Kéo dài thời gian HH vận chuyển độc lập bằng đường thủy nội địa

Tổng cục Hải quan vừa có văn bản tháo gỡ khó khăn, tạo thuận lợi cho hoạt động vận tải thủy nội địa trong bối cảnh dịch Covid-19.


Trước đó Công ty TNHH Một thành viên Gemadept Hải Phòng đã phản ánh vướng mắc về việc gia hạn thời gian vận chuyển đối với hàng nhập chuyển cảng từ cảng Cái Mép đến cảng Nam Hải (Hải Phòng) và hàng xuất từ cảng Nam Hải (Hải Phòng) đi cảng Cái Mép.

Từ ngày 13/5/2020, Công ty thực hiện vận chuyển hàng hóa xuất khẩu chuyển từ Cảng Nam Hải đến các cảng tại Bà Rịa-Vũng Tàu (Cảng Gemalink, CMIT, TCTT, TCIT, SSIT) – cảng Hồ Chí Minh (SP – ITC) và ngược lại vận chuyển hàng hóa nhập khẩu chuyển từ các cảng Hồ Chí Minh, Bà Rịa-Vũng Tàu đến cảng Nam Hải. Quãng đường thủy vận chuyển từ TP Hồ Chí Minh ra Hải Phòng là 2000 km.

Hãng tàu của Công ty thực hiện xếp hàng từ cảng Cái Mép, cảng Hồ Chí Minh khởi hành ra cảng Hải Phòng dỡ hàng và xếp hàng xuất khẩu rồi tiếp tục cập Cảng Đà Nẵng, Quy Nhơn sau đó quay về cụm cảng Cái Mép và TP Hồ Chí Minh.

Thời gian làm hàng tại các cảng dao động từ 22 tiếng đến 26 tiếng, trong khi đó các cảng tại khu vực Cái Mép và TP Hồ Chí Minh đều đang hoạt động ở trạng thái hết công suất vì lượng tàu nhiều và việc di chuyển tàu trong các cảng thuộc TP Hồ Chí Minh phải chờ thủy triều thích hợp bố trí tại các cảng.

Đặc biệt hiện nay, tình hình dịch Covid-19 tại TP Hồ Chí Minh đang diễn biến phức tạp, tàu bố trí cập cảng khai thác thường xuyên thay đổi lịch, tàu nằm chờ cầu bến, kiểm soát phòng chống dịch Covid nên thời gian vận chuyển từ Hải Phòng đến Cái Mép hoặc TP Hồ Chí Minh thường quá thời gian vận chuyển 5 ngày.

Trước những khó khăn về thời gian vận chuyển, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động vận tải biển, công ty đề nghị điều chỉnh thời gian vận chuyển hàng hóa vận chuyển bằng đường thủy với quãng đường trên 500km tại tờ khai vận chuyển độc lập từ 5 ngày thành 7 ngày. Công ty cam kết vận chuyển hàng hóa đúng tuyến đường lộ trình và nguyên trạng hàng hóa đã được cơ quan Hải quan phê duyệt.

Trước đề nghị của doanh nghiệp, để tháo gỡ khó khăn, tạo thuận lợi cho hoạt động vận tải thủy nội địa trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19, phù hợp với thực tiễn, đồng thời vẫn đảm bảo công tác giám sát quản lý về hải quan, Tổng cục Hải quan đã hướng dẫn doanh nghiệp và các cục hải quan tỉnh, thành phố (TP Hồ Chí Minh, Bà Rịa-Vũng Tàu, Hải Phòng) thời gian vận chuyển hàng hóa từ cảng Nam Hải (Hải Phòng) đến các cảng thuộc TP Hồ Chí Minh, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu và ngược lại bằng đường thủy nội địa.

Cụ thể, thời gian dự kiến kết thúc vận chuyển không quá 7 ngày đối với quãng đường trên 500km.

Nguồn: HẢI QUAN ONLINE

 CHÚNG TÔI CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ UY TÍN

   – Dịch vụ lập BÁO CÁO QUYẾT TOÁN  theo Thông tư 39/2018/TT-BTC

– Dịch vụ tư vấn Setup hệ thống Quản lý Kho gia công Xuất nhập khẩu

– Phần mềm quản lý kho Exim 

– ĐÀO TẠO:  Nâng cao nghiệp vụ cho Nhân sự trong Doanh nghiệp gia công

   EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu

Giấy, Hà Nội.

– Hotline: 0972 181 589

– Email: exim.com.vn@gmail.com

– Website: Exim.com.vn

Rà soát vướng mắc về thủ tục, thuế XNK trong thực tiễn để sửa đổi

Các đơn vị hải quan địa phương tiếp tục tổ chức rà soát các vướng mắc trong thực tiễn chưa được giải quyết, đề xuất phương án xử lý, nghiên cứu kỹ nội dung dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư 38/2015/TT-BTC, Thông tư 39/2018/TT-BTC và đề xuất cụ thể các nội dung sửa đổi.


Đó là yêu cầu của Tổng cục Hải quan đối với các cục hải quan tỉnh, thành phố trong việc sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC và Thông tư 39/2018/TT-BTC về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.

Trước đó, thực hiện theo chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan đã xây dựng dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư 38/2015/TT-BTC và Thông tư 39/2018/TT-BTC và lấy ý kiến tham gia các đơn vị thuộc và trực thuộc thông qua các hội thảo và bằng văn bản.

Trên cơ sở ý kiến tham gia của các đơn vị trong và ngoài ngành ,Tổng cục Hải quan đã nghiên cứu, tiếp thu, hoàn thiện dự thảo thông tư để báo cáo lãnh đạo Bộ Tài chính gửi Vụ Pháp chế Bộ Tài chính để thẩm định.

Thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Tài chính về việc rà soát hoàn thiện dự thảo Thông tư sửa đổi theo dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 08/2015/NĐ-CP, Tổng cục Hải quan tiếp tục yêu cầu các đơn vị tổ chức rà soát các vướng mắc trong thực tiễn chưa được giải quyết, đề xuất phương án xử lý, nghiên cứu kỹ nội dung dự thảo Thông tư và đề xuất cụ thể các nội dung sửa đổi.

Theo đó, một số nội dung được sửa đổi, bổ sung tại dự thảo Thông tư gồm: quyền và nghĩa vụ của người khai hải quan, người nộp thuế; trách nhiệm và quyền hạn của cơ quan hải quan, công chức hải quan; quy định về nộp, xác nhận và sử dụng các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan, hồ sơ thuế; hồ sơ xác định trước mã số, xuất xứ, trị giá hải quan; áp dụng biện pháp kiểm tra hải quan trong quá trình làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; quản lý rủi ro đối với doanh nghiệp giải thể, phá sản, bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, ngừng hoạt động, tạm ngừng hoạt động, không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký; hồ sơ hải quan khi làm thủ tục hải quan.

Bên cạnh đó các vấn đề như: lưu giữ hồ sơ hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; khai bổ sung hồ sơ hải quan hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; Hủy tờ khai hải quan; kiểm tra giấy phép xuất khẩu, giấy phép nhập khẩu; kết quả kiểm tra chuyên ngành; thủ tục hải quan đối với hàng hoá quá cảnh; Thủ tục hải quan đối với hàng hoá trung chuyển tại cảng biển; thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu chuyển cửa khẩu thực hiện thủ tục theo hình thức vận chuyển độc lập; giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu qua khu vực cửa khẩu, cảng, kho, bãi, địa điểm chưa kết nối Hệ thống…

Nguồn: HẢI QUAN ONLINE

 CHÚNG TÔI CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ UY TÍN

   – Dịch vụ lập BÁO CÁO QUYẾT TOÁN  theo Thông tư 39/2018/TT-BTC

– Dịch vụ tư vấn Setup hệ thống Quản lý Kho gia công Xuất nhập khẩu

– Phần mềm quản lý kho Exim 

– ĐÀO TẠO:  Nâng cao nghiệp vụ cho Nhân sự trong Doanh nghiệp gia công

   EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu

Giấy, Hà Nội.

– Hotline: 0972 181 589

– Email: exim.com.vn@gmail.com

– Website: Exim.com.vn

BẢNG KÊ KHAI HÀNG HÓA XUẤT KHẨU ĐẠT TIÊU CHÍ CTC


Tên file: BẢNG KÊ KHAI HÀNG HÓA XUẤT KHẨU ĐẠT TIÊU CHÍ CTC


 

 CHÚNG TÔI CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ UY TÍN

   – Dịch vụ lập BÁO CÁO QUYẾT TOÁN  theo Thông tư 39/2018/TT-BTC

– Dịch vụ tư vấn Setup hệ thống Quản lý Kho gia công Xuất nhập khẩu

– Phần mềm quản lý kho Exim 

– ĐÀO TẠO:  Nâng cao nghiệp vụ cho Nhân sự trong Doanh nghiệp gia công

   EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu

Giấy, Hà Nội.

– Hotline: 0972 181 589

– Email: exim.com.vn@gmail.com

– Website: Exim.com.vn

Không hạn chế vận chuyển hàng hóa đi, đến Cảng hàng không QT Tân Sơn Nhất

Cục Hàng không Việt Nam vừa ban hành kế hoạch phối hợp, hỗ trợ hoạt động vận tải hàng không cho TPHCM và các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Long An.

Theo đó, Cục Hàng không Việt Nam yêu cầu công tác vận chuyển hàng không để đưa người, phương tiện, trang thiết bị phục vụ công tác điều hành của Chính phủ trong công tác phòng, chống dịch Covid-19 phải được thực hiện nhanh chóng, kịp thời. Duy trì chuỗi cung ứng hàng hóa thông suốt, liên tục trong thời gian tăng cường giãn cách xã hội; đồng thời phải đảm bảo an ninh, an toàn hàng không, các yêu cầu quy định về phòng chống dịch qua đường hàng không và phối hợp nhịp nhàng để hạn chế tác động tiêu cực đến hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa tại Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất.

Nội dung của Kế hoạch vận chuyển bao gồm vận chuyển hành khách và hàng hóa. Đối với đối tượng là hành khách, Cục Hàng không Việt Nam (HKVN) yêu cầu khách công vụ phải có văn bản thông báo, điều động công tác của các cơ quan nhà nước. Hành khách là các lực lượng y tế tham gia phòng, chống dịch (dân sự và quân y) phải có văn bản của Bộ Y tế hoặc các cơ sở y tế.

Đối với hành khách là các nhóm công dân có tổ chức đang làm việc sinh sống ở các khu vực phía Nam hồi hương trên cơ sở đề nghị của địa phương (có kế hoạch đưa/đón, tiếp nhận cách ly cụ thể) và văn bản phối hợp, đồng ý cho người dân di biến động của các tỉnh phía Nam và TPHCM (có cảng hàng không).

Các trường hợp công dân được các địa phương đang thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 (nơi đi, nơi đến) cho phép di biến động theo Công điện số 1063/CĐ-TTCP ngày 31/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ; các trường hợp nối chuyến trực tiếp từ chuyến bay nội địa sang chuyến bay quốc tế của hãng hàng không Việt Nam.

Đối với các hoạt động vận chuyển hàng hóa, không hạn chế vận chuyển hàng hóa đi/đến Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất. Các hãng hàng không được cấp phép bay theo nhu cầu, bao gồm cả các chuyến bay chở hàng trên khoang khách (không có khách) và chở hàng trên khoang hành khách có kết hợp chở khách đã được Cục HKVN ban hành quy trình vận chuyển đối với từng chủng loại tàu bay, bảo đảm đáp ứng các tiêu chuẩn về an ninh, an toàn hàng không của Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế (ICAO).

Ngoài ra, Cục HKVN sẽ xây dựng quy trình xem xét hồ sơ hành khách và cấp phép bay thực hiện trên môi trường trực tuyến với thành phần bao gồm lãnh đạo Cục HKVN, các hãng hàng không Việt Nam, các Cảng vụ hàng không nhằm đảm bảo việc xử lý phép bay liên tục 24/7.

Nguồn: HẢI QUAN VIỆT NAM

 CHÚNG TÔI CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ UY TÍN

   – Dịch vụ lập BÁO CÁO QUYẾT TOÁN  theo Thông tư 39/2018/TT-BTC

– Dịch vụ tư vấn Setup hệ thống Quản lý Kho gia công Xuất nhập khẩu

– Phần mềm quản lý kho Exim 

– ĐÀO TẠO:  Nâng cao nghiệp vụ cho Nhân sự trong Doanh nghiệp gia công

   EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu

Giấy, Hà Nội.

– Hotline: 0972 181 589

– Email: exim.com.vn@gmail.com

– Website: Exim.com.vn

THỦ TỤC KHAI BÁO, CÁCH TÍNH VÀ NỘP THUẾ NK LIÊN QUAN ĐẾN PHÍ BẢN QUYỀN

HƯỚNG DẪN THỦ TỤC KHAI BÁO, CÁCH TÍNH VÀ NỘP THUẾ NK LIÊN QUAN ĐẾN PHÍ BẢN QUYỀN

Công ty chúng tôi là doanh nghiệp có vốn nước ngoài chuyên nhập khẩu hàng thời trang (giày dép, quần áo ). Sắp tới chúng tôi sẽ nhập khẩu quần áo giày dép thuộc nhãn hiệu Converse . Theo thỏa thuận trong hợp đồng phí bản quyền sẽ được tính dựa vào doanh thu. Vì vậy phí bản quyền phải trả của Công ty không xác định được tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan do phụ thuộc vào doanh thu thuần hàng tháng của các sản phẩm .
Bên cạnh đó căn cứ quy định tại điểm b khoản 3 Điều 7 Thông tư số 06/2021/TT-BTC ngày 22/01/2021 của Bộ Tài chính thì trường hợp hàng hóa có khoản thực thanh toán, hàng hóa có các khoản điều chỉnh cộng vào trị giá hải quan chưa xác định được tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan thì thời hạn nộp thuế là 05 ngày làm việc kể từ thời điểm người nhập khẩu xác định được các khoản này.
Người nhập khẩu căn cứ hồ sơ, chứng từ, tài liệu có liên quan để xác định và chịu trách nhiệm về thời điểm xác định được các khoản điều chỉnh cộng vào trị giá hải quan (trong đó có phí bản quyền) chưa xác định được tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan để kê khai, nộp thuế với cơ quan hải quan.
Thời điểm xác định được các khoản điều chỉnh cộng vào trị giá hải quan có thể căn cứ vào ngày người nhập khẩu nhận được chứng từ đề nghị thanh toán của đối tác hoặc ngày ký kết các biên bản xác nhận khoản phải thanh toán… Tùy thuộc vào hồ sơ, chứng từ tài liệu có liên quan của doanh nghiệp.
Như vậy theo công ty chúng tôi hiểu, khi nhập hàng về đến khi bán hết hàng để xác định được các khoảng phải cộng ( có thể từ 2 đến 4 tháng ) thì trong vòng 5 ngày doanh nghiệp phải kê khai việc nộp thuế và điều chỉnh trên hệ thống. Như vậy công ty chúng tôi có bị phạt vì chậm nộp thuế hay không?

GIẢI ĐÁP THẮC MẮC

Do không có hồ sơ cụ thể và nội dung thông tin Công ty cung cấp chưa đầy đủ nên Cơ quan Hải quan không có cơ sở để trả lời chính xác nội dung bạn đề nghị. Tuy nhiên căn cứ nội dung câu hỏi, Cơ quan Hải quan có ý kiến trao đổi như sau:
– Điểm b khoản 4 Điều 55 Luật Quản lý thuế năm 2019 quy định “Thời hạn nộp thuế đối với …hàng hóa có khoản thực thanh toán, hàng hóa có các khoản điều chỉnh cộng vào trị giá hải quan chưa xác định được tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan được thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính.”
Trên cơ sở đó, điểm b khoản 3 Điều 7 Thông tư số 06/2021/TT-BTC ngày 22/01/2021 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế ngày 13 tháng 06 năm 2013 về quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu quy định:
“Thời hạn nộp tiền thuế đối với trường hợp hàng hóa có khoản thực thanh toán, hàng hóa có các khoản điều chỉnh cộng vào trị giá hải quan chưa xác định được tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan thực hiện như sau:
a) Người nộp thuế phải tạm nộp thuế theo giá khai báo trước khi thông quan hoặc giải phóng hàng. Thời hạn nộp thuế thực hiện theo quy định của Điều 9 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
b) Trường hợp có các khoản thực thanh toán, các khoản điều chỉnh cộng vào trị giá hải quan, thời hạn nộp thuế là 05 ngày làm việc kể từ thời điểm người nhập khẩu xác định được các khoản này”.
Do đó, trường hợp doanh nghiệp đã kê khai, nộp thuế theo đúng thời hạn quy định tại điểm a và điểm b khoản 3 Điều 7 Thông tư số 06/2021/TT-BTC ngày 22/01/2021 của Bộ Tài chính thì không có hành vi vi phạm quy định về thời hạn nộp thuế.
Việc xử phạt vi phạm phải dựa vào hồ sơ vụ việc cụ thể, căn cứ vào hành vi vi phạm, tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm, đối tượng vi phạm và tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng để xử lý. Việc kê khai thuế liên quan đến phí bản quyền được quy định cụ thể tại Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn liên quan (Thông tư 39/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính quy định về trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 60/2019/TT-BTC ngày 30/8/2019 của Bộ Tài chính; Thông tư số 06/2021/TT-BTC ngày 22/01/2021 của Bộ Tài chính; …). Do đó, đề nghị Công ty nghiên cứu các quy định, văn bản nêu trên và liên hệ trực tiếp với cơ quan Hải quan nơi làm thủ tục hải quan để được xem xét, giải quyết và hướng dẫn cụ thể về cách kê khai thuế liên quan đến phí bản quyền.

 CHÚNG TÔI CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ UY TÍN

   – Dịch vụ lập BÁO CÁO QUYẾT TOÁN  theo Thông tư 39/2018/TT-BTC

– Dịch vụ tư vấn Setup hệ thống Quản lý Kho gia công Xuất nhập khẩu

– Phần mềm quản lý kho Exim 

– ĐÀO TẠO:  Nâng cao nghiệp vụ cho Nhân sự trong Doanh nghiệp gia công

   EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu

Giấy, Hà Nội.

– Hotline: 0972 181 589

– Email: exim.com.vn@gmail.com

– Website: Exim.com.vn

Miễn thuế NK nếu hàng được phép tiêu hủy thực hiện đầy đủ các thủ tục sau

Theo Tổng cục Hải quan, trường hợp hàng hóa được phép tiêu hủy và thực hiện đầy đủ các thủ tục theo quy định của pháp luật thì được miễn thuế NK.

Công ty TNHH LG Electronics Việt Nam Hải Phòng thắc mắc liên quan đến thủ tục hải quan khi tiêu hủy nguyên vật liệu, sản phẩm XK, phế liệu phế phẩm, máy móc thiết bị tạo tài sản cố định.

Về vấn đề này, theo Tổng cục Hải quan, khoản 1 Điều 12 Nghị định 134/2016/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 6 Điều 1 Nghị định 18/2021/NĐ-CP ngày 11/3/2021 của Chính phủ quy định về miễn thuế đối với hàng hóa NK để sản xuất hàng hóa XK; điểm d khoản 3 Điều 64 Thông tư 38/2015/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung tại khoản 42 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT BTC của Bộ Tài chính quy định về tiêu hủy nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị, phế liệu, phế phẩm tại Việt Nam.

Cụ thể, đối với việc gửi thông báo cho cơ quan Hải quan trước khi tiêu hủy hàng hóa nhập sản xuất XK mã loại hình E31: “Tổ chức, cá nhân có văn bản gửi chi cục hải quan nơi NK nguyên liệu, vật tư phương án sơ hủy, tiêu hủy nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị, phế liệu, phế phẩm, trong đó nêu rõ hình thức, địa điểm tiêu hủy. Tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm thực hiện việc tiêu hủy theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường”.

Theo đó, hàng hóa NK để sản xuất XK phải tiêu hủy gồm: Nguyên liệu, vật tư dư thừa, phế liệu, phế phẩm, thành phẩm hư hỏng phải tiêu hủy kể từ ngày 25/4/2021 (ngày có hiệu lực của Nghị định 18/2021/NĐ-CP) được miễn thuế NK. DN phải có văn bản thông báo với cơ quan Hải quan trước khi tiêu hủy, nêu rõ hình thức tiêu hủy, địa điểm tiêu hủy. Việc tiêu hủy phải thực hiện theo quy định của pháp luật về môi trường.

Đối với việc tiêu hủy hàng hóa NK tạo tài sản cố định, khoản 11 Điều 16 Luật Thuế XK, thuế NK số 107/2016/QH13 quy định về miễn thuế đối với hàng hóa NK để tạo tài sản cố định của đối tượng được hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư, bao gồm: Máy móc, thiết bị; linh kiện, chi tiết, bộ phận rời, phụ tùng để lắp ráp đồng bộ hoặc sử dụng đồng bộ với máy móc, thiết bị; nguyên liệu, vật tư dùng để chế tạo máy móc, thiết bị hoặc để chế tạo linh kiện, chi tiết, bộ phận rời, phụ tùng của máy móc, thiết bị; phương tiện vận tải chuyên dùng trong dây chuyền công nghệ sử dụng trực tiếp cho hoạt động sản xuất của dự án; vật tư xây dựng trong nước chưa sản xuất được.

Trong đó, việc miễn thuế NK đối với hàng hóa NK quy định tại khoản 11 Điều 16 Luật Thuế XK, thuế NK số 107/2016/QH13 được áp dụng cho cả dự án đầu tư mới và dự án đầu tư mở rộng.

Tại Điều 31 Nghị định 134/2016/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 14 Điều 1 Nghị định 18/2021/NĐ-CP quy định về hồ sơ, thủ tục miễn thuế khi làm thủ tục hải quan: “Hàng hóa NK thuộc các trường hợp quy định tại Điều 16 Luật Thuế XK, thế NK (trừ trường hợp quy định tại khoản 6, khoản 7 Điều 16) buộc phải tiêu hủy và thực tế đã tiêu hủy theo quy định của pháp luật được miễn thuế NK. Việc tiêu hủy phải tuân thủ theo các quy định của pháp luật có liên quan và có sự giám sát trực tiếp của công chức Hải quan. Trước khi tiêu hủy, người nộp thuế phải có văn bản thông báo cho cơ quan Hải quan nêu rõ lý do tiêu hủy, tên gọi hàng hóa tiêu hủy, thời gian và địa điểm tiêu hủy; văn bản cho phép tiêu hủy của cơ quan quản lý chuyên ngành hoặc Sở Tài nguyên và Môi trường”.

Đối chiếu với các quy định hiện hành, việc tiêu hủy hàng hóa NK tạo tài sản cố định đã được miễn thuế theo quy định tại Luật Thuế XK, thuế NK phải tuân theo quy định của pháp luật có liên quan và có sự giám sát trực tiếp của công chức Hải quan.

Trước khi tiêu hủy, người nộp thuế phải thông báo cho cơ quan Hải quan về hàng hóa tiêu hủy, lý do tiêu hủy, thời gian và địa điểm tiêu hủy, văn bản cho phép tiêu hủy của cơ quan có thẩm quyền theo quy định. Trường hợp hàng hóa được phép tiêu hủy và thực hiện đầy đủ các thủ tục theo quy định của pháp luật thì được miễn thuế NK.

Nguồn: HẢI QUAN ONLINE

 CHÚNG TÔI CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ UY TÍN

   – Dịch vụ lập BÁO CÁO QUYẾT TOÁN  theo Thông tư 39/2018/TT-BTC

– Dịch vụ tư vấn Setup hệ thống Quản lý Kho gia công Xuất nhập khẩu

– Phần mềm quản lý kho Exim 

– ĐÀO TẠO:  Nâng cao nghiệp vụ cho Nhân sự trong Doanh nghiệp gia công

   EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu

Giấy, Hà Nội.

– Hotline: 0972 181 589

– Email: exim.com.vn@gmail.com

– Website: Exim.com.vn

HOÀN TIỀN THUẾ THỪA HÀNG TẠM NHẬP TÁI XUẤT THEO HĐ THUÊ THIẾT BỊ

Tháng 12/2019, Công ty chúng tôi có tạm nhập một số máy móc thiết bị để phục vụ thi công dự án (G12) theo hợp đồng thuê thiết bị (1% trị giá thiết bị/ 1 tháng) và nộp thuế theo trị giá thuê thiết bị trong 12 tháng. Đến 06/2020 chúng tôi đã tái xuất các máy móc thiết bị thi công dự án đi (G22).
Vậy công ty chúng tôi có được hoàn trả lại số tiền thuế còn thừa 6 tháng còn lại không ? Và được quy định trong thông tư hay nghị định nào ?

Trả lời vướng mắc:

Căn cứ quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 19 Luật Thuế XK, thuế NK quy định trường hợp hoàn thuế đối với người nộp thuế đã nộp thuế đối với máy móc, thiết bị, dụng cụ, phương tiện vận chuyển của các tổ chức, cá nhân được phép TNTX, trừ trường hợp đi thuê để thực hiện các dự án đầu tư, thi công xây dựng, lắp đặt công trình, phục vụ sản xuất, khi tái xuất ra nước ngoài hoặc xuất vào khu phi thuế quan.
Căn cứ Điều 35 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 1/9/2016 của Chính phủ quy định hoàn thuế đối với máy móc, thiết bị, dụng cụ, phương tiện vận chuyển của các tổ chức, cá nhân được phép tạm nhập, tái xuất.
Căn cứ tại khoản 9 Điều 1 Thông tư số 60/2019/TT-BTC ngày 30/8/2019 của Bộ Tài chính (sửa đổi, bổ sung khoản 9 Điều 17 Thông tư số 39/2015/TT-BTC) hướng dẫn đối với hàng hóa nhập khẩu là hàng hóa đi thuê, trị giá hải quan là trị giá khai báo được xác định trên cơ sở giá thực tế đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán để thuê hàng hóa và các khoản chi phí khác mà người đi thuê phải trả để đưa hàng hóa đến cửa khẩu nhập đầu tiên, phù hợp với chứng từ, tài liệu có liên quan đến hàng hóa đi thuê.
Căn cứ quy định tại Điều 20 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 (được sửa đổi bổ sung tại khoản 9 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC của Bộ Tài chính) hướng dẫn việc khai bổ sung hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
Đối chiếu với quy định nêu trên thì trường hợp đi thuê máy móc, thiết bị để phục vụ dự án đầu tư không thuộc các trường hợp khai bổ sung để điều chỉnh lại trị giá hải quan để tính thuế nhập khẩu. Do đó không có cơ sở để cơ quan hải quan hoàn thuế nhập khẩu.

 CHÚNG TÔI CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ UY TÍN

   – Dịch vụ lập BÁO CÁO QUYẾT TOÁN  theo Thông tư 39/2018/TT-BTC

– Dịch vụ tư vấn Setup hệ thống Quản lý Kho gia công Xuất nhập khẩu

– Phần mềm quản lý kho Exim 

– ĐÀO TẠO:  Nâng cao nghiệp vụ cho Nhân sự trong Doanh nghiệp gia công

   EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu

Giấy, Hà Nội.

– Hotline: 0972 181 589

– Email: exim.com.vn@gmail.com

– Website: Exim.com.vn

SỐ HÀNG XUẤT TRẢ THEO LOẠI HÌNH B13 CÓ ĐƯỢC HOÀN THUẾ VAT KHÔNG?

Hoàn thuế VAT hàng xuất trả theo loại hình B13

❓Bên e có nhập hàng là linh kiện phanh xe máy theo loại hình A12 về để sx kinh doanh.
Tuy nhiên , bên e phát hiện 1 số hàng chưa đúng chúng loại ( hàng chưa qua sử dụng)
Bên e đã tiến hành xuất trả hàng theo loại hình B13 .
Vậy cho e hỏi : Số hàng xuất trả theo loại hình B13 bên e có được hoàn thuế VAT không ạ?
Nếu được hoàn thì thủ tục như thế nào ? và cơ quan nào tiếp nhận hồ sợ ạ ( cơ quan hải quan hay cơ quan thuế ạ)

✅Trả lời vướng mắc:

Ngày 14/3/2019 Tổng cục Hải quan đã có công văn số 1453/TCHQ-TXNK gửi các Cục hải quan tỉnh, thành phố hướng dẫn xử lý việc hoàn thuế GTGT đối với hàng hóa nhập khẩu sau đó xuất khẩu trả lại.

1. Đối với tờ khai xuất khẩu đăng ký trước ngày 01/07/2016:

Căn cứ khoản 13 Điều 1 Luật số 21/2012/QH13 ngày 20/11/2012 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế; Khoản 1, Điều 29 Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22/07/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế; Khoản 1 Điều 49 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015 của Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, thì: đối với hàng hóa nhập khẩu sau đó tái xuất trở lại chủ hàng nước ngoài, tờ khai xuất khẩu đăng ký trước ngày 01/07/2016, cơ quan hải quan thực hiện xử lý tiền thuế GTGT nộp thừa theo đúng quy định.

2. Đối với tờ khai xuất khẩu đăng ký từ ngày 01/07/2016 đến trước ngày 01/02/2018:

Ngày 2/4/2018, Bộ Tài chính đã có công văn số 3761/BTC-CST hướng dẫn thực hiện (gửi kèm). Theo đó, trường hợp doanh nghiệp đã nộp thuế GTGT đối với hàng nhập khẩu nhưng sau đó xuất khẩu trả lại chủ hàng nước ngoài, tờ khai xuất khẩu đăng ký từ ngày 01/07/2016 đến trước ngày 01/02/2018 thì không được hoàn thuế mà thực hiện kê khai, khấu trừ theo quy định tại khoản 3 Điều 1 Thông tư 130/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính.
Đề nghị công ty liên hệ cơ quan thuế địa phương để được hướng dẫn chi tiết.

3. Đối với tờ khai xuất khẩu đăng ký từ ngày 01/02/2018:

Căn cứ Điều 47 Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 13 Điều 1 Luật số 21/2012/QH13;
Căn cứ khoản 2 Điều 1 Nghị định số 146/2017/NĐ-CP ngày 15/12/2017 của Chính phủ;
Căn cứ khoản 64 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Điều 131 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính.
Đề nghị Công ty căn cứ các quy định trên đối chiếu với trường hợp phát sinh cụ thể để thực hiện theo quy định.

 CHÚNG TÔI CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ UY TÍN

   – Dịch vụ lập BÁO CÁO QUYẾT TOÁN  theo Thông tư 39/2018/TT-BTC

– Dịch vụ tư vấn Setup hệ thống Quản lý Kho gia công Xuất nhập khẩu

– Phần mềm quản lý kho Exim 

– ĐÀO TẠO:  Nâng cao nghiệp vụ cho Nhân sự trong Doanh nghiệp gia công

   EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu

Giấy, Hà Nội.

– Hotline: 0972 181 589

– Email: exim.com.vn@gmail.com

– Website: Exim.com.vn

Nguyên phụ liệu xuất chuyển tiếp từ HĐ Gia công này sang HĐGC khác trong BCQT

NGUYÊN PHỤ LIỆU XUẤT CHUYỂN TIẾP TỪ HỢP ĐỒNG GIA CÔNG NÀY SANG HĐ GIA CÔNG KHÁC TRONG BÁO CÁO QUYẾT TOÁN

❓Công ty chúng tôi có ký kết hợp đồng gia công với đối tác nước ngoài, có nhập khẩu NPL về để SX hàng gia công xuất cho đối tác, tới 31/03/2021 hết thời hạn hợp đồng, công ty chúng tôi mở tờ khai xuất E54 NPL dư (bao gồm 152,154,155 xuất theo chỉ định sang đối tác khác).
Vậy vấn đề khi làm báo cáo quyết toán, số liệu của tờ khai xuất E54 này được thể hiện ở cột nào?
“Theo như hướng dẫn ghi chú của mẫu 15/BCQT-NVL/GSQL thì được thể hiện ở cột (10). Nếu công ty thực hiện như vậy tồn kho sẽ bị âm. Vì tồn đầu mẫu 15 năm trước là NVL tồn kho số lượng ít hơn so với lượng xuất E54.”
Gặp phải trường hợp này xin ban tư vấn hướng dẫn cách để DN chúng tôi làm BCQT được chính xác

✅Trả lời vướng mắc:

Căn cứ hướng dẫn lập mẫu số 15/BCQT-NVL/GSQL tại Phụ lục II Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018 của Bộ Tài chính quy định:
Cột (7): Là lượng nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu nhưng phải xuất trả đối tác ở nước ngoài, xuất sang nước thứ 3 hoặc xuất vào khu phi thuế quan, DNCX hoặc chuyển nguyên liệu, vật tư từ hợp đồng gia công này sang hợp đồng gia công cùng hoặc khác đối tác nhận gia công.
Như vậy, căn cứ quy định trên đối với lượng xuất sang hợp đồng khác (xuất E54) Công ty đưa vào cột 7.

 CHÚNG TÔI CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ UY TÍN

   – Dịch vụ lập BÁO CÁO QUYẾT TOÁN  theo Thông tư 39/2018/TT-BTC

– Dịch vụ tư vấn Setup hệ thống Quản lý Kho gia công Xuất nhập khẩu

– Phần mềm quản lý kho Exim 

– ĐÀO TẠO:  Nâng cao nghiệp vụ cho Nhân sự trong Doanh nghiệp gia công

   EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu

Giấy, Hà Nội.

– Hotline: 0972 181 589

– Email: exim.com.vn@gmail.com

– Website: Exim.com.vn

Bổ sung, kết cấu lại nhiều quy định trong kiểm tra sau thông quan

Những vướng mắc trong việc thực hiện các quy định về kiểm tra sau thông quan tại Nghị định 08/2015/NĐ-CP sẽ được sửa đổi nhằm thống nhất quy trình thực hiện.

Các nội dung về kiểm tra sau thông quan (KTSTQ) hiện đang được quy định từ Điều 97 đến Điều 100 của Nghị định 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 50 Điều 1 Nghị định 59/2018/NĐ-CP ngày 20/4/2018 của Chính phủ.

Theo Tổng cục Hải quan, trong quá trình thực hiện đã phát sinh một số vướng mắc nội dung quy định tại Điều 97 (KTSTQ tại trụ sở cơ quan Hải quan) và Điều 98 (KTSTQ tại trụ sở người khai hải quan) chưa tương ứng với nhau về bố cục.

Bên cạnh đó, quy định về thẩm quyền quyết định KTSTQ tại trụ sở người khai hải quan tại Điều 98 còn một số bất cập.

Cụ thể tại khoản 1 Điều 98 đưa ra trường hợp loại trừ: “trừ các hồ sơ hải quan đã được kiểm tra theo quy định tại Khoản 1 Điều 97 Nghị định này”, nội dung này mâu thuẫn với nội dung tại Khoản 1 Điều 97 “Trường hợp khối lượng hàng hóa lớn, chủng loại hàng hóa phức tạp, có rủi ro về thuế, Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố thực hiện ban hành Quyết định kiểm tra sau thông quan tại trụ sở người khai hải quan”.

Bên cạnh đó theo quy định tại các điểm a, b, c khoản 2 Điều 98 thì doanh nghiệp trọng điểm do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan quyết định KTSTQ, doanh nghiệp khác đều thuộc địa bàn quản lý của Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố, như vậy Cục trưởng Cục KTSTQ không quyết định KTSTQ đối với doanh nghiệp nào. Điều này mâu thuẫn với quy định tại khoản 1 Điều 80 Luật Hải quan “Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan, Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan quyết định kiểm tra sau thông quan trong phạm vi toàn quốc”.

Cũng về vấn đề KTSTQ, theo Tổng cục Hải quan tại khoản 2 Điều 99 cần làm rõ hơn các trường hợp tạm dừng và phương thức xử lý đối với trường hợp tạm dừng 1 thời gian khi đoàn kiểm tra đang thực hiện kiểm tra.

Một số trường hợp thực tiễn như doanh nghiệp đang được KTSTQ bị bão lũ bất ngờ nên cần thời gian 1-2 ngày chờ nước rút, sửa chữa dột, sấy khô tài liệu bị ướt, hoặc người đại diện cho doanh nghiệp đang tiếp đoàn kiểm tra bị đau ốm, tai nạn bất ngờ; có doanh nghiệp dữ liệu quá lớn nên cần thêm thời gian để chuẩn bị bảng biểu tổng hợp phục vụ công tác KTSTQ hoặc thực tiễn kiểm tra thì Đoàn Kiểm tra cần xác minh, điều tra để làm rõ một số nội dung trước khi tiếp tục kiểm tra…

Do vậy, dự thảo Nghị định cần bổ sung, làm rõ để tránh sự tùy tiện, tùy ý; tất cả việc tạm dừng đều phải do người ban hành Quyết định kiểm tra xem xét quyết định.

Ngoài ra tại Điều 100 về xử lý kết quả KTSTQ, hiện đang quy định 4 trường hợp. Trong đó các nội dung có sự lặp lại, chưa giải quyết được vướng mắc khi người có thẩm quyền quyết định kiểm tra nhưng không trực tiếp thực hiện các nội dung xử lý kết quả KTSTQ; nội dung a) ban hành quyết định ấn định thuế nằm trong nội dung b) ban hành các quyết định hành chính về thuế; chưa có nội dung xử lý theo quy định Luật xử lý vi phạm hành chính; nội dung xử lý theo Bộ Luật tố tụng hình sự chưa đầy đủ các hình thức (khởi tố theo thẩm quyền/kiến nghị khởi tố/chuyển tin)…

Để xử lý những vấn đề vướng mắc, tại dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 08/2015/NĐ-CP, Ban soạn thảo sẽ bố cục lại Điều 97 (KTSTQ tại trụ sở cơ quan hải quan) và Điều 98 (KTSTQ tại trụ sở người khai hải quan) đảm bảo sự tương ứng theo hướng mỗi Điều gồm 3 nội dung chính: 1. Thẩm quyền quyết định; 2. Quy định về Thông báo kết quả kiểm tra/ Kết luận KTSTQ; 3. Giao Bộ Tài chính hướng dẫn.

Bên cạnh đó, tại Điều 98 sẽ bãi bỏ Khoản 1 do mâu thuẫn với Khoản 1 Điều 97; đồng thời, bổ sung nội dung tại khoản này nhằm làm rõ thẩm quyền quyết định kiểm tra sau thông quan, đảm bảo phù hợp với quy định tại Điều 80 Luật Hải quan và trên cơ sở tiếp thu một số nội dung tại Khoản 2 và 3 Điều 98 Nghị định 08/2015/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 50 Điều 1 Nghị định 59/2018/NĐ-CP).

Sửa đổi bổ sung khoản 4, 5, 6 Điều 98 thành khoản 2 Điều 98 tại dự thảo Nghị định sửa đổi nhằm đảm bảo đúng quy định về thời hạn theo Điều 80 Luật Hải quan, thống nhất mốc thời gian tính thời hạn là kể từ ngày kết thúc kiểm tra. Tại khoản 2 Điều 99 bổ sung làm rõ các trường hợp tạm dừng.

Ngoài ra, tại Điều 100 sẽ thống nhất 4 khoản thành 1 khoản về xử lý kết quả kiểm tra sau thông quan theo hướng người ban hành quyết định kiểm tra trực tiếp tổ chức thực hiện hoặc phân công cấp dưới (có thẩm quyền theo quy định pháp luật) tổ chức thực hiện xử lý kết quả KTSTQ; bổ sung nội dung xử lý theo Luật xử lý vi phạm hành chính và Bộ luật Tố tụng hình sự.

Nguồn: HẢI QUAN ONLINE

 CHÚNG TÔI CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ UY TÍN

   – Dịch vụ lập BÁO CÁO QUYẾT TOÁN  theo Thông tư 39/2018/TT-BTC

– Dịch vụ tư vấn Setup hệ thống Quản lý Kho gia công Xuất nhập khẩu

– Phần mềm quản lý kho Exim 

– ĐÀO TẠO:  Nâng cao nghiệp vụ cho Nhân sự trong Doanh nghiệp gia công

   EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu

Giấy, Hà Nội.

– Hotline: 0972 181 589

– Email: exim.com.vn@gmail.com

– Website: Exim.com.vn