Hướng dẫn sửa tờ khai sau thông quan theo Thông tư 39/2018/TT-BTC

Thì để hiểu rõ hơn thì mời bạn tham khảo thêm các trường hợp được sửa tờ khai hải quan và bổ sung hồ sơ hải quan được thực hiện theo Điều 20 Thông tư 38/2015/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 9 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC.

1. Các trường hợp khai bổ sung:

a) Người khai hải quan được khai bổ sung hồ sơ hải quan sau khi Hệ thống phân luồng tờ khai nhưng trước thời điểm cơ quan hải quan thực hiện việc kiểm tra trực tiếp hồ sơ hải quan;

b) Người khai hải quan, người nộp thuế xác định có sai sót trong việc khai hải quan thì được khai bổ sung hồ sơ hải quan trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày thông quan nhưng trước thời điểm cơ quan hải quan quyết định kiểm tra sau thông quan, thanh tra;

c) Người khai hải quan, người nộp thuế phát hiện sai sót trong việc khai hải quan sau thời điểm cơ quan hải quan kiểm tra hồ sơ, kiểm tra thực tế hàng hóa nhưng trước khi thông quan thì thực hiện khai bổ sung và bị xử lý theo quy định của pháp luật về thuế, pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;

d) Quá thời hạn 60 ngày kể từ ngày thông quan hoặc sau khi cơ quan hải quan quyết định kiểm tra sau thông quan, thanh tra, người khai hải quan, người nộp thuế mới phát hiện sai sót trong việc khai hải quan thì thực hiện khai bổ sung và bị xử lý theo quy định của pháp luật về thuế, pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;

đ) Người khai hải quan thực hiện khai bổ sung theo yêu cầu của cơ quan hải quan khi kiểm tra hồ sơ, kiểm tra thực tế hàng hóa và bị xử lý theo quy định của pháp luật về thuế, pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

Việc khai bổ sung theo quy định tại điểm b, điểm d khoản này chỉ được thực hiện đối với hàng hóa xuất nhập khẩu không thuộc Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc đối tượng quản lý chuyên ngành, Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép, Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu, Danh mục hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu.”

Tại khoản 2 Điều 20 Thông tư số 38/2015/TT-BTC quy định về nội dung khai bổ sung như sau:

2. Nội dung khai bổ sung bao gồm:

c) Khai bổ sung các chỉ tiêu thông tin của tờ khai hải quan điện tử, trừ các chỉ tiêu thông tin không được khai bổ sung quy định tại điểm 3 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này; đối với các chỉ tiêu trên tờ khai hải quan mà Hệ thống không hỗ trợ khai bổ sung thì việc khai bổ sung thực hiện theo hướng dẫn tại điểm 4 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này;

d) Trường hợp khai tờ khai hải quan giấy thì người khai hải quan được khai bổ sung thông tin trên tờ khai hải quan, trừ các chỉ tiêu thông tin không được khai bổ sung quy định tại điểm 3 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.”

Chỉ tiêu thông tin trên tờ khai hải quan điện tử không được khai bổ sung:

  • Tờ khai xuất khẩu, nhập khẩu
STT Chỉ tiêu thông tin
1 Tờ khai nhập khẩu
1.1 Mã loại hình
1.2 Mã phân loại hàng hóa
1.3 Mã hiệu phương thức vận chuyển
1.4 Cơ quan Hải quan
1.5 Mã người nhập khẩu
1.6 Mã đại lý hải quan
2 Tờ khai xuất khẩu
2.1 Mã loại hình
2.2 Mã phân loại hàng hóa
2.3 Mã hiệu phương thức vận chuyển
2.4 Cơ quan Hải quan
2.5 Mã người xuất khẩu
2.6 Mã đại lý hải quan
  • Trường hợp giải phóng hàng (BP), các chỉ tiêu sau không được khai bổ sung:
1 Mã loại hình
2 Mã phân loại hàng hóa
3 Mã hiệu phương thức vận chuyển
4 Cơ quan Hải quan
5 Mã người nhập khẩu
6 Mã người xuất khẩu
7 Mã đại lý hải quan
8 Số vận đơn
9 Số lượng
10 Tổng trọng lượng hàng (Gross)
11 Phương tiện vận chuyển
12 Ngày hàng đến
13 Địa điểm dỡ hàng
14 Địa điểm xếp hàng
15 Số lượng container
16 Phân loại hình thức hóa đơn
17 Số tiếp nhận hóa đơn điện tử
18 Mã lý do đề nghị BP
19 Mã ngân hàng bảo lãnh
20 Năm phát hành bảo lãnh
21 Ký hiệu chứng từ bảo lãnh
22 Số chứng từ bảo lãnh

Chỉ tiêu thông tin trên tờ khai hải quan điện tử Hệ thống không hỗ trợ khai bổ sung:

STT Chỉ tiêu thông tin Hướng dẫn sửa đổi/Ghi chú
1 Tờ khai nhập khẩu
1.1 Phân loại cá nhân/tổ chức Người khai hải quan:

+ Trong thông quan khai bổ sung bằng nghiệp vụ IDA01, ghi chính xác nội dung khai bổ sung trên ô “Ký hiệu và số hiệu” của tờ khai hải quan.

+ Sau thông quan:

Người khai hải quan khai bổ sung bằng nghiệp vụ AMA, ghi chính xác tên người nhập khẩu trên ô “Phần ghi chú” của tờ khai sửa đổi.

Công chức hải quan căn cứ vào đề nghị sửa đổi và phê duyệt của Lãnh đạo Chi cục để thực hiện chức năng Chuyển địa điểm giám sát trên Hệ thống

1.2 Tên người nhập khẩu
1.3 Mã địa điểm lưu kho hàng chờ thông quan dự kiến
2 Tờ khai xuất khẩu
2.1 Tên người xuất khẩu – Trong thông quan:

Người khai hải quan sửa đổi bằng nghiệp vụ EDA01, ghi chính xác tên người xuất khẩu trên ô “Ký hiệu và số hiệu” của tờ khai hải quan.

– Sau thông quan:

Người khai hải quan sửa đổi bằng nghiệp vụ AMA, ghi chính xác tên người xuất khẩu trên ô “Phần ghi chú” của tờ khai sửa đổi.

2.2 Mã địa điểm lưu kho hàng chờ thông quan dự kiến
3 Tờ khai nhập khẩu đề nghị giải phóng hàng
3.1 Phân loại cá nhân/tổ chức – Trong thông quan: Người khai sửa đổi bằng cách ghi thông tin đúng vào ô “Phần ghi chú”.

– Sau thông quan: Người khai đề nghị sửa đổi bằng văn bản (mẫu 03/KBS/GSQL Phụ lục V ban hành kèm Thông tư số 38/2015/TT-BTC)

3.2 Ngày khai báo (dự kiến) Không phải sửa đổi
3.3 Mã địa điểm lưu kho hàng chờ thông quan dự kiến Công chức hải quan căn cứ vào đề nghị sửa đổi và phê duyệt của Lãnh đạo Chi cục để thực hiện chức năng Chuyển địa điểm giám sát trên Hệ thống

Như vậy khi các bạn muốn khai bổ sung sau thông quan thì hãy chú ý xem tiêu chí khai bổ sung có nằm trong các tiêu chí không được khai bổ sung hay không?

Như các bạn biết kể từ 01/04/2017 khai báo sửa, huỷ tờ khai và một số nghiệp vụ khác phải khai báo hồ sơ trên trang web dịch vụ công của tổng cục Hải Quan.

Nguồn: HỘI XUẤT NHẬP KHẨU

———–Phần mềm Kế toán Vĩnh viễn, Phần mềm Kế toán Online, Phần mềm Kế toán Dược phẩm, Trang chủ

Dịch vụ của chúng tôi: Chúng tôi giúp doanh nghiệp Sản xuất xuất khẩu, gia công, chế xuất lập Báo cáo quyết toán theo Thông tư 39/2018/TT-BTC

+ Kèm theo bộ giải trình chi tiết

EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.
– Hotline: 0972 181 589
– Email: exim.com.vn@gmail.com

 

Không kiểm tra sau thông quan với doanh nghiệp gặp khó khăn do Covid

Ngày 11/6/2020, Tổng cục Hải quan đã ra Công văn số 3874/TCHQ-GSQL nêu ý kiến với các đề xuất về giải pháp sau ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.

* Liên quan đến việc hạn chế hoặc không tiến hành kiểm tra sau thông quan trong giai đoạn bị ảnh hưởng bởi đại dịch, Công văn có nêu:

Nếu doanh nghiệp đang gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 và có văn bản đề nghị thì thủ trưởng đơn vị xem xét dừng kiểm tra.

Trường hợp có dấu hiệu vi phạm pháp luật phải kiểm tra sau thông quan thì phải được phê duyệt của thủ trưởng đơn vị. Trước khi tiến hành kiểm tra sau thông quan phải có văn bản thông báo cho doanh nghiệp cung cấp thông tin.

* Đối với kiến nghị không áp dụng phạt hành chính trong trường hợp người khai hải quan, người nộp thuế tự phát hiện sai sót trong việc khai hải quan và tự điều chỉnh tờ khai nhưng chậm hơn 60 ngày kể từ ngày thông quan:

Về nguyên tắc, các trường hợp không xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan được quy định tại Điều 11 Luật Xử lý vi phạm hành chính và Điều 5 Nghị định số 127/2013/NĐ-CP, trong đó có trường hợp thực hiện hành vi vi phạm hành chính do sự kiện bất ngờ hoặc do sự kiện bất khả kháng.

Việc áp dụng các quy định về không xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan phải được xem xét trên cơ sở hồ sơ vụ việc cụ thể

———–

Dịch vụ của chúng tôi: Chúng tôi giúp doanh nghiệp Sản xuất xuất khẩu, gia công, chế xuất lập Báo cáo quyết toán theo Thông tư 39/2018/TT-BTC

+ Kèm theo bộ giải trình chi tiết

EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.
– Hotline: 0972 181 589
– Email: exim.com.vn@gmail.com

Kiểm tra sau thông quan là gì? Mục đích, đối tượng, Phạm vi, Nội dung…

Mục đích của việc kiểm tra sau thông quan là gì?

Kiểm tra việc chấp hành Luật hải quan, Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu cũng như các quy định khác về xuất nhập khẩu, từ đó mà phát hiện, ngăn chặn tình trạng gian lận trốn thuế và/hoặc vi phạm Luật Hải quan, vi phạm chính sách mặt hàng.

Hiện nay về chủ trương, hải quan đang đẩy mạnh đơn giản hóa thủ tục, nhằm tạo điều kiện thuận lợi để thông quan nhanh giải phóng hàng sớm.

Tuy nhiên, làm nhanh thì dễ bỏ sót, nên họ cũng siết lại khâu hậu kiểm. Nghĩa là, khi hàng về cảng, có thể làm thủ tục nhanh chóng, chỉ cần dựa trên bộ chứng từ chụp, chủ yếu gồm: Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice), Vận đơn hãng tàu (B/L), Chứng nhận xuất xứ bản gốc (C/O, nếu có)…

rong quá trình làm thủ tục, hải quan có thể có nghi ngờ một vài nội dung nào đó trên tờ khai, nhưng chưa đủ cơ sở để bác bỏ về trị giá khai báo. Họ thông báo cho  chủ hàng lựa chọn:

  • Có thể làm tham vấn giá ngay
  • Hoặc không tham vấn giá, mà để kiểm tra sau.

Thường thì chủ hàng thích chọn cách thứ 2 để giải phóng hàng cho nhanh, tránh lưu kho lưu bãi. Và do đó, việc hải quan sẽ kiểm tra lại hồ sơ lô hàng đó coi như đã biết ngay lúc đang làm thủ tục nhập khẩu.

Nhưng cũng nhiều trường hợp, phải đến sau khi thông quan, phòng nghiệp vụ của hải quan mới có thời gian để kiểm tra lại kỹ hồ sơ, và phát hiện ra điểm này điểm kia nghi ngờ và cần làm rõ. Chủ yếu là vấn đề giá trị hàng khai báo trên tờ khai.

Trong những trường nêu trên, cơ quan hải quan ra quyết định kiểm tra lại bộ hồ sơ sau khi hàng đã thông quan.

Như vậy, kiểm tra sau thông quan là để đảm bảo số liệu trên tờ khai là hợp lý, hợp lệ, và chủ hàng không khai man để trốn thuế.

Đối tượng của hoạt động KTSTQ

  • Các doanh nghiệp thực hiện hoạt động XNK
  •  Các đơn vị ủy thác XNK
  •  Đại lý khai thuê hải quan
  •  Các đơn vị cung cấp dịch vụ bưu chính, chuyển phát nhanh

Người khai hải quan có khối lượng hàng hóa lớn, chủng loại hàng hóa phức tạp, có rủi ro về thuế được xác định theo một trong các tiêu chí cụ thể như sau:

– Dấu hiệu vi phạm của người khai hải quan liên quan đến nhiều mặt hàng, nhiều lĩnh vực;

– Người khai hải quan có số lượng tờ khai hải quan lớn, kim ngạch và trị giá cao;

– Dấu hiệu vi phạm của người khai hải quan có số lượng tờ khai hải quan ngoài thời hạn 60 ngày lớn, phát sinh tại nhiều Chi cục Hải quan, nhiều Cục Hải quan.

– Dấu hiệu vi phạm nếu chỉ nhìn trên hồ sơ người khai hải quan cung cấp cho cơ quan hải quan theo quy định thì khả năng thực hiện kiểm tra tại Chi cục Hải quan chưa đủ cơ sở kết luận chính xác (ví dụ như: các dấu hiệu liên quan đến việc phân tích phân loại hàng hóa phải thực hiện giám định, các vấn đề phải xin ý kiến các đơn vị có liên quan).

Sau khi xác định được đối tượng cụ thể, công chức/nhóm công chức thực hiện đề xuất kiểm tra và tiếp tục tiến hành thu thập, phân tích thông tin chi tiết, toàn diện hơn về đối tượng đã được lựa chọn.

Phạm vi và nội dung của KTSTQ

  • Phạm vi: kiểm tra tất cả chứng từ sổ sách trong vòng 5 năm trở về trước, tính từ ngày trên Quyết định KTSTQ (Thậm chí HQ còn yêu cầu chứng từ trong giai đoạn trước thời điểm 5 năm nếu như không đủ căn cứ để đưa ra con số cụ thể)
  •  Nội dung: chứng từ bộ phận kế toán, kho, xuất nhập khẩu, sản xuất, và nội dung có trên Quyết định KTSTQ.

 Địa điểm KTSTQ

  • Kiểm tra sau thông quan tại cơ quan Hải Quan.
  • Kiểm tra sau thông quan tại trụ sở doanh nghiệp.

Chi tiết quy trình kiểm tra sau thông quan đươc quy định tại Quyết định số 1410/QĐ-TCHQ ngày 14/05/2015 của Tổng cục hải quan. Các bước thực hiện quy định tại Điều 9.

Doanh nghiệp cần làm gì khi có quyết định kiểm tra sau thông quan?

Có 2 trường hợp, kiểm tra tại doanh nghiệp, hoặc tại cơ quan hải quan (chi cục làm tờ khai).

Nhưng thường thì nếu không có gì đặc biệt, hải quan sẽ mời doanh nghiệp đến chi cục đã làm tờ khai để kiểm tra hồ sơ. Khi doanh nghiệp bạn rơi vào trường hợp đó thì cần chuẩn bị kỹ để đảm bảo thời gian làm việc được nhanh chóng, thuận lợi.

Một số điều bạn cần lưu ý như sau:

  • Đọc kỹ quyết định kiểm tra, trong đó có nêu rõ: thời gian, địa điểm, những tờ khai nào cần kiểm tra… Xem mục đích kiểm tra là gì: thường liên quan đến trị giá hải quan.
  • Chuẩn bị hồ sơ từng lô hàng thuộc diện phải kiểm tra, đã ghi rõ trên Quyết định. Hồ sơ cần chuẩn bị 2 bản: bản chính để kiểm tra và bản chụp để nộp. Việc chuẩn bị hồ sơ theo giấy tờ ghi trên quyết định, và những giấy tờ khác có liên quan, mục đích là để giải thích về giá hàng nhập là đúng, không khai man để trốn thuế. Điều này cũng tương tự như trường hợp phải Tham vấn giá hải quan. Bạn chuẩn bị giấy tờ càng đầy đủ, càng chuẩn chỉnh thì càng dễ làm việc với hải quan.
  • Khi đến làm việc theo thời gian trong quyết định, bạn đem hồ sơ tới gặp cán bộ hải quan được phân công giải quyết hồ sơ. Buổi làm việc sẽ xoay quanh vấn đề giá khai báo, có thấp hơn thực tế không, có đủ tài liệu chứng minh không. Trường hợp bạn cung cấp đủ thì ngon rồi. Nhưng nếu không đủ, hoặc không chứng minh được, bạn sẽ bị hải quan áp thuế cao hơn, và tiến hành những biện pháp khác như: phạt hành chính, truy thu thuế.

Như vậy là EXIM-VN đã giới thiệu chi tiết về kiểm tra sau thông quan cho bạn hiểu hơn rồi nhé, cái này chỉ là để hải quan họ xác minh lại cho đúng thôi nếu doanh nghiệp làm đúng thì chả phải sợ gì hết còn làm sai thì tự hiểu rồi đó.

———–

Dịch vụ của chúng tôi: Chúng tôi giúp doanh nghiệp Sản xuất xuất khẩu, gia công, chế xuất lập Báo cáo quyết toán theo Thông tư 39/2018/TT-BTC

+ Kèm theo bộ giải trình chi tiết

EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.
– Hotline: 0972 181 589
– Email: exim.com.vn@gmail.com

Khái niệm D/O là gì? Phí D/O trong xuất nhập khẩu

1.Phí D/O là gì?

Phí D/O được viết tắt từ Delivery Order fee là lệnh giao hàng, là chứng từ do hãng tàu phát hành dùng để nhận hàng mà doanh nghiệp nhập khẩu nhận được để trình cho cơ quan giám sát kho hàng (cảng đến) trước khi có thể rút hàng ra khỏi container, kho, bãi,… Để lấy được hàng, consignee bắt buộc phải có chứng từ này, khi chứng từ có ghi trong lệnh giao hàng_consignee.

Bạn lưu ý, phí D/O – Delivery Order fee là phí lệnh giao hàng, không phải là phí chứng từ -Documentation fee, nhiều bạn thường nhầm lẫn hai phí này vì chữ viết tắt khá giống nhau.

Phí D/O phát sinh khi lệnh giao hàng được phát hành, vì vậy bạn nên tìm hiểu chi tiết về các thông tin dưới đây. mẫu 08 thông tư 95

2.Phân loại D/O

Các loại lệnh giao hàng được sử dụng phổ biến nhất hiện nay, được phân chia tùy theo đối tượng ban hành bao gồm 2 loại: D/O của forwarder và D/O của hãng tàu.

D/O do forwarder phát hành:

Hình thức D/O này là do đại lý vận chuyển ban hành cho người nhận hàng, yêu cầu người giữ hàng giao hàng cho người nhận hàng đó. Tuy nhiên, nếu D/O của forwarder nhưng FWD không phải là người phát hành Bill, khi đó, người nhận hàng không có quyền lấy hàng, mà bắt buộc phải có chứng từ kèm theo.

D/O do hãng tàu phát hành:

Hình thức D/O này là do hãng tàu phát hành yêu cầu người đang giữ hàng giao hàng cho người nhận (người đang có lệnh giao hàng này). Thông thường, Hãng tàu yêu cầu giao hàng cho forwarder và forwarder yêu cầu giao hàng cho họ. Khi forwarder nắm trong tay D/O mà hãng tàu cấp phát cho mình và giao lại cho doanh nghiệp nhập khẩu cùng với Bill gốc của hãng tàu thì người nhập khẩu mới đủ điều kiện nhận hàng.

Đây là hai loại D/O phát sinh trong hai trường hợp riêng tùy theo việc bạn làm việc trực tiếp với hãng tàu hay thuê FWD, do vậy, phí D/O chỉ thanh toán cho đơn vị trực tiếp ban hành và 1 lần duy nhất.

3.Thông tin về lệnh D/O

Nội dung trên delivery order là gì? Bao gồm các nội dung dưới đây:

  • Tên tàu và hành trình của con tàu
  • Người nhận hàng (Consignee)
  • Cảng dỡ hàng (POD)
  • Ký mã hiệu hàng hoá (Code goods)
  • Số lượng bao kiện hàng, trọng lượng và thể tích hàng hoá (Gross Weight, Net weight….)

Quy trình lấy lệnh D/O

Lệnh giao hàng thường có 3 bản, là chứng từ bắt buộc mà người nhận hàng phải có, tuy nhiên, không phải chỉ có lệnh giao hàng thì Consignee có thể đến lấy hàng, mà cần phải chuẩn bị thêm các chứng từ khác theo quy định. Các chứng từ khác bao gồm:

  • Giấy tờ cá nhân của người nhận hàng (CMND/Thẻ căn cước)
  • Giấy giới thiệu
  • Thông báo hàng đến
  • Vận đơn photo có ký hậu và đóng dấu hoặc Vận đơn gốc – có ký hậu và đóng dấu của ngân hàng (nếu trường hợp doanh nghiệp thanh toán bằng L/C).

Sau khi nhận được B/L và giấy báo hàng đến từ hãng tàu và chuẩn bị đầy đủ các chứng từ trên, bạn đến hãng tàu hoặc FWD để lấy lệnh. Việc lấy lệnh này độc lập với việc làm thủ tục hải quan, do vậy bạn có thể thực hiện cùng lúc hoặc lấy lệnh D/O trước.

Lưu ý: Bên cạnh phí D/O, khi đi nhận lệnh giao hàng, Consignee cần thanh toán một số chi phí khác như phí vệ sinh container, phí THC, Handling, và phí CFS (hàng lẻ) hoặc phí cược container theo quy định của mỗi hãng tàu (hàng FCL), do vậy, bạn nên giữ lại Bill nếu cần kiểm tra.

Ngoài ra, đối với hàng nguyên container thì trên D/O sẽ được đóng dấu “hàng giao thẳng”, còn nếu trong trường hợp người nhập khẩu hạ hàng và cắt chì tại bãi thì D/O sẽ được đóng dấu “hàng rút ruột”.

Lưu ý:

– Khi chỉ cần D/O của forwarder cũng có thể nhận hàng: Khi forwarder ký tên trên lệnh giao hàng dưới cương vị là đại lý (AS AGENT) của hãng tàu thì mặc định lệnh giao hàng đó có hiệu lực như lệnh giao hàng của hãng tàu.

– Khi cần lệnh nối của feeder để nhận hàng: Trong trường hợp vận chuyển có sử dụng tàu phụ để chuyển tải hàng hóa, doanh nghiệp cần thêm một lệnh nối của feeder nữa mới có thể nhận hàng. Lệnh nối này chỉ cần bản photocopy mà không cần bản gốc và thường doanh nghiệp phải yêu cầu forwarder cung cấp cho mình.

Nguồn: XNK Lê Ánh

———–

Dịch vụ của chúng tôi: Chúng tôi giúp doanh nghiệp Sản xuất xuất khẩu, gia công, chế xuất lập Báo cáo quyết toán theo Thông tư 39/2018/TT-BTC

+ Kèm theo bộ giải trình chi tiết

EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.
– Hotline: 0972 181 589
– Email: exim.com.vn@gmail.com

Quy định thủ tục kê khai, thu nộp thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu

Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn vừa ký ban hành Thông tư số 126/2014/TT-BTC quy định một số thủ tục về kê khai, thu nộp thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt và các khoản thu khác đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

Theo đó, các tổ chức tín dụng có đủ các điều kiện sau được đăng ký tham gia phối hợp thu ngân sách nhà nước với Tổng cục Hải quan: Đã triển khai hệ thống Core Banking; Có phần mềm thu ngân sách nhà nước tích hợp với Core Banking, có khả năng kết nối và trao đổi thông tin với cổng thanh toán điện tử hải quan của cơ quan hải quan; Có đầy đủ trang thiết bị, cơ sở vật chất kỹ thuật, nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu tổ chức phối hợp thu ngân sách nhà nước; Cam kết tuân thủ nghiêm túc các nguyên tắc, quy trình, trách nhiệm trong việc thực hiện phối hợp thu ngân sách nhà nước; Đảm bảo cơ sở pháp lý hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng.

Địa điểm nộp thuế: Người nộp thuế thực hiện nộp tiền thuế trực tiếp vào Kho bạc Nhà nước hoặc tại tổ chức tín dụng.
Trường hợp người nộp thuế nộp tiền thuế bằng tiền mặt nhưng Kho bạc Nhà nước hoặc các tổ chức tín dụng không tổ chức điểm thu tại địa điểm làm thủ tục hải quan, cơ quan hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan thực hiện thu số tiền thuế do người nộp thuế nộp và chuyển toàn bộ số tiền thuế đã thu vào tài khoản thu ngân sách của Kho bạc Nhà nước mở tại ngân hàng thương mại theo quy định.
Hình thức nộp thuế: Người nộp thuế được lựa chọn nộp tiền thuế bằng chuyển khoản hoặc bằng tiền mặt.
Trường hợp người nộp thuế nộp trực tiếp qua tổ chức tín dụng phối hợp thu với cơ quan Hải quan nhưng chưa có ủy nhiệm thu với Kho bạc Nhà nước: Người nộp thuế xác định số tiền thuế phải nộp cho từng loại thuế, kê khai các thông tin về thu ngân sách trên Bảng kê nộp thuế theo mẫu quy định gửi tổ chức tín dụng phối hợp thu để nộp tiền hoặc yêu cầu trích chuyển tiền nộp thuế; Tổ chức tín dụng phối hợp thu kiểm tra thông tin người nộp thuế kê khai, đối chiếu với thông tin truy vấn trên cổng thanh toán điện tử hải quan và thực hiện xử lý theo quy định
Nộp thuế qua tổ chức tín dụng chưa tham gia phối hợp thu ngân sách nhà nước với Tổng cục Hải quan: Người nộp thuế xác định số tiền thuế phải nộp cho từng loại thuế, kê khai đầy đủ các thông tin về thu ngân sách trên giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước theo mẫu  quy định.
Tổ chức tín dụng chưa phối hợp thu căn cứ thông tin do người nộp thuế kê khai, thực hiện chuyển tiền vào tài khoản thu ngân sách nhà nước của Kho bạc Nhà nước mở tại ngân hàng thương mại đảm bảo đầy đủ các thông tin mà người nộp thuế kê khai.
Ngay sau khi nhận được thông tin chuyển tiền do tổ chức tín dụng chuyển đến, tổ chức tín dụng đã ủy nhiệm thu với kho bạc nhà nước có trách nhiệm: Kiểm tra thông tin người nộp thuế kê khai, đối chiếuvới thông tin truy vấn trên cổng thanh toán điện tử hải quan và thực hiện xử lý theo quy định
Nộp thuế trực tiếp tại Kho bạc Nhà nước: Người nộp thuế xác định số tiền thuế phải nộp cho từng loại thuế, kê khai các thông tin về thu ngân sách trên Bảng kê nộp thuế theo mẫu quy định.
Kho bạc Nhà nước kiểm tra thông tin người nộp thuế kê khai, đối chiếu với thông tin truy vấn trên cổng thanh toán điện tử hải quan và xử lý theo quy định…
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/10/2014.
Nguồn: Cổng Thông tin điện tử Bộ Tài chính

———–

Dịch vụ của chúng tôi: Chúng tôi giúp doanh nghiệp Sản xuất xuất khẩu, gia công, chế xuất lập Báo cáo quyết toán theo Thông tư 39/2018/TT-BTC

+ Kèm theo bộ giải trình chi tiết

EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.
– Hotline: 0972 181 589
– Email: exim.com.vn@gmail.com

Báo cáo Nhập Xuất Tồn nguyên vật tư của doanh nghiệp chế xuất

Thông tư 128/2013/TT-BTC quy định chi tiết về việc báo cáo nhập – xuất – tồn nguyên liệu vật tư của DNCX.

Theo đó, DNCX phải nộp báo cáo nhập – xuất – tồn nguyên liệu vật tư một quý một lần và chậm nhất vào ngày 15 của tháng đầu quý sau cho Chi cục Hải quan quản lý doanh nghiệp.

Đối với doanh nghiệp ưu tiên đã được Tổng cục Hải quan công nhận thì được lựa chọn nộp báo cáo nhập – xuất – tồn theo năm dương lịch, vào cuối quý I của năm sau hoặc theo quý.

Riêng đối với hàng hóa tiêu dùng nhập khẩu hoặc mua từ nội địa để phục vụ cho hoạt động của nhà xưởng, sản xuất nhưng không xây dựng được định mức sử dụng theo đơn vị sản phẩm (ví dụ: vải, giấy để lau máy móc, thiết bị; xăng dầu để chạy máy phát điện; dầu làm sạch khuôn; bút đánh dấu sản phẩm bị lỗi…) hoặc để phục vụ cho điều hành bộ máy văn phòng cũng như sinh hoạt của cán bộ, công nhân của DNCX thì: DNCX không phải phân chia theo mục đích sử dụng hay nguồn nhập khẩu, không phải đăng ký danh mục, đặt mã quản lý và không phải báo cáo nhập – xuất – tồn định kỳ hàng tháng với cơ quan hải quan.

Riêng đối với DNCX nằm ngoài khu chế xuất thì hàng quý DNCX nộp báo cáo tổng lượng hàng hóa tiêu dùng được nhập khẩu và mua từ nội địa trong quý.

DNCX tự chịu trách nhiệm về việc khai và sử dụng hàng hóa đúng mục đích.

Quy định này áp dụng đối với cả DNCX thực hiện thủ tục hải quan điện tử.

Trên cơ sở báo cáo nhập – xuất – tồn nguyên liệu vật tư, Chi cục Hải quan quản lý DNCX thực hiện kiểm tra xác suất để đánh giá việc tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp.

———–

Dịch vụ của chúng tôi: Chúng tôi giúp doanh nghiệp Sản xuất xuất khẩu, gia công, chế xuất lập Báo cáo quyết toán theo Thông tư 39/2018/TT-BTC

+ Kèm theo bộ giải trình chi tiết

EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.
– Hotline: 0972 181 589
– Email: exim.com.vn@gmail.com

Hướng dẫn khai hải quan và BCQT đối với vật tư tiêu hao công cụ dụng cụ

Thực hiện hướng dẫn tại Công văn số 3304/TCHQ-GSQL ngày 27/5/2019 của Tổng cục Hải quan về việc hướng dẫn khai hải quan và báo cáo quyết toán đối với vật tư tiêu hao, công cụ, dụng cụ; Chi cục Hải quan Chơn Thành hướng dẫn Doanh nghiệp khai báo như sau:

1. Về việc khai hải quan đối với vật tư tiêu hao nhập khẩu để gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu và công cụ, dụng cụ nhập khẩu:

a) Vật tư tiêu hao:

  • Căn cứ quy định tại điểm c khoản 4 Điều 2, khoản 6, khoản 7 Điều 16 Luật Thuế xuất nhập khẩu; khoản 1 Điều 10, khoản 1 Điều 12 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016 của Chính phủ thì nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu để gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu là đối tượng được miễn thuế. Hàng hóa nhập khẩu chỉ sử dụng trong doanh nghiệp chế xuất (DNCX) là đối tượng không chịu thuế.
  • Căn cứ Điều 54 Thông tư số 38/2015/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung tại khoản 34 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 của Bộ Tài chính có quy định:
“+ Nguyên liệu, bán thành phẩm, linh kiện, cụm linh kiện trực tiếp tham gia vào quá trình gia công, sản xuất để cấu thành sản phẩm xuất khẩu;
Vật tư trực tiếp tham gia vào quá trình gia công, sản xuất nhưng không chuyển hóa thành sản phẩm hoặc không cấu thành thực thể sản phẩm xuất khẩu; Vật tư làm bao bì hoặc bao bì đế đóng gói sản phẩm xuất khẩu; ”
Như vậy, vật tư nhập khẩu để gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu bao gồm vật tư làm bao bì, đóng gói và vật tư tiêu hao. Theo đó, vật tư tiêu hao nhập khẩu để gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu được hiểu là vật tư trực tiếp tham gia vào quá trình gia công, sản xuất nhưng không chuyển hóa thành sản phẩm hoặc cấu thành thực thể sản phẩm xuất khẩu, ví dụ như phấn vẽ trên vải trong ngành may mặc; hóa chất làm sạch bề mặt vi mạch trong ngành công nghiệp điện tử.
  • Về mã loại hình khai hải quan khi nhập khẩu vật tư tiêu hao:
+ Đối với hoạt động nhập khẩu vật tư tiêu hao gia công cho thương nhân nước ngoài sử dụng mã loại hình E21; đối với hoạt động nhập khẩu vật tư tiêu hao để sản xuất hàng hóa xuất khẩu sử dụng mã loại hình là E31;
+ Đối với hoạt động nhập khẩu vật tư tiêu hao của DNCX từ nước ngoài sử dụng mã loại hình E11; khi nhập khẩu từ trong nước sử dụng mã loại hình E15.

b) Công cụ, dụng cụ:

  • Căn cứ quy định tại Điều 26 Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính thì công cụ, dụng cụ là những tư liệu lao động không có đủ các tiêu chuẩn về giá trị và thời gian sử dụng quy định đối với tài sản cố định. Theo quy định hiện hành, những tư liệu lao động nếu không đủ tiêu chuẩn ghi nhận tài sản cố định thì được ghi nhận là công cụ, dụng cụ ví dụ như: các đà giáo, ván, khuôn, công cụ, dụng cụ gá lắp chuyên dùng cho sản xuất xây lắp; búa, kìm, cờ lê, mỏ lết; phương tiện quản lý, đồ dùng văn phòng; quần áo, giầy dép chuyên dùng để làm việc…
  • Về mã loại hình sử dụng khi doanh nghiệp nhập khẩu công cụ, dụng cụ sử dụng mã loại hình A12 (bao gồm cả DNCX), trừ trường họp công cụ, dụng cụ do bên đặt gia công cung cấp theo họp đồng gia công với thương nhân nước ngoài thì sử dụng mã loại hình G13.

2. Về việc nộp báo cáo quyết toán và thông báo định mức thực tế đối với vật tư tiêu hao, công cụ, dụng cụ nhập khẩu để gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu

a) Về việc nộp báo cáo quyết toán và thông báo định mức thực tế đối với vật tư tiêu hao:

Việc nộp báo cáo quyết toán với cơ quan hải quan thực hiện theo quy định tại Điều 55, Điều 60 Thông tư số 38/2015/TT-BTC đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 35, khoản 39 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 của Bộ Tài chính. Theo đó, doanh nghiệp thực hiện loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu hoặc là DNCX thực hiện báo cáo quyết toán với cơ quan hải quan về tình hình sử dụng nguyên liệu, vật tư nhập khẩu theo năm tài chính. Đối với vật tư tiêu hao không xây dựng được định mức theo sản phẩm thì doanh nghiệp không phải xác định định mức thực tế sử dụng, nhưng phải phản ánh rõ “KXDĐM” tại chỉ tiêu thông tin số 27.11 mẫu số 27 Phụ lục I trong trường họp thông báo định mức qua hệ thống hoặc tại cột ghi chú (9) mẫu số 16/ĐMTT/GSQL Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 của Bộ Tài chính.

b) V việc nộp báo cáo quyết toán và thông báo định mức thực tế đối với công cụ, dụng cụ:

Doanh nghiệp không phải xây dựng, thông báo định mức thực tế sử dụng cũng như nộp báo cáo quyết toán với cơ qụan hải quan về tình hình sử dụng công cụ, dụng cụ. Riêng đối với DNCX thì khi nhập khẩu công cụ, dụng cụ là đối tượng không chịu thuế nên DNCX có trách nhiệm sử dụng công cụ, dụng cụ này trong doanh nghiệp, khi thanh lý phải thực hiện thủ tục theo quy định tại Điều 79 Thông tư số 38/2015/TT-BTC đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 55 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC.
Chi cục Hải quan Chơn Thành thông báo đến các Doanh nghiệp đang thực hiện thủ tục tại Chi cục thực hiện đúng theo quy định tại hướng dẫn trên. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu gặp khó khăn vướng mắc, đề nghị Doanh nghiệp liên hệ Đồng chí Lê Văn Tuấn – Đội trưởng Đội Nghiệp vụ Hải quan (SĐT: 0918 422 422) hoặc Đồng chí Nguyễn Như Thành – Đội trưởng Đội Nghiệp vụ Hải quan Đồng Phú(SĐT: 0903 818 346) để được hướng dẫn.
Chi cục Hải quan Chơn Thành thông báo đến các Doanh nghiệp được biết và thực hiện.

Nguồn tin: Chi cục Hải quan Chơn Thành

———–

Dịch vụ của chúng tôi: Chúng tôi giúp doanh nghiệp Sản xuất xuất khẩu, gia công, chế xuất lập Báo cáo quyết toán theo Thông tư 39/2018/TT-BTC

+ Kèm theo bộ giải trình chi tiết

EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.
– Hotline: 0972 181 589
– Email: exim.com.vn@gmail.com

Nhân viên ngành xuất nhập khẩu cần những yêu tố nào?

1. Ngành xuất nhập khẩu là gì?

Xuất khẩu là gì?

Xuất khẩu là ngành mang lại nguồn ngoại tệ cao. Xuất khẩu là hoạt động bán hàng hóa, dịch vụ trên cơ sở dùng tiền tệ để thanh toán. Tiền tệ này có thể là tiền của một trong hai nước trên. Ở Việt Nam, các loại hàng hóa thường mang đi xuất khẩu thường là nông sản. Ngoài ra còn có thủy sản, quần áo, giày dép…Các mặt hàng này cần đảm bảo tiêu chuẩn tùy vào quốc gia muốn nhập hàng.

Nhập khẩu là gì?

Nhập khẩu là hoạt động kinh doanh giữa các quốc gia. Quốc gia này sẽ mua hàng hóa, dịch vụ mà mình không có, không tự sản xuất được từ quốc gia khác thông qua tiền tệ. Ở Việt Nam, mặt hàng đang được nhập khẩu chủ yếu là các đồ công nghệ. Như máy tính, linh kiện điện tử, xăng dầu, ô tô…

Xuất nhập khẩu là gì?

Xuất nhập khẩu hay còn được biết đến với tên tiếng anh là Import – Export. Đây là hoạt
động hàng đầu trong lĩnh vực kinh doanh. Xuất nhập khẩu giúp lưu thông hàng hóa, mở
rộng thị trường. Ngoài ra còn tạo các mối quan hệ kinh doanh với các quốc gia, thúc đẩy
kinh tế trong nước.

Xuất nhập khẩu là “hoạt động mua, bán hàng hóa của thương nhân Việt Nam với thương nhân nước ngoài theo các hợp đồng mua bán hàng hóa, bao gồm cả hoạt động tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập và chuyển khẩu hàng hóa.” – Luật Thương mại
Cùng tìm hiểu về ngành xuất nhập khẩu. Một nhân viên xuất nhập khẩu cần những yếu tố nào? Nếu tìm hiểu về ngành xuất nhập khẩu thì bạn sẽ thấy đây là khâu cơ bản nhất của hoạt động ngoại thương. Nó có mối tương quan lớn, tác động đến nhiều ngành khác.
Xuất nhập khẩu là nghiệp vụ chính trong hoạt động thương mại của quốc gia. Xuất
nhập khẩu là mối liên hệ quan trọng giữa các nền kinh tế giữa các quốc gia và với thế giới. Xuất nhập khẩu tạo công ăn việc làm, bổ sung hàng hóa thiếu, thúc đẩy dịch chuyển cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đảm bảo phát triển kinh tế ổn định.

2. Công việc của nhân viên xuất nhập khẩu

Một trong những điều cần biết về ngành xuất khẩu là công việc của nhân viên xuất nhập khẩu. Đầu tiên, công việc của nhân viên xuất nhập khẩu là nắm chắc khối kiến thức chung về toàn ngành. Tiếp theo, cần hiểu rõ về đặc điểm, quy trình hoạt động của doanh nghiệp mình.
Nhân viên xuất nhập khẩu là chiếc cầu nối giữa các doanh nghiệp. Họ góp phần cho hoạt động lưu thông hàng hóa quốc tế và nội địa được dễ dàng và nhanh chóng.
Các công việc cụ thể mà các nhân viên xuất nhập khẩu thường phải làm như:

  • Làm việc trực tiếp với khách hàng của mình. Nhân viên xuất nhập khẩu cần tiến hành giao dịch, đàm phán, ký kết hợp đồng với khách hàng;
  • Nhận các hợp đồng, đơn đặt hàng với doanh nghiệp. Tiến hành hoàn tất thủ tục, chứng từ xuất nhập khẩu hàng hóa.
  • Tiến hành lựa chọn các phương tiện vận chuyển phù hợp với nhu cầu của khách hàng,phù hợp với đặc điểm của từng loại hàng hòa;
  • Cùng với kế toán, nhân viên xuất nhập khẩu thực hiện các hoạt động mở L/C, làm các bảo lãnh ngân hàng. Nhận thanh toán tiền bằng nhiều phương thức khác nhau;
  • Hoàn thành các thủ tục hải quan, kho bãi để quá trình xuất,nhập khẩu diễn ra suôn sẻ;
    Tiếp nhận, kiểm tra các hồ sơ hàng hóa xuất nhập khẩu với số lượng tại cửa khẩu
  • trong quá trình làm hồ sơ thông quan hàng hóa;
  • Quản lý đơn hàng, hợp đồng;
  • Tìm kiếm các khách hàng mới, mở rộng thị trường xuất nhập khẩu của công ty;
  • Các nhân viên xuất nhập khẩu còn cần liên lạc, duy trì mối quan hệ với các nhà cung cấp. Báo cáo nội bộ và tham mưu cho các trưởng phòng kinh doanh chiến lược xuất nhập khẩu hiệu quả…

3. Một số kiến thức ngành xuất nhập khẩu cần biết

Quy trình và chính sách Xuất nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ

Một nhân viên trong ngành này cần nắm rõ chính sách với từng mặt hàng, dịch vụ của công ty mình. Loại hàng nào được phép xuất, loại hàng nào được phép nhập? Điều kiện
(hạn ngạch, giấy phép…) để xuất nhập khẩu loại hàng đó là gì? Cần xin cấp phép từ bộ, ngành quản lý nào? Ngoài ra, nhân viên xuất nhập khẩu còn nắm rõ quy trình xuất nhập còn nắm rõ quy trình xuất nhập khẩu diễn ra như thế nào?

Giao nhận vận tải

Với giao nhận vận tải nội địa: Cần nắm rõ mục đích, cách vận hành và các loại phương tiện cùng loại phí liên quan. Ngoài ra, nhân viên xuất nhập khẩu còn cần tìm hiểu các danh mục cảng biển, cảng sông ở Việt Nam.
Với giao nhận vận tải quốc tế: Cần nắm rõ các loại phương tiện vận tải, phí cùng phụ phí liên quan. Danh sách sân bay, cảng biển chính ở các quốc gia liên kết cùng các hình thức vận tải quốc tế là điểm cần chú ý. Họ còn cần lưu ý các chứng từ vận tải quốc tế như SI, booking, BL, AWB …

Thanh toán quốc tế

Thanh toán quốc tế là kiến thức nền tảng khi tìm hiểu về ngành xuất nhập khẩu. Các
phương thức, công cụ để thanh toán quốc tế và những lợi ích, rủi ro của nó là điều bạn cần nắm chắc.
Ngoài ra, bạn nên tìm hiểu về các phương thức thanh toán quốc tế thông dụng.
Ví dụ như L/C – Letter of Credit, T/T – Telegraphic transfer, Collection hay CAD…

Hợp đồng, giao dịch, đàm phán

  • Hợp đồng: là giấy tờ bao gồm các nội dung,điều khoản, hình thức, các lưu ý khi ký kết hợp đồng
  • Biết xây dựng các phương án kinh doanh, chi phí cho hàng xuất, nhập các lô hàng để đàm phán giá
  • Biết giao dịch, đàm phán ngoại thương một cách chuyên nghiệp, hiệu quả và thành
    công nhất, có lợi nhất cho doanh nghiệp. Bao gồm cả giao dịch offline và trực tiếp gặp gỡ

Thủ tục hải quan

  • Bao gồm các chính sách về hải quan, pháp luật cùng các thông tư, nghị định, quyết
    định, các xử phạt hành chính nếu xảy ra sai sót…
  • Tìm hiểu về cách áp mã hàng hóa (HS code), cách tính thuế xuất nhập khẩu cùng trị giá hải quan.
  • Nắm rõ quy định thông quan tại các chi cục, cửa khẩu, sân bay
  • Nắm rõ cơ bản nguyên lý về kế toán trong các công việc quyết toán, hoàn thuế, VAT,
    VNK…

Chứng từ xuất nhập khẩu

  • Chứng từ xuất nhập khẩu là thứ vô cùng quan trọng, là giấy tờ có giá trị trước pháp
    luật.
  • Biết hoàn thiện các chứng từ xuất nhập khẩu thanh toán tùy theo từng phương thức
    thanh toán
  • Xin giấy phép chuyên ngành, công bố hợp quy, kiểm định, kiểm tra chất lượng, an
    toàn…

4. Nhân viên xuất nhập khẩu cần những gì?

Khi tìm hiểu về ngành xuất nhập khẩu, nếu kiến thức là phần cứng cần nắm vững thì kỹ
năng là thứ chẳng thể thiếu. Một số kỹ năng cần thiết của một nhân viên xuất nhập khẩunhư sau:

Ngoại ngữ

Nếu ở một số công việc, bạn chẳng cần tiếng anh thì đây là ngành cần tiếng Anh thông thạo. Từ việc đọc hiểu chứng từ, giao tiếp, email, gặp gỡ hay đàm phán đều cần tiếng Anh.
Biết thêm các ngoại ngữ khác cũng là lợi thế với bạn.

Sử dụng thành thạo B2B web/apps/tìm kiếm thông tin trên Internet

Kỹ năng này là bắt buộc với Sales quốc tế. Sử dụng thành thạo B2B webs, các thông tin trên Internet, PR cho thương hiệu… Một số app hiện nay đang khá thịnh hành như Whatsapp, Wechat, Viber, Line… Những app này phổ biến để làm việc mà không cần email.

Thuyết trình, thuyết phục, giao tiếp

Thuyết trình và thuyết phục tốt thì bạn cần phải đánh giá được tâm lý khách hàng, biết cách giải quyết vấn đề nhanh nhạy. Việc xử lý mâu thuẫn, nhận định khách hàng cũng cần khéo léo.
Giao tiếp tốt, biết cách tạo và xây dựng các mối quan hệ, mở rộng các mối quan hệ mới.

Giao tiếp và thuyết phục khách hàng là kỹ năng không thể thiếuKỹ năng văn phòng

Đối với một nhân viên xuất nhập khẩu, việc thành thạo các kỹ năng văn phòng như Word, Excel Outlook là vô cùng cần thiết Ngoài ra họ cần sử dụng các tools phần mềm để theo Excel, Outlook là vô cùng cần thiết. Ngoài ra họ cần sử dụng các tools, phần mềm để theo dõi, chăm sóc khách hàng.

Kỹ năng mềm khác:

  • Kỹ năng quản lý thời gian và sắp xếp công việc để báo cáo, tổng hợp, lên kế hoạch vàhoàn thiện deadline…
  • Kỹ năng làm việc độc lập, chủ động và tích cực
  • Biết cách giải quyết vấn đề
  • Sáng tạo, không ngừng học hỏi cái mới
  • Biết giữ vững lập trường, tranh biện thuyết phục
  • Ngoài ra, cần các kỹ năng làm việc teamwork

5. Các vị trí trong ngành xuất nhập khẩu

Tuy đang còn khá mới ở Việt Nam nhưng cơ hội việc làm của ngành xuất nhập khẩu khá cao. Học ngành xuất nhập khẩu làm gì? Ở vị trí nào? Cùng tham khảo một số công việc xuất nhập khẩu dưới đây.

  • Nhân viên kinh doanh: Sale
  • Nhân viên chứng từ – dịch vụ khách hàng: Docs – Customer Service
  • Nhân viên thu mua hàng hóa: Purchaser
  • Nhân viên Nhập khẩu: Import Executive
  • Nhân viên Xuất khẩu: Export Executive
  • Nhân viên xuất nhập khẩu hiện trường: Operations – Ops
  • Nhân viên Thanh toán Quốc tế: thường có tại các doanh nghiệp lớn hoặc tại Ngân hàng
  • Nhân viên tại Văn phòng Đại diện của các công ty đa quốc gia……

Ngành xuất nhập khẩu ngày càng tỏ ra vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế đất nước. Xuất nhập khẩu đang tăng trưởng với kim ngạch khá cao và đa dạng về hàng hóa, dịch vụ. Việc tìm hiểu về ngành xuất nhập khẩu và nhân viên xuất nhập khẩu cần những gì là rất cần thiết.

Nguồn

———–

Dịch vụ của chúng tôi: Chúng tôi giúp doanh nghiệp Sản xuất xuất khẩu, gia công, chế xuất lập Báo cáo quyết toán theo Thông tư 39/2018/TT-BTC

+ Kèm theo bộ giải trình chi tiết

EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.
– Hotline: 0972 181 589
– Email: exim.com.vn@gmail.com

Hỏi đáp: Hướng dẫn về báo cáo quyết toán theo thông tư 39/2018/TT-BTC

Câu hỏi liên quan tới hướng dẫn báo cáo quyết toán Thông tư 39/2018/TT-BTC

Chúng tôi sản xuất các sản phẩm hương nén, hương thơm từ bột gỗ. – Tại khoản 1 điều 60 sửa đổi ” Tổ chức cá nhân có hoạt động gia công, sản xuất xuất khẩu ( bao gồm DNCX) thực hiện cung cấp thông tin liên quan đến hoạt động nhập kho nguyên liệu, vật tư nhập khẩu, xuất kho nguyên liệu, vật tư; nhập kho thành phẩm, xuất kho thành phẩm …”. Trong thực tế chúng tôi có nhập khẩu một số vật tư phục vụ trong sản xuất như: bu lông, ốc vít, băng dính, màng chít, dầu máy, bìa lót, bìa đỡ bán thành phẩm, pallet nhựa; các bộ phận sửa chữa, thay thế của máy móc hoặc các thiết bị máy văn phòng (máy tính, máy in); các máy móc sản xuất với giá trị dưới 30 triệu không đủ điều kiện ghi nhận tài sản cố định, khuôn mẫu sản phẩm.

Những sản phẩm trên đây chúng tôi có báo cáo với cơ quan hải quan theo như mẫu số 15/BCQT-NVL/GSQL thuộc phục lục V- Thông tư 39/2018/TT-BTC hay không?

– Đối với thành phẩm chúng tôi quản lý sản xuất theo mã sản phẩm của doanh nghiệp. Mỗi mã sản phẩm tương ứng với một loại sản phẩm. Tuy nhiên trong từng chu kì sản xuất sẽ có sự khác nhau về định mức thực tế. Do đó, khi làm thủ tục xuất khẩu thành phẩm, doanh nghiệp đã đăng kí mã sản phẩm xuất khẩu (mã này khác so với mã sản phẩm doanh nghiệp quản lý nội bộ).

Vậy khi làm báo cáo theo mẫu 16/DMTT-GSQL theo phụ lục V ban hành kèm Thông tư 39/2018/TT-BTC chúng tôi sẽ báo cáo theo mã sản phẩm quản lý nội bộ hay mã sản phẩm đã đăng kí với cơ quan hải quan khi làm thủ tục xuất khẩu?

1. Vướng mắc 1

– Theo điều 60 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015 (được sửa đổi bổ sung tại khoản 39 điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018) của Bộ Tài chính quy định về việc báo cáo quyết toán tình hình sử dụng nguyên liệu, vật tư nhập khẩu, hàng hóa xuất khẩu.

– Căn cứ khoản 34 điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018 của Bộ Tài chính:

34. Điều 54 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 54. Nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị nhập khẩu

1. Nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu, hàng chế xuất gồm:

a) Nguyên liệu, bán thành phẩm, linh kiện, cụm linh kiện trực tiếp tham gia vào quá trình gia công, sản xuất để cấu thành sản phẩm xuất khẩu;

b) Vật tư trực tiếp tham gia vào quá trình gia công, sản xuất nhưng không chuyển hóa thành sản phẩm hoặc không cấu thành thực thể sản phẩm xuất khẩu;

c) Sản phẩm hoàn chỉnh do tổ chức, cá nhân nhập khẩu để gắn vào sản phẩm xuất khẩu, để đóng chung với sản phẩm xuất khẩu được sản xuất từ nguyên liệu, vật tư nhập khẩu hoặc để đóng chung với sản phẩm xuất khẩu được sản xuất từ nguyên liệu, vật tư mua trong nước, nguyên liệu, vật tư tự cung ứng thành mặt hàng đồng bộ để xuất khẩu;

d) Vật tư làm bao bì hoặc bao bì để đóng gói sản phẩm xuất khẩu;

đ) Nguyên liệu, vật tư, linh kiện, cụm linh kiện nhập khẩu để bảo hành, sửa chữa, tái chế sản phẩm xuất khẩu;

e) Hàng mẫu nhập khẩu để gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu.

Công ty căn cứ các quy định trên và các hướng dẫn lập báo cáo quyết toán tại khoản 39 điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC và Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 39/2018/TT-BTC để thực hiện báo cáo quyết toán các loại nguyên liệu, vật tư, bao bì,… dùng sản xuất hành xuất khẩu tuỳ theo loại hinh kinh doanh cụ thể.

2. Vướng mắc 2

– Căn cứ khoản 39 điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018 của Bộ Tài chính quy định:

39. Điều 60 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 60. Báo cáo quyết toán tình hình sử dụng nguyên liệu, vật tư nhập khẩu, hàng hóa xuất khẩu

…tổ chức, cá nhân lập báo cáo quyết toán tình hình sử dụng nguyên liệu, vật tư nhập khẩu, hàng hóa xuất khẩu theo hình thức nhập – xuất – tồn kho nguyên liệu, kho thành phẩm theo từng mã nguyên liệu, vật tư, mã sản phẩm đang theo dõi trong quản trị sản xuất và đã khai trên tờ khai hải quan khi nhập khẩu nguyên liệu, vật tư, xuất khẩu sản phẩm.

Trường hợp quản trị sản xuất của tổ chức, cá nhân có sử dụng mã nguyên liệu, vật tư, mã sản phẩm khác với mã đã khai báo trên tờ khai hải quan khi nhập khẩu nguyên liệu, vật tư, xuất khẩu sản phẩm, tổ chức, cá nhân phải xây dựng, lưu giữ bảng quy đi tương đương giữa các mã này và xuất trình khi cơ quan hải quan kiểm tra hoặc có yêu cầu giải trình;…”

– Căn cứ hướng dẫn lập mẫu số 16/ĐMTT/GSQL tại Phụ lục II Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018 của Bộ Tài chính quy định:

1. Hướng dẫn lập Mẫu số 16/ĐMTT-GSQL:

Cột (2): Mã sản phẩm xuất khẩu tại cột này phải thống nhất với mã sản phẩm đã khai trên tờ khai hải quan

Cột (3): Tên sản phẩm xuất khẩu tại cột này phải thống nhất với tên sản phẩm xuất khẩu đã khai trên tờ khai hải quan

Cột (4): Đơn vị tính của sản phẩm xuất khẩu: sử dụng thống nhất với mã đơn vị tính doanh nghiệp quản lý tại nhà xưởng sản xuất, với đơn vị tính đã khai báo trên tờ khai hải quan.

Như vậy, khi báo báo định mức thực tế theo Mẫu số 16/ĐMTT-GSQL thì mã sảm phẩm xuất khẩu phải thống nhất với mã sản phẩm đã khai trên tờ khai hải quan. Trường hợp quản trị sản xuất của tổ chức, cá nhân có sử dụng mã nguyên liệu, vật tư, mã sản phẩm khác với mã đã khai báo trên tờ khai hải quan khi nhập khẩu nguyên liệu, vật tư, xuất khẩu sản phẩm, tổ chức, cá nhân phải xây dựng, lưu giữ bảng quy đổi tương đương giữa các mã này và xuất trình khi cơ quan hải quan kiểm tra hoặc có yêu cầu giải trình.

Nguồn: CỤC HẢI QUAN TỈNH ĐỒNG NAI

———–

Dịch vụ của chúng tôi: Chúng tôi giúp doanh nghiệp Sản xuất xuất khẩu, gia công, chế xuất lập Báo cáo quyết toán theo Thông tư 39/2018/TT-BTC

+ Kèm theo bộ giải trình chi tiết

EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.
– Hotline: 0972 181 589
– Email: exim.com.vn@gmail.com

Thụ tục và quy trình xuất nhập khẩu tại chỗ gồm những bước gì?

Xuất nhập khẩu tại chỗ là gì?

Xuất khẩu tại chỗ là hình thức mà hàng hoá được các doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam bán cho thương nhân nước ngoài nhưng lại giao hàng cho doanh nghiệp khác tại Việt Nam theo chỉ định của thương nhân nước ngoài. Doanh nghiệp xuất khẩu gồm cả các doanh nghiệp Việt Nam và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Như vậy, xuất khẩu tại chỗ cần 3 yếu tố:

  1. Bán hàng (xuất khẩu) cho thương nhân nước ngoài
  2. Địa điểm giao hàng tại Việt Nam
  3. Thông tin người nhận hàng do người mua hàng nước ngoài cung cấp

Thủ tục và quy trình xuất nhập khẩu tại chỗ

Trình tự thực hiện:

Đối với người xuất khẩu

+ Bước 1: Khai thông tin tờ khai hàng hóa xuất khẩu và khai vận chuyển kết hợp, trong đó ghi rõ vào ô “Điểm đích cho vận chuyển bảo thuế” là mã địa điểm của Chi cục Hải quan làm thủ tục hải quan nhập khẩu;

+ Bước 2: Thực hiện thủ tục xuất khẩu hàng hóa theo quy định;

+ Bước 3: Giao hàng hóa cho người nhập khẩu sau khi hàng hóa xuất khẩu đã được thông quan.

Đối với người nhập khẩu

+ Bước 1: Khai thông tin tờ khai hàng hóa nhập khẩu theo đúng thời hạn quy định trong đó ghi rõ số tờ khai hàng hóa xuất khẩu tại chỗ tương ứng tại ô “Phần ghi chú” trên tờ khai hàng hóa nhập khẩu hoặc ô “Ghi chép khác” trên tờ khai hải quan giấy;

+ Bước 2: Thực hiện thủ tục nhập khẩu hàng hóa theo quy định;

Đối với cơ quan Hải quan làm thủ tục nhập khẩu:

+ Bước 1: Theo dõi những tờ khai hàng hóa xuất khẩu tại chỗ đã hoàn thành thủ tục hải quan để thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu;

+ Bước 2: Tiếp nhận, kiểm tra theo kết quả phân luồng của Hệ thống.

+ Bước 3: Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ theo chỉ định của thương nhân nước ngoài thì hàng tháng tổng hợp và lập danh sách các tờ khai hàng hóa nhập khẩu tại chỗ đã được thông quan

Cách thức thực hiện: điện tử

Thành phần, số lượng hồ sơ

* Thành phần hồ sơ:

* Đối với hàng hóa nhập khẩu:

+ Tờ khai hàng hóa nhập khẩu theo các chỉ tiêu thông tin tại Phụ lục II ban hành kèm Thông tư số 38/2015/TT-BTC.

Trường hợp thực hiện trên tờ khai hải quan giấy theo quy định tại khoản 2 Điều 25 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP, người khai hải quan khai và nộp 02 bản chính tờ khai hàng hóa nhập khẩu theo mẫu HQ/2015/NK Phụ lục IV ban hành kèm Thông tư số 38/2015/TT-BTC;

+ Hóa đơn thương mại trong trường hợp người mua phải thanh toán cho người bán: 01 bản chụp;

+ Vận tải đơn hoặc các chứng từ vận tải khác có giá trị tương đương đối với trường hợp hàng hóa vận chuyển bằng đường biển, đường hàng không, đường sắt, vận tải đa phương thức theo quy định của pháp luật (trừ hàng hoá nhập khẩu qua cửa khẩu biên giới đường bộ, hàng hoá mua bán giữa khu phi thuế quan và nội địa, hàng hóa nhập khẩu do người nhập cảnh mang theo đường hành lý): 01 bản chụp;

+ Giấy phép nhập khẩu đối với hàng hóa phải có giấy phép nhập khẩu; Giấy phép nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan: 01 bản chính nếu xuất khẩu một lần hoặc 01 bản chụp kèm theo Phiếu theo dõi trừ lùi nếu xuất khẩu nhiều lần;

+ Giấy thông báo miễn kiểm tra hoặc Giấy thông báo kết quả kiểm tra của cơ quan kiểm tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật: 01 bản chính.

Đối với chứng từ quy định tại điểm d, điểm đ khoản này, nếu áp dụng cơ chế một cửa quốc gia, cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành gửi giấy phép nhập khẩu, văn bản thông báo kết quả kiểm tra, miễn kiểm tra chuyên ngành dưới dạng điện tử thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia, người khai hải quan không phải nộp khi làm thủ tục hải quan;

+ Tờ khai trị giá: Người khai hải quan khai tờ khai trị giá theo mẫu, gửi đến Hệ thống dưới dạng dữ liệu điện tử hoặc nộp cho cơ quan hải quan 02 bản chính (đối với trường hợp khai trên tờ khai hải quan giấy). Các trường hợp phải khai tờ khai trị giá và mẫu tờ khai trị giá thực hiện theo Thông tư của Bộ Tài chính quy định về việc xác định trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;

+ Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa (Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa hoặc Chứng từ tự chứng nhận xuất xứ): 01 bản chính hoặc chứng từ dưới dạng dữ liệu điện tử.

* Đối với hàng hóa xuất khẩu:

+ Tờ khai hàng hóa xuất khẩu theo các chỉ tiêu thông tin tại Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này.

Trường hợp thực hiện trên tờ khai hải quan giấy theo quy định tại khoản 2 Điều 25 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP, người khai hải quan khai và nộp 02 bản chính tờ khai hàng hóa xuất khẩu theo mẫu HQ/2015/XK Phụ lục IV ban hành kèm Thông tư này;

+ Giấy phép xuất khẩu đối với hàng hóa phải có giấy phép xuất khẩu: 01 bản chính nếu xuất khẩu một lần hoặc 01 bản chụp kèm theo Phiếu theo dõi trừ lùi nếu xuất khẩu nhiều lần;

+ Giấy thông báo miễn kiểm tra hoặc giấy thông báo kết quả kiểm tra của cơ quan kiểm tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật: 01 bản chính.

* Số lượng: 01 bộ

Thời hạn giải quyết:

Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày thông quan hàng hóa xuất khẩu và sau khi hoàn thành việc giao nhận hàng hóa, người nhập khẩu tại chỗ phải làm thủ tục hải quan.

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

Tổ chức, cá nhân

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chi cục Hải quan

b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): không;

c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục Hải quan;

d) Cơ quan phối hợp (nếu có): Không

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Thông quan hàng hóa.

Lệ phí (nếu có): 20.000 đ/tờ khai

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

+ Tờ khai hàng hóa nhập khẩu theo các chỉ tiêu thông tin tại Phụ lục II ban hành kèm Thông tư số 38/2015/TT-BTC.

+ Trường hợp thực hiện trên tờ khai hải quan giấy theo quy định tại khoản 2 Điều 25 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP, người khai hải quan khai và nộp 02 bản chính tờ khai hàng hóa nhập khẩu theo mẫu HQ/2015/NK Phụ lục IV ban hành kèm Thông tư số 38/2015/TT-BTC;

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: không

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Luật Hải quan số 54/2014/QH13 ngày 23 tháng 6 năm 2014;

+ Khoản 8 Điều 25 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/1/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan;

Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.

———–

Dịch vụ của chúng tôi: Chúng tôi giúp doanh nghiệp Sản xuất xuất khẩu, gia công, chế xuất lập Báo cáo quyết toán theo Thông tư 39/2018/TT-BTC

+ Kèm theo bộ giải trình chi tiết

EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.
– Hotline: 0972 181 589
– Email: exim.com.vn@gmail.com