Điều 16 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu chỉ quy định miễn thuế đối với nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu, không quy định miễn thuế đối với hàng hóa sản xuất xuất khẩu được nhập khẩu tại chỗ giữa hai doanh nghiệp nội địa.
Tập đoàn quốc tế Pouchen kiến nghị sửa chính sách thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu tại chỗ để sản xuất xuất khẩu được quy định tại khoản 6 Điều 1 Nghị định 18/2021/NĐ-CP tương tự như chính sách thuế đối với hàng hóa nhập khẩu tại chỗ để gia công.
Tập đoàn quốc tế Pouchen cho rằng, quy định về chính sách thuế đối với hàng hóa sản xuất xuất khẩu nêu tại khoản 6 Điều 1 Nghị định 18/2021/NĐ-CP chưa phù hợp với quy định tại khoản 7 Điều 16 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
Về vấn đề này, theo Tổng cục Hải quan, khoản 3 Điều 2 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu quy định “hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ” thuộc đối tượng chịu thuế xuất nhập khẩu.
Cũng tại khoản 7 Điều 16 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu quy định “nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu” thuộc đối tượng miễn thuế nhập khẩu.
Với các quy định hiện hành, Tổng cục Hải quan cho rằng, Điều 16 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu chỉ quy định miễn thuế đối với nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu, không quy định miễn thuế đối với hàng hóa sản xuất xuất khẩu được nhập khẩu tại chỗ giữa hai doanh nghiệp nội địa.
Thẩm quyền ban hành các quy định về miễn thuế theo quy định tại khoản 24 Điều 16 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu Quốc Hội đã giao cho Chính phủ quy định chi tiết về các trường hợp miễn thuế.
Do đó, quy định tại khoản 6 Điều 1 Nghị định 18/2021/NĐ-CP phù hợp với quy định tại khoản 7 Điều 16 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, phù hợp với thẩm quyền của Chính phủ được Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu giao.
Công ty Inuit Industries 100% vốn đầu tư nước ngoài , hiện tại công ty em có 1 TK nhập khẩu nguyên liệu Sxxk loại hình E31 , nhưng nay số nguyên liệu này dư so với đơn hàng và công ty em đã tìm được đối tác ở một nước khác mua lại số nguyên liệu trên.Xin quý tổng cục cho em hỏi:
1/Công ty em làm TK A42 chuyển đổi mục đích sữ dụng cho TK E31 trên
2/Sau khi hoàn thành các nghĩa vụ về thuế và thông quan TK A42 , bên em có được xuất kinh doanh B11 qua nước khác .
– Căn cứ khoản 5 Điều 25 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 được sửa đổi tại khoản 12 Điều 1 Nghị định số 59/2018/NĐ-CP ngày 20/4/2018 của Chính phủ quy định:
“5. Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc đối tượng không chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng, thuế bảo vệ môi trường hoặc miễn thuế hoặc áp dụng thuế suất, mức thuế tuyệt đối theo hạn ngạch thuế quan và đã được giải phóng hàng hoặc thông quan nhưng sau đó có thay đổi về đối tượng không chịu thuế hoặc mục đích được miễn thuế; áp dụng thuế suất, mức thuế tuyệt đối theo hạn ngạch thuế quan; hàng hóa là nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu để gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu và hàng hóa tạm nhập – tái xuất đã giải phóng hàng hoặc thông quan nhưng sau đó thay đổi mục đích sử dụng, chuyển tiêu thụ nội địa thì phải khai tờ khai hải quan mới. Chính sách quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; chính sách thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thực hiện tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan mới trừ trường hợp đã thực hiện đầy đủ chính sách quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại thời điểm đăng ký tờ khai ban đầu”.
– Căn cứ khoản 1 Điều 59 Luật Hải quan số 54/2014/QH13 ngày 23/06/2014 quy định “Hàng hóa là nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu phải chịu sự kiểm tra, giám sát hải quan từ khi nhập khẩu, trong quá trình sản xuất ra sản phẩm cho đến khi sản phẩm được xuất khẩu hoặc thay đổi mục đích sử dụng”.
– Về mã loại hình tờ khai xuất khẩu, nhập khẩu đề nghị Công ty căn cứ quy định tại Quyết định số 1357/QĐ-TCHQ ngày 18/05/2021 của Tổng cục Hải quan để thực hiện.
Đề nghị Công ty tham khảo thực hiện. Trường hợp còn phát sinh vướng mắc thì Công ty liên hệ trực tiếp Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai để được hướng dẫn cụ thể.
Trường hợp nào cơ quan hải quan kiểm tra cơ sở gia công, sản xuất, năng lực gia công, sản xuất? Thời gian kiểm tra cơ sở gia công, sản xuất, năng lực gia công, sản xuất là bao lâu? Nội dung kiểm tra cơ sở sản xuất bao gồm những nội dung gì?
Việc kiểm tra tình hình sử dụng và tồn kho nguyên liệu, vật tư máy móc, thiết bị được áp dụng trong các trường hợp nào? Nội dung kiểm tra tình hình sử dụng và tồn kho nguyên liệu, vật tư máy móc, thiết bị bao gồm những nội dung gì? Nội dung về các quy định trên như thế nào hãy cùng Options tìm hiểu qua bài viết sau đây:
1. Hồ sơ đăng ký bao gồm:
Công văn đề nghị kiểm tra cơ sở SXXK
Giấy phép kinh doanh
CMND hoặc hộ chiểu của chủ doanh nghiệp
Bảng lương công nhân, nhân viên
Hợp đồng thuê đất có công chứng nếu thuê hoặc giấy xác nhận quyền sử dụng đất
Danh mục máy móc thiết bị và hóa đơn đi kèm
Cam kết thanh toán qua ngân hàng
Mẫu 04 – Phiếu cung cấp bổ sung thông tin doanh nghiệp
Mẫu 12 – Thông báo cơ sở sản xuất, lưu trữ sản phẩm để xuất khẩu
Và giấy giới thiệu hoặc giấy ủy quyền nếu thuê đơn vị thứ 3 đi đăng ký thay.
Thủ tục đăng ký doanh nghiệp sản xuất xuất khẩu, Thủ tục đăng ký doanh nghiệp sản xuất xuất khẩu, Thủ tục đăng ký doanh nghiệp sản xuất xuất khẩu,
2. Thông báo cán bộ Hải Quan đến tại nhà máy để kiểm thực tế nhà xưởng
Trường hợp chưa đạt, doanh nghiệp tiến hành hoàn thiện và bổ sung sau đó yêu càu cớ quan Hải quan xuống kiểm tra lại => Chưa được thì kiểm tra tiếp đến khi đạt yêu cầu của Hải Quan.
3. Khai mẫu 12 (lên hệ thống V5), hải quan sẽ mở tài khoản cho phép khai tờ khai loại hình SXXK
4. Doanh nghiệp tiến hành mở tờ khai xuất nhập khẩu bình thường cho loại hình SXXK
Thủ tục mở tờ khai như thế nào mời quý khách hàng tìm kiếm trong phần hướng dẫn làm tờ khai hải quan trên website của chúng tôi.
Nội dung kiểm tra cơ sở sản xuất bao gồm những nội dung gì?
Theo khoản 3 Điều 57 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính, nội dung kiểm tra cơ sở sản xuất bao gồm:
1. Kiểm tra địa chỉ cơ sở gia công, sản xuất: kiểm tra địa chỉ cơ sở gia công, sản xuất ghi trong văn bản thông báo cơ sở gia công, sản xuất hoặc ghi trên giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
2. Kiểm tra nhà xưởng, máy móc, thiết bị:
a) Kiểm tra chứng từ chứng minh quyền sử dụng hợp pháp về nhà xưởng, mặt bằng sản xuất; kho, bãi chứa nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị.
b) Kiểm tra quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hợp pháp đối với máy móc thiết bị, số lượng máy móc, thiết bị, dây chuyền sản xuất hiện có tại cơ sở gia công, sản xuất; kiểm tra tình trạng hoạt động, công suất của máy móc, thiết bị.
Khi tiến hành kiểm tra, cơ quan hải quan kiểm tra các tờ khai hải quan hàng hóa nhập khẩu (trường hợp nhập khẩu); hoá đơn, chứng từ mua máy móc, thiết bị hoặc đối chiếu sổ kế toán để xác định (trường hợp mua trong nước); hợp đồng thuê tài chính (trường hợp thuê tài chính); hợp đồng thuê tài sản, nhà xưởng (trường hợp đi thuê). Đối với hợp đồng thuê tài chính, hợp đồng thuê tài sản, nhà xưởng thì thời hạn hiệu lực của hợp đồng thuê bằng hoặc kéo dài hơn thời hạn hiệu lực của hợp đồng xuất khẩu sản phẩm.
3. Kiểm tra tình trạng nhân lực tham gia dây chuyền sản xuất thông qua hợp đồng ký với người lao động hoặc bảng lương trả cho người lao động.
4. Kiểm tra thông qua Hệ thống sổ sách kế toán theo dõi kho hoặc phần mềm quản lý hàng hóa nhập, xuất, tồn kho lượng nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị.
Doanh nghiệp FDI trụ tạị địa chỉ: Lô 104/4-1,Đường 2A, KCN Long Bình (Amata), P. Long Bình, TP. Biên Hòa, T. Đồng Nai, VN Mã số thuế: 3600509651 Ngành nghề kinh doanh: sản xuất, in ấn các sản phẩm bao bì, hộp giấy đựng sản phẩm, sách truyện thiếu nhi, sách tô màu thiếu nhi …
Hiện nay, công ty chúng tôi đang sản xuất hộp giấy và xuất khẩu hộp giấy có kèm theo các loại văn phòng phẩm như bút phớt, bút sáp, bút chì màu, keo dán, gọt bút chì và giấy in hình ảnh để tô màu v.v…. với tên hàng là bộ hộp bút tô màu mỹ thuật, bộ đồ chơi giáo dục giành cho trẻ em… Chúng tôi nhập giấy trực tiếp từ nước ngoài với loại hình E31 và nhập bút phớt, bút sáp, bút chì từ kho ngoại quan theo chỉ định của khách hàng mua sản phẩm trên và cũng là nhà cung cấp các loại văn phòng phẩm trên với loại hình E31.
Nay khách hàng của chúng tôi không muốn chúng tôi đưa các loại văn phòng phẩm trên vào giá thành nên họ yêu cầu chúng tôi nhập văn phòng phẩm từ kho ngoại quan dưới sự chỉ định của họ với loại hình nhập khẩu E31 nhưng không cần chúng tôi thanh toán tiền cho họ.
Vì vậy, căn cứ Quyết Định số 1357/QD-TCHQ ngày 18/5/1921 về việc ban hành bảng mã loại hình xuất khẩu, nhập khẩu, chúng tôi xét thấy Quyết định này không đề cập đến việc bắt buộc người nhập khẩu phải thanh toán cho người bán. Do đó, trong trường hợp nhập hàng từ kho ngoại quan dưới sự chỉ định của nhà cung cấp nước ngoài thì Công ty chúng tôi có thể mở tờ khai nhập khẩu loại hình 31 mà không cần thanh toán cho người bán ở nước ngoài có đúng không?
Giải đáp thắc mắc trên cho doanh nghiệp
Vướng mắc của công ty, Cục Hải quan Đồng Nai có ý kiến trao đổi như sau:
Căn cứ quy định Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 được sửa đổi bổ sung tại Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 quy định:
- “Điều 54. Nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị nhập khẩu
1. Nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu, hàng chế xuất gồm:
a) Nguyên liệu, bán thành phẩm, linh kiện, cụm linh kiện trực tiếp tham gia vào quá trình gia công, sản xuất để cấu thành sản phẩm xuất khẩu;
b) Vật tư trực tiếp tham gia vào quá trình gia công, sản xuất nhưng không chuyển hóa thành sản phẩm hoặc không cấu thành thực thể sản phẩm xuất khẩu;
c) Sản phẩm hoàn chỉnh do tổ chức, cá nhân nhập khẩu để gắn vào sản phẩm xuất khẩu, để đóng chung với sản phẩm xuất khẩu được sản xuất từ nguyên liệu, vật tư nhập khẩu hoặc để đóng chung với sản phẩm xuất khẩu được sản xuất từ nguyên liệu, vật tư mua trong nước, nguyên liệu, vật tư tự cung ứng thành mặt hàng đồng bộ để xuất khẩu;
d) Vật tư làm bao bì hoặc bao bì để đóng gói sản phẩm xuất khẩu;
đ) Nguyên liệu, vật tư, linh kiện, cụm linh kiện nhập khẩu để bảo hành, sửa chữa, tái chế sản phẩm xuất khẩu;
e) Hàng mẫu nhập khẩu để gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu”
- “Điều 60. Báo cáo quyết toán
…
3. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân
a) Nộp báo cáo quyết toán
a.1) Đối với tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu:
Nộp báo cáo quyết toán theo nguyên tắc tổng trị giá nhập - xuất - tồn kho nguyên liệu, vật tư, bán thành phẩm, sản phẩm hoàn chỉnh theo mẫu số 15/BCQT-NVL/GSQL Phụ lục V ban hành kèm Thông tư này cho cơ quan hải quan thông qua Hệ thống. Báo cáo quyết toán phải phù hợp với chứng từ hạch toán kế toán của tổ chức, cá nhân.
Trường hợp tổ chức, cá nhân nhập khẩu nguyên liệu, vật tư để sản xuất ra sản phẩm sau đó bán sản phẩm cho tổ chức, cá nhân khác để sản xuất, gia công hàng hóa xuất khẩu thì tổ chức, cá nhân nhập khẩu và tổ chức, cá nhân xuất khẩu phải báo cáo quyết toán theo quy định tại Điều này;
a.2) Đối với tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động gia công với thương nhân nước ngoài:
Trường hợp tổ chức, cá nhân theo dõi nguyên liệu, vật tư nhập khẩu do bên đặt gia công cung cấp, máy móc, thiết bị thuê mượn để thực hiện hợp đồng gia công, bán thành phẩm, sản phẩm hoàn chỉnh tại tài khoản ngoài bảng hoặc trên Hệ thống kiểm soát nội bộ của tổ chức, cá nhân thì nộp báo cáo quyết toán theo mẫu số 15/BCQT-NVL/GSQL đối với nguyên liệu, vật tư và mẫu số 16/BCQT-MMTB/GSQL đối với máy móc, thiết bị ban hành kèm theo Phụ lục V Thông tư này. Trường hợp Hệ thống kiểm soát nội bộ của tổ chức, cá nhân theo dõi chi tiết lượng hàng hóa, không theo trị giá thì được sử dụng kết quả kết xuất từ Hệ thống của tổ chức, cá nhân để lập báo cáo quyết toán đối với phần hàng hóa không quản lý theo trị giá này;
a.3) Đối với DNCX báo cáo quyết toán được lập theo nguyên tắc nêu tại điểm a.1, a.2 khoản này tương ứng với loại hình nhập nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu hoặc gia công.
b) Lập và lưu trữ sổ chi tiết nguyên liệu, vật tư nhập khẩu theo các quy định của Bộ Tài chính về chế độ kế toán, kiểm toán, trong đó ghi rõ số tờ khai hàng hóa nhập khẩu nguyên liệu, vật tư;
c) Lập và lưu trữ sổ chi tiết sản phẩm xuất kho để xuất khẩu theo các quy định của Bộ Tài chính về chế độ kế toán, kiểm toán, trong đó xác định rõ xuất khẩu theo số hợp đồng, đơn hàng;
d) Lập và lưu trữ chứng từ liên quan đến việc xử lý phế liệu, phế phẩm;
đ) Xuất trình toàn bộ hồ sơ, chứng từ kế toán liên quan đến nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị nhập khẩu và sản phẩm xuất khẩu khi cơ quan hải quan kiểm tra tại trụ sở doanh nghiệp.”
Công ty tham khảo nội dung các quy định trên để thực hiện việc nhập khẩu của mình. Trường hợp phát sinh vướng mắc, đề nghị liên hệ trực tiếp với Chi cục Hải quan nơi dự kiến đăng ký tờ khai để được hướng dẫn cụ thể.
Quy định hiện hành về báo cáo quyết toán tình hình sử dụng nguyên liệu, vật tư nhập khẩu, hàng hóa xuất khẩu
Quy định hiện hành về báo cáo gia công, sản xuất xuất khẩu
Báo cáo quyết toán tính hình sử dụng nguyên liệu, vật tư nhập khẩu, hàng hóa xuất khẩu đối với hoạt động gia công, sản xuất xuất khẩu (bao gồm DNCX) hiện nay được quy định tại điều 60.85 văn bản Thông tư1 số 25/VBHN-BTC ngày 06/09/2018 của Bộ Tài chính Quy định về Thủ tục hải qua, kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu; thuế nhập khẩu và Quản lý thuế đối với hàng hóa Xuất khẩu, nhập khẩu, theo đó:
+ Nếu tổ chức, cá nhân thực hiện kết nối, chia sẻ dữ liệu quản lý, sử dụng nguyên liệu, vật tư nhập khẩu thì không phải báo cáo quyết toán với với cơ quan hải quan
Điều 60.85 Báo cáo quyết toán tình hình sử dụng nguyên liệu, vật tư nhập khẩu, hàng hóa xuất khẩu
1. Tổ chức, cá nhân có hoạt động gia công, sản xuất xuất khẩu (bao gồm DNCX) thực hiện cung cấp thông tin liên quan đến hoạt động nhập kho nguyên liệu, vật tư nhập khẩu, xuất kho nguyên liệu, vật tư; nhập kho thành phẩm, xuất kho thành phẩm và các chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 30 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này từ hệ thống quản trị sản xuất của tổ chức, cá nhân với Chi cục Hải quan nơi đã thông báo cơ sở sản xuất thông qua Hệ thống. Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm cung cấp thông tin ngay sau khi phát sinh nghiệp vụ liên quan đến các chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 30 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này.
Trước khi thực hiện việc trao đổi thông tin lần đầu khi kết nối với Hệ thống của cơ quan hải quan, tổ chức, cá nhân thực hiện chốt tồn đầu kỳ nguyên liệu, vật tư, sản phẩm với Chi cục Hải quan nơi đã thông báo cơ sở sản xuất.
Cơ quan hải quan có trách nhiệm công bố chuẩn dữ liệu để thực hiện việc trao đổi thông tin giữa Hệ thống của tổ chức, cá nhân với Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử của hải quan.
Trên cơ sở thông tin cung cấp, cơ quan hải quan thực hiện phân tích, đánh giá sự phù hợp giữa các dữ liệu do tổ chức, cá nhân gửi qua hệ thống với dữ liệu trên hệ thống của cơ quan hải quan. Trường hợp xác định phải kiểm tra theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 59 Thông tư này thì thực hiện việc kiểm tra tình hình sử dụng, tồn kho nguyên liệu, vật tư, máy móc thiết bị và hàng hóa xuất khẩu.
2. Trường hợp tổ chức, cá nhân chưa thực hiện cung cấp thông tin theo quy định tại khoản 1 Điều này với cơ quan hải quan thì định kỳ báo cáo quyết toán tình hình sử dụng nguyên liệu, vật tư nhập khẩu, hàng hóa xuất khẩu với cơ quan hải quan theo năm tài chính. Tổ chức, cá nhân nộp báo cáo quyết toán chậm nhất là ngày thứ 90 kể từ ngày kết thúc năm tài chính hoặc trước khi thực hiện việc hợp nhất, sáp nhập, chia tách, giải thể, chuyển nơi làm thủ tục nhập khẩu nguyên liệu, vật tư cho Chi cục Hải quan nơi đã thông báo cơ sở sản xuất theo quy định tại Điều 56 Thông tư này thông qua Hệ thống.
a) Nguyên tắc lập sổ chi tiết kế toán và báo cáo quyết toán tình hình sử dụng nguyên liệu, vật tư nhập khẩu, hàng hóa xuất khẩu:
Tổ chức, cá nhân có hoạt động gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu có trách nhiệm quản lý và theo dõi nguyên liệu, vật tư nhập khẩu, sản phẩm xuất khẩu từ khi nhập khẩu, trong quá trình sản xuất ra sản phẩm cho đến khi sản phẩm được xuất khẩu hoặc thay đổi mục đích sử dụng, xử lý phế liệu, phế phẩm, nguyên liệu, vật tư dư thừa, máy móc, thiết bị, sử dụng nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để gia công tiết kiệm được trong quá trình sản xuất theo quy định pháp luật trên hệ thống sổ kế toán theo các quy định về chế độ kế toán của Bộ Tài chính và theo nguồn nhập kho (nhập khẩu hoặc mua trong nước). Nguyên liệu, vật tư có nguồn gốc nhập khẩu được theo dõi chi tiết theo từng loại hình trong kỳ (nhập gia công, nhập sản xuất xuất khẩu, nhập kinh doanh, nhập lại nguyên vật liệu sau sản xuất…) đã khai trên tờ khai hải quan và chứng từ nhập kho trong kỳ.
Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm lập và lưu trữ sổ chi tiết đối với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu theo chứng từ hàng hóa nhập khẩu; lập và lưu trữ sổ chi tiết sản phẩm xuất kho để xuất khẩu theo hợp đồng, đơn hàng. Trường hợp tổ chức, cá nhân sử dụng nguyên liệu, vật tư nhập khẩu không tách biệt được nguồn theo nguyên tắc này thì kiểm tra, xác định số lượng nguyên liệu, vật tư nhập khẩu sử dụng đúng mục đích theo nguyên tắc tỷ lệ số lượng sản phẩm đầu ra được xuất khẩu đúng loại hình.
Tổ chức, cá nhân lập báo cáo quyết toán tình hình sử dụng nguyên liệu, vật tư nhập khẩu, hàng hóa xuất khẩu theo hình thức nhập – xuất – tồn kho nguyên liệu, kho thành phẩm theo từng mã nguyên liệu, vật tư, mã sản phẩm đang theo dõi trong quản trị sản xuất và đã khai trên tờ khai hải quan khi nhập khẩu nguyên liệu, vật tư, xuất khẩu sản phẩm.
Trường hợp quản trị sản xuất của tổ chức, cá nhân có sử dụng mã nguyên liệu, vật tư, mã sản phẩm khác với mã đã khai báo trên tờ khai hải quan khi nhập khẩu nguyên liệu, vật tư, xuất khẩu sản phẩm, tổ chức, cá nhân phải xây dựng, lưu giữ bảng quy đổi tương đương giữa các mã này và xuất trình khi cơ quan hải quan kiểm tra hoặc có yêu cầu giải trình;
b) Tổ chức, cá nhân lập và nộp báo cáo quyết toán về tình hình xuất – nhập – tồn kho nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu (bao gồm cả nhập khẩu của DNCX) cho Chi cục Hải quan nơi đã thông báo cơ sở sản xuất theo các chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 25 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này qua Hệ thống hoặc theo mẫu số 15/BCQT-NVL/GSQL Phụ lục số V ban hành kèm Thông tư này; báo cáo quyết toán về tình hình nhập – xuất – tồn kho thành phẩm được sản xuất từ nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu theo các chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 26 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này qua Hệ thống hoặc theo mẫu số 15a/BCQTSP-GSQL Phụ lục số V ban hành kèm Thông tư này và định mức thực tế sản xuất sản phẩm xuất khẩu theo các chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 27 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này qua Hệ thống hoặc theo mẫu số 16/ĐMTT-GSQL Phụ lục số V ban hành kèm Thông tư này;
c) Sửa đổi, bổ sung báo cáo quyết toán:
Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày nộp báo cáo quyết toán nhưng trước thời điểm cơ quan hải quan ban hành quyết định kiểm tra báo cáo quyết toán, kiểm tra sau thông quan, thanh tra, tổ chức, cá nhân phát hiện sai sót trong việc lập báo cáo quyết toán thì được sửa đổi, bổ sung báo cáo quyết toán và nộp lại cho cơ quan hải quan. Hết thời hạn 60 ngày kể từ ngày nộp báo cáo quyết toán hoặc sau khi cơ quan hải quan quyết định kiểm tra báo cáo quyết toán, kiểm tra sau thông quan, thanh tra, tổ chức, cá nhân mới phát hiện sai sót trong việc lập báo cáo quyết toán thì thực hiện việc sửa đổi, bổ sung báo cáo quyết toán với cơ quan hải quan và bị xử lý theo quy định pháp luật về thuế, pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
3. Kiểm tra báo cáo quyết toán tình hình sử dụng nguyên liệu, vật tư nhập khẩu, hàng hóa xuất khẩu
a) Các trường hợp kiểm tra báo cáo quyết toán: Cơ quan hải quan kiểm tra báo cáo quyết toán trên cơ sở áp dụng quản lý rủi ro, đánh giá quá trình tuân thủ pháp luật của tổ chức, cá nhân. Riêng đối với doanh nghiệp ưu tiên, việc kiểm tra báo cáo quyết toán thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính về áp dụng chế độ ưu tiên trong việc thực hiện thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp;
b) Thẩm quyền kiểm tra: Cục trưởng Cục Hải quan ban hành quyết định kiểm tra theo mẫu số 17/QĐ-KTBCQT/GSQL Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này và tổ chức thực hiện việc kiểm tra, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan nơi quản lý thực hiện việc kiểm tra. Trường hợp kiểm tra báo cáo quyết toán trùng với kế hoạch kiểm tra sau thông quan thì thực hiện kiểm tra sau thông quan theo kế hoạch;
c) Nội dung kiểm tra: Kiểm tra hồ sơ hải quan nhập khẩu nguyên liệu, vật tư, hồ sơ hải quan xuất khẩu sản phẩm, chứng từ kế toán, sổ kế toán, chứng từ theo dõi nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị nhập kho, xuất kho và các chứng từ khác phát sinh trong kỳ báo cáo người khai hải quan phải lưu theo quy định tại Điều 16a Thông tư này. Trường hợp kiểm tra các nội dung quy định trên mà cơ quan hải quan phát hiện có dấu hiệu vi phạm nhưng chưa đủ cơ sở để kết luận thì thực hiện kiểm tra tình hình sử dụng, quản lý nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất, gia công hàng hóa xuất khẩu từ khi nhập khẩu, trong quá trình sản xuất ra sản phẩm cho đến khi sản phẩm được xuất khẩu hoặc thay đổi mục đích sử dụng, xử lý phế liệu, phế phẩm, nguyên liệu, vật tư dư thừa, máy móc, thiết bị, sử dụng nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để gia công tiết kiệm được trong quá trình sản xuất theo quy định pháp luật;
d) Thời gian, trình tự, thủ tục và xử lý kết quả kiểm tra thực hiện theo thẩm quyền, trình tự, thủ tục kiểm tra tình hình sử dụng nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị tại trụ sở người khai hải quan quy định tại khoản 2, khoản 3, khoản 4 và khoản 5 Điều 59 Thông tư này. Riêng Biên bản kiểm tra báo cáo quyết toán và kết luận kiểm tra báo cáo quyết toán thực hiện theo mẫu số 17a/BBKT-BCQT/GSQL và mẫu số 17b/KLKT-BCQT/GSQL Phụ lục V ban hành kèm Thông tư này.
4. Xử lý quá hạn nộp báo cáo quyết toán tình hình sử dụng nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị và hàng hóa xuất khẩu
a) Khi hết hạn nộp báo cáo quyết toán, Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục quyết toán thực hiện các công việc sau:
a.1) Có văn bản mời tổ chức, cá nhân đến cơ quan hải quan lập biên bản vi phạm để xử lý theo quy định;
a.2) Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày gửi văn bản, tổ chức, cá nhân không đến làm việc thì cơ quan hải quan thực hiện điều tra xác minh tại địa chỉ đăng ký kinh doanh;
a.3) Thực hiện kiểm tra hồ sơ hoặc kiểm tra hồ sơ và kiểm tra thực tế hàng hóa đối với các lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu tiếp theo của tổ chức, cá nhân;
a.4) Phối hợp với cơ quan chức năng để điều tra, xác minh, truy tìm đối với tổ chức, cá nhân có dấu hiệu bỏ trốn khỏi địa chỉ đăng ký kinh doanh.
b) Biện pháp xử lý sau khi đã thực hiện đôn đốc, điều tra, xác minh, truy tìm:
b.1) Đối với tổ chức, cá nhân không báo cáo quyết toán tình hình sử dụng nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị nhưng vẫn còn hoạt động, cơ quan hải quan lập biên bản vi phạm để xử lý theo quy định và chuyển thông tin để thực hiện kiểm tra sau thông quan, thanh tra chuyên ngành;
b.2) Đối với tổ chức, cá nhân bỏ trốn, mất tích mà cơ quan hải quan không có định mức thực tế để xác định số tiền thuế thì sử dụng định mức thực tế đối với hàng hóa tương tự của tổ chức, cá nhân khác. Sau khi xác định được số tiền thuế thì hoàn thiện hồ sơ và chuyển toàn bộ hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền điều tra về tội buôn lậu, trốn thuế theo quy định của Bộ Luật hình sự.
Trả lời câu hỏi: Có thể gộp chung 01 Báo cáo quyết toán cho 2 loại hình sản xuất xuất khẩu và gia công trong một công ty có được không?
Báo cáo quyết toán “sản xuất xuất khẩu” và ” hợp đồng gia…
Câu hỏi:
Công ty chúng tôi có 2 loại hình là “Gia công” và ” Sản xuất xuất khẩu” thì báo cáo quyết toán hải quan có được gộp chung 1 báo cáo quyết toán được không?
Câu trả lời:
Vướng mắc nêu trên, Cục Hải quan Đồng Nai có ý kiến trao đổi như sau:
Căn cứ Điều 60 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 được sửa đổi, bổ sung tại Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 của Bộ Tài chính:
“Điều 60. Báo cáo quyết toán
1. Thời hạn nộp báo cáo quyết toán
Định kỳ hàng năm, chậm nhất là ngày thứ 90 kể từ ngày kết thúc năm tài chính, người khai hải quan nộp báo cáo quyết toán tình hình sử dụng nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị và hàng hoá xuất khẩu trong năm tài chính cho cơ quan hải quan.
2. Địa điểm nộp báo cáo quyết toán
Tại Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục nhập khẩu theo quy định tại Điều 58 Thông tư này hoặc Chi cục Hải quan quản lý doanh nghiệp chế xuất.
3. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân
a) Nộp báo cáo quyết toán
a.1) Đối với tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu:
Nộp báo cáo quyết toán theo nguyên tắc tổng trị giá nhập – xuất – tồn kho nguyên liệu, vật tư, bán thành phẩm, sản phẩm hoàn chỉnh theo mẫu số 15/BCQT-NVL/GSQL Phụ lục V ban hành kèm Thông tư này cho cơ quan hải quan thông qua Hệ thống. Báo cáo quyết toán phải phù hợp với chứng từ hạch toán kế toán của tổ chức, cá nhân.
Trường hợp tổ chức, cá nhân nhập khẩu nguyên liệu, vật tư để sản xuất ra sản phẩm sau đó bán sản phẩm cho tổ chức, cá nhân khác để sản xuất, gia công hàng hóa xuất khẩu thì tổ chức, cá nhân nhập khẩu và tổ chức, cá nhân xuất khẩu phải báo cáo quyết toán theo quy định tại Điều này;
a.2) Đối với tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động gia công với thương nhân nước ngoài:
Trường hợp tổ chức, cá nhân theo dõi nguyên liệu, vật tư nhập khẩu do bên đặt gia công cung cấp, máy móc, thiết bị thuê mượn để thực hiện hợp đồng gia công, bán thành phẩm, sản phẩm hoàn chỉnh tại tài khoản ngoài bảng hoặc trên Hệ thống kiểm soát nội bộ của tổ chức, cá nhân thì nộp báo cáo quyết toán theo mẫu số 15/BCQT-NVL/GSQL đối với nguyên liệu, vật tư và mẫu số 16/BCQT-MMTB/GSQL đối với máy móc, thiết bị ban hành kèm theo Phụ lục V Thông tư này. Trường hợp Hệ thống kiểm soát nội bộ của tổ chức, cá nhân theo dõi chi tiết lượng hàng hóa, không theo trị giá thì được sử dụng kết quả kết xuất từ Hệ thống của tổ chức, cá nhân để lập báo cáo quyết toán đối với phần hàng hóa không quản lý theo trị giá này;
a.3) Đối với DNCX báo cáo quyết toán được lập theo nguyên tắc nêu tại điểm a.1, a.2 khoản này tương ứng với loại hình nhập nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu hoặc gia công.
b) Lập và lưu trữ sổ chi tiết nguyên liệu, vật tư nhập khẩu theo các quy định của Bộ Tài chính về chế độ kế toán, kiểm toán, trong đó ghi rõ số tờ khai hàng hóa nhập khẩu nguyên liệu, vật tư;
c) Lập và lưu trữ sổ chi tiết sản phẩm xuất kho để xuất khẩu theo các quy định của Bộ Tài chính về chế độ kế toán, kiểm toán, trong đó xác định rõ xuất khẩu theo số hợp đồng, đơn hàng;
d) Lập và lưu trữ chứng từ liên quan đến việc xử lý phế liệu, phế phẩm;
đ) Xuất trình toàn bộ hồ sơ, chứng từ kế toán liên quan đến nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị nhập khẩu và sản phẩm xuất khẩu khi cơ quan hải quan kiểm tra tại trụ sở doanh nghiệp.
Căn cứ hướng dẫn lập mẫu số 15/BCQT-NVL/GSQL và 15a/BCQT-SP/GSQL tại Phụ lục II Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018 của Bộ Tài chính quy định:
“Ghi chú khác:
Cột (6): Là lượng sản phẩm nhập kho trong kỳ báo cáo gồm sản phẩm do tổ chức, cá nhân sản xuất trong kỳ nhập kho thành phẩm; sản phẩm gia công lại; sản phẩm đã xuất khẩu nhưng bị khách hàng trả lại;…”
Đề nghị công ty tham khảo nội dung quy định trên để thực hiện. Trường hợp phát sinh vướng mắc, đề nghị công ty liên hệ trực tiếp Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai để được hướng dẫn cụ thể.
Giải đáp về thuế suất hàng hóa sản xuất xuất khẩu nhập tại chỗ từ DNCX
Doanh nghiệp chúng tôi sản xuất hàng xuất khẩu (SXXK), có nhập tại chỗ hàng hóa do một DNCX ở khu chế xuất Tân Thuận sản xuất. Hàng hóa này do DNCX này sản xuất tại VN nhưng xuất tại chỗ vào nội địa nên không xin cấp được chứng nhận xuất xứ, xem như hàng hóa sản xuất ở VN nhưng không có C/O. Theo nghị định 18/2021/NĐ-CP, thì doanh nghiệp nội địa nhập tại chỗ hàng hóa loại hình SXXK (tờ khai E31) từ DNCX, từ khu phi thuế quan thì phải kê khai nộp thuế nhập khẩu.
Xin hỏi: trường hợp này doanh nghiệp chúng tôi phải áp mức thuế suất ưu đãi hay là mức thuế suất thông thường ?
Theo khoản 1, điều 1 của Nghị định 18/2021/ND-CP: 1. Sửa đổi, bổ sung khoản 1, bổ sung khoản 3 Điều 3 như sau: “Điều 3. Áp dụng thuế suất đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu 3. Áp dụng thuế suất đối với hàng hóa xuất khẩu tại chỗ, nhập khẩu tại chỗ c) Hàng hóa đáp ứng điều kiện xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với Việt Nam nhập khẩu tại chỗ từ khu phi thuế quan vào thị trường trong nước; hàng hóa sản xuất, gia công, tái chế, lắp ráp tại khu phi thuế quan không đáp ứng các điều kiện để hưởng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt nhập khẩu tại chỗ từ khu phi thuế quan vào thị trường trong nước, áp dụng mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi quy định tại Nghị định số 125/2017/NĐ-CP , Nghị định số 57/2020/NĐ-CP và văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có).
Xin hỏi trường hợp doanh nghiệp chúng tôi nhập hàng hóa tại chỗ phục SXXK từ DNCX do họ sản xuất thì được áp mức thuế suất ưu đãi như điểm c, khoản 3 như nêu trên không?
Trả lời qua ý kiến đã trao đổi
– Căn cứ điểm k khoản 2 Điều 4 Nghị định 156/2017/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2017 quy định:
“Điều 4. Điều kiện áp dụng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt
Hàng hóa nhập khẩu được áp dụng thuế suất Atiga phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:
2.Được nhập khẩu vào Việt Nam từ các nước là thành viên của Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN, bao gồm các nước sau:
k) Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (hàng hóa từ khu phi thuế quan nhập khẩu vào thị trường trong nước)”
Như vậy, căn cứ theo quy định trên trường hợp của Công ty thuộc quy định về thực hiện chính sách thuế ưu đãi đặc biệt hàng nhập khẩu từ khu phi thuế quan. Tuy nhiên, để xem xét được hưởng thuế suất ưu đãi đặc biệt thì công ty đồng thời phải đáp ứng các tiêu chí được quy định tại các khoản 1,3,4 Điều 4 Nghị định 156/2017/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2017.
Công ty tham khảo quy định nêu trên để thực hiện. Trường hợp phát sinh vướng mắc, đề nghị liên hệ trực tiếp với Chi cục Hải quan nơi dự kiến đăng ký tờ khai để được hướng dẫn cụ thể.
GIẢI ĐÁP VỀ: THUẾ NHẬP KHẨU LOẠI HÌNH NHẬP SXXK TẠI CHỖ – E31
Công ty chúng tôi nhập khẩu NPL của Cty gia công trong nước ( Bên được chỉ định giao hàng ) để SXXK và xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài. Hồ sơ gồm có :
– Hợp đồng 03 bên ( Có nêu rõ Cty nước ngoài chỉ định Cty trong nước giao hàng )
– Invoice : Do Cty nước ngoài phát hành – Packing list : Do Cty gia công trong nước phát hành
– Tờ khai xuất tại chỗ
– Giấy Chỉ định giao hàng : Do Cty nước ngoài phát hành + trong nước ký Theo nội dung tại NGHỊ ĐỊNH 18/NĐ-CP (Điều 12. Miễn thuế đối với hàng hóa nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu),
Như vậy Công ty chúng tôi sẽ được miễn thuế nhập` khẩu theo quy định tại Điều 12 khoản 1 hay không?
Trả lời qua ý kiến đã trao đổi
– Căn cứ điểm h khoản 2 Điều 12 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016 được sửa đổi bổ sung tại khoản 6 Điều 1 Nghị định số 18/2021/NĐ-CP ngày 11/3/2021 của Chính phủ quy định:
“Điều 12. Miễn thuế đối với hàng hóa nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu
2. Cơ sở để xác định hàng hóa được miễn thuế:
h) Sản phẩm nhập khẩu tại chỗ đăng ký tờ khai hải quan theo loại hình nhập gia công được miễn thuế nhập khẩu nếu người nhập khẩu tại chỗ đáp ứng quy định tại điểm a, b khoản 2 Điều 10 Nghị định này. Sản phẩm nhập khẩu tại chỗ đăng ký tờ khai hải quan theo loại hình khác thì người nhập khẩu tại chỗ kê khai, nộp thuế theo mức thuế suất và trị giá tính thuế của sản phẩm nhập khẩu tại thời điểm đăng ký tờ khai.
Trường hợp người nhập khẩu tại chỗ đã nộp thuế nhập khẩu hàng hóa để sản xuất, kinh doanh, đã đưa sản phẩm nhập khẩu tại chỗ vào sản xuất hàng hóa xuất khẩu và thực tế đã xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài hoặc vào khu phi thuế quan thì được hoàn thuế nhập khẩu đã nộp theo quy định tại Điều 36 Nghị định này.”
Theo quy định nêu trên, chỉ Sản phẩm nhập khẩu tại chỗ đăng ký tờ khai hải quan theo loại hình nhập gia công mới được miễn thuế.
TƯ VẤN: THỦ TỤC HẢI QUAN TIÊU HỦY HÀNG HÓA SẢN XUẤT XUẤT KHẨU
Công ty YPVN có đợt tiêu hủy hàng hóa không đủ điều kiện để xuất khẩu vào tháng 01/2021 bao gồm các sản phẩm plastic lỗi bằng phương pháp nghiền-chôn lấp hợp vệ sinh hoàn toàn mà không kèm theo mua/bán phế liệu vào thị trường nội địa.
Xin hỏi quý đơn vị với lô chất thải nêu trên, chúng tôi có phải thực hiện mở tờ khai hải quan hay không?
Nếu có thì thủ tục mở tờ khai có khác gì so với thủ tục mở tờ khai hải quan đối với hàng hóa thông thường?
Trả lời qua ý kiến đã trao đổi
– Căn cứ khoản 3 Điều 64 Thông tư số 38/2015/TT-BTC được sửa đổi bổ sung tại khoản 42 điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định:
“42. Điều 64 được sửa đổi, bổ sung như sau:
Điều 64. Thủ tục hải quan xử lý nguyên liệu, vật tư dư thừa; phế liệu, phế phẩm; máy móc, thiết bị thuê, mượn
3. Thủ tục hải quan
d) Tiêu hủy nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị, phế liệu, phế phẩm tại Việt Nam:
d.1) Tổ chức, cá nhân có văn bản gửi Chi cục Hải quan nơi nhập khẩu nguyên liệu, vật tư phương án sơ hủy, tiêu hủy nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị, phế liệu, phế phẩm, trong đó nêu rõ hình thức, địa điểm tiêu hủy. Tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm thực hiện việc tiêu hủy theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
d.2) Cơ quan hải quan giám sát việc tiêu hủy, phế liệu, phế phẩm theo nguyên tắc quản lý rủi ro dựa trên đánh giá quá trình tuân thủ pháp luật của tổ chức, cá nhân;
d.3) Cơ quan hải quan thực hiện giám sát trực tiếp việc tiêu hủy nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị trừ trường hợp nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị tiêu hủy có trị giá dưới 1.000.000 đồng hoặc số tiền thuế dưới 50.000 đồng.
d.4) Trường hợp cơ quan hải quan giám sát trực tiếp việc tiêu hủy, khi kết thúc tiêu hủy, các bên tiến hành lập biên bản xác nhận việc tiêu hủy.
Riêng đối với tiêu hủy nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị, phế liệu, phế phẩm của doanh nghiệp ưu tiên, cơ quan hải quan không thực hiện việc giám sát.”
Như vậy, thủ tục tiêu hủy phế phẩm thực hiện theo quy định tại điểm d1 và phải có văn bản gửi Chi cục Hải quan.
Báo cáo quyết toán được xem là bài toán đau đầu với nhân viên xuất nhập khẩu của công ty gia công, sản xuất xuất khẩu và chế xuất. Để hạn chế sai sót trong quá trình xây dụng bản báo cáo, mọi người cần lưu ý một số trường hợp sau đây:
Sản xuất xuất khẩu có thuế xuất khẩu nhưng thành phần nguyên liệu cấu tạo có thuế xuất khẩu thì doanh nghiệp phải đóng thuế xuất khẩu cho nguyên liệu đó.
Trong cùng 1 sản phẩm nhưng có 2 loại nguyên vật liệu thay thế cho nhau để sản xuất, tên và mã sản phẩm là toàn cầu, không thể thay đổi mã/tên, hải quan yêu cầu phải có Phần mềm trung gian / hoặc đặt lại mã sản phẩm, để phần mềm hải quan có thể đọc được.
Khi doanh nghiệp phát hiện phần thuế còn thiếu, chưa kịp đóng, phải chủ động khai trước phần thừa (phạt 20% thuế). Nếu để Hải quan phát hiện, phạt từ 1 đến 3 lần thuế tùy thời điểm.