK LICENSE AGREEMENT


 

 CHÚNG TÔI CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ UY TÍN

   – Dịch vụ lập BÁO CÁO QUYẾT TOÁN  theo Thông tư 39/2018/TT-BTC

– Dịch vụ tư vấn Setup hệ thống Quản lý Kho gia công Xuất nhập khẩu

– Phần mềm quản lý kho Exim 

– ĐÀO TẠO:  Nâng cao nghiệp vụ cho Nhân sự trong Doanh nghiệp gia công

   EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu

Giấy, Hà Nội.

– Hotline: 0972 181 589

– Email: exim.com.vn@gmail.com

– Website: Exim.com.vn