05 giải pháp trong hoạt động xuất nhập khẩu rất quan trọng

Thứ nhất, công tác hoàn thiện hệ thống pháp luật về quản lý ngoại thương đã luôn được coi trọng, phù hợp với thực tiễn quản lý và tuân thủ các cam kết quốc tế.

Trong nhiệm kỳ 2015-2020, Cục Xuất nhập khẩu đã trình Chính phủ, Lãnh đạo Bộ Công Thương ký ban hành số lượng lớn văn bản quy phạm pháp luật bao gồm 04 Nghị định và 82 Thông tư thuộc lĩnh vực xuất nhập khẩu. Riêng trong năm 2020, tính đến hết tháng 8, Cục Xuất nhập khẩu đã trình Lãnh đạo Bộ Công Thương ký ban hành 11 Thông tư thuộc lĩnh vực xuất nhập khẩu.
Các văn bản quy phạm pháp luật được xây dựng theo hướng minh bạch, ổn định, đơn giản hoá thủ tục hành chính. Đồng thời, các văn bản được ban hành theo đúng nguyên tắc, biện pháp quản lý và thẩm quyền ban hành tại Luật Thương mại và Luật Quản lý ngoại thương.

Thứ hai, đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục hành chính, kiến tạo môi trường kinh doanh, đầu tư thuận lợi, thông thoáng, minh bạch cho người dân và doanh nghiệp.

Với sự nỗ lực, quyết liệt của Bộ Công Thương, nhiều điều kiện kinh doanh chưa hợp lý đã được bãi bỏ; công tác kiểm tra chuyên ngành hàng hóa xuất nhập khẩu đã được đổi mới cơ bản theo nguyên tắc đánh giá rủi ro, chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm đối với nhiều loại hàng hóa.
Tính đến hết năm 2019, Bộ Công Thương đã triển khai 56 dịch vụ công trực tuyến trong lĩnh vực xuất nhập khẩu ở cấp độ 3 và 4 trên Cổng dịch vụ công trực tuyến Bộ Công Thương. Đây đều là những thủ tục hành chính có số lượng hồ sơ nhiều, ảnh hưởng lớn đến hoạt động xuất nhập khẩu, kinh doanh của doanh nghiệp.
Cục Xuất nhập khẩu đã tham mưu, trình Lãnh đạo Bộ ban hành Kế hoạch hành động thúc đẩy Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN, cải cách công tác kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và tạo thuận lợi thương mại của Bộ Công Thương giai đoạn 2018-2020. Cục Xuất nhập khẩu cũng chỉ đạo thiết lập và duy trì hoạt động của Đường dây nóng của Bộ Công Thương hỏi đáp về thủ tục xuất nhập khẩu qua điện thoại và qua email. Thông qua đó, các vướng mắc, kiến nghị của người dân, doanh nghiệp được kịp thời thông tin, giải đáp, giúp tạo thuận lợi cho doanh nghiệp cũng như xây dựng hình ảnh của Bộ Công Thương.

Thứ ba, là việc tận dụng các lợi thế do các FTA mang lại hiệu quả hơn.

Bên cạnh hoạt động tuyên truyền, phổ biến về các FTA và cách thức tận dụng các FTA, Cục Xuất nhập khẩu đã chỉ đạo đơn giản hóa quy trình, thủ tục cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O), áp dụng cơ chế tự chứng nhận xuất xứ, đẩy mạnh C/O điện tử; song song với tăng cường chống gian lận xuất xứ hàng hóa; tăng cường công tác hậu kiểm tại tổ chức cấp C/O và các doanh nghiệp đề nghị cấp C/O.
Từ ngày 1/1/2020, Cục Xuất nhập khẩu tổ chức cấp C/O điện tử hoàn toàn đối với hàng hóa xuất khẩu sang 6 nước ASEAN là Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Singapore, Brunei và Campuchia. Điều này có ý nghĩa quan trọng về C/O là thủ tục có số lượng hồ sơ rất lớn, việc triển khai điện tử hoàn toàn giúp doanh nghiệp rút ngắn thời gian xử lý, giảm thiểu chi phí giao dịch, nâng cao tính công khai, minh bạch.

Thứ tư, công tác quản lý, điều hành xuất nhập khẩu trong tình hình mới theo sát diễn biến thị trường trong và ngoài nước

Kịp thời thông tin cho các Hiệp hội, doanh nghiệp và phối hợp đồng bộ, nhịp nhàng giữa các Bộ, ngành, địa phương, hay các cơ quan, đơn vị trực thuộc các Bộ, ngành, địa phương để cùng tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, thúc đẩy sản xuất, phát triển thị trường xuất khẩu. Nhiều Hội nghị thúc đẩy xuất khẩu đã được tổ chức để bàn các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu: Hội nghị thúc đẩy xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc, sang Liên minh châu Âu; Hội nghị quốc tế mặt hàng gạo;… Bộ đã biên soạn, phát hành Sổ tay hướng dẫn xuất khẩu nông thủy sản sang thị trường Trung Quốc với các thông tin cụ thể về dung lượng thị trường, các yêu cầu về bao bì, nhãn mác, kiểm dịch động thực vật của cơ quan có thẩm quyền phía Trung Quốc, địa chỉ cần biết cũng như thông tin về các chính sách, các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan của Việt Nam. Sổ tay này đã được gửi tới các địa phương nuôi trồng, xuất khẩu trọng điểm, các hiệp hội ngành hàng, các doanh nghiệp xuất khẩu.

Thứ năm, chú trọng công tác thông tin, truyền thông về xuất nhập khẩu.

Việc xử lý, truyền tải và cung cấp thông tin cho báo chí, Hiệp hội, doanh nghiệp đã được quan tâm và trở thành một phần trong công tác điều hành. Bên cạnh các hoạt động truyền thông về các Hiệp định FTA, Cục Xuất nhập khẩu đã phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan biên soạn, phát hành nhiều ấn phẩm thông tin về xuất nhập khẩu: Báo cáo Xuất nhập khẩu Việt Nam thường niên; Báo cáo Logistics thường niên; Sổ tay văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu; Bản tin thị trường nông, lâm, thủy sản hàng tuần,… Việc cung cấp thông tin đầy đủ, minh bạch, có hệ thống giúp các doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất nhập khẩu chủ động dự báo, ra quyết định hiệu quả hơn.
Tiếp tục duy trì hiệu quả xuất nhập khẩu
Những tháng đầu năm 2020 ghi nhận những khó khăn chung của nền kinh tế toàn cầu. Có thể nói, chưa bao giờ chúng ta phải đối phó với một dịch bệnh có tính chất nguy hiểm, tốc độ lây lan đáng báo động trên phạm vi toàn cầu và tác động tới mọi mặt của đời sống kinh tế – xã hội như dịch Covid-19 lần này.
Các chỉ tiêu về xuất nhập khẩu 7 tháng đầu năm đều cho thấy chịu tác động khá lớn từ dịch Covid-19. Qua 7 tháng năm 2020, xuất khẩu đạt 147,61 tỷ USD, chỉ tăng 1,5% so với cùng kỳ năm trước với nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực như dệt may, da giày, điện thoại… giảm sút mạnh.
Ngay khi dịch Covid-19 có nhiều diễn biến phức tạp, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, ngành Công Thương đã thực hiện nhiều biện pháp giúp tháo gỡ khó khăn cho hoạt động giao thương xuất khẩu, tìm kiếm nguồn nguyên liệu, hỗ trợ doanh nghiệp duy trì sản xuất trong nước…
Đến nay, với việc kiểm soát tốt tình hình dịch Covid-19, kinh tế nước ta đứng trước nhiều cơ hội để ổn định và hồi phục. Bộ trưởng Bộ Công Thương đã ký Quyết định số 1457/QĐ-BCT ngày 03 tháng 6 năm 2020 ban hành Kế hoạch hành động của ngành Công Thương nhằm khôi phục và thúc đẩy phát triển công nghiệp, thương mại trong giai đoạn mới phòng, chống dịch Covid-19. Trong bối cảnh Covid-19 và các ảnh hưởng liên quan dự báo còn duy trì trong thời gian dài, các biện pháp của ngành Công Thương là rất kịp thời, toàn diện, đồng bộ, do vậy cần được các cơ quan, đơn vị trực thuộc tập trung triển khai thực hiện.
Bên cạnh đó, ngành Công Thương cũng tiếp tục phát huy những điểm mạnh, những công tác xuất nhập khẩu đã và đang làm tốt trong thời gian qua như công tác hội nhập kinh tế, xây dựng thể chế chính sách về xuất nhập khẩu, đơn giản hóa thủ tục hành chính, tái cơ cấu sản xuất công nghiệp… để tạo nền tảng cho xuất nhập khẩu tiếp tục phát triển nhanh và bền vững.
Với chỉ đạo quyết liệt của Thủ tướng Chính phủ và sự năng động, sáng tạo của doanh nghiệp, sự nỗ lực của Bộ Công Thương cùng các Bộ, ngành, địa phương, mặc dù nhiều khó khăn, thách thức trước mắt nhưng giai đoạn 2020-2025 sẽ tiếp tục ghi nhận những thành công, dấu mốc phát triển mới của hoạt động xuất nhập khẩu nói riêng và hoạt động của ngành Công Thương nói chung.
Nguồn: Melodylogistics
——

Dịch vụ của chúng tôi: Chúng tôi giúp doanh nghiệp Sản xuất xuất khẩu, gia công, chế xuất lập Báo cáo quyết toán theo Thông tư 39/2018/TT-BTC

+ Kèm theo bộ giải trình chi tiết

EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.
– Hotline: 0972 181 589
– Email: exim.com.vn@gmail.com

DNCX KHÔNG LÀM TTHQ KHI NHẬP HÀNG TỪ NỘI ĐỊA ĐÃ NỘP ĐỦ THUẾ

Giải đáp: DNCX KHÔNG LÀM TTHQ KHI NHẬP HÀNG TỪ NỘI ĐỊA ĐÃ NỘP ĐỦ THUẾ

Công ty chúng tôi là DNCX, công ty có mua hàng hóa từ nội địa để phục vụ sản xuất. Do một số mặt hàng chúng tôi mua nội địa có số lượng ít và giá trị thấp nên không thực hiện mở tờ khai hải quan mà đóng thuế VAT 10%. Các mặt hàng này có bao gồm cả công cụ dụng cụ và nguyên liệu sản xuất (những mặt hàng này không nằm trong khung những mặt hàng được quyền chọn mở hoặc không mở tờ khai)
Xin hỏi quý cơ quan chúng tôi thực hiện thủ tục như vậy là đúng hay sai?
Nếu sai chúng tôi cần làm những thủ tục gì để xử lý cho đúng với quy định hiện hành?

Trả lời qua ý kiến đã trao đổi

– Căn cứ điều 74 Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015 sửa đổi bổ sung tại Thông tư 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018
Điều 74. Quy định chung đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của DNCX
Hàng hóa DNCX mua từ nội địa và đã nộp đầy đủ các loại thuế theo quy định như doanh nghiệp không hưởng chế độ, chính sách áp dụng đối với doanh nghiệp chế xuất thì hoạt động mua bán này không phải làm thủ tục hải quan.Trường hợp DNCX mua từ nội địa các loại hàng hóa có thuế suất thuế xuất khẩu thì phải làm thủ tục hải quan trừ trường hợp hàng hóa này được sử dụng làm nguyên liệu, vật tư tiêu hao trong quá trình sản xuất của DNCX (Ví dụ: than đá sử dụng trong quá trình đốt lò phục vụ sản xuất của DNCX).
– Căn cứ điều 9 Thông tư 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013, quy định:
“Điều 9. Thuế suất 0%
1. Thuế suất 0%: áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu; hoạt động xây dựng, lắp đặt công trình ở nước ngoài và ở trong khu phi thuế quan; vận tải quốc tế; hàng hóa, dịch vụ thuộc diện không chịu thuế GTGT khi xuất khẩu, trừ các trường hợp không áp dụng mức thuế suất 0% hướng dẫn tại khoản 3 Điều này. Hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu là hàng hóa, dịch vụ được bán, cung ứng cho tổ chức, cá nhân ở nước ngoài và tiêu dùng ở ngoài Việt Nam; bán, cung ứng cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan; hàng hóa, dịch vụ cung cấp cho khách hàng nước ngoài theo quy định của pháp luật.
a) Hàng hóa xuất khẩu bao gồm:
– Hàng hóa xuất khẩu ra nước ngoài, kể cả ủy thác xuất khẩu;
– Hàng hóa bán vào khu phi thuế quan theo quy định của Thủ tướng Chính phủ; hàng bán cho cửa hàng miễn thuế; “
Như vậy nếu DNCX đủ căn cứ xác định: Hàng hóa DNCX mua từ nội địa và đã nộp đầy đủ các loại thuế theo quy định như doanh nghiệp không hưởng chế độ, chính sách áp dụng đối với DNCX thì hoạt động mua bán này không phải làm thủ tục hải quan.
Nguồn: CHQTĐN

——

Dịch vụ của chúng tôi: Chúng tôi giúp doanh nghiệp Sản xuất xuất khẩu, gia công, chế xuất lập Báo cáo quyết toán theo Thông tư 39/2018/TT-BTC

+ Kèm theo bộ giải trình chi tiết

EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.
– Hotline: 0972 181 589
– Email: exim.com.vn@gmail.com

VẤN ĐỀ: MIỄN THUẾ NHẬP KHO NGOẠI QUAN

CÂU HỎI LIÊN QUAN ĐẾN MIỄN THUẾ NHẬP KHO NGOẠI QUAN

Theo hướng dẫn của NĐ 18/2021/NĐ-CP ngày 11/03/2021 thì ” Sản phẩm nhập khẩu tại chỗ đăng ký hải quan theo loại hình khác thì người nhập khẩu tại chỗ kê khai , nộp thuế theo mức thuế suất và trị giá tính thuế của sản phẩm nhập khẩu tại chỗ tại thời điểm đăng ký tờ khai”.
Doanh nghiệp chúng tôi hoạt động theo loại hình sxxk, chúng tôi có hợp đồng mua bán vải 3 bên như sau :
1. Bên A : Bên bán là doanh nghiệp tại Hàn quốc
2. Bên B : Bên mua là doanh nghiệp chúng tôi
3. Bên C : là bên giao hàng-một doanh nghiệp tại Việt nam.
Bên A mua vải từ bên C, yêu cầu giao hàng vào kho ngoại quan, bên C mở tờ khai xuất theo loại hình E62, sau đó bên A bán lại cho bên B, bên B làm thủ tục nhập từ kho ngoại quan theo loại hình E31 để làm hàng sxxk theo hợp đồng mua bán giữ bên A và bên B.
Vậy tờ khai E31 nhập từ kho ngoại quan của công ty chúng tôi đã đáp ứng được tiêu chí miễn thuế nhập khẩu chưa ?

Trả lời qua ý kiến đã trao đổi

– Căn cứ điểm b khoản 3 Điều 31 Nghị định 134/2016/NĐ-CP quy định:
“Cơ quan hải quan nơi làm thủ tục hải quan căn cứ hồ sơ miễn thuế đối chiếu với các quy định hiện hành để thưc hiên miễn thuế theo quy đinh. Trường hợp xác định hàng hóa nhập khẩu không thuộc đối tượng miễn thuế như khai bảo thì thu thuế và xử phạt vi phạm (nếu có) theo quy định”
Trường hợp vướng mắc nêu trên, Công ty căn cứ khoản 2 Điều 12, Điều 31 Nghị định 134/2016/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung tại Nghị định 18/2021/NĐ-CP ngày 11/3/2021 của Chính phủ, Điều 16 Thông tư 38/2015/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung tại khoản 5 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC xác định đối tượng miễn thuế và có hồ sơ miễn thuế theo quy định gửi cơ quan hải quan nơi làm thủ tục hải quan để thực hiện miễn thuế theo quy định.
Nguồn: CHQTĐN
——

Dịch vụ của chúng tôi: Chúng tôi giúp doanh nghiệp Sản xuất xuất khẩu, gia công, chế xuất lập Báo cáo quyết toán theo Thông tư 39/2018/TT-BTC

+ Kèm theo bộ giải trình chi tiết

EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.
– Hotline: 0972 181 589
– Email: exim.com.vn@gmail.com

Tất cả Kinh nghiệm thành lập công ty xuất nhập khẩu

Chuẩn bị đầy đủ thông tin công ty

Nếu bạn chưa có kinh nghiệm thành lập công ty xuất nhập khẩu thì đây là thủ tục khá phức tạp. Để mở một công ty kinh doanh xuất nhập khẩu thì bước đầu tiên cần chuẩn bị đó là thông tin công ty. Doanh nghiệp cần:

– Đặt tên cho công ty xuất nhập khẩu: Tên công ty xuất nhập khẩu phải tuân thủ đúng quy định pháp luật về tên công ty như phải là tên riêng, không giống doanh nghiệp khác, từ ngữ sử dụng hợp văn hoá thuần phong mỹ tục của Việt Nam. Cấu trúc tên đầy đủ.

– Chọn loại hình cho công ty: Phải xác định xem loại hình công ty như thế nào thì phù hợp với tính chất cũng như điều kiện hoạt động của công ty xuất nhập khẩu. Những loại hình doanh nghiệp phổ biến hiện nay gồm công ty tư nhân, doanh nghiệp hợp dân, công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn.

– Vốn điều lệ: Công ty xuất nhập khẩu sẽ cần thực hiện kê khai, đăng ký vốn điều lệ phù hợp với khả năng hoạt động của công ty. Đặc biệt, nếu doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề có quy định vốn pháp định thì vốn điều lệ tối thiểu cần ngang bằng với vốn pháp định.

– Ngành nghề kinh doanh: Trong lĩnh vực xuất nhập khẩu có rất nhiều ngành nghề khác nhau, ví dụ như xuất nhập khẩu hàng hóa, nông sản, thủy hải sản hay xuất khẩu lao động. Mỗi ngành nghề sẽ đòi hỏi những điều kiện khác nhau, doanh nghiệp cần lưu ý.

– Trụ sở công ty: Trụ sở công ty phải đúng pháp luật, rõ ràng, chính xác. Văn phòng thuê hay đất thuê nhằm mục đích đăng ký trụ sở chính phải có giấy chứng nhận quyền sở hữu hoặc sử dụng hợp lệ.

– Người đại diện theo pháp luật: Doanh nghiệp cần có người đại diện pháp luật phù hợp. Có thể để giám đốc, tổng giám đốc, chủ tịch làm người đại diện công ty hoặc thuê người làm người đại diện.

Chuẩn bị hồ sơ đăng ký thành lập công ty xuất, nhập khẩu

Tiến trình quan trọng khi mở một doanh nghiệp chính là làm hồ sơ để đăng ký công ty. Như vậy, công ty mới có thể hoạt động hợp pháp theo quy định pháp luật. Hồ sơ gồm:

– Giấy đề nghị phòng Đăng ký kinh doanh cấp cho doanh nghiệp giấy phép đăng ký kinh doanh lĩnh vực xuất, nhập khẩu (hay còn gọi là giấy phép thành lập công ty).

– Danh sách có thông tin đi kèm của những cổ đông và thành viên cùng mở công ty.

– Văn bản về điều lệ công ty xuất, nhập khẩu.

– Hộ chiếu bản sao, chứng minh nhân dân bản sao, thẻ căn cước bản sao kèm theo giấy phép đăng ký công ty (nếu là tổ chức mở công ty).

– Giấy ủy quyền nếu chủ doanh nghiệp không trực tiếp hoàn thành và nộp hồ sơ.

Hồ sơ nộp cho Phòng ĐKKD của Sở kế hoạch và đầu tư để được cấp giấy phép trong vòng 3 đến 6 ngày.

Tiến hành công bố thông tin công ty

Sau khi được cấp giấy phép đăng ký công ty, doanh nghiệp cần:

– Công bố về việc đăng ký thông tin công ty lên cổng thông tin điện tử quốc gia trong vòng tối đa 30 ngày.

– Khắc dấu tròn doanh nghiệp hợp lệ và báo mẫu dấu công khai.

– Tiến hành treo biển hiệu của công ty.

– Làm tài khoản ngân hàng giao dịch để báo số tài khoản lên cho Sở KH & ĐT.

– Kê khai và đóng các loại thuế đầy đủ.

Hoàn thành điều kiện và xin giấy phép xuất, nhập khẩu theo quy định

Tùy vào ngành nghề hay sản phẩm mà doanh nghiệp tiến hành xuất, nhập khẩu mà công ty cần đáp ứng những yêu cầu riêng. Lúc đó, doanh nghiệp hãy hoàn thành các điều kiện cơ bản và làm thủ tục xin giấy phép đủ điều kiện thực hiện xuất nhập khẩu theo đúng quy định.

Trên đây là những kinh nghiệm thành lập công ty xuất nhập khẩu. Trong trường hợp có nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý hỗ trợ thành lập doanh nghiệp hoặc các thủ tục pháp lý hành chính khác.

——

Dịch vụ của chúng tôi: Chúng tôi giúp doanh nghiệp Sản xuất xuất khẩu, gia công, chế xuất lập Báo cáo quyết toán theo Thông tư 39/2018/TT-BTC

+ Kèm theo bộ giải trình chi tiết

EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.
– Hotline: 0972 181 589
– Email: exim.com.vn@gmail.com

 

CUNG CẤP DỊCH VỤ CHO DNCX CÓ PHẢI MỞ TỜ KHAI HẢI QUAN KHÔNG?

gIẢI ĐÁP: CUNG CẤP DỊCH VỤ CHO CÔNG TY CHẾ XUẤT CÓ PHẢI MỞ TỜ KHAI HẢI QUAN KHÔNG?

Công ty chúng tôi là doanh nghiệp nội địa, vốn FDI có ký hợp đồng với công ty mẹ bên hàn quốc làm dịch vụ lắp ráp, bảo trì bảo dưỡng máy móc thiết bị công nghiệp. Trong quá trình lắp ráp, bảo trì bảo dưỡng máy mà phát sinh chi phí nguyên vật liệu như bu lông, ốc vít, đai ốc, đồ gá gia công,… thì sẽ tính vào giá trị của dịch vụ lắp ráp, bảo trì bảo dưỡng của máy móc đó (thực hiện dự án tại Việt Nam, công ty chế xuất).
Căn cứ điểm đ khoản 1 Điều 74 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 50 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2020 quy định:
“50. Điều 74 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 74. Quy định chun­g đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của DNCX
1. Hàng hóa nhập khẩu phục vụ hoạt động sản xuất sản phẩm xuất khẩu của DNCX phải thực hiện thủ tục hải quan theo quy định và sử dụng đúng với mục đích sản xuất, trừ các trường hợp sau DNCX và đối tác của DNCX được lựa chọn thực hiện hoặc không thực hiện thủ tục hải quan:
đ) Hàng hóa đưa vào, đưa ra DNCX để bảo hành, sửa chữa hoặc thực hiện một số công đoạn trong hoạt động sản xuất như: kiểm tra, phân loại, đóng gói, đóng gói lại.
Theo quan điểm của doanh nghiệp: Công ty chúng tôi được phép lựa chọn thực hiện hoặc không thực hiện thủ tục hải quan cho phần nguyên vật liệu là bu long, ốc vít, đồ gá gia công,….để lắp ráp, bảo trì bảo dưỡng máy thiết bị công nghiệp. Điều này có đúng hay không?

Trả lời qua ý kiến đã trao đổi

– Căn cứ điểm đ khoản 1 Điều 74 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 50 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2020 của Bộ Tài chính quy định:
“Điều 74. Quy định chung đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của DNCX
1. Hàng hóa nhập khẩu phục vụ hoạt động sản xuất sản phẩm xuất khẩu của DNCX phải thực hiện thủ tục hải quan theo quy định và sử dụng đúng với mục đích sản xuất, trừ các trường hợp sau DNCX và đối tác của DNCX được lựa chọn thực hiện hoặc không thực hiện thủ tục hải quan:
…đ) Hàng hóa đưa vào, đưa ra DNCX để bảo hành, sửa chữa hoặc thực hiện một số công đoạn trong hoạt động sản xuất như: kiểm tra, phân loại, đóng gói, đóng gói lại.
Trường hợp không làm thủ tục hải quan, DNCX lập và lưu trữ chứng từ, sổ chi tiết việc theo dõi hàng hóa đưa vào, đưa ra theo các quy định của Bộ Tài chính về mua bán hàng hóa, chế độ kế toán, kiểm toán, trong đó xác định rõ mục đích, nguồn hàng hóa”.
– Căn cứ khoản 1 Điều 86 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính quy định:
“Điều 86. Thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ
1. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ gồm:
…b) Hàng hóa mua bán giữa doanh nghiệp nội địa với doanh nghiệp chế xuất, doanh nghiệp trong khu phi thuế quan;
c) Hàng hóa mua bán giữa doanh nghiệp Việt Nam với tổ chức, cá nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam và được thương nhân nước ngoài chỉ định giao, nhận hàng hóa với doanh nghiệp khác tại Việt Nam”.
Trường hợp lựa chọn làm thủ tục hải quan, DNCX và đối tác sẽ thực hiện thủ tục hải quan xuất nhập khẩu tại chỗ theo Điều 86 Thông tư số 38/2015/TT-BTC. Trường hợp lựa chọn không làm thủ tục hải quan thì DNCX và đối tác của DNCX đều không phải thực hiện thủ tục hải quan. Khi đó, cả 02 bên đều phải lập và lưu trữ chứng từ, sổ chi tiết việc theo dõi hàng hóa đưa vào, đưa ra theo các quy định của Bộ Tài chính về mua bán hàng hóa, chế độ kế toán, kiểm toán, trong đó xác định rõ mục đích, nguồn hàng hóa.
Đề nghị Công ty tham khảo quy định nêu trên, đối chiếu với thực tế hoạt động của Công ty để nghiên cứu thực hiện đúng quy định. Trường hợp phát sinh vướng mắc, đề nghị công ty liên hệ trực tiếp với Chi cục Hải quan nơi dự kiến đăng ký tờ khai để được hướng dẫn cụ thể.
——

Dịch vụ của chúng tôi: Chúng tôi giúp doanh nghiệp Sản xuất xuất khẩu, gia công, chế xuất lập Báo cáo quyết toán theo Thông tư 39/2018/TT-BTC

+ Kèm theo bộ giải trình chi tiết

EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.
– Hotline: 0972 181 589
– Email: exim.com.vn@gmail.com

5 THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC HQ ĐƯỢC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG

5 thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư 27/2021/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Thông tư 19/2014/TT-BTC quy định thủ tục tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu, tiêu hủy, chuyển nhượng xe ô tô, xe hai bánh gắn máy của đối tượng được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ tại Việt Nam.
Cụ thể có hai thủ tục hành chính cấp cục hải quan tỉnh, thành phố gồm: Cấp giấy tạm nhập khẩu xe ô tô, xe gắn máy của đối tượng được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ; Cấp giấy chuyển nhượng xe ô tô của đối tượng được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ.
Bên cạnh đó 3 thủ tục hành chính cấp chi cục hải quan gồm: Tạm nhập khẩu xe ô tô, xe gắn máy của đối tượng được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ; Tái xuất khẩu xe ô tô, xe gắn máy của đối tượng được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ; Chuyển nhượng xe ô tô của đối tượng được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ.
——

Dịch vụ của chúng tôi: Chúng tôi giúp doanh nghiệp Sản xuất xuất khẩu, gia công, chế xuất lập Báo cáo quyết toán theo Thông tư 39/2018/TT-BTC

+ Kèm theo bộ giải trình chi tiết

EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.
– Hotline: 0972 181 589
– Email: exim.com.vn@gmail.com

CHUYỂN ĐỔI MỤC ĐÍCH MỤC ĐÍCH TỪ TẠM NHẬP TÁI XUẤT SANG NHẬP KDDT

Tư vấn giải đáp: CHUYỂN ĐỔI MỤC ĐÍCH MỤC ĐÍCH TỪ TẠM NHẬP TÁI XUẤT SANG NHẬP KDDT

Doanh nghiệp có vốn đầu tư 100% của nước ngoài. Trước đây DN chúng tôi có nhập khẩu 1 thiết bị theo loại hình tạm nhập G12 ( thuế NK =0%, thuế VAT không có vì loai hình G12 ) , sau đó chúng tôi có nhu cầu mua lại thiết bị này để phục vụ tiếp sản xuất . Theo CV 2765 chúng tôi sẽ mở tờ khai chuyển đổi mục đích tương ứng theo mã loại hình A21.
Vậy chúng tôi sẽ đóng toàn bộ thuế ( thuế VAT 10%) theo tờ khai mới trả về ngay lập tức. Vậy chúng tôi có phải bị đóng phạt nộp chậm vì chậm dong thuế VAT 10% của tờ khai cũ hay không ?

Trả lời qua ý kiến đã trao đổi

– Căn cứ điểm d khoản 1 Điều 21 Thông tư số 38/2015/TT-BTC được sửa đổi bổ sung tại khoản 10 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 của Bộ Tài chính quy định:
“Điều 21. Khai thay đổi mục đích sử dụng, chuyển tiêu thụ nội địa
1. Nguyên tắc thực hiện
d) Hàng hóa thay đổi mục đích sử dụng hoặc chuyển tiêu thụ nội địa, người nộp thuế phải kê khai, nộp đủ tiền thuế, tiền phạt (nếu có) theo quy định.
Theo quy định trên, cơ quan Hải quan nơi làm thủ tục tạm nhập sẽ kiểm tra việc khai thay đổi mục đích sử dụng để xác định có hay không vi phạm để tiến hành xử lý theo quy định, đề nghị Công ty liên hệ trực tiếp với Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục tạm nhập để được hướng dẫn cụ thể.
Nguồn: CHQTĐN
——

Dịch vụ của chúng tôi: Chúng tôi giúp doanh nghiệp Sản xuất xuất khẩu, gia công, chế xuất lập Báo cáo quyết toán theo Thông tư 39/2018/TT-BTC

+ Kèm theo bộ giải trình chi tiết

EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.
– Hotline: 0972 181 589
– Email: exim.com.vn@gmail.com

HOÀN THUẾ, XUẤT SẢN PHẨM TỪ NGUỒN A11 LOẠI HÌNH XUẤT B11

TƯ VẤN: HOÀN THUẾ HÀNG NHẬP KHẨU A11 , XUẤT SẢN PHẨM TỪ NGUỒN A11 LOẠI HÌNH XUẤT B11

Đơn vị chúng tôi có nhập khẩu nguyên phụ liệu theo loại hình A11, A12 và sử dụng số nguyên phụ liệu đó sản xuất ra sản phẩm, sau đó xuất khẩu sản pẩm ra nước ngoài loại hình xuất khẩu B11. Trong trường hợp này DN có thể xin hoàn thuế nhập khẩu phần nguyên phụ liệu đã dùng dể sản xuất ra sản phẩm xuất khẩu được không?

Trả lời qua ý kiến đã trao đổi

Căn cứ khoản 3 điều 36 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016 của Chính phủ quy định:
“Điều 36.
…3. Cơ sở để xác định hàng hóa được hoàn thuế:
a) Tổ chức, cá nhân sản xuất hàng hóa xuất khẩu có cơ sở sản xuất hàng hóa xuất khẩu trên lãnh thổ Việt Nam; có quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng đối với máy móc, thiết bị tại cơ sở sản xuất phù hợp với nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu;
b) Trị giá hoặc lượng nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu được hoàn thuế là trị giá hoặc lượng nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu thực tế được sử dụng để sản xuất sản phẩm thực tế xuất khẩu;
c) Sản phẩm xuất khẩu được làm thủ tục hải quan theo loại hình sản xuất xuất khẩu;
d) Tổ chức, cá nhân trực tiếp hoặc ủy thác nhập khẩu hàng hóa, xuất khẩu sản phẩm.Người nộp thuế có trách nhiệm kê khai chính xác, trung thực trên tờ khai hải quan về sản phẩm xuất khẩu được sản xuất từ hàng hóa nhập khẩu trước đây.”
Đề nghị Công ty tham khảo quy định trên để thực hiện. Trường hợp phát sinh vướng mắc, đề nghị công ty liên hệ trực tiếp với Chi cục Hải quan nơi dự kiến đăng ký tờ khai để được hướng dẫn cụ thể.
——

Dịch vụ của chúng tôi: Chúng tôi giúp doanh nghiệp Sản xuất xuất khẩu, gia công, chế xuất lập Báo cáo quyết toán theo Thông tư 39/2018/TT-BTC

+ Kèm theo bộ giải trình chi tiết

EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.
– Hotline: 0972 181 589
– Email: exim.com.vn@gmail.com

ÁP GIÁ TÍNH THUẾ ĐỐI VỚI THUẾ GTGT NHẬP KHẨU

Giải đáp vấn đề: ÁP GIÁ TÍNH THUẾ ĐỐI VỚI THUẾ GTGT NHẬP KHẨU

Công ty chúng tôi hiện nay đang mua bán quặng sắt tại Lào, năm 2020 chúng tôi mua và bán dưới hình thức hàng tạm nhập – tái xuất gia bán là giá bán tại mỏ của bên bán nhưng khi về tại của khẩu Nậm Cắn của huyện Kỳ Sơn tỉnh Nghệ An.
Giá theo hợp đồng giữa hai bên và Co bên bán cung cấp thì giá bán là 58 USD nhưng về Cửa khẩu thì hải quan áp giá bán 68USD nhưng hiện nay chúng tôi đang có ý định bán hàng trong nước .
Vậy chúng khi hạch toán và khi nộp thuế GTGT hàng nhập khẩu chúng tôi phải nộp thuế GTGT theo giá bán là 58 USD hay là 68USSD?.
Nếu trường hợp bên tôi nộp thuế theo hình thức 58 USD và chí phí vận chuyển chúng tôi hạch toán riêng có được không vì hiện nay chúng tôi đang thuê vận chuyển đến Cửa khẩu với giá là 13.5 USD.
Kính mon quý cơ quan giải đáp thắc mắc cho công ty chúng tôi để công ty chúng tôi kịp thời nhập lô hàng mới về .

Trả lời qua ý kiến đã trao đổi

– Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 5 Thông tư số 39/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 4 Điều 1 Thông tư số 60/2019/TT-BTC ngày 30/8/2019 của Bộ Tài chính thì trị giá hải quan đối với hàng nhập khẩu là giá thực tế phải trả tính đến cửa khẩu nhập đầu tiên, được xác định theo các phương pháp quy định. Việc xác định trị giá hải quan phải được thực hiện dựa trên cơ sở hồ sơ hải quan, các chứng từ, tài liệu khách quan, định lượng được.
– Căn cứ quy định tại Điều 25 Thông tư số 38/2015/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung tại khoản 14 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 của Bộ Tài chính, khi công ty kê khai giá thực tế phải trả tính đến cửa khẩu nhập đầu tiên trong quá trình làm thủ tục hải quan thì Công ty cần xuất trình đầy đủ chứng từ, tài liệu để chứng minh trị giá kê khai là giá thực thanh toán của hàng hóa với cơ quan hải quan nơi làm thủ tục hải quan.
– Căn cứ quy định tại khoản g Điều 13 Thông tư số 39/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 thì chi phí vận tải và chi phí có liên quan đến việc vận chuyển hàng hóa nhập khẩu đến cửa khẩu nhập đầu tiên là khoản phải cộng vào trị giá hải quan nếu chưa có trong giá thực tế thanh toán của hàng hóa nhập khẩu.
Đề nghị doanh nghiệp căn cứ vào hồ sơ thực tế đối chiếu với các quy định nêu trên để thực hiện kê khai và tính thuế theo đúng quy định. Trường hợp có vướng mắc thì liên hệ trực tiếp với cơ quan hải quan nơi đăng ký tờ khai để được hướng dẫn cụ thể.
Nguồn: HẢI QUAN VIỆT NAM
——

Dịch vụ của chúng tôi: Chúng tôi giúp doanh nghiệp Sản xuất xuất khẩu, gia công, chế xuất lập Báo cáo quyết toán theo Thông tư 39/2018/TT-BTC

+ Kèm theo bộ giải trình chi tiết

EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.
– Hotline: 0972 181 589
– Email: exim.com.vn@gmail.com

BỘ CHỨNG TỪ LÀM THỦ TỤC HẢI QUAN

TRẢ LỜI CÂU HỎI VỀ: BỘ CHỨNG TỪ LÀM THỦ TỤC HẢI QUAN

Công ty chúng tôi có lô hàng nhập khẩu qua đường hàng không. Vận đơn hàng không được hãng hàng không phát hành điện tử thay vì bản gốc cứng.
Đại lý hãng vận chuyển tại Việt nam và kho hàng đã cấp lệnh giao hàng cho chúng tôi trên cơ sở vận đơn điện tử nói trên.
Tuy nhiên khi chúng tôi vào kho hàng tại sân bay để nhận hàng thì nhân viên hải quan giám sát tại kho hàng yêu cầu chúng tôi phải xuất trình bản gốc vận đơn. Nhân viên hải quan không chấp bản copy vận đơn điện tử và không cho chúng tôi nhận hàng.
Quý cơ quan Hải quan cho chúng tôi hỏi, có qui định nào yêu cầu người nhận hàng phải xuất trình/ nộp bản gốc vận đơn vận chuyển cho cơ quan hải quan khi làm thủ tục nhận hàng không ?
Yêu cầu trên của nhân viên hải quan giám sát kho có đúng pháp luật không ?

Trả lời qua ý kiến đã trao đổi

Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 24 Luật Hải quan thì chứng từ thuộc hồ sơ hải quan là chứng từ giấy hoặc chứng từ điện tử; chứng từ điện tử phải bảo đảm tính toàn vẹn và khuôn dạng theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.
Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 2 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 thì các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan phải nộp cho cơ quan hải quan thông qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan; trường hợp theo quy định tại Thông tư phải nộp bản chính các chứng từ dưới dạng giấy thì bản chính đó phải được nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu chính cho cơ quan hải quan.
Căn cứ quy định tại điểm a khoản 1 Điều 18 Thông tư số 38/2015/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung tại khoản 7 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC thì các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan quy định tại Điều 16 Thông tư này được gửi cho cơ quan hải quan thông qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan; các chứng từ này có thể ở dạng dữ liệu điện tử hoặc chứng từ giấy được chuyển đổi sang chứng từ điện tử (bản scan có xác nhận bằng chữ ký số).
Căn cứ theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 16 Thông số 38/2015/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung tại khoản 5 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC, trường hợp hàng hóa vận chuyển bằng đường hàng không thì trong bộ hồ sơ hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu, người khai hải quan phải nộp 01 bản chụp vận đơn.
Như vậy, trong quá trình làm thủ tục hải quan nhập khẩu, người khai hải quan phải nộp 01 bản chụp vận đơn cho cơ quan hải quan thông qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan; chứng từ này có thể ở dạng dữ liệu điện tử hoặc chứng từ giấy được chuyển đổi sang chứng từ điện tử (bản scan có xác nhận bằng chữ ký số).
Liên quan đến việc công chức hải quan tại một số Cục Hải quan tỉnh, thành phố khi làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu yêu cầu doanh nghiệp nộp chứng từ có ký tên, đóng dấu của doanh nghiệp và xác nhận sao y bản chính (đối với các chứng từ bản chụp) trong khi các chứng từ đó đã được gửi qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan, Tổng cục Hải quan đã có công văn số 2056/TCHQ-GSQL ngày 30/3/2020 về việc gửi chứng từ thuộc hồ sơ hải quan. Trường hợp trong quá trình làm thủ tục hải quan, Công ty TNHH Tiếp vận M&P phát hiện cán bộ công chức hải quan yêu cầu nộp các chứng từ bản gốc không đúng quy định tại khoản 2 Điều 3, điểm a khoản 1 Điều 18 Thông tư số 38/2015/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung tại khoản 2, khoản 7 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC thì phản ánh về Tổng cục Hải quan để xử lý kịp thời.
——

Dịch vụ của chúng tôi: Chúng tôi giúp doanh nghiệp Sản xuất xuất khẩu, gia công, chế xuất lập Báo cáo quyết toán theo Thông tư 39/2018/TT-BTC

+ Kèm theo bộ giải trình chi tiết

EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.
– Hotline: 0972 181 589
– Email: exim.com.vn@gmail.com