Mức phạt khi sửa đổi, bổ sung báo cáo quyết toán ngoài thời hạn quy định

Đây là nội dung đáng chú ý tại Nghị định 128/2020/NĐ-CP mới được ban hành ngày 19/10/2020 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan.

Trên thực tiễn, có nhiều trường hợp sau khi lập báo cáo quyết toán, doanh nghiệp tự phát hiện sai sót về việc xác định định mức thực tế để gia công, sản xuất, xuất khẩu. Vậy trong trường hợp này, doanh nghiệp có được sửa đổi, bổ sung nội dung báo cáo hay không?

Khoản 39 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC sửa đổi Điều 60 Thông tư 38/2015/TT-BTC có quy định như sau:

Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày nộp báo cáo quyết toán nhưng trước thời điểm cơ quan hải quan ban hành quyết định kiểm tra báo cáo quyết toán, kiểm tra sau thông quan, thanh tra, tổ chức, cá nhân phát hiện sai sót trong việc lập báo cáo quyết toán thì được sửa đổi, bổ sung báo cáo quyết toán và nộp lại cho cơ quan hải quan. Hết thời hạn 60 ngày kể từ ngày nộp báo cáo quyết toán hoặc sau khi cơ quan hải quan quyết định kiểm tra báo cáo quyết toán, kiểm tra sau thông quan, thanh tra, tổ chức, cá nhân mới phát hiện sai sót trong việc lập báo cáo quyết toán thì thực hiện việc sửa đổi, bổ sung báo cáo quyết toán với cơ quan hải quan và bị xử lý theo quy định pháp luật về thuế, pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

Theo đó, doanh nghiệp có quyền được sửa đổi, bổ sung báo cáo quyết toán trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày nộp báo cáo hoặc trước khi cơ quan hải quan kiểm tra báo cáo đó. Ngoài thời hạn này hoặc sau khi cơ quan hải quan kiểm tra báo cáo thì doanh nghiệp thực hiện sửa đổi, bổ sung báo cáo quyết toán với cơ quan hải quan, đồng thời bị xử lý theo quy định pháp luật về thuế, pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

Tuy nhiên từ khi Thông tư 39 có hiệu lực vào ngày 05/6/2018 thì chưa có một văn bản nào quy định về mức xử phạt khi doanh nghiệp tự ý sửa đổi, bổ sung báo cáo quyết toán ngoài thời hạn. Cho đến ngày 19/10/2020, khi Nghị định 128/2020/NĐ-CP được ban hành thì mới có chế tài phạt vi phạm cho hành vi này. Cụ thể, tại điểm b khoản 1 Điều 11 Nghị định 128 quy định:

Điều 11. Vi phạm quy định về kiểm tra hải quan, thanh tra

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

a) Tẩy xóa, sửa chữa chứng từ thuộc hồ sơ hải quan đã nộp, xuất trình hoặc gửi cho cơ quan hải quan theo tờ khai hải quan đã được đăng ký mà không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản 7 Điều này, các Điều 9, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22 Nghị định này;

b) Lập báo cáo quyết toán không đúng so với sổ, chứng từ kế toán, tờ khai hải quan mà người nộp thuế tự phát hiện, sửa đổi, bổ sung báo cáo quyết toán ngoài thời hạn quy định nhưng không thuộc trường hợp quy định tại điểm e khoản 1, điểm c khoản 2 Điều 9 Nghị định này.

So sánh với Điều 10 Nghị định 127/2013/NĐ-CP đang còn hiệu lực, cùng một quy định về hình thức xử phạt khi vi phạm kiểm tra hải quan, thanh tra thì Điều 10 Nghị định 127 chỉ: Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi tự ý tẩy xóa, sửa chữa chứng từ thuộc hồ sơ hải quan đã được đăng ký mà không ảnh hưởng đến số tiền thuế phải nộp hoặc không ảnh hưởng đến chính sách mặt hàng. Còn đối với hành vi tự phát hiện, sửa đổi, bổ sung báo cáo quyết toán ngoài thời hạn quy định thì Nghị định 127 không quy định.

Như vậy, từ ngày 10/12/2020, nếu doanh nghiệp phát hiện, sửa đổi, bổ sung báo cáo quyết toán ngoài thời hạn quy định thì sẽ bị phạt đến 2.000.000 đồng.

———–

Dịch vụ của chúng tôi: Chúng tôi giúp doanh nghiệp Sản xuất xuất khẩu, gia công, chế xuất lập Báo cáo quyết toán theo Thông tư 39/2018/TT-BTC

+ Kèm theo bộ giải trình chi tiết

EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.
– Hotline: 0972 181 589
– Email: exim.com.vn@gmail.com

EXIM C&T Dịch vụ lập Báo cáo Quyết toán Hải Quan Uy tín nhất

Các mẫu báo cáo Quyết toán hải quan phải nộp theo Thông tư 39:

Mẫu 15 Báo cáo quyết toán với Nguyên vật liệu nhập khẩu

Mẫu 15a Báo cáo quyết toán với Thành phẩm xuất khẩu

Mẫu 16 Định mức thực tế sử dụng

Nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu, hàng chế xuất gồm:

  1. Nguyên liệu, bán thành phẩm, linh kiện, cụm linh kiện trực tiếp tham gia vào quá trình gia công, sản xuất để cấu thành sản phẩm xuất khẩu.
  2. Nguyên liệu, vật tư trực tiếp tham gia vào quá trình gia công, sản xuất sản phẩm xuất khẩu nhưng không trực tiếp chuyển hoá thành sản phẩm hoặc không cấu thành thực thể sản phẩm.
  3. Sản phẩm hoàn chỉnh do tổ chức, cá nhân nhập khẩu để gắn vào sản phẩm xuất khẩu, để đóng chung với sản phẩm xuất khẩu được sản xuất từ nguyên liệu, vật tư nhập khẩu hoặc để đóng chung với sản phẩm xuất khẩu được sản xuất từ nguyên liệu, vật tư mua trong nước, nguyên liệu, vật tư tự cung ứng thành mặt hàng đồng bộ để xuất khẩu ra nước ngoài.
  4. Vật tư làm bao bì hoặc bao bì để đóng gói sản phẩm xuất khẩu.
  5. Nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để bảo hành, sửa chữa, tái chế sản phẩm xuất khẩu.
  6. Hàng mẫu nhập khẩu để gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu.

Định mức thực tế để gia công, sản xuất sản phẩm xuất khẩu

  1. Định mức thực tế để gia công, sản xuất sản phẩm xuất khẩu, gồm:
  2. a) Định mức sử dụng nguyên liệu là lượng nguyên liệu cần thiết, thực tế sử dụng để sản xuất một đơn vị sản phẩm;
  3. b) Định mức vật tư tiêu hao là lượng vật tư tiêu hao thực tế để sản xuất một đơn vị sản phẩm;
  4. c) Tỷ lệ hao hụt nguyên liệu hoặc vật tư là lượng nguyên liệu hoặc vật tư thực tế hao hụt bao gồm hao hụt tự nhiên, hao hụt do tạo thành phế liệu, phế phẩm tính theo tỷ lệ % so với định mức thực tế sản xuất hoặc so với định mức sử dụng nguyên liệu hoặc định mức vật tư tiêu hao. Trường hợp lượng phế liệu, phế phẩm đã tính vào định mức sử dụng hoặc định mức vật tư tiêu hao thì không tính vào tỷ lệ hao hụt nguyên liệu hoặc vật tư.

Định mức sử dụng nguyên liệu, định mức vật tư tiêu hao và tỷ lệ hao hụt nguyên liệu, vật tư được lưu tại doanh nghiệp và xuất trình khi cơ quan hải quan kiểm tra hoặc có yêu cầu giải trình cách tính định mức, tỷ lệ hao hụt nguyên liệu, vật tư.

  1. Định mức tách nguyên liệu thành phần từ nguyên liệu ban đầu là lượng nguyên liệu thành phần sử dụng để sản xuất sản phẩm xuất khẩu được tách ra từ một nguyên liệu ban đầu.
  2. Trước khi thực hiện sản xuất, tổ chức, cá nhân phải xây dựng định mức sử dụng và tỷ lệ hao hụt dự kiến đối với từng mã sản phẩm. Trong quá trình sản xuất nếu có thay đổi thì phải xây dựng lại định mức thực tế, lưu giữ các chứng từ, tài liệu liên quan đến việc thay đổi định mức.
  3. Người đại diện theo pháp luật của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về tính chính xác của định mức sử dụng, định mức tiêu hao, tỷ lệ hao hụt và sử dụng định mức vào đúng mục đích gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu; trường hợp vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
  4. Khi xác định số tiền thuế được hoàn hoặc không thu, tổ chức, cá nhân quan căn cứ vào quy định tại Thông tư này và định mức thực tế sử dụng nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất sản phẩm xuất khẩu.
  5. Thời hạn nộp báo cáo quyết toán hải quan

    Tổ chức, cá nhân nộp báo cáo quyết toán về tình hình sử dụng nguyên liệu, vật tư xuất khẩu để sản xuất hàng hóa gia công tại nước ngoài hoặc tại DNCX chậm nhất là ngày thứ 90 kể từ ngày kết thúc năm tài chính hoặc trước khi thực hiện việc hợp nhất, sáp nhập, chia tách, giải thể cho Chi cục Hải quan nơi đã thông báo hợp đồng gia công

    Kiểm tra tình hình sử dụng, tồn kho nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị và hàng hoá xuất khẩu

    1. Các trường hợp kiểm tra
    2. a) Khi xác định tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng có dấu hiệu rủi ro đã nhập khẩu máy móc, thiết bị, nguyên liệu nhưng quá chu kỳ sản xuất không có sản phẩm xuất khẩu;
    3. b) Khi có dấu hiệu xác định tổ chức, cá nhân nhập khẩu nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị hoặc xuất khẩu sản phẩm tăng, giảm bất thường so với năng lực sản xuất;
    4. c) Khi có dấu hiệu xác định tổ chức, cá nhân bán nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị, sản phẩm vào nội địa nhưng không khai hải quan;
    5. d) Khi phát hiện tổ chức, cá nhân kê khai sản phẩm xuất khẩu không đúng quy định và không đúng thực tế.

Nội dung kiểm tra

  1. a) Kiểm tra hồ sơ hải quan, hồ sơ hoàn thuế, không thu thuế (đối với trường hợp kết hợp kiểm tra hồ sơ hoàn thuế, không thu thuế), báo cáo quyết toán, chứng từ kế toán, sổ kế toán, chứng từ theo dõi nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị nhập kho, xuất kho và các chứng từ khác người khai hải quan phải lưu theo quy định tại khoản 5 Điều 3 Thông tư này;
  2. b) Kiểm tra định mức thực tế sản phẩm xuất khẩu và các chứng từ liên quan đến việc xây dựng định mức;
  3. c) Kiểm tra tính phù hợp của sản phẩm xuất khẩu với nguyên liệu, vật tư đã nhập khẩu;
  4. d) Trường hợp qua kiểm tra các nội dung quy định tại điểm a, b, c khoản này mà cơ quan hải quan phát hiện có dấu hiệu vi phạm nhưng chưa đủ cơ sở kết luận thì thực hiện:

d.1) Kiểm tra nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị trên dây chuyền sản xuất;

d.2) Kiểm tra số lượng hàng hóa còn tồn trong kho;

d.3) Kiểm tra số lượng thành phẩm chưa xuất khẩu.

Thời gian kiểm tra

Việc kiểm tra được thực hiện không quá 05 ngày làm việc tại cơ sở sản xuất, trụ sở của tổ chức, cá nhân. Đối với trường hợp phức tạp, Cục trưởng Cục Hải quan ban hành quyết định gia hạn thời hạn kiểm tra nhưng không quá 05 ngày làm việc.

Doanh nghiệp của bạn đang gặp khó khăn về làm báo cáo quyết toán hải quan do?

Trễ hạn nộp báo cáo quyết toán hải quan

Chênh lệch số liệu giữa kế toán và bộ phận XNK dẫn đến bị truy thu thuế

Doanh nghiệp không hiểu rõ về kê khai, sử dụng nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu.

Báo cáo quyết toán có sự chênh lệch bất thường về số liệu so với hệ thống của cơ quan Hải quan dẫn  đến bị phạt

Doanh nghiệp chưa cập nhật những thủ tục hải quan cũ và mới

Theo yêu cầu cao về quản trị nội bộ doanh nghiệp.

Với kinh nghiệm tư vấn kiểm tra hải quan và dịch vụ lập báo cáo quyết toán Hải quan cho nhiều doanh nghiệp, Công ty EXIM C&T chúng tôi thấu hiểu những khó khăn của doanh nghiệp xuất nhập khẩu và gia công trong việc lập Báo cáo Quyết toán Hải quan.

Do đó EXIM C&T chúng tôi với kinh nghiệm trong lĩnh vực Kế toán và Kiểm toán kết hợp với xử lý dữ liệu để cung cấp dịch vụ làm Báo cáo quyết toán Hải quan cho quý khách hàng.

Khi Quý đơn vị sử dụng dịch vụ làm Báo cáo quyết toán Hải quan của EXIM C&T, chúng tôi sẽ chia sẻ các vấn đề sau cho quý đơn vị:

+ Cách lập từng chỉ tiêu báo cáo quyết toán. Cách xử lý chênh lệch số liệu. Cách hạch toán lập và lưu giữ số chi nguyên liệu vật tư nhập khẩu.

+ Kinh nghiệm kiểm soát nguyên vật liệu sản xuất. Cách tính toán nguyên liệu đầu vào không theo dõi riêng.

+ Quy định xử lý phế liệu, phế thải trong định mức và ngoài định mức. Các điểm lưu ý khi cơ quan hải quan kiểm tra báo cáo. Công tác chuẩn bị trước khi cơ quan hải quan kiểm tra báo cáo. Cách lập từng chỉ tiêu trong báo cáo quyết toán SXXK.

+ Cách lập từng chỉ tiêu trong báo cáo quyết toán hàng gia công

———–

Dịch vụ của chúng tôi: Chúng tôi giúp doanh nghiệp Sản xuất xuất khẩu, gia công, chế xuất lập Báo cáo quyết toán theo Thông tư 39/2018/TT-BTC

+ Kèm theo bộ giải trình chi tiết

EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.
– Hotline: 0972 181 589
– Email: exim.com.vn@gmail.com

3 LƯU Ý KHI LÀM BÁO CÁO QUYẾT TOÁN HGC, SXXK, CX

Báo cáo quyết toán được xem là bài toán đau đầu với nhân viên xuất nhập khẩu của công ty gia công, sản xuất xuất khẩu và chế xuất. Để hạn chế sai sót trong quá trình xây dụng bản báo cáo, mọi người cần lưu ý một số trường hợp sau đây:

      • Sản xuất xuất khẩu có thuế xuất khẩu nhưng thành phần nguyên liệu cấu tạo có thuế xuất khẩu thì doanh nghiệp phải đóng thuế xuất khẩu cho nguyên liệu đó.
      • Trong cùng 1 sản phẩm nhưng có 2 loại nguyên vật liệu thay thế cho nhau để sản xuất, tên và mã sản phẩm là toàn cầu, không thể thay đổi mã/tên, hải quan yêu cầu phải có Phần mềm trung gian / hoặc đặt lại mã sản phẩm, để phần mềm hải quan có thể đọc được.
      • Khi doanh nghiệp phát hiện phần thuế còn thiếu, chưa kịp đóng, phải chủ động khai trước phần thừa (phạt 20% thuế). Nếu để Hải quan phát hiện, phạt từ 1 đến 3 lần thuế tùy thời điểm.

———–

Dịch vụ của chúng tôi: Chúng tôi giúp doanh nghiệp Sản xuất xuất khẩu, gia công, chế xuất lập Báo cáo quyết toán theo Thông tư 39/2018/TT-BTC

+ Kèm theo bộ giải trình chi tiết

EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.
– Hotline: 0972 181 589
– Email: exim.com.vn@gmail.com

Hỏi và đáp: Vướng mắc về kiểm tra báo cáo quyết toán mới nhất

Bên công ty chúng tôi đang trong thời gian thanh tra Báo cáo quyết toán có nhiều vướng mắc?

1) Số lượng xuất kho trong kỳ lớn hơn số lượng tồn đầu kỳ + nhập kho trong kỳ. Dẫn đến số lượng tồn cuối kỳ trên BCQT bị âm.

Lí do : Do Nguyên phụ liệu bên mình sử dụng từ 3 nguồn : Nhập khẩu (E31), NKD(A12) và mua nội địa. Và số lượng âm trên được công ty sử dụng phần mua nội địa để sản xuất và giải trình có đủ hoá đơn,
2) Do nhân viên nhập liệu khai báo chưa phù hợp bảng định mức theo mẫu 16, tt39, ở cột ghi chú, chúng tôi chỉ để phần NK (nhập khẩu), thay vì để trống với NPL NK hoặc đánh X đối với mua nội địa, theo thông tư 39.
Bên phía cơ quan kiểm tra, căn cứ vào việc khai báo định mức chưa phù hợp trên, bác bỏ việc giải trình đối với các NPL bị âm trong kỳ trên BCQT mà công ty chúng tôi sử dung hoá đơn mua hàng nội địa để giải trình.
Về phía công ty chúng tôi, thì việc bác bỏ này chưa phù hợp, vì hiện tại theo sổ sách kế toán và hoá đơn chứng minh đều phù hợp với thực tế sán xuất, chỉ là do việc nhập liệu chưa đúng.
Theo ý kiến của chúng tôi giải trình với đoàn kiểm, thì việc vi phạm này, chỉ thuộc vào vi phạm hành chính về khai báo dữ liệu chưa đúng theo nghị định 45 , điều 1, khoản 7, điểm 3b (Phạt tiền từ 4.000.000-10.000.000đ đối với hành vi vi phạm : khong cung cấp hoặc cung cấp không đầy đủ, đúng hạn hồ sơ, chúng tư, tài liệu, dữ liệu điện tử liên quan đến hàng hoá XK,NK khi cơ quan hải quan yêu cầu theo qui định của pháp luật)
Vậy, kính mong quý ban tư vấn , tư vấn cho chúng tôi về vấn đề này, công ty chúng tôi bị xử phạt ra sao? và việc bác bỏ giải trình của đoàn kiểm tra về vấn đề này có đúng với qui định của pháp luật hải quan hay không???

Trả lời vướng mắc trên như sau:

Việc xử phạt vi phạm hành chính phải được xem xét trên cơ sở hồ sơ vụ việc, tình huống cụ thể. Trường hợp hàng hóa thực tế tồn kho thiếu mà Doanh nghiệp không giải trình được thì cơ quan hải quan đối chiếu với chứng từ kế toán, sổ kế toán, hồ sơ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để xem xét xử lý theo quy định. Theo đó, nếu có hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn, không thu thì xem xét xử lý theo quy định tại Điều 8 hoặc Điều 13 Nghị định số 127/2013/NĐ-CP ngày 15/10/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan (đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 45/2016/NĐ-CP ngày 26/5/2016) và pháp luật có liên quan.
Trường hợp Công ty không đồng ý với kết luận của cơ quan kiểm tra thì có quyền khiếu nại để được xem xét giải quyết theo quy định.

Nguồn: HẢI QUAN VIỆT NAM

———–

Dịch vụ của chúng tôi: Chúng tôi giúp doanh nghiệp Sản xuất xuất khẩu, gia công, chế xuất lập Báo cáo quyết toán theo Thông tư 39/2018/TT-BTC

+ Kèm theo bộ giải trình chi tiết

EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.
– Hotline: 0972 181 589
– Email: exim.com.vn@gmail.com

Những bất cập trong báo cáo quyết toán hàng SXXK cần phải biết

Khi thực hiện báo cáo quyết toán, nhiều vấn đề bất cập đối với hàng nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất vẫn có thể xảy ra khi làm việc với hải quan, đặc biệt đối với hàng sản xuất đặc thù.

1.Quy định về báo cáo quyết toán 

Căn cứ theo Điều 60 Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính, thì những hàng hóa là nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất là những hàng hóa buộc phải thực hiện báo cáo quyết toán hàng năm.

Cụ thể là trong vòng 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính, đối với loại hàng hóa này, các doanh nghiệp phải thực hiện báo cáo quyết toán theo biểu mẫu 15/BCQT-NVL/GSQL phụ lục V kèo theo Thông tư 38/2015/TT-BTC với chi cục hải quan quản lý trực tiếp.

Chị thị hướng dẫn thực hiện việc báo cáo quyết toán đối với loại hình nguyên liệu sản xuất xuất khẩu được thống nhất, Tổng cục hải quan đưa ra tại mục 1 Công văn 811/TCHQ-GSQL ngày 14/02/2017, yêu cầu cục hải quan các tỉnh, thành phố triển khai hướng dẫn doanh nghiệp làm thủ tục theo loại hình nhập nguyên liệu sản xuất hàng hóa xuất khẩu thực hiện: “Lập và nộp báo cáo quyết toán theo đúng quy định tại Điều 60 Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính và hướng dẫn tại công văn số 1501/TCHQ-GSQL ngày 29/2/2016 của Tổng cục Hải quan.

Theo đó, số liệu tồn đầu kỳ, số liệu tồn cuối kỳ được kết xuất từ hệ thống sổ kế toán tại thời điểm bắt đầu và kết thúc năm tài chính (không phân biệt theo thời điểm áp dụng Luật Thuế xuất khẩu, nhập khẩu)”; và tại mục 2.2 Công văn số 1501/TCHQ-GSQL ngày 29/2/2016 của Tổng cục Hải quan cũng hướng dẫn: “Trị giá phản ánh trên báo cáo quyết toán là giá gốc của nguyên vật liệu, bao gồm: Giá mua ghi trên hóa đơn (tờ khai hải quan), thuế Nhập khẩu, thuế Tiêu thụ đặc biệt, thuế Giá trị gia tăng hàng nhập khẩu, thuế Bảo vệ môi trường phải nộp (nếu có), chi phí vận chuyển, bốc xếp, bảo quản, phân loại, bảo hiểm, … nguyên vật liệu từ nơi mua về đến kho của doanh nghiệp, công tác phí của cán bộ thu mua, chi phí của bộ phận thu mua độc lập, các chi phí khác liên quan trực tiếp đến việc thu mua nguyên vật liệu và số hao hụt tự nhiên trong định mức (nếu có)”

2.Vướng mắc báo cáo quyết toán

Tuy nhiên, việc thực hiện này còn để lại một số vướng mắc của doanh nghiệp gặp khó khăn trong quá trình báo cáo quyết toán. Đặc biệt là các doanh nghiệp công nghiệp nặng, sản phẩm sản xuất xuất khẩu là sản phẩm có quy mô rất lớn lên đến hàng trăm tấn, to bằng chục tòa nhà cao tầng, trị giá hàng chục triệu USD thì chắc chắn doanh nghiệp không thể hạch toán kho vào tài khoản 155 đối với sản phẩm sản xuất được vì không có kho nào chứa những sản phẩm quy mô như vậy. Về chí phí, quản lý nguyên liệu, vật tư đầu vào thì doanh nghiệp cũng quản lý theo từng dự án sản xuất xuất khẩu nên doanh nghiệp cũng không hạch toán vào tài khoản 152 như việc sản xuất xuất khẩu của các sản phẩm nhỏ khác.

Ví dụ, một doanh nghiệp có hàng hóa nhập khẩu phục vụ trực tiếp sản xuất cho từng dự án sản xuất xuất khẩu thì doanh nghiệp hạch toán tài khoản 621 và hàng hóa nhập khẩu phục vụ sản xuất dùng chung cho nhiều dự án thì doanh nghiệp hạch toán tài khoản 152. Tài khoản 621 là tài khoản không có số dư cuối kỳ.

Do vậy, đối với nguyên liệu nhập khẩu sản xuất xuất khẩu của Công ty này, bộ phận kế toán không thể thực hiện cung cấp số liệu nhập – xuất – tồn theo giá trị gốc nguyên vật liệu để báo cáo quyết toán theo mẫu 15/BCQT-NVL/GSQL phụ lục V kéo theo Thông tư 38/2015/TT-BTC cũng như các yêu cầu của pháp luật hiện hành.

Nguyên vật liệu nhập – xuất – tồn sẽ do xưởng và bộ phận xuất nhập khẩu theo dõi theo về số lượng và trị giá trên tờ khai. Về sản phẩm xuất khẩu thì do sản phẩm công nghiệp nặng thường có quy mô rất lớn và được sản xuất qua thời gian dài, có thể nhiều năm nên Công ty cũng không thực hiện quản lý thành phẩm nhập kho mà chỉ thực hiện giao hàng theo tiến độ hoặc ngay sau khi sản xuất xong.

Thế nên, hàng hóa nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu trong công nghiệp nặng được quản lý theo từng dự án sản xuất xuất khẩu thì việc yêu cầu báo cáo quyết toán theo biểu mẫu 15/BCQT-NVL/GSQL phụ lục V kèo theo Thông tư 38/2015/TT-BTC và các hướng dẫn hiện hành sẽ không thực hiện được.

Bên cạnh đó, cần có hướng dẫn đặc thù để thực hiện đối với trường hợp này, có thể cho phép doanh nghiệp được báo cáo quyết toán mẫu 15/BCQT-NVL/GSQL nói trên nhưng là theo số lượng từng loại nguyên liệu nhập sản xuất xuất khẩu tương tự như báo cáo quyết toán đối với hàng gia công thay cho báo cáo trị giá gốc của nguyên vật liệu như hướng dẫn hiện hành hoặc trường hợp không cho phép báo cáo theo số lượng thì có thể báo cáo quyết toán theo trị giá trên tờ khai xuất nhập khẩu.

Có như vậy mới giải quyết được triệt để vướng mắc trong báo cáo quyết toán đối với loại hình sản xuất xuất khẩu sản phẩm công nghiệp nặng một cách thỏa đáng.

Nguồn tham khảo: https://xuatnhapkhauleanh.edu.vn

———–

Dịch vụ của chúng tôi: Chúng tôi giúp doanh nghiệp Sản xuất xuất khẩu, gia công, chế xuất lập Báo cáo quyết toán theo Thông tư 39/2018/TT-BTC

+ Kèm theo bộ giải trình chi tiết

EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.
– Hotline: 0972 181 589
– Email: exim.com.vn@gmail.com

Hướng dẫn báo cáo quyết toán (BCQT) hải quan theo mẫu 15, 15a, 16

Phần mềm JUNE lập Báo cáo quyết toán Nhanh gấp 2 lần
Lại một mùa quyết toán đến gần, có ti tỷ thứ cần quyết toán. hôm nay tôi lại bàn bền vấn đề mẫu báo cáo mới theo TT 39/2018/TT-BTC
Nhìn chung đối với một doanh nghiệp gia công hay sxxk, thì vấn đề báo cáo quyết toán luôn là vấn đề muôn thủa, qua lần quyết toán năm 2020, có một thực tế rất rõ ràng, trong các doanh nghiệp các bộ phận như Kế toán, XNK, và Kế hoạch thường được phân công nhiệm vụ cụ thể, nhưng thực tế là mỗi người chỉ chăm chăm làm cái công việc cụ thể của mình mà không có sự kết hợp, đối với lần quyết toán theo TT 39/2018/TT-BTC này, có những vấn đề thường thấy trong các doanh nghiệp như sau:

1. Đối với mã VT NL nhập khẩu để gia công hay sxxk

Thường kế toán không vào mã theo như mã đăng ký trên tờ khai, tên gọi cũng giản tiện hoặc gọi bằng một tên gọi cho dễ nhớ, vấn đề này trước đây không ảnh hưởng gì, nhưng mẫu mới theo TT39/2018/TT-BTC thì lại là một vấn đề rất lớn, bắt buộc phải lập BCQT bằng mã và tên gọi đã đăng ký trên tờ khai

2. Định mức:

Đây là vấn đề cực lớn… qua thời gian dài làm kế toán tôi cũng nhận thấy, thường các bạn kế toán trưởng nghiệp vụ hạch toán thì rất giỏi, nhưng lại chỉ dựa nhiều vào phần mềm kế toán, và thường tính giá thành theo kiểu Bốc bát họ, và cái sự ko kết hợp giữa bf kế hoạch, kế toán và xnk là ở chỗ, kế hoạch sẽ tính toán định mức VT NL để cấu thành 1 đơn vị sản phẩm, và kế toán phải thống kê, tập hợp số liệu và tính lại tỷ lệ hao hụt thực tế để sản xuất ra N thành phẩm, từ đó mới tính được tỷ lệ thực tế sử dụng VT NL A,B,C,D,E mỗi loại là bao nhiêu. XNK sẽ dựa vào đó mà đăng ký lại định mức với hải quan sao cho sát với thực tế.
Thường thì XNK cũng đk định mức ban đầu theo kiểu ước lượng, một dạng đăng ký kế hoạch, mà kế hoạch thì có bao giờ là thực tế sx, nên sự không kết hợp sẽ dẫn đến những hệ quả là làm sai, làm ẩu với tư duy, mình làm thuê, cứ nộp cho xong đi rồi đi xin chỗ khác.

3. Quyết toán:

Như bảng mẫu BCQT 15,15a, 16 phía dưới, sẽ phải làm báo cáo định mức thực tế VT NL cho từng mã thành phẩm xuất khẩu, nên nếu không xây dựng và theo dõi ngay từ đầu sẽ là một vấn đề rất khó khăn, có thể chế số liệu, nhưng thường các VT NL dùng chung, dùng riêng cho các mã thành phẩm khác nhau sẽ dẫn đến rắc rối và không thể khớp được số liệu, và chắc chắn số liệu sẽ không khớp được. Quả là việc đơn giản nhưng không dễ làm, nếu BCQT mọi năm có thể làm một cách dễ dàng thì năm nay đã ko còn là vậy.
Chúc một mùa quyết toán thành công.

———–

Dịch vụ của chúng tôi: Chúng tôi giúp doanh nghiệp Sản xuất xuất khẩu, gia công, chế xuất lập Báo cáo quyết toán theo Thông tư 39/2018/TT-BTC

+ Kèm theo bộ giải trình chi tiết

EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.
– Hotline: 0972 181 589
– Email: exim.com.vn@gmail.com

Lý do: Chưa đến 50% Doanh Nghiệp nộp báo cáo quyết toán đúng hạn

Quy định liên quan

Các quy định về quản lý đối với hoạt động gia công, SXXK trong thời gian gần đây có sự thay đổi lớn. Luật Hải quan năm 2014 và các văn bản dưới Luật đã góp phần giảm bớt các thủ tục hải quan đối với hàng hóa gia công, SXXK; trong đó phải kể đến thủ tục quản lý, thanh khoản đối với hàng nhập SXXK và gia công với thương nhân nước ngoài.

Quy định mới của pháp luật đã bỏ các thủ tục thông báo hợp đồng, phụ lục hợp đồng gia công; thông báo, điều chỉnh định mức gia công, SXXK, thông báo nguyên liệu, vật tư, mã sản phẩm XK; thủ tục thanh khoản hợp đồng gia công. DN chủ động và tự chịu trách nhiệm về việc chuyển giao nguyên vật liệu giữa các hợp đồng gia công và chỉ phản ánh trong bảng nhập-xuất-tồn. Thủ tục thanh khoản theo từng hợp đồng gia công cũng được bỏ, DN chỉ thực hiện báo cáo quyết toán tình hình sử dụng nguyên vật liệu, máy móc thiết bị theo năm tài chính của DN.

Theo quy định tại Thông tư 38/2015/TT-BTC, thời hạn nộp báo cáo quyết toán của DN gia công, SXXK chậm nhất là ngày thứ 90 kể từ ngày kết thúc năm tài chính, người khai hải quan nộp báo cáo quyết toán tình hình sử dụng nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị và hàng hoá xuất khẩu trong năm tài chính cho cơ quan hải quan.

Hiện tại, việc nộp báo cáo quyết toán áp dụng đối với loại hình gia công; loại hình SXXK không có đề nghị hoàn thuế/không thu thuế, trừ trường hợp đã thực hiện hoàn thuế/không thu thuế theo hướng dẫn tại công văn số 16120/BTC-TCHQ của Tổng cục Hải quan; DN chế xuất (gồm loại hình gia công và SXXK).

Tại Chi cục Hải quan quản lý hàng đầu tư gia công Hà Nội, kì nộp báo cáo quyết toán đầu tiên có 114 DN gia công và 20 DN SXXK thuộc diện phải nộp báo cáo quyết toán. Tuy nhiên, theo Chi cục trưởng Trịnh Văn Sử, đến hết 30-3, mới có 50 DN gia công (chiếm 43%) và 10 DN SXXK thuộc diện phải thực hiện báo cáo quyết toán theo Điều 60 Thông tư 38/2015/TT-BTC (chiếm 50%) ) đã nộp báo cáo đúng hạn. Ngoài ra, có một số DN đã thực hiện nộp báo cáo theo đúng hạn nhưng báo cáo chưa đúng với quy định.

Thủ tục đổi mới, tạo thuận lợi, tuy nhiên DN vẫn chưa thực hiện theo đúng các quy định, lý do của DN thì “muôn hình vạn trạng. Theo đánh giá của ông Trịnh Văn Sử, việc rất nhiều DN chậm nộp báo cáo quyết toán một phần do thói quen của các DN, thường đến sát ngày yêu cầu mới thực hiện lập báo cáo. Bên cạnh đó, có một phần DN báo cáo chưa đúng với quy định. “DN gia công thì lập báo cáo theo hướng dẫn đối với DN SXXK và ngược lại, DN SXXK lại lập báo cáo như hàng gia công. Cụ thể, DN SXXK phải báo cáo theo tổng trị giá của tài khoản 152, 155 của hệ thống kế toán chính thống thì lại thực hiện báo cáo theo từng dòng hàng”-ông Sử nói.

Có DN thì phản ánh chưa nộp báo cáo quyết toán do chưa tích hợp được số liệu từ các bộ phận như bộ phận quản lý kho; bộ phần kế toán và bộ phận XNK thành nộp số liệu.

Theo ông Trịnh Văn Sử, mặc dù đơn vị đã thực hiện hướng dẫn cụ thể với từng DN, tuy nhiên việc tiếp nhận và thực hiện theo đúng quy định vẫn chưa đạt yêu cầu. Lý giải về vấn đề này, ông Sử cho rằng, hiện nay có tình trạng cơ quan Hải quan khi tổ chức các buổi hướng dẫn thì nhiều DN không cử đúng cán bộ có chức trách và chuyên môn, vì vậy nên nội dung hướng dẫn và yêu cầu của cơ quan Hải quan có thể không được truyền đạt hết đến người có trách nhiệm. Đối với những trường hợp chưa nộp đúng hạn, cơ quan Hải quan sẽ tiếp tục thực hiện các bước xử lý theo quy định tại Điều 65 Thông tư 38/2015/TT-BTC.

Tuy nhiên, điều mà các cán bộ Hải quan “đau đầu” không phải chỉ là việc DN nộp báo cáo quyết toán đúng hạn hay không đúng hạn, mà là việc xử lý các báo cáo quyết toán mà DN đã nộp. Hiện nay, cơ quan Hải quan chưa có hệ thống thông tin nào để theo dõi tình hình sử dụng nguyên vật liệu, máy móc thiết bị, nguyên vật liệu tồn kho và sản phẩm đã XK, sản phẩm tồn… làm cơ sở đối chiếu với Báo cáo quyết toán theo năm tài chính của DN.

Bên cạnh đó, Thông tư 38/2015/TT-BTC quy định, trong trường hợp phải kiểm tra, cơ quan Hải quan phải đến trụ sở DN để thực hiện kiểm tra, mỗi đoàn kiểm tra phải có tối thiểu 3 công chức thực hiện kiểm tra theo nhiều nội dung, như vậy với hàng trăm DN đang hoạt động trong lĩnh vực này, Chi cục Hải quan quản lý hàng đầu tư gia công Hà Nội sẽ gặp không ít khó khăn về nguồn lực.

Trong lúc chưa có hệ thống dữ liệu thông tin để theo dõi, đối chiếu, Chi cục Hải quan quản lý hàng đầu tư gia công đã thực hiện thống kê lượng DN thuộc diện phải nộp báo cáo quyết toán, phân loại các trường hợp cần kiểm tra báo cáo quyết toán dựa trên việc theo dõi, thu thập, phân tích thông tin đánh giá quá trình tuân thủ pháp luật của DN như: Trường hợp DN vi phạm nhiều, thường xuyên lỗi; những ngành hàng có khả năng dễ lợi dụng…

———–

Dịch vụ của chúng tôi: Chúng tôi giúp doanh nghiệp Sản xuất xuất khẩu, gia công, chế xuất lập Báo cáo quyết toán theo Thông tư 39/2018/TT-BTC

+ Kèm theo bộ giải trình chi tiết

EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.
– Hotline: 0972 181 589
– Email: exim.com.vn@gmail.com

Doanh nghiệp chưa quen lập báo cáo quyết toán thuế xuất nhập khẩu

Hiện nay, trong quá trình kiểm soát số liệu để lập báo cáo quyết toán (BCQT), báo cáo định mức thực tế của sản phẩm xuất khẩu nộp cho cơ quan hải quan, theo quy định tại Thông tư  39/2018/TT-BTC (TT 39), có không ít DN gặp vướng mắc. Nhằm giúp các DN hiểu đúng và thực hiện hiệu quả TT 39, Tiến sỹ Nguyễn Thị Kim Oanh, Học viện Tài chính đã có cuộc trao đổi với phóng viên TBTCVN.

Phóng viên

Bà có thể cho biết, TT 39 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 38/2015/TT-BTC có những điểm nào đáng chú ý, tạo thuận lợi hơn đối với DN so với trước đây, trong việc lập BCQT của loại hình gia công, SXXK?

 

Bà Nguyễn Thị Kim Oanh: 

Qua nghiên cứu, giảng dạy trong lĩnh vực BCQT cho cộng đồng DN, tôi cho rằng TT 39 có nhiều quy định tạo thuận lợi cho DN về báo cáo quyết toán đối với loại hình gia công, SXXK cần phải kể đến.

Thứ nhất, DN không phải nộp BCQT nếu cung cấp thông tin liên quan đến nghiệp vụ ngay khi có phát sinh cho cơ quan hải quan (tại Khoản 39 Điều 1, TT 39). Quy định này, sẽ khuyến khích gia tăng số lượng DN chuẩn hóa hệ thống quản trị nội bộ tốt, kiểm soát các nghiệp vụ phát sinh tức thời theo thời điểm tốt hơn để thực hiện cung cấp thông tin kịp thời cho cơ quan hải quan, điều đó cũng đồng nghĩa với việc DN sẽ không mất thời gian cho việc lập BCQT.

Thứ hai, đối với những DN phải nộp BCQT, TT 39 đã có nhiều quy định thuận lợi cho  việc lập BCQT, đó là: BCQT được lập theo chỉ tiêu số lượng đối với từng mã nguyên liệu, vật tư; mã sản phẩm đang theo dõi trong quản trị sản xuất và đã khai trên tờ khai hải quan. Quy định này giúp cho DN dễ dàng kiểm soát số liệu về lượng nguyên liệu, vật tư nhập khẩu, lượng thành phẩm xuất khẩu thể hiện trên BCQT với dữ liệu trên phần mềm khai hải quan điện tử.

Hơn nữa, trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày nộp BCQT nhưng trước thời điểm cơ quan hải quan ban hành quyết định kiểm tra BCQT, kiểm tra sau thông quan, thanh tra; tổ chức, cá nhân phát hiện sai sót trong việc lập BCQT thì được sửa đổi, bổ sung BCQT và nộp lại cho cơ quan hải quan. Quy định này đã mở ra cơ hội sửa sai cho những DN khi phát hiện sai sót trên BCQT đã nộp cho cơ quan hải quan.

Với các quy định nêu trên, TT 39 đã bám sát hơn với thực tế sản xuất của DN, qua đó DN sẽ thực hiện lập báo cáo định mức thực tế của sản phẩm xuất khẩu, BCQT năm được dễ dàng hơn.

Phóng viên

Trong quá trình thực hiện TT 39, DN phản ánh còn lúng túng, gặp vướng mắc khi lập BCQT trong khi thời hạn kết thúc năm tài chính 2018 đang đến gần. Vậy theo bà đâu là nguyên nhân dẫn đến thực tế này?

Bà Nguyễn Thị Kim Oanh: 

Việc áp dụng TT 39 cần có thời gian để DN thích ứng. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, tiến độ và chất lượng lập BCQT của nhiều DN chưa đảm bảo và bộc lộ hạn chế.

Hiện nay, có nhiều DN không có sự phân công rõ ràng về bộ phận sẽ chịu trách nhiệm lập BCQT. Quy định về phối kết hợp giữa các bộ phận trong nội bộ DN khi lập BCQT chưa được các DN quan tâm.

Để lập đúng BCQT, cần dựa trên số liệu thực tế của DN và chứng minh bởi các chứng từ, sổ sách kế toán của DN theo quy định của chế độ kế toán kiểm toán của Bộ Tài chính. Những dữ liệu về khai báo hải quan của loại hình gia công, SXXK không đủ cơ sở để lập BCQT theo quy định của TT 39.

Theo quy định, báo cáo định mức của sản phẩm xuất khẩu nộp cho cơ quan hải quan là định mức thực tế của sản phẩm xuất khẩu trong năm (theo Mẫu 16/ĐMTT/GSQL ban hành kèm theo TT 39). Toàn bộ thông tin về định mức thực tế của sản phẩm xuất khẩu phải phù hợp với mã nguyên phụ liệu, mã sản phẩm xuất khẩu theo khai báo hải quan. Để hiểu đúng và lập đúng được báo cáo định mức này cũng không dễ dàng đối với DN không có hệ thống quản trị nội bộ tốt.

Phóng viên:

Với tư cách là một chuyên gia, giảng viên thực hiện các khóa đào tạo cho DN về lập BCQT trong nhiều năm qua, bà có lưu ý gì đối với cộng đồng DN khi thực hiện TT 39?

Bà Nguyễn Thị Kim Oanh: 

Theo tôi, để việc lập BCQT được dễ dàng, đúng thời hạn và giải trình được số liệu của BCQT khi cơ quan hải quan kiểm tra, DN cần chú trọng hơn về các nội dung sau:

Thứ nhất, DN cần ban hành quy ước đặt mã nguyên liệu, vật tư; mã sản phẩm trước khi thực hiện hoạt động SXXK, hoạt động gia công và cần dựa trên nguyên tắc tất cả các bộ phận quản lý trong nội bộ DN thống nhất dùng chung mã nguyên liệu, vật tư; mã sản phẩm.

Thứ hai, hệ thống quản trị nội bộ của DN phải đáp ứng được việc theo dõi nguyên liệu vật tư nhập kho (theo nguồn nhập khẩu có chi tiết theo mã loại hình và theo nguồn mua trong nước), việc sử dụng nguyên liệu vật tư phải theo nguồn gốc hình thành của nguyên liệu.

Thứ ba, DN cần giao nhiệm vụ cụ thể cho một bộ phận chịu trách nhiệm lập báo cáo định mức thực tế của sản phẩm xuất khẩu, BCQT theo quy định của TT 39. Trong đó phải xác định rõ, nhân sự chịu trách nhiệm chính khi lập BCQT; nhân sự phụ trách lập dữ liệu theo từng cột số liệu của báo cáo; quy định phối kết hợp trong việc lập BCQT giữa các bộ phận.

Nguồn: Thời báo Tài chính

———–

Dịch vụ của chúng tôi: Chúng tôi giúp doanh nghiệp Sản xuất xuất khẩu, gia công, chế xuất lập Báo cáo quyết toán theo Thông tư 39/2018/TT-BTC

+ Kèm theo bộ giải trình chi tiết

EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.
– Hotline: 0972 181 589
– Email: exim.com.vn@gmail.com

2022 Cần biết báo cáo quyết toán hàng hóa Gia công Sản xuất Xuất khẩu

Báo cáo quyết toán hàng hóa gia công sản xuất xuất khẩu

Thời hạn và địa điểm nộp báo cáo quyết toán đối với hàng hóa gia công, sản xuất xuất khẩu và hàng hóa của doanh nghiệp chế xuất được quy định như thế nào? Doanh nghiệp nộp báo cáo quyết toán tại đâu?

Theo Khoản 1, khoản 2 Điều 60 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính, thời hạn va địa điểm nộp báo cáo quyết toán được quy định như sau:

1. Thời hạn nộp báo cáo: Định kỳ hàng năm, chậm nhất là ngày thứ 90 kể từ ngày kết thúc năm tài chính, người khai hải quan nộp báo cáo quyết toán tình hình sử dụng nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị và hàng hoá xuất khẩu trong năm tài chính cho cơ quan hải quan.

2. Địa điểm nộp báo cáo: Tại Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục nhập khẩu theo quy định tại Điều 58 Thông tư số 38/2015/TT-BTC hoặc Chi cục Hải quan quản lý doanh nghiệp chế xuất.

Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện báo cáo quyết toán như thế nào?

Theo Khoản 3 Điều 60 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm sau đây trong việc thực hiện báo cáo quyết toán:

1. Nộp báo cáo quyết toán

a) Đối với tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu:

Nộp báo cáo quyết toán theo nguyên tắc tổng trị giá nhập – xuất – tồn kho nguyên liệu, vật tư, bán thành phẩm, sản phẩm hoàn chỉnh theo mẫu số 15/BCQT-NVL/GSQL Phụ lục V Thông tư số 38/2015/TT-BTC cho cơ quan hải quan thông qua Hệ thống. Báo cáo quyết toán phải phù hợp với chứng từ hạch toán kế toán của tổ chức, cá nhân.

Trường hợp tổ chức, cá nhân nhập khẩu nguyên liệu, vật tư để sản xuất ra sản phẩm sau đó bán sản phẩm cho tổ chức, cá nhân khác để sản xuất, gia công hàng hóa xuất khẩu thì tổ chức, cá nhân nhập khẩu và tổ chức, cá nhân xuất khẩu phải báo cáo quyết toán theo quy định tại Điều này.

b) Đối với tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động gia công với thương nhân nước ngoài:

Trường hợp tổ chức, cá nhân theo dõi nguyên liệu, vật tư nhập khẩu do bên đặt gia công cung cấp, máy móc, thiết bị thuê mượn để thực hiện hợp đồng gia công, bán thành phẩm, sản phẩm hoàn chỉnh tại tài khoản ngoài bảng hoặc trên Hệ thống kiểm soát nội bộ của tổ chức, cá nhân thì nộp báo cáo quyết toán theo mẫu số 15/BCQT-NVL/GSQL đối với nguyên liệu, vật tư và mẫu số 16/BCQT-MMTB/GSQL đối với máy móc, thiết bị ban hành kèm theo Phụ lục V Thông tư số 38/2015/TT-BTC.

Trường hợp Hệ thống kiểm soát nội bộ của tổ chức, cá nhân theo dõi chi tiết lượng hàng hóa, không theo trị giá thì được sử dụng kết quả kết xuất từ Hệ thống của tổ chức, cá nhân để lập báo cáo quyết toán đối với phần hàng hóa không quản lý theo trị giá này.

c) Đối với DNCX báo cáo quyết toán được lập theo nguyên tắc nêu tại điểm a, b nêu trên tương ứng với loại hình nhập nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu hoặc gia công.

2. Lập và lưu trữ sổ chi tiết nguyên liệu, vật tư nhập khẩu theo các quy định của Bộ Tài chính về chế độ kế toán, kiểm toán, trong đó ghi rõ số tờ khai hàng hóa nhập khẩu nguyên liệu, vật tư.

3. Lập và lưu trữ sổ chi tiết sản phẩm xuất kho để xuất khẩu theo các quy định của Bộ Tài chính về chế độ kế toán, kiểm toán, trong đó xác định rõ xuất khẩu theo số hợp đồng, đơn hàng.

4. Lập và lưu trữ chứng từ liên quan đến việc xử lý phế liệu, phế phẩm.

5. Xuất trình toàn bộ hồ sơ, chứng từ kế toán liên quan đến nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị nhập khẩu và sản phẩm xuất khẩu khi cơ quan hải quan kiểm tra tại trụ sở doanh nghiệp.

———–

Dịch vụ của chúng tôi: Chúng tôi giúp doanh nghiệp Sản xuất xuất khẩu, gia công, chế xuất lập Báo cáo quyết toán theo Thông tư 39/2018/TT-BTC

+ Kèm theo bộ giải trình chi tiết

EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.
– Hotline: 0972 181 589
– Email: exim.com.vn@gmail.com

Thời điểm nào kiểm tra báo cáo quyết toán tại doanh nghiệp?

Bạn đọc gửi đến Báo Hải quan câu hỏi về việc nộp báo cáo quyết toán hàng hóa gia công, sản xuất xuất khẩu và việc cơ quan Hải quan kiểm tra quyết toán với DN. Vấn đề này được Cục Hải quan Đồng Nai hướng dẫn cụ thể.

Bạn đọc hỏi:

“Theo quy định tại Điều 60 Thông tư 38/2015/TT-BTC thì hết năm tài chính các doanh nghiệp gia công, SXXK, chế xuất sẽ phải nộp báo cáo quyết toán (BCQT) theo mẫu 15, 16 cho cơ quan Hải quan. Tuy nhiên, Thông tư chỉ quy định việc nộp BCQT và kiểm tra BCQT chứ không hề quy định về việc quyết toán. Giữa Hải quan và doanh nghiệp không “quyết toán” với nhau, không kiểm tra và xác nhận lại tính đúng đắn, hợp lý… của toàn bộ nội dung doanh nghiệp đã làm trong 1 năm tài chính đó. Khác hẳn việc cơ quan Thuế nội địa và doanh nghiệp khi quyết toán thuế là có sự “quyết toán” giữa 2 bên. Vậy việc nộp BCQT có ý nghĩa gì khi cơ quan Hải quan không quyết toán với doanh nghiệp, đây thực sự là 1 thiệt thòi cho doanh nghiệp khi họ nộp BCQT mà không được quyết toán.

“Theo quy định tại Khoản 2 Điều 10 và Khoản 2 Điều 12 Nghị định 134/2016/NĐ-CP thì cơ sở để xác định hàng hóa được miễn thuế đối với hàng gia công, SXXK có rất nhiều tiêu chí, trong đó tại điểm c nêu rõ: Nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu được sử dụng để gia công, sản xuất sản phẩm đã xuất khẩu. Trị giá hoặc lượng nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu được miễn thuế là trị giá hoặc lượng nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu thực tế được sử dụng để sản xuất sản phẩm gia công thực tế xuất khẩu, được xác định khi quyết toán việc quản lý, sử dụng nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để gia công sản phẩm xuất khẩu theo quy định của pháp luật về hải quan.

“Khi quyết toán, người nộp thuế có trách nhiệm kê khai chính xác, trung thực trị giá hoặc lượng nguyên liệu, vật tư, linh kiện xuất khẩu thực tế sử dụng để sản xuất sản phẩm gia công thực tế nhập khẩu đã được miễn thuế khi làm thủ tục hải quan.

“Như vậy, cơ sở để miễn thuế là việc quyết toán chứ không phải việc nộp BCQT. Doanh nghiệp chỉ thực sự được miễn thuế đối với nguyên liệu vật tư gia công, SXXK khi quyết toán với cơ quan Hải quan. Vậy sau khi nộp BCQT thì bao giờ doanh nghiệp sẽ được quyết toán để được thực sự miễn thuế?”

 

Trả lời câu hỏi này, Cục Hải quan Đồng Nai hướng dẫn như sau:

 

Về việc lựa chọn đối tượng kiểm tra báo cáo quyết toán tại trụ sở doanh nghiệp: Căn cứ khoản 4 công văn 1501/TCHQ-GSQL ngày 29/02/2016 của Tổng Cục Hải quan quy định:

“…4. Xử lý báo cáo quyết toán:

a) Các trường hợp kiểm tra báo cáo quyết toán:

Căn cứ qui định tại Điều 41 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP, khoản 5 Điều 60 Thông tư số 38/2015/TT-BTC, Chi cục Hải quan nơi tiếp nhận báo cáo quyết toán thực hiện phân loại doanh nghiệp để áp dụng biện pháp kiểm tra theo quy định. Các trường hợp phải kiểm tra báo cáo quyết toán gồm:

a1) Báo cáo quyết toán của tổ chức, cá nhân nộp lần đầu;

a2) Báo cáo quyết toán có sự chênh lệch bất thường về số liệu so với Hệ thống của cơ quan hải quan;

a3) Kiểm tra sau khi ra quyết định hoàn thuế, không thu thuế tại trụ sở người nộp thuế;

a4) Kiểm tra báo cáo quyết toán trên cơ sở áp dụng quản lý rủi ro, đánh giá tuân thủ pháp luật của tổ chức, cá nhân…”.

Theo quy định trên, sau khi tiếp nhận báo cáo quyết toán của các doanh nghiệp, cơ quan Hải quan sẽ tiến hành phân loại báo cáo quyết toán. Nếu công ty thuộc một trong các trường hợp phải kiểm tra báo cáo quyết toán theo quy định tại các điểm a1, a2, a3, a4 thì cơ quan Hải quan sẽ tiến hành kiểm tra báo cáo quyết toán tại trụ sở của công ty. Riêng trong trường hợp tại điểm a4, cơ quan Hải quan sẽ lựa chọn đối tượng kiểm tra báo cáo quyết toán dựa trên các tiêu chí quản lý rủi ro, đánh giá sự tuân thủ pháp luật các doanh nghiệp.

Ngoài ra, nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng như đảm bảo việc kiểm tra báo cáo quyết toán hiệu quả, đúng trọng tâm và tránh tình trạng phải kiểm tra nhiều các doanh nghiệp, cơ quan Hải quan sẽ xem xét và chọn đối tượng kiểm tra phù hợp nhất.

Về nội dung kiểm tra báo cáo quyết toán khi kiểm tra tại doanh nghiệp, Hải quan Đồng Nai hướng dẫn: Căn cứ khoản 7 Điều 59 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính quy định: “Điều 59. Kiểm tra tình hình sử dụng, tồn kho nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị và hàng hoá xuất khẩu”

7. Xử lý kết quả kiểm tra

a) Trường hợp kiểm tra xác định việc sử dụng nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị nhập khẩu phù hợp với sản phẩm sản xuất xuất khẩu, phù hợp với thông tin thông báo cơ sở sản xuất, năng lực sản xuất; kiểm tra xác định thông tin, chứng từ, tài liệu, số lượng hàng hóa còn tồn (trong kho, trên dây chuyền sản xuất, bán thành phẩm, thành phẩm dở dang…) phù hợp với chứng từ kế toán, sổ kế toán, phù hợp với hồ sơ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của tổ chức, cá nhân thì chấp nhận số liệu cung cấp, ban hành kết luận kiểm tra và cập nhật kết quả kiểm tra vào Hệ thống;

b) Trường hợp kiểm tra xác định việc sử dụng nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị nhập khẩu không phù hợp với sản phẩm sản xuất xuất khẩu, không phù hợp với thông tin thông báo cơ sở sản xuất, năng lực sản xuất; kiểm tra xác định thông tin, chứng từ, tài liệu, số lượng hàng hóa còn tồn (trong kho, trên dây chuyền sản xuất, bán thành phẩm, thành phẩm dở dang…) không phù hợp với chứng từ kế toán, sổ kế toán, không phù hợp với hồ sơ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thì yêu cầu tổ chức, cá nhân giải trình.

b.1) Trường hợp cơ quan hải quan chấp nhận nội dung giải trình của tổ chức, cá nhân thì thực hiện theo quy định tại điểm a khoản này;

b.2) Trường hợp cơ quan hải quan không chấp nhận nội dung giải trình của tổ chức, cá nhân hoặc trường hợp tổ chức, cá nhân không giải trình thì cơ quan căn cứ quy định pháp luật về thuế, pháp luật về hải quan và hồ sơ hiện có để quyết định xử lý về thuế và xử lý vi phạm hành chính theo thẩm quyền hoặc kiến nghị người có thẩm quyền quyết định xử lý theo quy định pháp luật…”.

Căn cứ quy định về thực hiện kiểm tra báo cáo quyết toán theo Điều 60 Thông tư 38/2015/TT-BTC, sau khi kết thúc kiểm tra, cơ quan Hải quan sẽ có kết luận về tình hình sử dụng nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị nhập khẩu của công ty theo các quy định kể trên để có các bước xử lý phù hợp.

Nguồn: HQ Online

———–

Dịch vụ của chúng tôi: Chúng tôi giúp doanh nghiệp Sản xuất xuất khẩu, gia công, chế xuất lập Báo cáo quyết toán theo Thông tư 39/2018/TT-BTC

+ Kèm theo bộ giải trình chi tiết

EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.
– Hotline: 0972 181 589
– Email: exim.com.vn@gmail.com