Hỏi đáp: Hướng dẫn về báo cáo quyết toán theo thông tư 39/2018/TT-BTC

Câu hỏi liên quan tới hướng dẫn báo cáo quyết toán Thông tư 39/2018/TT-BTC

Chúng tôi sản xuất các sản phẩm hương nén, hương thơm từ bột gỗ. – Tại khoản 1 điều 60 sửa đổi ” Tổ chức cá nhân có hoạt động gia công, sản xuất xuất khẩu ( bao gồm DNCX) thực hiện cung cấp thông tin liên quan đến hoạt động nhập kho nguyên liệu, vật tư nhập khẩu, xuất kho nguyên liệu, vật tư; nhập kho thành phẩm, xuất kho thành phẩm …”. Trong thực tế chúng tôi có nhập khẩu một số vật tư phục vụ trong sản xuất như: bu lông, ốc vít, băng dính, màng chít, dầu máy, bìa lót, bìa đỡ bán thành phẩm, pallet nhựa; các bộ phận sửa chữa, thay thế của máy móc hoặc các thiết bị máy văn phòng (máy tính, máy in); các máy móc sản xuất với giá trị dưới 30 triệu không đủ điều kiện ghi nhận tài sản cố định, khuôn mẫu sản phẩm.

Những sản phẩm trên đây chúng tôi có báo cáo với cơ quan hải quan theo như mẫu số 15/BCQT-NVL/GSQL thuộc phục lục V- Thông tư 39/2018/TT-BTC hay không?

– Đối với thành phẩm chúng tôi quản lý sản xuất theo mã sản phẩm của doanh nghiệp. Mỗi mã sản phẩm tương ứng với một loại sản phẩm. Tuy nhiên trong từng chu kì sản xuất sẽ có sự khác nhau về định mức thực tế. Do đó, khi làm thủ tục xuất khẩu thành phẩm, doanh nghiệp đã đăng kí mã sản phẩm xuất khẩu (mã này khác so với mã sản phẩm doanh nghiệp quản lý nội bộ).

Vậy khi làm báo cáo theo mẫu 16/DMTT-GSQL theo phụ lục V ban hành kèm Thông tư 39/2018/TT-BTC chúng tôi sẽ báo cáo theo mã sản phẩm quản lý nội bộ hay mã sản phẩm đã đăng kí với cơ quan hải quan khi làm thủ tục xuất khẩu?

1. Vướng mắc 1

– Theo điều 60 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015 (được sửa đổi bổ sung tại khoản 39 điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018) của Bộ Tài chính quy định về việc báo cáo quyết toán tình hình sử dụng nguyên liệu, vật tư nhập khẩu, hàng hóa xuất khẩu.

– Căn cứ khoản 34 điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018 của Bộ Tài chính:

34. Điều 54 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 54. Nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị nhập khẩu

1. Nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu, hàng chế xuất gồm:

a) Nguyên liệu, bán thành phẩm, linh kiện, cụm linh kiện trực tiếp tham gia vào quá trình gia công, sản xuất để cấu thành sản phẩm xuất khẩu;

b) Vật tư trực tiếp tham gia vào quá trình gia công, sản xuất nhưng không chuyển hóa thành sản phẩm hoặc không cấu thành thực thể sản phẩm xuất khẩu;

c) Sản phẩm hoàn chỉnh do tổ chức, cá nhân nhập khẩu để gắn vào sản phẩm xuất khẩu, để đóng chung với sản phẩm xuất khẩu được sản xuất từ nguyên liệu, vật tư nhập khẩu hoặc để đóng chung với sản phẩm xuất khẩu được sản xuất từ nguyên liệu, vật tư mua trong nước, nguyên liệu, vật tư tự cung ứng thành mặt hàng đồng bộ để xuất khẩu;

d) Vật tư làm bao bì hoặc bao bì để đóng gói sản phẩm xuất khẩu;

đ) Nguyên liệu, vật tư, linh kiện, cụm linh kiện nhập khẩu để bảo hành, sửa chữa, tái chế sản phẩm xuất khẩu;

e) Hàng mẫu nhập khẩu để gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu.

Công ty căn cứ các quy định trên và các hướng dẫn lập báo cáo quyết toán tại khoản 39 điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC và Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 39/2018/TT-BTC để thực hiện báo cáo quyết toán các loại nguyên liệu, vật tư, bao bì,… dùng sản xuất hành xuất khẩu tuỳ theo loại hinh kinh doanh cụ thể.

2. Vướng mắc 2

– Căn cứ khoản 39 điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018 của Bộ Tài chính quy định:

39. Điều 60 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 60. Báo cáo quyết toán tình hình sử dụng nguyên liệu, vật tư nhập khẩu, hàng hóa xuất khẩu

…tổ chức, cá nhân lập báo cáo quyết toán tình hình sử dụng nguyên liệu, vật tư nhập khẩu, hàng hóa xuất khẩu theo hình thức nhập – xuất – tồn kho nguyên liệu, kho thành phẩm theo từng mã nguyên liệu, vật tư, mã sản phẩm đang theo dõi trong quản trị sản xuất và đã khai trên tờ khai hải quan khi nhập khẩu nguyên liệu, vật tư, xuất khẩu sản phẩm.

Trường hợp quản trị sản xuất của tổ chức, cá nhân có sử dụng mã nguyên liệu, vật tư, mã sản phẩm khác với mã đã khai báo trên tờ khai hải quan khi nhập khẩu nguyên liệu, vật tư, xuất khẩu sản phẩm, tổ chức, cá nhân phải xây dựng, lưu giữ bảng quy đi tương đương giữa các mã này và xuất trình khi cơ quan hải quan kiểm tra hoặc có yêu cầu giải trình;…”

– Căn cứ hướng dẫn lập mẫu số 16/ĐMTT/GSQL tại Phụ lục II Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018 của Bộ Tài chính quy định:

1. Hướng dẫn lập Mẫu số 16/ĐMTT-GSQL:

Cột (2): Mã sản phẩm xuất khẩu tại cột này phải thống nhất với mã sản phẩm đã khai trên tờ khai hải quan

Cột (3): Tên sản phẩm xuất khẩu tại cột này phải thống nhất với tên sản phẩm xuất khẩu đã khai trên tờ khai hải quan

Cột (4): Đơn vị tính của sản phẩm xuất khẩu: sử dụng thống nhất với mã đơn vị tính doanh nghiệp quản lý tại nhà xưởng sản xuất, với đơn vị tính đã khai báo trên tờ khai hải quan.

Như vậy, khi báo báo định mức thực tế theo Mẫu số 16/ĐMTT-GSQL thì mã sảm phẩm xuất khẩu phải thống nhất với mã sản phẩm đã khai trên tờ khai hải quan. Trường hợp quản trị sản xuất của tổ chức, cá nhân có sử dụng mã nguyên liệu, vật tư, mã sản phẩm khác với mã đã khai báo trên tờ khai hải quan khi nhập khẩu nguyên liệu, vật tư, xuất khẩu sản phẩm, tổ chức, cá nhân phải xây dựng, lưu giữ bảng quy đổi tương đương giữa các mã này và xuất trình khi cơ quan hải quan kiểm tra hoặc có yêu cầu giải trình.

Nguồn: CỤC HẢI QUAN TỈNH ĐỒNG NAI

———–

Dịch vụ của chúng tôi: Chúng tôi giúp doanh nghiệp Sản xuất xuất khẩu, gia công, chế xuất lập Báo cáo quyết toán theo Thông tư 39/2018/TT-BTC

+ Kèm theo bộ giải trình chi tiết

EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.
– Hotline: 0972 181 589
– Email: exim.com.vn@gmail.com

Hướng dẫn báo cáo quyết toán (BCQT) hải quan theo mẫu 15, 15a, 16

Phần mềm JUNE lập Báo cáo quyết toán Nhanh gấp 2 lần
Lại một mùa quyết toán đến gần, có ti tỷ thứ cần quyết toán. hôm nay tôi lại bàn bền vấn đề mẫu báo cáo mới theo TT 39/2018/TT-BTC
Nhìn chung đối với một doanh nghiệp gia công hay sxxk, thì vấn đề báo cáo quyết toán luôn là vấn đề muôn thủa, qua lần quyết toán năm 2020, có một thực tế rất rõ ràng, trong các doanh nghiệp các bộ phận như Kế toán, XNK, và Kế hoạch thường được phân công nhiệm vụ cụ thể, nhưng thực tế là mỗi người chỉ chăm chăm làm cái công việc cụ thể của mình mà không có sự kết hợp, đối với lần quyết toán theo TT 39/2018/TT-BTC này, có những vấn đề thường thấy trong các doanh nghiệp như sau:

1. Đối với mã VT NL nhập khẩu để gia công hay sxxk

Thường kế toán không vào mã theo như mã đăng ký trên tờ khai, tên gọi cũng giản tiện hoặc gọi bằng một tên gọi cho dễ nhớ, vấn đề này trước đây không ảnh hưởng gì, nhưng mẫu mới theo TT39/2018/TT-BTC thì lại là một vấn đề rất lớn, bắt buộc phải lập BCQT bằng mã và tên gọi đã đăng ký trên tờ khai

2. Định mức:

Đây là vấn đề cực lớn… qua thời gian dài làm kế toán tôi cũng nhận thấy, thường các bạn kế toán trưởng nghiệp vụ hạch toán thì rất giỏi, nhưng lại chỉ dựa nhiều vào phần mềm kế toán, và thường tính giá thành theo kiểu Bốc bát họ, và cái sự ko kết hợp giữa bf kế hoạch, kế toán và xnk là ở chỗ, kế hoạch sẽ tính toán định mức VT NL để cấu thành 1 đơn vị sản phẩm, và kế toán phải thống kê, tập hợp số liệu và tính lại tỷ lệ hao hụt thực tế để sản xuất ra N thành phẩm, từ đó mới tính được tỷ lệ thực tế sử dụng VT NL A,B,C,D,E mỗi loại là bao nhiêu. XNK sẽ dựa vào đó mà đăng ký lại định mức với hải quan sao cho sát với thực tế.
Thường thì XNK cũng đk định mức ban đầu theo kiểu ước lượng, một dạng đăng ký kế hoạch, mà kế hoạch thì có bao giờ là thực tế sx, nên sự không kết hợp sẽ dẫn đến những hệ quả là làm sai, làm ẩu với tư duy, mình làm thuê, cứ nộp cho xong đi rồi đi xin chỗ khác.

3. Quyết toán:

Như bảng mẫu BCQT 15,15a, 16 phía dưới, sẽ phải làm báo cáo định mức thực tế VT NL cho từng mã thành phẩm xuất khẩu, nên nếu không xây dựng và theo dõi ngay từ đầu sẽ là một vấn đề rất khó khăn, có thể chế số liệu, nhưng thường các VT NL dùng chung, dùng riêng cho các mã thành phẩm khác nhau sẽ dẫn đến rắc rối và không thể khớp được số liệu, và chắc chắn số liệu sẽ không khớp được. Quả là việc đơn giản nhưng không dễ làm, nếu BCQT mọi năm có thể làm một cách dễ dàng thì năm nay đã ko còn là vậy.
Chúc một mùa quyết toán thành công.

———–

Dịch vụ của chúng tôi: Chúng tôi giúp doanh nghiệp Sản xuất xuất khẩu, gia công, chế xuất lập Báo cáo quyết toán theo Thông tư 39/2018/TT-BTC

+ Kèm theo bộ giải trình chi tiết

EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.
– Hotline: 0972 181 589
– Email: exim.com.vn@gmail.com

Phối hợp các phòng ban khi lập và giải trình BCQT

Mục đích kiểm tra là để thẩm định tính chính xác, trung thực các khai báo hải quan đối với loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu thông qua việc kiểm tra chứng từ, sổ sách kế toán, dữ liệu kế toán, chứng từ hải quan, dữ liệu thương mại, hồ sơ kỹ thuật, quy trình sản xuất, thực tế hàng tồn kho tại doanh nghiệp…

Nguyên tắc phối hợp các phòng ban

Để lập đúng báo cáo quyết toán (theo mã Nguyên phụ liệu, mã thành phẩm đã khai báo trên tờ khai hải quan nhưng dựa trên số liệu thực tế phát sinh tại doanh nghiệp) cần phải có sự phối kết hợp của bộ phận kế toán, bộ phận kho và bộ phận xuất nhập khẩu.

Để lập đúng báo cáo định mức thực tế của sản phẩm xuất khẩu cũng cần phải có sự phối kết hợp giữa bộ phận kế toán, bộ phận sản xuất, bộ phận kỹ thuật và bộ phận xuất nhập khẩu. Bởi lẽ, bên cạnh việc doanh nghiệp phải minh chứng cho mục đích sử dụng của nguyên phụ liệu nhập khẩu, doanh nghiệp còn phải mình chứng cho lượng phế liệu được xử lý thông qua tỷ lệ hao hụt.

Để giải trình báo cáo quyết toán và minh chứng cho mục đích sử dụng của nguyên phụ liệu được miễn thuế, cần thiết phải có sự tham gia giải trình của bộ phận kế toán, bộ phận kỹ thuật, bộ phận kho, bộ phận xuất nhập khẩu.

Khi lập BCQT và giải trình số liệu trong kiểm tra báo cáo quyết toán, doanh nghiệp cần có phân công nhiệm vụ cụ thể, rõ ràng đối với các bộ phận: kế toán, kho, kỹ thuật, xuất nhập khẩu. Quan trọng hơn cả là doanh nghiệp cần chuẩn bị sẵn sàng về nhân sự, chứng từ, dữ liệu, sổ sách cho việc giải trình khi kiểm tra báo cáo quyết toán.

Lời kết

Suy cho đến cùng: bài toán về lập và giải trình BCQT phải là bài toán của người đứng đầu doanh nghiệp trong quản trị dữ liệu xuất nhập khẩu giữa các bộ phận: kế hoạch, mua hàng, sản xuất, kế toán, xuất nhập khẩu, kho. Đừng để nước đến chân mới nhảy. Đừng đặt hết gánh nặng lên vai Bộ phận xuất nhập khẩu trong việc giải trình số liệu của BCQT.

Xem thêm: Dịch vụ lập và giải trình báo cáo quyết toán.