Phân biệt địa điểm đích vận chuyển bảo thuế và lưu kho hàng chờ thông quan

Phần mềm lập Báo cáo Quyết toán JUNE

Địa điểm đích vận chuyển bảo thuế là gì?

1. Địa điểm đích vận chuyển bảo thuế : là địa điểm hàng sẽ đến cuối cùng. (đối với hàng nhập thì đó sẽ là kho công ty, còn đối với hàng xuất thì đó là 1 cảng nào đó tại việt nam mà hàng của chúng ta từ đó sẽ rời việt nam đi nước ngoài)

Địa điểm lưu kho hàng chờ thông quan là gì?

2. Địa điểm lưu kho hàng chờ thông quan : là nơi tập kết hàng chờ thông quan (đối với hàng nhập thì chắc chắn nó sẽ là 1 cảng nào đó tại việt nam mà hàng chúng ta được nhập về, còn đối với hàng xuất thì đó chắc chắn là kho công ty, nếu không có kho thì đó sẽ là địa đểm tập kết do hải quan nơi làm thủ tục.)

Sự khác nhau của 2 khái niệm

Điểm khác nhau của 2 địa điểm này là như đã nói rõ ở trên thì địa điểm đích vận chuyển bảo thuế đó là nơi đích đến của vận chuyển (nó giống như đơn xin chuyển của khẩu của V4 nhưng VNACCS thì sử dụng bộ mã và cái tên trưu tượng hơn). Còn ông nội địa điểm lưu kho hàng chờ thông quan thì là nơi hàng tập kết chờ làm thủ tục thông quan.

Quy tắc để không bị sai và nhầm lẫn là :

Đối với địa điểm lưu kho hàng chờ thông quan thì hàng ở đâu sẽ khai báo nơi đó. (Vậy chúng ta sẽ biết hàng nhập thì chắc chắn sẽ là ở cảng, còn xuất thì ở kho công ty, nếu xuất mà không có kho thì sử dụng địa điểm tập kết do hải quan nơi làm thủ tục quy định.)

Còn địa điểm đích vận chuyển bảo thuế thì thật ra mình không có cụm từ để diễn tả quy tắc cho địa điểm này.

Nguồn: HXNK Phần mềm Kế toán Vĩnh viễn, Phần mềm Kế toán Online, Phần mềm Kế toán Dược phẩm, Trang chủ

———–

Dịch vụ của chúng tôi: Chúng tôi giúp doanh nghiệp Sản xuất xuất khẩu, gia công, chế xuất lập Báo cáo quyết toán theo Thông tư 39/2018/TT-BTC

+ Kèm theo bộ giải trình chi tiết

EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.
– Hotline: 0972 181 589
– Email: exim.com.vn@gmail.com

Những sửa đổi về thủ tục hải quan đối với HH KD tạm nhập tái xuất

Những thay đổi trong chính sách hiện hành cùng với những vấn đề phát sinh trong thực tế liên quan đến thủ tục hải quan đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất đòi hỏi phải sửa đổi, bổ sung để đảm bảo công tác quản lý hải quan. Nội dung này đang được Tổng cục Hải quan nghiên cứu sửa đổi, bổ sung tại dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư 38/2015/TT-BTC.

Theo Ban soạn thảo, tại Điều 81 Thông tư số 38/2015/TT-BTC quy định về thủ tục xác nhận doanh nghiệp có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hoặc tạm nhập tái xuất hàng hóa đối với trường hợp thương nhân có nhu cầu đề nghị Bộ Công Thương cấp mã số tạm nhập tái xuất theo quy định tại Điều 13 Thông tư số 05/2014/TT-BCT. Tuy nhiên, hiện nay Thông tư số 05/2014/TT-BCT của Bộ Công Thương đã bị bãi bỏ và thủ tục cấp mã số tạm nhập tái xuất được quy định tại Nghị định số 69/2018/NĐ-CP của Chính phủ, theo đó không còn quy định yêu cầu thương nhân phải có xác nhận của Tổng cục Hải quan về doanh nghiệp có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hoặc tạm nhập tái xuất hàng hóa. Chính vì vậy, Ban soạn thảo đề xuất bãi bỏ Điều 81 Thông tư số 38/2015/TT-BTC để phù hợp với quy định hiện hành.

Về thủ tục hải quan đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất, theo quy định hiện hành tại Khoản 4 Điều 82 Thông tư 38/2015/TT-BTC chưa có quy định đối với trường hợp hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất đã hoàn thành thủ tục tái xuất nhưng chỉ xuất khẩu được một phần, phần còn lại thay đổi cửa khẩu xuất khác.

Tại điểm c khoản 4 Điều 82 Thông tư 38/2015/TT-BTC có quy định: “Đối với hàng hóa thuộc loại hình kinh doanh tạm nhập tái xuất có điều kiện theo quy định của Chính phủ hoặc hàng hóa thuộc Danh mục không khuyến khích nhập khẩu của Bộ Công Thương thì quá thời hạn được phép lưu giữ tại Việt Nam thương nhân chỉ được tái xuất qua cửa khẩu tạm nhập trong vòng 15 ngày kể từ ngày hết thời hạn được phép lưu giữ tại Việt Nam (không được phép tái xuất qua cửa khẩu khác cửa khẩu tạm nhập). Trường hợp không tái xuất được thì bị tịch thu và xử lý theo quy định; Trường hợp phải tiêu hủy thì thương nhân chịu trách nhiệm thanh toán chi phí tiêu hủy. Chi cục hải quan cửa khẩu tạm nhập chịu trách nhiệm chủ trì và phối hợp với chi cục hải quan cửa khẩu tái xuất trong việc bàn giao, quản lý, giám sát và xử lý hàng hóa quá thời hạn lưu giữ tại Việt Nam”…

Quy định hiện hành cũng đang phát sinh một số vướng mắc khi triển khai thực hiện. Hiện nay Nghị định 187/2013/NĐ-CP đã bị bãi bỏ bởi Nghị định số 69/2018/NĐ-CP của Chính phủ. Bên cạnh đó, việc vận chuyển hàng hóa từ nơi đi đến nơi đến đối với hàng kinh doanh tạm nhập tái xuất không cụ thể việc làm thủ tục theo loại hình vận chuyển độc lập hay vận chuyển kết hợp. Do chưa có quy định đối với trường hợp hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất đã hoàn thành thủ tục tái xuất nhưng chỉ xuất khẩu được một phần, phần còn lại thay đổi cửa khẩu xuất khác nên chưa đảm bảo cơ sở để thực hiện thống nhất. Bên cạnh đó, nội dung quy định tại điểm c khoản 4 Điều 82 nêu trên không rõ quy trình thực hiện cũng như trình tự thủ tục xử lý vi phạm và chưa phù hợp với quy định tại Điều 22 Nghị định 127/2013/NĐ-CP ngày 15/10/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan (được sửa đổi tại Nghị định 45/2016/NĐ-CP ngày 26/5/2016)…

Do đó, một số vấn đề về thủ tục hải quan đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất được đề xuất sửa đổi bổ sung tại Điều 82 theo hướng cập nhật văn bản điều chỉnh mới là Nghị định số 69/2018/NĐ-CP thay cho Nghị định số 187/2013/NĐ-CP. Sửa đổi, bổ sung điểm d khoản 3 như sau: “d) Trường hợp hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất đã hoàn thành thủ tục tái xuất nhưng chỉ xuất khẩu một phần tại cửa khẩu tái xuất đã đăng ký thì người khai hải quan thực hiện khai sửa đổi, bổ sung số lượng trên tờ khai tái xuất theo hướng dẫn tại Điều 20 Thông tư này; cơ quan Hải quan thực hiện thanh khoản tờ khai tạm nhập – tái xuất theo lượng hàng đã bổ sung. Trường hợp thay đổi cửa khẩu tái xuất đối với số lượng hàng hóa còn lại thì người khai hải quan phải có văn bản gửi chi cục hải quan cửa khẩu tái xuất đề nghị đưa hàng về cửa khẩu nhập ban đầu hoặc các địa điểm được lưu giữ hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất quy định tại Khoản 5 Điều này để xem xét, quyết định và thực hiện khai báo tờ khai tái xuất mới đối với lượng hàng còn lại”.

Sửa đổi, bổ sung điểm c khoản 4 theo hướng: “Đối với hàng hóa thuộc loại hình kinh doanh tạm nhập tái xuất có điều kiện theo quy định của Chính phủ hoặc thuộc Danh mục hàng hóa phải có giấy phép kinh doanh tạm nhập tái xuất của Bộ Công Thương, nếu quá thời hạn được phép lưu giữ tại Việt Nam thì thương nhân bị xử lý vi phạm theo quy định, và hàng hóa buộc phải tái xuất qua cửa khẩu tạm nhập trong vòng 15 ngày kể từ ngày hết thời hạn được phép lưu giữ tại Việt Nam. Trường hợp không tái xuất được trong thời hạn 15 ngày, thì bị xử lý tịch thu theo quy định, nếu phải tiêu hủy thì thương nhân chịu trách nhiệm thanh toán chi phí tiêu hủy. Chi cục hải quan cửa khẩu tạm nhập (đối với trường hợp hàng hóa đã vận chuyển đến cửa khẩu xuất) chịu trách nhiệm chủ trì và phối hợp với chi cục hải quan cửa khẩu tái xuất trong việc bàn giao, quản lý, giám sát và xử lý hàng hóa quá thời hạn lưu giữ tại Việt Nam”.

Nguồn: HQO

———–

Dịch vụ của chúng tôi: Chúng tôi giúp doanh nghiệp Sản xuất xuất khẩu, gia công, chế xuất lập Báo cáo quyết toán theo Thông tư 39/2018/TT-BTC

+ Kèm theo bộ giải trình chi tiết

EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.
– Hotline: 0972 181 589
– Email: exim.com.vn@gmail.com

Thủ tục hải quan đối với các hàng hóa tạm nhập tái xuất

Những điểm cần lưu ý

Trước hết phải xác định thật rõ nhu cầu tạm nhập để chọn đúng loại hình và chuẩn bị các chứng từ phù hợp với loại hình đó. Một số nhu cầu cơ bản  theo loại hình này:
– Hàng được cho mượn để giới thiệu sản phẩm (cần có hợp đồng, mail thỏa thuận cho mượn trong thời hạn bao lâu, mục đích)
– Hàng có xuất xứ Việt Nam cần tái nhập để bảo hành cho khách (cần có hợp đồng mua bán có điều khoản bảo hành còn hiệu lực)
– Hàng cần đem đi triễn lãm nhưng sẽ phải tái nhập về (phải có giấy mời, thư bảo lãnh, hợp đồng thuê mướn…-tùy theo trường hợp).
– Hàng thuê có thời hạn (phải có hợp đồng cho thuê – ghi rõ thời hạn thuê).
– Hàng đem qua nước ngoài kiểm tra, test, lấy mẫu phân tích (dạng này cần phải chắc chắn tái nhập về nếu kiểm tra đạt / không đạt, test đủ tiêu chuẩn/ không đủ tiêu chuẩn…)

Bộ chứng từ cần có:

sau khi xác định rõ là hàng làm theo dạng tạm nhập – tái xuất, cần phải chuẩn bị đầy đủ các chứng từ như sau:
– Hợp đồng sửa chữa, hợp đồng bảo hành, hợp đồng thuê mướn… (đã nêu ở trên)
– Commercial Invoice được cung cấp từ công ty người gửi. Giá trị hàng hóa tùy trường hợp, có thể là 100% giá trị nếu hàng mới mua chưa sử dụng hay hàng đem đi triễn lãm, hoặc chỉ còn 10-20% giá trị ban đầu do có khấu hao sử dụng.

– Packing List
– Công văn xin tạm nhập – tái xuất
– Tờ khai tạm nhập

– Vận đơn

Lưu ý quan trọng:

cần thể hiện rõ số serial number, model, hãng sản xuất, xuất xứ trên chứng từ trùng khớp với trên hàng hóa. -> có thể yêu cầu chụp lại ảnh trước khi gửi hàng đi để kiểm tra với chứng từ.

– Giá trị hàng hóa sẽ không tính thuế đối với hàng tạm nhập ngoại trừ trường hợp tạm nhập theo hình thức thuê mượn có phải thanh toán phí thuê mượn cho đầu nước ngoài. Thuế nhập khẩu sẽ được tính theo phí thuê mượn dựa vào mã HS của hàng hóa như lúc nhập kinh doanh bình thường. Hàng sẽ không chịu thuế VAT (điểm này quan trọng).

Thủ tục hải quan hàng tạm nhập tái xuất

Mở tờ khai nhập khẩu như các loại hình thông thường khác.

Thành phần bộ hố sơ hải quan:

  • Tờ khai hàng hóa nhập khẩu
  • Hóa đơn thương mại trong trường hợp người mua phải thanh toán cho người bán
  • Vận tải đơn hoặc các chứng từ vận tải khác có giá trị tương đương đối với trường hợp hàng hóa vận chuyển bằng đường biển, đường hàng không, đường sắt, vận tải đa phương thức theo quy định của pháp luật (trừ hàng hoá nhập khẩu qua cửa khẩu biên giới đường bộ, hàng hoá mua bán giữa khu phi thuế quan và nội địa, hàng hóa nhập khẩu do người nhập cảnh mang theo đường hành lý)
  •  Giấy phép nhập khẩu đối với hàng hóa phải có giấy phép nhập khẩu; Giấy phép nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan
  • Giấy thông báo miễn kiểm tra hoặc Giấy thông báo kết quả kiểm tra của cơ quan kiểm tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật
  • Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa (Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa hoặc Chứng từ tự chứng nhận xuất xứ)
  • Hợp đồng mua bán hàng hoá nhập khẩu
  • Công văn xin tạm nhập

Cần theo dõi và đảm bảo thời gian tạm nhập luôn còn hạn hiệu lực, nếu thấy sắp đến hiệu lực mà hàng hóa chưa sẵn sang để gửi trả cần gia hạn thêm… thì bạn phải làm thủ tục gia hạn cho tờ khai tạm nhập.

Bộ hồ sơ cho quy trình này là:
– Tờ khai tạm nhập bản gốc (liên do người nhập khẩu giữ) + bản photo sao y
– Công văn xin gia hạn
– Hợp đồng sữa chữa, thuê mướn, triển lãm…
– Điều khoản, phụ lục có ghi gia hạn trong hợp đồng thuê mướn; hoặc email, công văn thông báo cần thêm thời gian sửa chữa, thuê mượn, triễn lãm…

Sau khi trình hải quan, hải quan tại chi cục mở tờ khai tạm nhập sẽ xác nhận trên tờ khai là gia hạn đến bao lâu.

Tái xuất lô hàng 

Giả sử như hàng hóa đã xong việc, cần tái xuất trả, đây là lúc quan cần lưu ý một số điểm như sau:
– Xác định là đúng hàng hóa đã được nhập về (trùng serial number, model hay thông số trên tờ khai tạm nhập)
Sau khi xác định đầy đủ các yếu tố thì  liên hệ book lịch tàu, lịch bay để làm thủ tục tái xuất cho lô hàng

Book lịch tàu, lịch bay…Lấy B/L hay AWB khi hàng đã hoàn tất tái xuất.

Thủ tục tạm nhập tái xuất :

Làm thủ tục tái nhập cho lô hàng

Cần chuẩn bị bộ hồ sơ tái xuất như sau:
Tờ khai tái xuất khẩu thông tin hàng như tờ khai tạm nhập có thể xuất làm nhiều lần cho lô hàng tạm nhập.

  • Công văn tái xuất
  • Invoice
  • Packing List
  • Vận đơn xuất

Thông thường những lô hàng tạm nhập tái xuất thì 100% sẽ bị kiểm hóa khi hàng tái xuất lại vì hải quan sẽ kiểm tra xem có đúng như lúc nhập hay không chính vì thể mà cán bộ khai hải quan hãy cận thận khai đúng như lúc nhập khẩu để tránh bị hải quan làm luật nhé.

Nguồn: HXNK

———–

Dịch vụ của chúng tôi: Chúng tôi giúp doanh nghiệp Sản xuất xuất khẩu, gia công, chế xuất lập Báo cáo quyết toán theo Thông tư 39/2018/TT-BTC

+ Kèm theo bộ giải trình chi tiết

EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.
– Hotline: 0972 181 589
– Email: exim.com.vn@gmail.com

Hướng dẫn cách tách vận đơn trên phần mền Ecus5 mới nhất

Các bạn có thể tham khảo theo Điểm b, Khoản 7 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC (sửa đổi, bổ sung Thông tư 38/2015/TT-BTC) thì “Một vận đơn phải được khai trên một tờ khai hải quan nhập khẩu. Trường hợp một vận đơn khai cho nhiều tờ khai hải quan, nhiều vận đơn khai trên một tờ khai hải quan hoặc hàng hóa nhập khẩu không có vận đơn thì người khai hải quan thực hiện theo hướng dẫn tại mẫu số 01 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này”.

1.Đối tượng và thời điểm khai báo tách vận đơn

Việc khai báo tách vận đơn (nhập khẩu) được sử dụng trong các trường hợp như: Hàng hóa cùng vận đơn của cùng đơn vị xuất nhập khẩu nhưng khác loại hình; Hàng hóa chung container, chung chủ hàng thực hiện lấy hàng làm nhiều lần.
Thời điểm khai báo là trước khi đăng ký tờ khai nhập khẩu, việc khai báo tách vận đơn sẽ do một trong 2 đối tượng sau thực hiện:
  • Người phát hành vận đơn hoặc người được người phát hành vận đơn ủy quyền.
  • Người nhận hàng ghi trên vận đơn (người nhập khẩu)

2.Cách khai báo tách vận đơn trên phần mềm ECUS5 

Từ menu “Tờ khai hải quan / Khai báo bổ sung“, chọn mục “Khai báo tách vận đơn” như sau ( xem hình mô tả bên dưới ):
Tiếp theo là Màn hình sẽ hiện ra “Thông tin khai báo tách vận đơn”.
Sau khi nhập tất cả thông tin bắt buộc vào các ô có dấu “*”, bạn nhấn nút “Thêm vận đơn gốc” hoặc nhấn phím tắt F5 để thêm mới thông tin vận đơn gốc đang cần tách:

Các thông tin cần phải nhập:

  • Số vận đơn gốc: nhập vào số vận đơn gốc cần tách.
  • Mã người phát hành:
  • Trường hợp là người đề nghị tách vận đơn là người vận chuyển: Nhập mã của người phát hành vận đơn đề nghị tách.
  • Trường hợp là người nhận hàng ghi trên vận đơn: Nhập mã số thuế của người nhận hàng ghi trên vận đơn (người nhập khẩu)
  • Loại hàng: chọn loại hàng khai báo theo vận đơn, hàng rời hay hàng container.
  • Số lượng vận đơn nhánh: nhập vào số lượng vận đơn nhánh mà bạn muốn tách, mỗi vận đơn gốc được tách tối đa thành 99 vận đơn nhánh.
  • Phân loại tách: bạn chọn loại phân tách tùy vào trường hợp và ý nghĩa cụ thể,có hai loại là tách vận đơn cơ học và tách vận đơn lý thuyết.

a)Tách vận đơn cơ học

Áp dụng khi hàng hóa có thể tách biệt theo đơn vị tính khai báo, có thể khai báo và lấy hàng đơn lẻ theo từng vận đơn mà không ảnh hưởng đến lượng hàng còn lại của vận đơn gốc.
Cách thực hiện:
Khi bạn chọn phân loại tách vận đơn cơ học và nhập số lượng nhánh cần tách, phần mềm sẽ hiển thị giao diện để bạn nhập thông tin chi tiết cho các vận đơn nhánh. Các số vận đơn nhánh này được phần mềm tự động sinh ra theo cấu trúc được quy định = SỐ VẬN ĐƠN GỐC-SỐ NHÁNH (01 đến 99).
Để nhập thông tin chi tiết cho vận đơn nhánh, bạn có thể nhập trực tiếp trong danh sách lưới, hoặc chọn vào vận đơn nhánh và nhấn nút “Chi tiết“.
Bạn cũng có thể sử dụng chức năng copy vận đơn nhánh bằng cách chọn vận đơn nhánh cần copy, sau đó nhấn vào nút “Copy vận đơn nhánh“, sau khi copy tăng thêm vận đơn nhánh, phần mềm cũng sẽ tự động cộng thêm số lượng vào chỉ tiêu “Số lượng vận đơn nhánh“.

b)Tách vận đơn lý thuyết.

Áp dụng trong trường hợp không thể tách biệt hàng hóa được đóng trong phương tiện chứa hàng theo vận đơn (container, kiện…) khi tách vận đơn và việc tách vận đơn chỉ phục vụ việc khai hải quan, khi lấy hàng phải lấy toàn bộ hàng hóa thuộc tất cả các vận đơn đã tách.

Tách lý thuyết thì các thông tin về số lượng hàng, tổng trọng lượng hàng, đơn vị tính, danh sách container (nếu có) và thông tin người nhận, người gửi là giống nhau. Do đó, phần mềm hỗ trợ để người dùng không phải nhập lặp lại các thông tin đó trên các vận đơn nhánh khác nhau. Bạn chỉ đơn giản là nhập số lượng vận đơn nhánh, nhập một lần các thông tin người nhận, gửi, số lượng, trọng lượng…và Ghi lại. Lưu ý là số vận đơn nhánh vẫn được tự động tạo ra theo cấu trúc = SỐ VẬN ĐƠN GỐC-SỐ NHÁNH (01 đến 99). Ví dụ vận đơn gốc: VANDONGOC, tách 2 nhánh thì số vận đơn nhánh tương ứng là: VANDONGOC-01VANDONGOC-02.
Trường hợp thông tin người nhận người gửi khác nhau, bạn đánh dấu tích chọn vào mục:
Sau khi hoàn tất việc nhập liệu, bạn kiểm tra lại lần cuối để chắc chắn các thông tin đã chính xác, sau đó tiến hành gửi lên cơ quan Hải quan bằng cách nhấn vào nút “1.Khai báo tách vận đơn” và thực hiện Lấy kết quả phản hồi từ cơ quan Hải quan về. Sau khi khai tách vận đơn thành công, doanh nghiệp sử dụng số vận đơn nhánh đã tách để khai báo tại chỉ tiêu Số vận đơn trên tờ khai nhập khẩu.
Lưu ý : Hiện tại chưa có chức năng khai báo tách vận dơn hệ thống không cho phép Sửa, Hủy, do đó doanh nghiệp trước khi gửi lên cơ quan hải quan cần kiểm tra chính xác lại các thông tin khai báo.
Trên đây là chia sẻ về Hướng dẫn khai báo tách vận đơn trên phần mềm ECUS5VNACCS. Mong rằng bài viết này của Kiến thức xuất nhập khẩu sẽ giúp bạn hiểu hơn về các nghiệp vụ hải quan trong xuất nhập khẩu.
Nguồn: HXNK

———–

Dịch vụ của chúng tôi: Chúng tôi giúp doanh nghiệp Sản xuất xuất khẩu, gia công, chế xuất lập Báo cáo quyết toán theo Thông tư 39/2018/TT-BTC

+ Kèm theo bộ giải trình chi tiết

EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.
– Hotline: 0972 181 589
– Email: exim.com.vn@gmail.com

Tất tần tật khái niệm Forwarder là gì trong xuất nhập khẩu

Khi bạn làm trong ngành xuất nhập khẩu hoặc logistics thì luôn được biết cái thuật ngữ ” Forwarder ” như vậy Forwarder là gì nó có vai trò như thế nào trong ngành xuất nhập khẩu ? Bài dưới đây chúng tôi sẽ nêu ra chi tiết để các bạn hiểu rỏ hơn về khái niệm này mời các bạn cùng xem nhé.

Forwarder là gì?

Trước tiên từ forwarder là từ viết ngắn gọn của Freight Forwarder nó là thuật ngữ thường sử dụng trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, dùng để chỉ những người hoặc công ty chuyên làm việc giao nhận vận tải.

Forwarder hay Freight Forwarder là Đại lý giao nhận còn gọi là Nhà khai thác vận tải (3PL). Do cá nhân hoặc công ty cung cấp dịch vụ giao nhận hàng hóa cho các cá nhân hoặc cty khác. Để xuất hàng hóa từ nhà sản xuất – nhận hàng hóa đến một thị trường đến điểm cuối cùng. (Theo hợp đồng vận tải).

Hay nói cách khác đơn giản hơn, nghĩa của từ forwarder chỉ người/đơn vị đứng ra làm trung gian để tiếp nhận hàng hóa của chủ hàng, hoặc thu gom hàng hóa từ nhiều lô hàng nhỏ (Consolidation) rồi tập trung lại thành lô hàng đủ lớn. Sau đó, họ sẽ thuê đơn vị phù hợp (hãng tàu, hãng hàng không,…) để chuyển các lô hàng này tới điểm đích theo yêu cầu của khách.

Vậy vì sao phải cần Forwarder?

Vì sao lại cần các dịch vụ Forwarder? Có thể thấy được một số lý do chính sau:

  • Quá trình xuất nhập hàng tại các cảng đòi hỏi phải thực hiện rất nhiều thủ tục, theo các quy trình khá phức tạp mà chủ hàng khó có thể tự mình thực hiện suôn sẻ. Forwarder với kinh nghiệm trong ngành sẽ nắm rõ các bước cần làm, giúp xử lý nhanh chóng, vận chuyển lô hàng luôn kịp tiến độ.
  • Khách hàng nhỏ không dễ tiếp cận và mặc cả trực tiếp với hãng vận tải/ hãng tàu, và họ cần bên trung gian là forwarder để đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa.
  • Sử dụng forwarder sẽ giúp giảm chi phí, vì họ sẽ tìm tuyến đường vận chuyển tốt nhất, phương thức và hãng vận tải phù hợp nhất cho nhu cầu của chủ hàng. Các forwarder cũng thu xếp nhiều lô hàng nhỏ để đóng ghép (consolidate) và vận chuyển tới địa điểm đích, nhờ vậy mà tiết giảm chi phí cho từng chủ hàng riêng lẻ.

Dịch vụ forwarder làm những gì?

Ngoài việc thu xếp việc vận chuyển, các công ty giao nhận còn cung cấp nhiều dịch vụ phụ trợ khác, giúp khách hàng tập trung vào việc sản xuất kinh doanh của mình. Dưới đây là một số dịch vụ phổ biến.

Forwarder có thể thay chủ hàng hoàn tất hồ sơ thông quan và nộp thuế xuất nhập khẩu.

Chuẩn bị bộ chứng từ chẳng hạn như:  vận đơn, giấy chứng nhận xuất xứ, giấy phép xuất nhập khẩu, Quản lý hàng tồn kho, logistics và các hoạt động quản lý chuỗi cung ứng.

Cũng có thể thay mặt doanh nghiệp đứng tên đàm phán ký kết hợp đồng ủy thác cho doanh nghiệp.

Ngoài ra, các forwarder cũng là kênh tư vấn thông tin hữu ích về thương mại quốc tế. Những forwarder dày dạn kinh nghiệm sẽ là những nhà tư vấn tốt (và miễn phí) cho những khách hàng mới tham gia vào lĩnh vực ngoại thương.

Làm sao lựa chọn một forwarder tốt ?

Một vài tiêu chí giúp chọn được nhà forwarder tốt như sau:

  1. Nếu bạn có người quen đã từng làm việc với các forwarder thì thật tuyệt vời. Hãy nhờ họ tư vấn và giới thiệu cho bạn một vài forwarder mà họ cho là ổn nhất. Sự “review” thực tế từ những người bạn quen sẽ đáng tin tưởng hơn rất nhiều so với những lời quảng cáo có cánh.
  2. Tìm kiếm danh bạ các công ty forwarder trên internet, các trang vàng, hiệp hội forwarder Việt Nam, Hiệp hội giao nhận VIFFAS, tham khảo ý kiếm trong các forum hoặc nhóm facebook liên quan lĩnh vực logistics.
  3. Thông qua các cách trên, bạn lập ra danh sách các forwarder tiềm năng nhất và đánh giá lại một lần nữa:
    • Kinh nghiệm và loại hình dịch vụ: Xem xét thử họ có vận chuyển loại hàng tương tự như nhu cầu của bạn hay không. Ví dụ, bạn cần chuyển hàng đông lạnh sang Úc, thì tìm hiểu thử họ đã có vận chuyển hàng đông lạnh chưa? Họ đã từng chuyển hàng tới Úc chưa,…
    • Chi phí: Báo giá forwarder là bao nhiêu? Nhớ làm rõ tất cả các chi phí, hạn chế có phát sinh sau này. Bạn so sánh giữa bên để chọn nơi đưa ra mức tốt nhất. Cũng cần cân nhắc xem chi phí này đã thực sự tối ưu lợi nhuận cho bạn chưa nhé!
    • Thái độ và sự chuyên nghiệp: Đừng quên xem xét về phong cách tư vấn của họ. Một công ty forwarder tốt sẽ nhiệt tình tư vấn, giải thích các thắc mắc cho bạn cặn kẽ.

Như vậy một số chi tiết trên cũng sẽ giúp cho các bạn hiểu rỏ hơn phần nào về khái niệm forwarder mong rằng sẽ giúp được cho các bạn kiến thức.

Nguồn

———–

Dịch vụ của chúng tôi: Chúng tôi giúp doanh nghiệp Sản xuất xuất khẩu, gia công, chế xuất lập Báo cáo quyết toán theo Thông tư 39/2018/TT-BTC

+ Kèm theo bộ giải trình chi tiết

EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.
– Hotline: 0972 181 589
– Email: exim.com.vn@gmail.com

Tầm quan trọng của hoạt động kiểm soát chất lượng trong quy trình SX

Trong quản trị chuỗi cung ứng, logistics là một phần tối quan trọng. Logistics bao gồm Inbound Logistic và Outbound Logistic. Trong khi Inbound Logistic liên quan đến các hoạt động như tìm kiếm nguồn cung, vận chuyển, xúc tiến và lưu trữ hàng hóa thì Outbound Logistic có mối liên hệ mật thiết với việc nhập kho, đóng gói và vận chuyển hàng hóa từ kho lưu trữ hay nhà máy.

Môi trường kinh tế phát triển tạo ra những cơ hội và thách thức mới, trong đó chất lượng sản phẩm đóng vai trò quyết định đến sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp. Chính vì vậy, kiểm soát chất lượng đóng vai trò quan trọng trong cả quy trình logistic và quy trình sản xuất. Những lợi ích mà hoạt động kiểm soát chất lượng mang lại phải kể đến như:

Hạn chế rủi ro và cắt giảm chi phí 

Việc phải thu hồi sản phẩm và sản xuất lại sẽ là cơn ác mộng đối với bất kì nhà sản xuất nào. Khi tìm nguồn cung ứng, một số rủi ro phổ biến phải kể đến như nguyên vật liệu không đạt chuẩn, nhà máy gia công dưới tiêu chuẩn, sự chênh lệch về chất lượng giữa sản phẩm mẫu và thành phẩm, hàng hóa bị lỗi. Kiểm định chất lượng sản phẩm giúp doanh nghiệp có cái nhìn thực tế, khách quan trước khi vận chuyển sản phẩm, do đó sẽ đảm bảo thành phẩm nhận được phù hợp với mong đợi và yêu cầu. Kiểm soát chất lượng nguyên phụ liệu đầu vào, đánh giá mẫu và kiểm định ngẫu nhiên lô hàng nhằm xác định lỗi nghiêm trọng (Critical Defect), lỗi lớn (Major Defect) và Lỗi nhỏ (Minor defect) để đưa ra những giải pháp xử lý kịp thời sẽ giúp hạn chế tối đa rủi ro thu hồi sản phẩm, từ đó cắt giảm các chi phí phát sinh không đáng có.

Giám sát nhà cung cấp hiệu quả và nâng cao năng lực cạnh tranh

Việc có kiểm định viên trong nhà máy sẽ giúp doanh nghiệp kiểm soát nhà cung cấp hiệu quả hơn. Khi bị áp lực giám sát, chủ nhà máy sẽ tập trung và chú tâm hơn với những rủi ro có thể xảy ra. Điều này giúp giảm tỷ lệ sản phẩm lỗi và sự cẩu thả trong công việc. Giám sát quy trình sản xuất là một yếu tố quan trọng, vì doanh nghiệp sẽ có khả năng can thiệp kịp thời đối với các vấn đề phát sinh không như ý. Ngoài ra, trong một số trường hợp, khi nhà cung cấp vượt quá mức khiếm khuyết có thể chấp nhận được, người mua sẽ đàm phán phương án giải quyết. Đôi khi họ phải đền toàn bộ lô hàng hoặc giảm giá sâu. Cho dù giải pháp là gì, việc có một cái nhìn toàn diện về chất lượng sản phẩm trước khi giao sẽ giúp doanh nghiệp chủ động trong mọi vấn đề phát sinh.

Có thể thấy, kiểm soát chất lượng sản phẩm đóng vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động logistics cũng như chuỗi cung ứng. Việc liên kết với một đơn vị kiểm định thứ ba sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, chi phí và đảm bảo chất lượng sản phẩm đầu ra.

———–

Dịch vụ của chúng tôi: Chúng tôi giúp doanh nghiệp Sản xuất xuất khẩu, gia công, chế xuất lập Báo cáo quyết toán theo Thông tư 39/2018/TT-BTC

+ Kèm theo bộ giải trình chi tiết

EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.
– Hotline: 0972 181 589
– Email: exim.com.vn@gmail.com

Cách kiểm tra tờ khai hải quan đã qua khu vực giám sát hay chưa

 

Cách check thông tin tờ khai cũng như hàng đã qua khu vực giám sát hay chưa thì các bạn vào link bên dưới của tổng cục hải quan, sau đó nhập thông tin đầy đủ theo yêu cầu thì sẽ ra toàn bộ.

LINK TRA CỨU TỜ KHAI HẢI QUAN

———–

Dịch vụ của chúng tôi: Chúng tôi giúp doanh nghiệp Sản xuất xuất khẩu, gia công, chế xuất lập Báo cáo quyết toán theo Thông tư 39/2018/TT-BTC

+ Kèm theo bộ giải trình chi tiết

EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.
– Hotline: 0972 181 589
– Email: exim.com.vn@gmail.com

Trong trường hợp Khai sai mã HS Code bị xử phạt như thế nào?

Mã HS CODE là mã số của hàng hóa xuất nhập khẩu theo hệ thống phân loại hàng hóa có tên là “Hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa”. Cụm từ này theo tiếng Anh được gọi tắt là HS Code (Harmonized Commodity Description and Coding System). “HS Code” hay “Hệ thống HS” được định nghĩa là Hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa, được tiêu chuẩn hóa quốc tế về tên gọi và mã số để phân loại hơn 98% hàng hóa được buôn bán trên phạm vi toàn thế giới của Tổ chức Hải quan thế giới – WCO.

Việc xác định mã HS đòi hỏi cần có nhiều kinh nghiệm cũng như am hiểu kỹ về mặt hàng tuy nhiên đôi lúc nắm rất rõ rồi nhưng vẫn bị nhằm lẫn do có những thay đổi về quy định hoặc đặc tính của mặt hàng đó. Nếu đôi khi bị khai mã hs sai thì vấn đề bị xử lý như thế nào?

Căn cứ pháp lý 

Xử phạt vi phạm nếu khai sai mã HS CODE căn cứ theo các quy định dưới đây:

  • Nghị định số 127/2013/NĐ-CP ngày 15/10/2013 của Chính phủ
  • Thông tư 155/2016/TT-BTC ngày 20/10/2016 về việc quy định chi tiết thi hành Nghị định số 127/2013/NĐ-CP ngày 15/10/2013 của Chính phủ
  • Nghị định số 45/2016/NĐ-CP ngày 26/05/2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 127/2013/NĐ-CP

Về thời hiệu xử phạt

Căn cứ Điều 3 Nghị định số 127/2013/NĐ-CP ngày 15/10/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hàng chính trong lĩnh vực hải quan, cụ thể về thời hiệu xử phạt như sau:

“Điều 3. Thời hiệu xử phạt hành chính trong lĩnh vực hải quan

1. Thời hiệu xử phạt vi phạm pháp luật về thuế trong lĩnh vực hải quan:

a) Đối với vi phạm hành chính là hành vi trốn thuế, gian lận thuế chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, hành vi khai sai dẫn đến thiếu số thuế phải nộp hoặc tăng số thuế được miễn, giảm, hoàn thì thời hiệu xử phạt là 05 năm, kể từ ngày thực hiện hành vi vi phạm…”

Đối với trường hợp người khai hải quan lần đầu khai sai mã số HS

Căn cứ Điều Khoản 5 Điều 4 Thông tư số 155/2016/TT-BTC ngày 20/10/2016 của Bộ Tài chính quy định:

“Điều 4. Những trường hợp không xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan

Được áp dụng đối với trường hợp người khai hải quan lần đầu làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa đó đã khai đúng tên hàng hóa thực xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định về khai hải quan nhưng khai sai mã số hàng hóa theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam; khai sai thuế suất, mức thuế đối với hàng hóa đó theo Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu có hiệu lực tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan.”

Căn cứ quy định tại Khoản 6 Điều 5 Nghị định số 127/2013/NĐ-CP ngày 15/10/2013 (được sửa đổi, bổ sung bằng Nghị định số 45/2016/NĐ-CP ngày 26/5/2016) quy định:

“Điều 5. Những trường hợp không xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan:

Khai đúng tên hàng hóa thực xuất khẩu, nhập khẩu nhưng khai sai mã số, thuế suất lần đầu.”

Đối với các trường hợp khác

– Căn cứ Điều 13 Nghị định số 45/2016/NĐ-CP ngày 26/05/2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 127/2013/NĐ-CP, cụ thể như sau:

“Điều 13. Xử phạt đối với hành vi trốn thuế, gian lận thuế

Các hành vi trốn thuế, gian lận thuế trong lĩnh vực hải quan gồm:

…b) Khai sai mã số hàng hóa, thuế suất đối với những mặt hàng đã được cơ quan hải quan hướng dẫn mã số hàng hóa, thuế suất, mức thuế;”

– Căn cứ Khoản 2 Điều 12 của  Thông tư 155/2016/TT-BTC ngày 20/10/2016 về việc quy định chi tiết thi hành Nghị định số 127/2013/NĐ-CP ngày 15/10/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan và Nghị định số 45/2016/NĐ-CP ngày 26/05/2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 127/2013/NĐ-CP, cụ thể như sau:

“2. Xử phạt đối với hành vi khai sai mã số, thuế suất, mức thuế:

Điểm b khoản 1 Điều 13 Nghị định được áp dụng trong trường hợp cá nhân, tổ chức vi phạm đã được cơ quan hải quan hướng dẫn về mã số, thuế suất, mức thuế đối với hàng hóa có cùng tên gọi, mã số, thuế suất, mức thuế với hàng hóa vi phạm bằng một trong các hình thức sau:

a.1) Cơ quan hải quan đã có kết quả phân tích, phân loại hoặc có văn bản xác định trước mã số, thuế suất, mức thuế.

a.2) Cơ quan hải quan đã xác định mã số, thuế suất, mức thuế hàng hóa và ban hành quyết định ấn định thuế…. ”

Trên đây là một số thông tin cần nắm khi bị sai mã hs code tuy nhiên vấn đề xử phạt còn phụ thuộc rất nhiều vào cán bộ hải quan nơi các bạn đăng ký tờ khai, có trường hợp có sai nhưng vẫn không bị xử phạt cái này tùy vào khả năng và kinh nghiệm của mỗi người.

Nguồn: HXNK

———–Phần mềm Kế toán Vĩnh viễn, Phần mềm Kế toán Online, Phần mềm Kế toán Dược phẩm, Trang chủ

Dịch vụ của chúng tôi: Chúng tôi giúp doanh nghiệp Sản xuất xuất khẩu, gia công, chế xuất lập Báo cáo quyết toán theo Thông tư 39/2018/TT-BTC

+ Kèm theo bộ giải trình chi tiết

EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.
– Hotline: 0972 181 589
– Email: exim.com.vn@gmail.com

Hướng dẫn cách sửa tờ khai sau thông quan trên dịch vụ công

Bước 1 :

Bước 2 :

  • Kích chuột vào mục : “Đăng Nhập” như hình bên trên để đăng nhập vào hệ thống.
  • Màn hình sẽ hiện ra như hình.

Bước 3 :

    • Sau đó các bạn đăng nhập vào tài khoản cá nhân hoặc tài khoản doanh nghiệp (lưu ý : khai báo này thì không cần chữ ký số của DN, nhưng cần các chứng từ được ký điện tử, lát nữa mình sẽ giới thiệu phần mềm ký số cho các bạn)
    • Sau khi đăng nhập thì màn hình sẽ như bên dưới:

Tại đây có 2 mục hiện ra, đó là : Nộp Hồ Sơ Mới & Danh Sách Hồ Sơ Cũ.

– Mục “Nộp Hồ Sơ Mới” : đối với những hồ sơ đang chuẩn bị Khai báo và Up các thông tin và File lên mạng để truyền dữ liệu đến Bộ phận Hải quan phụ trách Hồ sơ của mình.

– Mục “Danh Sách Hồ Sơ Cũ” : là những Danh sách Hồ sơ bạn đã khai báo với Hải quan (có thể là danh sách Hồ sơ Hải quan đã chấp nhận và Danh sách những hồ sơ đang chờ Kết quả xử lý của cơ quan Hải quan nơi bạn truyền dữ liệu). Bạn sử dụng chuyên mục này để kiểm tra thông tin phản hồi từ Hải quan về Hồ sơ của mình nhé.

Bước 4: 

Các bạn click vào ô nộp hồ sơ mới, khi đó sẽ ra cửa sổ có các nghiệp vụ cần khai báo. ở đây các bạn chọn mục khai bổ sung nhé.

Sau đó thì điền thông tin cần nhập và up tờ khai thông quan cùng các chứng từ liên quan đến tờ khai cần khai bổ sung đặc biệt là mẫu Mẫu số 03/KBS/GSQL 

Lưu ý: Tất cả các File Attack bạn phải đổi sang đuôi PDF và được ký chữ ký số lên File đó. Cách ký chữ ký số lên File PDF .

Bước 5:

  • Sau khi đính kèm xong hồ sơ thì ghi chú nội dung , lý do khai bổ sung, sau đó click vào ô nộp hồ sơ, sau đó sẽ có thông tin hệ thống phản hồi đã gửi hồ sơ cho cơ quan hải quan.

  • Sau đó Các bạn quay lại cửa sổ danh sách hồ sơ (mục quản lý hồ sơ ) và chờ phản hồi từ hải quan
  • Sau khi trạng thái để là đã phát hành kết quả xử lý các bạn click vào mục xem và vào ô lịch sử để xem phản hồi thông điệp.
  • Khi nào có thông điệp chấp nhận của Hải Quan là xong.

Sau khi có thông điệp từ hải quan thì bạn phải đem bộ hồ sơ xuống hải quan đăng ký một lần nữa nhé.

Nếu có vấn đề gì chưa hiểu hoặc cần tư vấn thì vui lòng liên hệ với chúng tôi nhé, chúng tôi sẽ giải đáp cho quý vị hoàn toàn miễn phí nha.

———–

Dịch vụ của chúng tôi: Chúng tôi giúp doanh nghiệp Sản xuất xuất khẩu, gia công, chế xuất lập Báo cáo quyết toán theo Thông tư 39/2018/TT-BTC

+ Kèm theo bộ giải trình chi tiết

EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.
– Hotline: 0972 181 589
– Email: exim.com.vn@gmail.com

Tổng quan cách làm hạch toán thuế nhập khẩu thông tư 200/2014/TT-BTC

Hạch toán Thuế nhập khẩu theo TT200. Khi Doanh nghiệp có hoạt động nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài, kế toán sẽ hạch toán như thế nào? Kế toán Hà Nội sẽ hướng dẫn các bạn cách Hạch toán Thuế nhập khẩu theo TT200.

1. Nguyên tắc kế toán thuế nhập khấu

Tài khoản này sử dụng cho người có nghĩa vụ nộp thuế nhập khẩu theo quy định của pháp luật. Trong giao dịch nhập khẩu ủy thác, tài khoản này chỉ sử dụng cho bên giao ủy thác, không áp dụng cho bên nhận ủy thác.

Các doanh nghiệp nhập khẩu hàng hoá, TSCĐ được ghi nhận số thuế nhập khẩu phải nộp vào giá gốc hàng mua. Trường hợp doanh nghiệp nhập khẩu hàng hộ nhưng không có quyền sở hữu hàng hóa, ví dụ giao dịch tạm nhập – tái xuất hộ bên thứ ba thì số thuế nhập khẩu phải nộp không được ghi nhận vào giá trị hàng hóa mà được ghi nhận là khoản phải thu khác.

Kế toán số thuế nhập khẩu được hoàn, được giảm thực hiện theo nguyên tắc:

+ Thuế nhập khẩu đã nộp khi nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ, nếu được hoàn ghi giảm giá vốn hàng bán (nếu xuất hàng để bán) hoặc giảm giá trị hàng hóa (nếu xuất trả lại do vay, mượn…);

+ Thuế nhập khẩu đã nộp khi nhập khẩu TSCĐ, nếu được hoàn ghi giảm chi phí khác (nếu bán TSCĐ) hoặc giảm nguyên giá TSCĐ (nếu xuất trả lại);

+ Thuế nhập khẩu đã nộp khi nhập khẩu hàng hóa, TSCĐ nhưng đơn vị không có quyền sở hữu, khi được hoàn ghi giảm khoản phải thu khác (ví dụ hàng tạm nhập – tái xuất để gia công, chế biến…) thì khi được hoàn ghi giảm khoản phải thu khác.

2. Nguyên tắc kế toán thuế xuất khẩu

Tài khoản này sử dụng cho người có nghĩa vụ nộp thuế xuất khẩu theo quy định của pháp luật. Trong giao dịch xuất khẩu ủy thác, tài khoản này chỉ sử dụng cho bên giao ủy thác, không áp dụng cho bên nhận ủy thác.

Thuế xuất khẩu là thuế gián thu, không nằm trong cơ cấu doanh thu của doanh nghiệp. Khi xuất khẩu hàng hóa, kế toán phải tách riêng số thuế xuất khẩu phải nộp ra khỏi doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ. Trường hợp không tách ngay được số thuế xuất khẩu phải nộp tại thời điểm ghi nhận doanh thu thì được ghi nhận doanh thu bao gồm cả thuế nhưng định kỳ phải ghi giảm doanh thu đối với số thuế xuất khẩu phải nộp. Trong mọi trường hợp, chỉ tiêu “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” và chỉ tiêu “Các khoản giảm trừ doanh thu” của Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh đều không bao gồm số thuế xuất khẩu phải nộp khi xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ.

Thuế xuất khẩu phải nộp khi xuất khẩu nhưng sau đó được hoàn, được giảm thì kế toán ghi nhận vào thu nhập khác.

Phương pháp kế toán thuế xuất, nhập khẩu

Phương pháp kế toán thuế nhập khẩu

a) Khi nhập khẩu vật tư, hàng hoá, TSCĐ, kế toán phản ánh số thuế nhập khẩu phải nộp, tổng số tiền phải trả, hoặc đã thanh toán cho người bán và giá trị vật tư, hàng hoá, TSCĐ nhập khẩu (giá có thuế nhập khẩu), ghi:

Nợ các TK 152, 156, 211, 611,… (giá có thuế nhập khẩu)

Có TK 3333 – Thuế xuất, nhập khẩu (chi tiết thuế nhập khẩu)

Có các TK 111, 112, 331,…

Đối với hàng tạm nhập – tái xuất không thuộc quyền sở hữu của đơn vị, ví dụ như hàng quá cảnh được tái xuất ngay tại kho ngoại quan, khi nộp thuế nhập khẩu, ghi:

Nợ TK 138 – Phải thu khác

Có TK 3333 – Thuế xuất, nhập khẩu (chi tiết thuế nhập khẩu).

b) Khi nộp thuế nhập khẩu vào Ngân sách Nhà nước, ghi:

Nợ TK 3333 – Thuế xuất, nhập khẩu (chi tiết thuế nhập khẩu)

Có các TK 111, 112,…

c) Kế toán hoàn thuế nhập khẩu đã nộp ở khâu nhập khẩu

+ Thuế nhập khẩu đã nộp ở khâu nhập khẩu, được hoàn khi tái xuất hàng hóa, ghi:

Nợ TK 3333 – Thuế xuất, nhập khẩu (chi tiết thuế nhập khẩu)

Có TK 632 – Giá vốn hàng bán (nếu xuất hàng để bán)

Có các TK 152, 153, 156 – Hàng hóa (nếu xuất hàng trả lại).

+ Thuế nhập khẩu đã nộp ở khâu nhập khẩu, được hoàn khi tái xuất TSCĐ, ghi:

Nợ TK 3333 – Thuế xuất, nhập khẩu (chi tiết thuế nhập khẩu)

Có TK 211 – Tài sản cố định hữu hình (nếu xuất trả lại TSCĐ)

Có TK 811 – Chi phí khác (nếu bán TSCĐ).

+ Thuế nhập khẩu đã nộp ở khâu nhập khẩu nhưng hàng hóa không thuộc quyền sở hữu của đơn vị, được hoàn khi tái xuất (ví dụ thuế nhập khẩu đã nộp khi nhập khẩu hàng phục vụ gia công, chế biến), ghi:

Nợ TK 3333 – Thuế xuất, nhập khẩu (chi tiết thuế nhập khẩu)

Có TK 138 – Phải thu khác.

+ Khi nhận được tiền từ NSNN, ghi:

Nợ TK 112 – Tiền gửi ngân hàng

Có TK 3333 – Thuế xuất, nhập khẩu (chi tiết thuế nhập khẩu).

d) Trường hợp nhập khẩu ủy thác (áp dụng tại bên giao ủy thác)

+ Khi nhận được thông báo về nghĩa vụ nộp thuế nhập khẩu từ bên nhận ủy thác, bên giao ủy thác ghi nhận số thuế nhập khẩu phải nộp, ghi:

Nợ các TK 152, 156, 211, 611,… (giá có thuế nhập khẩu)

Có TK 3333 – Thuế xuất, nhập khẩu (chi tiết thuế nhập khẩu).

+ Khi nhận được chứng từ nộp thuế vào NSNN của bên nhận ủy thác, bên giao ủy thác phản ánh giảm nghĩa vụ với NSNN về thuế nhập khẩu, ghi:

Nợ TK 3333 – Thuế xuất, nhập khẩu (chi tiết thuế nhập khẩu)

Có các TK 111, 112 (nếu trả tiền ngay cho bên nhận ủy thác)

Có TK 3388 – Phải trả khác (nếu chưa thanh toán ngay tiền thuế nhập khẩu cho bên nhận ủy thác)

Có TK 138 – Phải thu khác (ghi giảm số tiền đã ứng cho bên nhận ủy thác để nộp thuế nhập khẩu).

+ Bên nhận ủy thác không phản ánh số thuế nhập khẩu phải nộp như bên giao ủy thác mà chỉ ghi nhận số tiền đã nộp thuế hộ bên giao ủy thác, ghi:

Nợ TK 138 – Phải thu khác (phải thu lại số tiền đã nộp hộ)

Nợ TK 3388 – Phải trả khác (trừ vào số tiền đã nhận của bên giao ủy thác)

Có các TK 111, 112.

Phương pháp hạch toán thuế xuất khẩu

a,Kế toán thuế xuất khẩu phải nộp khi bán hàng hoá, cung cấp dịch vụ:

+ Trường hợp tách ngay được thuế xuất khẩu phải nộp tại thời điểm giao dịch phát sinh, kế toán phản ánh doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ không bao gồm thuế xuất khẩu, ghi:

Nợ các TK 111, 112, 131 (tổng giá thanh toán)

Có TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

Có TK 3333 – Thuế xuất nhập khẩu (chi tiết thuế XK).

+ Trường hợp không tách ngay được thuế xuất khẩu phải nộp tại thời điểm giao dịch phát sinh, kế toán phản ánh doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ bao gồm cả thuế xuất khẩu. Định kỳ khi xác định số thuế xuất khẩu phải nộp, kế toán ghi giảm doanh thu, ghi:

Nợ TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

Có TK 3333 – Thuế xuất nhập khẩu (chi tiết thuế XK).

b) Khi nộp tiền thuế xuất khẩu vào NSNN, ghi:

Nợ TK 3333 – Thuế xuất, nhập khẩu (chi tiết thuế xuất khẩu)

Có các TK 111, 112,…

c) Thuế xuất khẩu được hoàn hoặc được giảm (nếu có), ghi:

Nợ các TK 111, 112, 3333

Có TK 711 – Thu nhập khác.

d) Trường hợp xuất khẩu ủy thác (áp dụng tại bên giao ủy thác)

+ Khi bán hàng hoá, dịch vụ chịu thuế xuất khẩu, kế toán phản ánh doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ và số thuế xuất khẩu phải nộp như trường hợp xuất khẩu thông thường quy định tại điểm a mục này.

+ Khi nhận được chứng từ nộp thuế vào NSNN của bên nhận ủy thác, bên giao ủy thác phản ánh giảm nghĩa vụ với NSNN về thuế xuất khẩu, ghi:

Nợ TK 3333 – Thuế xuất, nhập khẩu (chi tiết thuế xuất khẩu)

Có các TK 111, 112 (nếu trả tiền ngay cho bên nhận ủy thác)

Có TK 3388 – Phải trả khác (nếu chưa thanh toán ngay tiền thuế xuất khẩu cho bên nhận ủy thác)

Có TK 138 – Phải thu khác (ghi giảm số tiền đã ứng cho bên nhận ủy thác để nộp thuế xuất khẩu).

+Bên nhận ủy thác không phản ánh số thuế xuất khẩu phải nộp như bên giao ủy thác mà chỉ ghi nhận số tiền đã nộp thuế hộ bên giao ủy thác, ghi:

Nợ TK 138 – Phải thu khác (phải thu lại số tiền đã nộp hộ)

Nợ TK 3388 – Phải trả khác (trừ vào số tiền đã nhận của bên giao ủy thác)

Có các TK 111, 112.

———–

Dịch vụ của chúng tôi: Chúng tôi giúp doanh nghiệp Sản xuất xuất khẩu, gia công, chế xuất lập Báo cáo quyết toán theo Thông tư 39/2018/TT-BTC

+ Kèm theo bộ giải trình chi tiết

EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.
– Hotline: 0972 181 589
– Email: exim.com.vn@gmail.com