Hàng nhập khẩu khu chế xuất loại hình H11 có xuất trả lại được không?

GIẢI ĐÁP: HÀNG NHẬP KHẨU KHU CHẾ XUẤT LOẠI HÌNH H11 CÓ ĐƯỢC XUẤT TRẢ LẠI CHO NƯỚC NGOÀI KHÔNG?

Công ty là doanh nghiệp chế Xuất có nhập khẩu 1 lô hàng ở nước ngoài khai báo loại hình H11 ở Hải quan Khu chế xuất Tân Thuận (hàng tặng không thanh toán), vui lòng cho hỏi công ty có được phép xuất trả lại cho bên nước ngoài không và thủ tục xuất trả như thế nào?

Trả lời qua ý kiến đã trao đổi

– Căn cứ Điều 48 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 được sửa đổi của Chính phủ quy định:
“Điều 48. Thủ tục hải quan, giám sát hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu phải tái xuất
1. Các hình thức tái xuất hàng hóa nhập khẩu đã hoàn thành thủ tục hải quan bao gồm:
a) Tái xuất để trả cho khách hàng ở nước ngoài;
b) Tái xuất sang nước thứ ba hoặc tái xuất vào khu phi thuế quan.
2. Hồ sơ hải quan:
a) Tờ khai hàng hóa xuất khẩu;
b) Văn bản chấp nhận nhận lại hàng của chủ hàng nước ngoài (nếu hàng xuất khẩu trả lại cho chủ hàng bán lô hàng này): nộp 01 bản chụp;
c) Quyết định buộc tái xuất của cơ quan có thẩm quyền (nếu có): 01 bản chụp.
3. Thủ tục hải quan thực hiện theo quy định tại Mục 5 Chương này (trừ giấy phép nhập khẩu, văn bản thông báo kết quả kiểm tra chuyên ngành).
Trường hợp người khai hải quan nộp đủ hồ sơ không thu thuế khi làm thủ tục xuất khẩu, cơ quan hải quan không thu thuế đối với hàng hóa xuất khẩu trả lại hoặc xuất khẩu sang nước thứ ba hoặc xuất khẩu vào khu phi thuế quan và quyết định việc thông quan theo quy định.
4. Trường hợp hàng hóa (trừ ma túy, vũ khí, tài liệu phản động, hóa chất độc bảng I theo công ước cấm vũ khí hóa học) chưa làm thủ tục nhập khẩu đang nằm trong khu vực giám sát hải quan nhưng do gửi nhầm lẫn, thất lạc, không có người nhận hoặc bị từ chối nhận, nếu người vận tải hoặc chủ hàng có văn bản đề nghị được tái xuất (trong đó nêu rõ lý do nhầm lẫn, thất lạc hoặc từ chối nhận) thì Chi cục trưởng Chi cục Hải quan nơi hàng hóa đang được lưu giữ tổ chức giám sát hàng hóa cho đến khi thực xuất ra khỏi lãnh thổ Việt Nam ngay tại cửa khẩu nhập.”
Đề nghị công ty tham khảo nội dung quy định trên để thực hiện. Trường hợp phát sinh vướng mắc, đề nghị công ty liên hệ trực tiếp Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai để được hướng dẫn cụ thể.
——

Dịch vụ của chúng tôi: Chúng tôi giúp doanh nghiệp Sản xuất xuất khẩu, gia công, chế xuất lập Báo cáo quyết toán theo Thông tư 39/2018/TT-BTC

+ Kèm theo bộ giải trình chi tiết

EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.
– Hotline: 0972 181 589
– Email: exim.com.vn@gmail.com

THỦ TỤC HẢI QUAN TIÊU HỦY HÀNG HÓA SẢN XUẤT XUẤT KHẨU

TƯ VẤN: THỦ TỤC HẢI QUAN TIÊU HỦY HÀNG HÓA SẢN XUẤT XUẤT KHẨU

Công ty YPVN có đợt tiêu hủy hàng hóa không đủ điều kiện để xuất khẩu vào tháng 01/2021 bao gồm các sản phẩm plastic lỗi bằng phương pháp nghiền-chôn lấp hợp vệ sinh hoàn toàn mà không kèm theo mua/bán phế liệu vào thị trường nội địa.
Xin hỏi quý đơn vị với lô chất thải nêu trên, chúng tôi có phải thực hiện mở tờ khai hải quan hay không?
Nếu có thì thủ tục mở tờ khai có khác gì so với thủ tục mở tờ khai hải quan đối với hàng hóa thông thường?

Trả lời qua ý kiến đã trao đổi

– Căn cứ khoản 3 Điều 64 Thông tư số 38/2015/TT-BTC được sửa đổi bổ sung tại khoản 42 điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định:
“42. Điều 64 được sửa đổi, bổ sung như sau:
Điều 64. Thủ tục hải quan xử lý nguyên liệu, vật tư dư thừa; phế liệu, phế phẩm; máy móc, thiết bị thuê, mượn
3. Thủ tục hải quan
d) Tiêu hủy nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị, phế liệu, phế phẩm tại Việt Nam:
d.1) Tổ chức, cá nhân có văn bản gửi Chi cục Hải quan nơi nhập khẩu nguyên liệu, vật tư phương án sơ hủy, tiêu hủy nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị, phế liệu, phế phẩm, trong đó nêu rõ hình thức, địa điểm tiêu hủy. Tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm thực hiện việc tiêu hủy theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
d.2) Cơ quan hải quan giám sát việc tiêu hủy, phế liệu, phế phẩm theo nguyên tắc quản lý rủi ro dựa trên đánh giá quá trình tuân thủ pháp luật của tổ chức, cá nhân;
d.3) Cơ quan hải quan thực hiện giám sát trực tiếp việc tiêu hủy nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị trừ trường hợp nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị tiêu hủy có trị giá dưới 1.000.000 đồng hoặc số tiền thuế dưới 50.000 đồng.
d.4) Trường hợp cơ quan hải quan giám sát trực tiếp việc tiêu hủy, khi kết thúc tiêu hủy, các bên tiến hành lập biên bản xác nhận việc tiêu hủy.
Riêng đối với tiêu hủy nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị, phế liệu, phế phẩm của doanh nghiệp ưu tiên, cơ quan hải quan không thực hiện việc giám sát.”
Như vậy, thủ tục tiêu hủy phế phẩm thực hiện theo quy định tại điểm d1 và phải có văn bản gửi Chi cục Hải quan.
——

Dịch vụ của chúng tôi: Chúng tôi giúp doanh nghiệp Sản xuất xuất khẩu, gia công, chế xuất lập Báo cáo quyết toán theo Thông tư 39/2018/TT-BTC

+ Kèm theo bộ giải trình chi tiết

EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.
– Hotline: 0972 181 589
– Email: exim.com.vn@gmail.com

DNCX CÓ ĐƯỢC PHÉP XNK HÀNG HÓA MỤC ĐÍCH THƯƠNG MẠI HAY KHÔNG?

DNCX CÓ ĐƯỢC PHÉP XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HÓA MỤC ĐÍCH BUÔN BÁN THƯƠNG MẠI HAY KHÔNG?

Công ty là DNCX, chuyên sản xuất và gia công xuất khẩu mặt hàng giày dép, đế giày, mũ giày.
Khi công ty nhập khẩu tài sản cố định thì không phải đóng thuế nhập khẩu và VAT.
Hiện công ty muốn nhập khẩu plastic dạng tấm từ Hàn Quốc, sau đó xuất khấu bán lại cho Indonesia và các nước trong khu vực. Công ty chỉ mua bán thương mại sản phẩm trên ra nước ngoài, và không qua sản xuất chế biến. Xin hỏi:
1. DNCX của em có được nhập khẩu, xuất khẩu dạng thương mại như trên không?
2. Nếu công ty được nhập như trên thì có phải đóng thuế nhập khẩu và VAT cho lô hàng không?
3. Khi đăng ký ngành nghề kinh doanh, công ty chưa đăng ký kinh doanh buôn bán plastic. Vậy công ty có cần đăng ký thêm không?

Trả lời qua ý kiến đã trao đổi

– Căn cứ khoản 1 Điều 7 Nghị định số 09/2018/NĐ-CP ngày 15/01/2018 của Chính phủ quy định:
Điều 7. Thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa.
1. Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã có quyền xuất khẩu, được xuất khẩu: Hàng hóa mua tại Việt Nam; hàng hóa do tổ chức kinh tế đó đặt gia công tại Việt Nam và hàng hóa nhập khẩu hợp pháp vào Việt Nam ra nước ngoài và khu vực hải quan riêng, theo các điều kiện sau:
a) Hàng hóa xuất khẩu không thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu; danh mục hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu; danh mục hàng hóa không được quyền xuất khẩu trong các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;
b) Đối với hàng hóa xuất khẩu thuộc danh mục hàng hóa xuất khẩu theo giấy phép, theo điều kiện, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài phải có giấy phép hoặc đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật.”
– Căn cứ khoản 2 Điều 77 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính quy định:
Điều 77. Thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu, quyền phân phối của DNCX
2. DNCX chịu trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác đối với việc thực hiện hoạt động mua bán hàng hoá và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hoá theo quy định của pháp luật. Các ưu đãi đầu tư, ưu đãi về thuế và các ưu đãi tài chính khác áp dụng đối với việc sản xuất để xuất khẩu của DNCX không áp dụng đối với hoạt động mua bán hàng hoá và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hoá của DNCX.
Như vậy, công ty phải thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh theo đúng quy định của Giấy đăng ký đầu tư. Trường hợp trên giấy chứng nhận đầu tư của công ty thể hiện công ty có quyền xuất khẩu, thì công ty được thực hiện quyền xuất khẩu hàng hóa theo quy định nêu trên.
——

Dịch vụ của chúng tôi: Chúng tôi giúp doanh nghiệp Sản xuất xuất khẩu, gia công, chế xuất lập Báo cáo quyết toán theo Thông tư 39/2018/TT-BTC

+ Kèm theo bộ giải trình chi tiết

EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.
– Hotline: 0972 181 589
– Email: exim.com.vn@gmail.com

VẤN ĐỀ MIỄN THUẾ HÀNG SẢN XUẤT XUẤT KHẨU

GIẢI ĐÁP VẦN ĐỀ: MIỄN THUẾ SẢN XUẤT XUẤT KHẨU

Công ty chúng tôi chuyên sản xuất xuất khẩu hàng may mặc các loại. Công ty chúng tôi nhập khẩu NPL trong nước để SXXK và xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài. Theo nội dung tại NGHỊ ĐỊNH 18/NĐ-CP (Điều 12.
Miễn thuế đối với hàng hóa nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu), như vậy Công ty chúng tôi sẽ được miễn thuế nhập khẩu theo quy định tại Điều 12 khoản 1 hay không?

Trả lời qua ý kiến đã trao đổi

Căn cứ điểm 6, Điều 1 Nghị định 18/2021/NĐ-CP ngày 11/03/2021 của Chính phủ về việc Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
Cục Hải quan tỉnh Đồng Nai có ý kiến như sau:
Do nội dung câu hỏi của Công ty chưa nêu cụ thể về nhập NL SXXK từ DN nội địa (XNK tại chỗ), nhập từ khu PTQ (DNCX), hay nhập khẩu từ nước ngoài….do đó không thể tư vấn chính xác. Tuy nhiên Công ty có thể tham khảo nội dung sau:
– Trường hợp nhập khẩu NL từ nước ngoài: Cty được miễn thuế nhập khẩu NL nếu sản phẩm sau khi sản xuất được xuất khẩu ra nước ngoài, xuất vào khu phi thuế quan. Lượng hàng hóa nhập khẩu được sử dụng để sản xuất sản phẩm xuất khẩu ra nước ngoài, xuất khẩu vào khu phi thuế quan, được miễn thuế là lượng hàng hóa nhập khẩu thực tế được sử dụng để sản xuất sản phẩm đã xuất khẩu.
– Trường hợp nhập khẩu NL từ nước ngoài được sử dụng để sản xuất sản phẩm xuất khẩu tại chỗ được miễn thuế nhập khẩu là lượng hàng hóa thực tế được sử dụng để sản xuất sản phẩm đã xuất khẩu tại chỗ, nếu người xuất khẩu tại chỗ thực hiện thông báo cho cơ quan hải quan thông tin về tờ khai hải quan của sản phẩm nhập khẩu tại chỗ tương ứng đã hoàn thành thủ tục nhập khẩu trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày thông quan sản phẩm xuất khẩu tại chỗ theo Mẫu số 22 Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định này.
– Trường hợp nhập khẩu NL từ DN trong nước (NK-TC): Công ty phải đóng thuế nhập khẩu khi nhập NL để SXXK. Trường hợp đã đưa sản phẩm nhập khẩu tại chỗ vào sản xuất hàng hóa xuất khẩu và thực tế đã xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài hoặc vào khu phi thuế quan thì được hoàn thuế nhập khẩu đã nộp theo quy định tại Điều 36 Nghị định này (trừ xuất khẩu tại chỗ thì không được hoàn thuế nhập khẩu).
Đề nghị Công ty nghiên cứu kỹ Nghị định 18/2021/NĐ-CP để thực hiện. Trường hợp cần thêm thông tin, đề nghị Công ty liên hệ Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai để được hướng dẫn cụ thể.
——

Dịch vụ của chúng tôi: Chúng tôi giúp doanh nghiệp Sản xuất xuất khẩu, gia công, chế xuất lập Báo cáo quyết toán theo Thông tư 39/2018/TT-BTC

+ Kèm theo bộ giải trình chi tiết

EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.
– Hotline: 0972 181 589
– Email: exim.com.vn@gmail.com

Thuế VAT hàng nhập khẩu có HScode 90230000

Giải đáp thắc mắc: Thuế VAT hàng nhập khẩu có HScode 90230000

Chúng tôi có nhu cầu nhập khẩu một số mặt hàng thuộc dạng mô hình giảng dạy (dùng cho các Trường về ngành Y) có mã HS là 90230000.

Như vậy:

1/ nếu hàng được cung cấp qua các hợp đồng trực tiếp với Trường học thì theo Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính sẽ được hưởng mức thuế VAT 5% đúng không?

2/ nếu hàng cung cấp cho các Công ty thương mại khác (đơn vị sử dụng cuối cùng vẫn là Trường học) thì có được hưởng mức thuế VAT 5% không?

3/ nếu trong cùng 1 đơn đặt hàng với Nhà cung cấp có chung mục hàng cấp cho cả Trường và Công ty Thương mại khác thì áp dụng mức thuế như thế nào?

Trả lời qua ý kiến đã trao đổi

– Căn cứ Biểu thuế GTGT theo danh mục hàng hóa nhập khẩu ban hành kèm theo Thông tư số 83/2014/TT-BTC ngày 26/6/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện thuế GTGT theo Danh mục hàng hóa nhập khẩu Việt Nam của Bộ Tài chính thì thuế suất GTGT của mặt hàng dụng cụ giảng dạy, học tập được quy định như sau:

Mã hàng

Mô tả hàng hóa

Thuế suất (%)

9023.00.00 Các dụng cụ, máy và mô hình, được thiết kế cho mục đích trưng bày (ví dụ, dùng trong giáo dục hoặc triển lãm), không sử dụng được cho mục đích khác

10

Riêng: Loại dùng để giảng dạy và học tập thuộc nhóm 90.23

5

Theo quy định trên, thuế suất GTGT của mặt hàng dụng cụ giảng dạy, học tập  ở khâu nhập khẩu, sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam là 5%. Công ty căn cứ mặt hàng nhập khẩu, mã số HS và các quy định nêu trên để xác định thuế suất thuế giá trị gia tăng chính xác.

Đề nghị công ty tham khảo thực hiện. Trường hợp phát sinh vướng mắc, đề nghị liên hệ trực tiếp với Chi cục Hải quan nơi dự kiến đăng ký tờ khai để được hướng dẫn cụ thể.

Nguồn: CỤC HẢI QUAN TỈNH ĐỒNG NAI

——

Dịch vụ của chúng tôi: Chúng tôi giúp doanh nghiệp Sản xuất xuất khẩu, gia công, chế xuất lập Báo cáo quyết toán theo Thông tư 39/2018/TT-BTC

+ Kèm theo bộ giải trình chi tiết

EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.
– Hotline: 0972 181 589
– Email: exim.com.vn@gmail.com

GIẢI ĐÁP VƯỚNG MẮC GCN XUẤT XỨ FORM AJ – HỒ SƠ HQ

GIẢI ĐÁP VẤN ĐỀ VƯỚNG MẮC GCN XUẤT XỨ FORM AJ – HỒ SƠ HQ

Trong quá trình hoạt động xuất nhập khẩu, chúng tôi có vướng mắc liên quan giấy chứng nhận xuất xứ form AJ, kính đề nghị Quý Chi cục giải đáp vướng mắc như sau:
Chúng tôi có nhập khẩu 01 lô hàng có nội dung chi tiết như sau :
– Số Invoice: 66414408 ngày 18/03/2021.
– Số vận đơn: KJP240673 ngày 22/03/2021.
– Giấy chứng nhận xuất xứ form AJ số: 200187981338601491 ngày 23/03/2021 thể hiện như sau:
+ Ô số 5: Thể hiện như sau:
1);VE0062TSC_RVEC SCA000001A(GH02-12143A) GORE (R) Portable Electronic Vents HERO MIC GAW333 REV.C Eptfe vents,self-adhesive,flat;391990
+Ô số 7: 216000 EA
Bằng công văn này, công ty Cổ phần UIL Việt Nam muốn hỏi Quý Tổng cục một vấn đề sau:
+Trên ô số 7 có thể hiện số lượng hàng hóa là 216000 EA thì ô số 5 có phải thể hiện số lượng là 216000 EA nữa hay không?

Trả lời qua ý kiến đã trao đổi

Theo mẫu C/O mẫu AJ do Nhật Bản cấp ban hành kèm theo Phụ lục 8 Quyết định số 44/2008/QĐ-BCT ngày 08/12/2008 của Bộ Công Thương thì tại ô số 7 khai báo số lượng (trọng lượng) của hàng hóa. Theo đó, việc khai báo số lượng hàng hóa tại ô số 7 là phù hợp với quy định.
Đề nghị Công ty nghiên cứu quy định tại Thông tư để thực hiện và trường hợp gặp vướng mắc thì đề nghị Công ty liên hệ trực tiếp với cơ quan hải quan nơi làm thủ tục nhập khẩu cho hàng hóa để được hướng dẫn.
——

Dịch vụ của chúng tôi: Chúng tôi giúp doanh nghiệp Sản xuất xuất khẩu, gia công, chế xuất lập Báo cáo quyết toán theo Thông tư 39/2018/TT-BTC

+ Kèm theo bộ giải trình chi tiết

EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.
– Hotline: 0972 181 589
– Email: exim.com.vn@gmail.com

THỦ TỤC XUẤT BÁN HÀNG – THỦ TỤC HẢI QUAN

GIẢI PHÁP TỬ VẤN THỦ TỤC XUẤT BÁN HÀNG – THỦ TỤC HẢI QUAN

Công ty chúng tôi (Bên A) là đơn vị sản xuất ký hợp đồng bán hàng với công ty B (Nước ngoài) đơn giá bán 9đ/ SP, và công ty B chỉ định giao hàng cho Công ty C (tại Việt Nam) đơn giá 10đ/SP.
– Công ty chúng tôi làm thủ tục xuất bán hàng bình thường theo hợp đồng, invoice ….thể hiện giá 9đ/SP.
– Công ty C mở tờ khai nhập khẩu tại chỗ với giá 10đ/SP và yêu cầu công ty chúng tôi cung cấp tờ khai xuất khẩu của chúng tôi làm với cty B, giá 9đ/SP.
Chúng tôi KHÔNG đồng ý cung cấp cả tờ khai có giá mà chỉ cung cấp SỐ TỜ KHAI XUẤT, vì công ty chúng tôi đã cam kết với đối tác nước ngoài là không tiết lộ giá cho bên thứ 3.
– Tuy nhiên Cty C vẫn liên tục đòi chúng tôi cung cấp tờ khai và invoice xuất khẩu.
Vậy Tôi muốn hỏi. Việc cung cấp tờ khai xuất khẩu này có bắt buộc không? căn cứ vào điều khoản luật nào.
– Công ty chúng tôi có thể cung cấp tờ khai và che giá đi được không???

Trả lời qua ý kiến đã trao đổi

– Căn cứ Điều 86 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015 của Bộ Tài chính được sửa đổi, bổ sung tại khoản 58 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 quy định:
“Điều 86. Thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ
1. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ gồm:
…c) Hàng hóa mua bán giữa doanh nghiệp Việt Nam với tổ chức, cá nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam và được thương nhân nước ngoài chỉ định giao, nhận hàng hóa với doanh nghiệp khác tại Việt Nam.
…3. Hồ sơ hải quan
Hồ sơ hải quan hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ thực hiện theo quy định tại Điều 16 Thông tư này.
Trường hợp hàng hóa mua bán giữa doanh nghiệp nội địa và doanh nghiệp chế xuất, doanh nghiệp trong khu phi thuế quan thì người khai hải quan sử dụng hóa đơn giá trị gia tăng hoặc hóa đơn bán hàng theo quy định của Bộ Tài chính thay cho hóa đơn thương mại. Riêng trường hợp cho thuê tài chính đối với doanh nghiệp chế xuất, doanh nghiệp trong khu phi thuế quan thì người khai hải quan không phải nộp hóa đơn thương mại hoặc hóa đơn GTGT hoặc hóa đơn bán hàng.
5. Thủ tục hải quan
a) Trách nhiệm của người xuất khẩu:
a.1) Khai thông tin tờ khai hải quan xuất khẩu và khai vận chuyển kết hợp, trong đó ghi rõ vào ô “Điểm đích cho vận chuyển bảo thuế” là mã địa điểm của Chi cục Hải quan làm thủ tục hải quan nhập khẩu và ô tiêu chí “Số quản lý nội bộ của doanh nghiệp” trên tờ khai xuất khẩu phải khai như sau: #&XKTC hoặc tại ô “Ghi chép khác” trên tờ khai hải quan giấy;
a.2) Thực hiện thủ tục xuất khẩu hàng hóa theo quy định;
a.3) Thông báo việc đã hoàn thành thủ tục hải quan xuất khẩu để người nhập khẩu thực hiện thủ tục nhập khẩu và giao hàng hóa cho người nhập khẩu;
a.4) Tiếp nhận thông tin tờ khai nhập khẩu tại chỗ đã hoàn thành thủ tục hải quan từ người nhập khẩu tại chỗ để thực hiện các thủ tục tiếp theo.
b) Trách nhiệm của người nhập khẩu:
b.1) Khai thông tin tờ khai hải quan nhập khẩu theo đúng thời hạn quy định trong đó ghi rõ số tờ khai hải quan xuất khẩu tại chỗ tương ứng tại ô “Số quản lý nội bộ doanh nghiệp” như sau: #&NKTC#&số tờ khai hải quan xuất khẩu tại chỗ tương ứng hoặc tại ô “Ghi chép khác” trên tờ khai hải quan giấy;
b.2) Thực hiện thủ tục nhập khẩu hàng hóa theo quy định;
b.3) Ngay sau khi hoàn thành thủ tục nhập khẩu tại chỗ thì thông báo việc đã hoàn thành thủ tục cho người xuất khẩu tại chỗ để thực hiện các thủ tục tiếp theo;
b.4) Chỉ được đưa hàng hóa vào sản xuất, tiêu thụ sau khi hàng hóa nhập khẩu đã được thông quan…”
Theo quy định trên, hồ sơ hải quan hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ thực hiện theo quy định tại Điều 16 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015.
Về việc Công ty C yêu cầu cung cấp tờ khai và invoice xuất khẩu theo trình bày tại công văn không thuộc sự điều chỉnh của pháp luật về hải quan.
Đề nghị Công ty tham khảo quy định nêu trên để nghiên cứu thực hiện đúng quy định.
Trường hợp phát sinh vướng mắc, đề nghị công ty liên hệ trực tiếp Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai để được hướng dẫn cụ thể.
——

Dịch vụ của chúng tôi: Chúng tôi giúp doanh nghiệp Sản xuất xuất khẩu, gia công, chế xuất lập Báo cáo quyết toán theo Thông tư 39/2018/TT-BTC

+ Kèm theo bộ giải trình chi tiết

EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.
– Hotline: 0972 181 589
– Email: exim.com.vn@gmail.com

HỖ TRỢ CHÍNH SÁCH XUẤT NHẬP KHẨU BÊN GIA CÔNG

TƯ VẤN GIẢI ĐÁP HỖ TRỢ CHÍNH SÁCH XUẤT NHẬP KHẨU BÊN GIA CÔNG

1/ công ty A gia công khuôn làm hàng cho công ty B bên HQ. Bên A tiến hành làm KHuôn bán cho bên Hàn và bên Hàn đã chyenr tiền thanh toán hết cho bên A vào 2 đợt là tháng T9.2020 và T4.2021.
Nhưng khuôn đó bên Hàn lại yêu cầu để lại bên a (tức cho bên A mượn) để tiến hành sản xuất sản phẩm xuất bán cho bên Hàn loại hình B11. và đã xuất lô đầu tiên là đầu tháng T4.2021 ạ.
VẬy c cho e hỏi để hợp pháp hóa việc cái khuôn kia dc giữ lại tại Việt Nam thì cty A cần làm những gì ạ?
2/ công ty A gia công khuôn làm hàng cho công ty B – DNCX bên Việt Nam. Bên A tiến hành làm KHuôn bán cho bên DNCX .
Nhưng khuôn đó bên DNCX lại yêu cầu để lại bên A (tức cho bên A mượn) để tiến hành sản xuất sản phẩm.
VẬy c cho e hỏi để hợp pháp hóa việc cái khuôn kia dc giữ lại tại Việt Nam thì cty A cần làm những gì ạ?

Trả lời qua ý kiến đã trao đổi

Do Công ty không cung cấp thông tin cụ thể về loại hình các doanh nghiệp cũng như không gửi kèm hồ sơ trình bày về giao dịch giữa các bên nên chưa đủ cơ sở để hướng dẫn. Tuy nhiên, Công ty có thể tham khảo quy định sau:
– Căn cứ khoản 1 Điều 35 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 của Chính phủ quy định:
“Điều 35. Thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ
1. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ bao gồm:
a) Hàng hóa đặt gia công tại Việt Nam và được tổ chức, cá nhân nước ngoài đặt gia công bán cho tổ chức, cá nhân tại Việt Nam;
b) Hàng hóa mua bán giữa doanh nghiệp nội địa với doanh nghiệp chế xuất, doanh nghiệp trong khu phi thuế quan;
c) Hàng hóa mua bán giữa doanh nghiệp Việt Nam với tổ chức, cá nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam và được thương nhân nước ngoài chỉ định giao, nhận hàng hóa với doanh nghiệp khác tại Việt Nam.”
– Căn cứ hướng dẫn của Tổng cục Hải quan tại công văn số 1040/TCHQ-GSQL ngày 22/02/2019 thì trường hợp Công ty A bán hàng cho thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam, sau đó được thương nhân nước ngoài chỉ định giao, nhận hàng hóa cho chính Công ty A để mượn phục vụ hoạt động sản xuất hàng hóa cho chính thương nhân nước ngoài, sau đó sẽ tái xuất trả theo thỏa thuận hai bên được vận dụng theo Điều 86 Thông tư số 38/2015/TT-BTC để làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ.
Đề nghị Công ty tham khảo quy định nêu trên, đối chiếu với thực tế hoạt động giao dịch của Công ty để nghiên cứu thực hiện đúng quy định.
Trường hợp phát sinh vướng mắc, đề nghị công ty liên hệ trực tiếp Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai để được hướng dẫn cụ thể.
2/ công ty A gia công khuôn làm hàng cho công ty B – DNCX bên Việt Nam. Bên A tiến hành làm KHuôn bán cho bên DNCX .
Nhưng khuôn đó bên DNCX lại yêu cầu để lại bên A (tức cho bên A mượn) để tiến hành sản xuất sản phẩm.
VẬy c cho e hỏi để hợp pháp hóa việc cái khuôn kia dc giữ lại tại Việt Nam thì cty A cần làm những gì ạ?
——

Dịch vụ của chúng tôi: Chúng tôi giúp doanh nghiệp Sản xuất xuất khẩu, gia công, chế xuất lập Báo cáo quyết toán theo Thông tư 39/2018/TT-BTC

+ Kèm theo bộ giải trình chi tiết

EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.
– Hotline: 0972 181 589
– Email: exim.com.vn@gmail.com

ĐÍNH KÈM SAI CHỨNG TỪ HÀNG NHẬP SAU THÔNG QUAN

GIẢI ĐÁP TƯ VẤN: ĐÍNH KÈM SAI CHỨNG TỪ HÀNG NHẬP SAU THÔNG QUAN

Tôi có 1 lô hàng nhập khẩu, sau khi đã khai hải quan và tờ khai thông quan thì tôi có đính kèm chứng từ.
Do sơ xuất nên tôi có đính kèm nhầm chứng từ của lô khác lên, vậy chi cục hải quan cho tôi hỏi giờ tôi cần làm gì để sửa chứng từ đính kèm nhầm đó?

Trả lời qua ý kiến đã trao đổi

– Căn cứ quy định tại Điều 20 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 được sửa đổi bổ sung tại khoản 9 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 quy định:
“Điều 20. Khai bổ sung hồ sơ hải quan hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
Khai bổ sung hồ sơ hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu là việc khai sửa đổi bổ sung thông tin tờ khai hải quan và nộp các chứng từ liên quan đến khai sửa đổi thông tin tờ khai hải quan.
1. Các trường hợp khai bổ sung: trừ các chỉ tiêu thông tin trên tờ khai hải quan không được khai bổ sung quy định tại mục 3 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này, người khai hải quan được khai bổ sung các chỉ tiêu thông tin trên tờ khai hải quan trong các trường hợp sau:
a) Khai bổ sung trong thông quan:
a.1) Người khai hải quan, người nộp thuế được khai bổ sung hồ sơ hải quan trước thời điểm cơ quan hải quan thông báo kết quả phân luồng tờ khai hải quan cho người khai hải quan;
a.2) Người khai hải quan, người nộp thuế phát hiện sai sót trong việc khai hải quan sau thời điểm cơ quan hải quan thông báo kết quả phân luồng nhưng trước khi thông quan thì được khai bổ sung hồ sơ hải quan và bị xử lý theo quy định của pháp luật;
a.3) Người khai hải quan, người nộp thuế thực hiện khai bổ sung hồ sơ hải quan theo yêu cầu của cơ quan hải quan khi cơ quan hải quan phát hiện sai sót, không phù hợp giữa thực tế hàng hóa, hồ sơ hải quan với thông tin khai báo trong quá trình kiểm tra hồ sơ, kiểm tra thực tế hàng hóa thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.
…b) Khai bổ sung sau khi hàng hóa đã được thông quan: Trừ nội dung khai bổ sung liên quan đến giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu; kiểm tra chuyên ngành về chất lượng hàng hóa, y tế, văn hóa, kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật, thực vật, an toàn thực phẩm, người khai hải quan thực hiện khai bổ sung sau thông quan trong các trường hợp sau:
b.1) Người khai hải quan, người nộp thuế xác định có sai sót trong việc khai hải quan thì được khai bổ sung hồ sơ hải quan trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày thông quan nhưng trước thời điểm cơ quan hải quan quyết định kiểm tra sau thông quan, thanh tra;
b.2) Quá thời hạn 60 ngày kể từ ngày thông quan và trước khi cơ quan Hải quan quyết định kiểm tra sau thông quan, thanh tra, người khai hải quan, người nộp thuế mới phát hiện sai sót trong việc khai hải quan thì thực hiện khai bổ sung và bị xử lý theo quy định của pháp luật.”
Theo quy định trên, Công ty được khai sửa đổi bổ sung thông tin tờ khai hải quan và nộp các chứng từ liên quan đến khai sửa đổi thông tin tờ khai hải quan sau khi hàng hóa được thông quan. Lưu ý khai bổ sung quá thời hạn 60 ngày kể từ ngày thông quan và trước khi cơ quan Hải quan quyết định kiểm tra sau thông quan, thanh tra sẽ bị xử lý vi phạm hành chính theo Nghị định 128/2020/NĐ-CP.
Đề nghị công ty tham khảo nội dung quy định trên để thực hiện việc nhập khẩu hàng hóa của công ty. Trường hợp phát sinh vướng mắc, đề nghị liên hệ trực tiếp với Chi cục Hải quan nơi dự kiến đăng ký tờ khai để được hướng dẫn cụ thể.
——

Dịch vụ của chúng tôi: Chúng tôi giúp doanh nghiệp Sản xuất xuất khẩu, gia công, chế xuất lập Báo cáo quyết toán theo Thông tư 39/2018/TT-BTC

+ Kèm theo bộ giải trình chi tiết

EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.
– Hotline: 0972 181 589
– Email: exim.com.vn@gmail.com

KÊ KHAI TỜ KHAI HẢI QUAN CỦA CÔNG TY XÂY DỰNG

GIẢI ĐÁP KÊ KHAI TỜ KHAI HẢI QUAN CỦA CÔNG TY XÂY DỰNG

Công ty chúng tôi ký hợp đồng xây dựng hệ thống phòng sạch với công ty abc là doanh nghiệp chế xuất (theo giấy chứng nhận đầu tư).
Theo hợp đồng thì công ty chúng tôi nhập khẩu hàng hóa và mua hàng hóa trong nước để thi công xây dựng công trình trên.
Khi làm thủ tục nhập khẩu công ty đã đóng đầy đủ và toàn bộ các loại thuế theo quy định hiện hành của cơ quan hải quan và mua hàng trong nước có chứng từ đầy đủ.
Sau đó công ty đưa toàn bộ hàng hóa này vào xây dựng và lắp đặt công trình tại DNCX để thi công theo hợp đồng xây dựng hệ thống phòng sạch, theo hợp đồng xây dựng có kê chi tiết hàng hóa và có biên bản nghiệm thu đầy đủ cho phía DNCX.
Công ty chúng tôi đã xuất hóa đơn từng lần theo tiến độ hợp đồng xây dựng phòng sạch. Trong trường hợp này, công ty có cần thực hiện thủ tục lập tờ khai hải quan đối với hàng hóa và vật liệu xây dựng không?
Nếu không thì chúng tôi cần những thủ tục gì để chứng minh với cơ quan hải quan và cơ quan thuế là các khoản này không cần làm tờ khai hải quan?
Kính mong Quý Hải Quan cho chúng tôi xin ý kiến cũng như chính sách về trường hợp doanh nghiệp đang gặp phải.

Trả lời qua ý kiến đã trao đổi

– Căn cứ khoản 1 Điều 74 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015 của Bộ Tài chính được sửa đổi, bổ sung tại khoản 50 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018 quy định:
“Điều 74. Quy định chung đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của DNCX
1. Hàng hóa nhập khẩu phục vụ hoạt động sản xuất sản phẩm xuất khẩu của DNCX phải thực hiện thủ tục hải quan theo quy định và sử dụng đúng với mục đích sản xuất, trừ các trường hợp sau DNCX và đối tác của DNCX được lựa chọn thực hiện hoặc không thực hiện thủ tục hải quan:
…b) Hàng hóa là vật liệu xây dựng, văn phòng phẩm, lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng mua từ nội địa để xây dựng công trình, phục vụ cho điều hành bộ máy văn phòng và sinh hoạt của cán bộ, công nhân làm việc tại DNCX;
…Trường hợp không làm thủ tục hải quan, DNCX lập và lưu trữ chứng từ, sổ chi tiết việc theo dõi hàng hóa đưa vào, đưa ra theo các quy định của Bộ Tài chính về mua bán hàng hóa, chế độ kế toán, kiểm toán, trong đó xác định rõ mục đích, nguồn hàng hóa”
– Căn cứ Điều 75 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015 của Bộ Tài chính được sửa đổi, bổ sung tại khoản 50 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018 quy định:
“Điều 75. Thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; xử lý phế liệu, phế phẩm, phế thải của DNCX
1. Đối với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất, để xây dựng nhà xưởng, văn phòng, lắp đặt thiết bị cho DNCX, hàng hóa nhập khẩu tạo tài sản cố định, hàng tiêu dùng nhập khẩu, sản phẩm xuất khẩu của DNCX.
Thủ tục hải quan thực hiện theo quy định tại Chương II Thông tư này. Người khai hải quan phải khai đầy đủ thông tin tờ khai hải quan trên Hệ thống trừ thông tin về mức thuế suất và số tiền thuế.
Trường hợp nhà thầu nhập khẩu hàng hóa để xây dựng nhà xưởng, văn phòng, lắp đặt thiết bị cho DNCX thì thực hiện thủ tục hải quan tại Chi cục Hải quan quản lý DNCX; nhà thầu nhập khẩu thực hiện khai tờ khai hải quan nhập khẩu theo hướng dẫn tại Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này, chỉ tiêu “Phần ghi chú” khai thông tin số hợp đồng theo quy định tại điểm g khoản 3 Điều 16 Thông tư này và ngay khi được thông quan hàng hóa phải đưa trực tiếp vào DNCX. Sau 30 ngày kể từ ngày kết thúc hợp đồng thầu, DNCX và nhà thầu nhập khẩu báo cáo lượng hàng hóa đã nhập khẩu cho cơ quan hải quan nơi quản lý DNCX theo mẫu số 20/NTXD-DNCX/GSQL Phụ lục V ban hành kèm Thông tư này.
2. Đối với hàng hóa mua, bán giữa DNCX với doanh nghiệp nội địa: DNCX, doanh nghiệp nội địa làm thủ tục hải quan xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ theo loại hình tương ứng quy định tại Điều 86 Thông tư này”
Đề nghị Công ty tham khảo quy định nêu trên, đối chiếu với thực tế hoạt động xây dựng, lắp đặt công trình của Công ty và mặt hàng nhập khẩu của Công ty để nghiên cứu thực hiện đúng quy định.
Trường hợp phát sinh vướng mắc, đề nghị Công ty liên hệ với cơ quan Hải quan nơi đăng ký tờ khai để được hướng dẫn cụ thể.
——

Dịch vụ của chúng tôi: Chúng tôi giúp doanh nghiệp Sản xuất xuất khẩu, gia công, chế xuất lập Báo cáo quyết toán theo Thông tư 39/2018/TT-BTC

+ Kèm theo bộ giải trình chi tiết

EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.
– Hotline: 0972 181 589
– Email: exim.com.vn@gmail.com