Doanh nghiệp CX phải đáp ứng điều kiện kiểm tra, giám sát trước ngày 25/4

Để tránh phát sinh vướng mắc liên quan đến việc áp dụng chính sách thuế đối với khu phi thuế quan sau thời điểm Nghị định 18/2021/NĐ-CP của Chính phủ có hiệu lực (ngày 25/4/2022) đối với các doanh nghiệp chế xuất, cơ quan Hải quan đang tích cực đôn đốc doanh nghiệp khẩn trương hoàn thiện các yêu cầu về điều kiện.

Bất lợi về chính sách thuế

Để triển khai quy định tại khoản 10 Điều 1 Nghị định 18/2021/NĐ-CP, Tổng cục Hải quan đã có các chỉ đạo đối với cục hải quan các tỉnh, thành phố triển khai kiểm tra điều kiện kiểm tra, giám sát của doanh nghiệp chế xuất trên địa bàn quản lý; đôn đốc các doanh nghiệp chưa thực hiện thông báo đáp ứng điều kiện kiểm tra, giám sát theo quy định (thông báo theo Mẫu số 25 Phụ lục VII Nghị định 18/2021/NĐ-CP), hỗ trợ giải thích pháp luật cho doanh nghiệp chế xuất biết về chính sách ưu đãi thuế quan đối với doanh nghiệp chế xuất sau thời điểm 25/4/2022; hoàn thành việc kiểm tra, xác nhận doanh nghiệp chế xuất đáp ứng điều kiện kiểm tra giám sát hải quan theo quy định trước ngày 25/4/2022.

Liên quan đến áp dụng chính sách thuế, Tổng cục Hải quan đã thông tin cụ thể quy định về chính sách thuế đối với trường hợp không đáp ứng điều kiện về kiểm tra, giám sát đối với doanh nghiệp chế xuất.

Tại khoản 5 Điều 28a Nghị định số 18/2021/NĐ-CP quy định, trong thời hạn tối đa không quá 1 năm kể từ ngày Nghị định số 18/2021/NĐ-CP có hiệu lực thi hành, doanh nghiệp chế xuất đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc văn bản của cơ quan đăng ký đầu tư có thẩm quyền (trong trường họp không phải thực hiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư) trước ngày Nghị định số 18/2021/NĐ-CP có hiệu lực thi hành (ngày 25/4/2021) và đang trong quá trình hoạt động (bao gồm cả các doanh nghiệp chế xuất đã được cơ quan Hải quan xác nhận về điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan trước ngày Nghị định số 18/2021/NĐ-CP có hiệu lực thi hành) phải hoàn thiện các điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan quy định tại khoản 10 Điều 1 Nghị định số 18/2021/NĐ-CP. Trường hợp doanh nghiệp chế xuất không đáp ứng các điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan, doanh nghiệp chế xuất được hoàn chỉnh các điều kiện kiếm tra, giám sát hải quan nhiều lần nhưng không quá thời hạn 1 năm kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.

Trường họp quá thời hạn 1 năm kể từ ngày Nghị định số 18/2021/NĐ- CP có hiệu lực thi hành (ngày 25/4/2021) nhưng doanh nghiệp chế xuất không thực hiện thông báo cho chi cục hải quan nơi quản lý doanh nghiệp chế xuất theo Mẫu số 25 Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định số 18/2021/NĐ-CP hoặc không đáp ứng các điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan theo quy định tại khoản 10 Điều 1 Nghị định số 18/2021/NĐ-CP thì doanh nghiệp chế xuất không được áp dụng chính sách thuế đối với khu phi thuế quan kể từ ngày quá thời hạn 1 năm nêu trên.

Tại khoản 10 Điều 1 Nghị định 18/2021/NĐ-CP bổ sung Điều 28a quy định về điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan và áp dụng chính sách thuế đối với doanh nghiệp chế xuất là khu phi thuế quan. Theo đó nghị định quy định doanh nghiệp cần có hàng rào cứng ngăn cách với khu vực bên ngoài; có cổng/cửa ra, vào đảm bảo việc đưa hàng hóa ra, vào doanh nghiệp chế xuất chỉ qua cổng/cửa.

Có hệ thống camera quan sát được các vị trí tại cổng/cửa ra, vào và các vị trí lưu giữ hàng hóa ở tất cả các thời điểm trong ngày (24/24 giờ, bao gồm cả ngày nghỉ, ngày lễ); dữ liệu hình ảnh camera được kết nối trực tuyến với cơ quan hải quan quản lý doanh nghiệp và được lưu giữ tại doanh nghiệp chế xuất tối thiểu 12 tháng.

Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan có trách nhiệm ban hành định dạng thông điệp dữ liệu trao đổi giữa cơ quan hải quan và doanh nghiệp về hệ thống camera giám sát để thực hiện theo quy định tại điểm b khoản này.

Có phần mềm quản lý hàng hóa nhập khẩu thuộc đối tượng không chịu thuế của doanh nghiệp chế xuất để báo cáo quyết toán nhập- xuất- tồn về tình hình sử dụng hàng hóa nhập khẩu theo quy định pháp luật về hải quan.

Nghị định 18/2021/NĐ-CP cũng quy định cụ thể thủ tục kiểm tra, xác nhận khả năng đáp ứng điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan đối với doanh nghiệp chế xuất, nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư đăng ký doanh nghiệp chế xuất.

Trường hợp doanh nghiệp chế xuất sau đó đáp ứng các điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan, có văn bản thông báo cho chi cục hải quan nơi quản lý doanh nghiệp chế xuất để thực hiện kiểm tra và được chi cục hải quan nơi quản lý doanh nghiệp chế xuất xác nhận đã đáp ứng các điều kiện theo quy định tại khoản 10 Điều 1 Nghị định số 18/2021/NĐ-CP thì doanh nghiệp chế xuất được áp dụng chính sách thuế đối với khu phi thuế quan kể từ ngày chi cục hải quan nơi quản lý doanh nghiệp chế xuất có văn bản xác nhận đã đáp ứng các điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan.

Tiếp tục đôn đốc doanh nghiệp khẩn trương hoàn thiện điều kiện

Để tránh phát sinh vướng mắc liên quan đến việc áp dụng chính sách thuế đối với khu phi thuế quan sau thời điểm Nghị định 18/2021/NĐ-CP của Chính phủ có hiệu lực (ngày 25/4/2022) đối với các doanh nghiệp chế xuất, mới đây Tổng cục Hải quan tiếp tục chỉ đạo các đơn vị hải quan địa phương tiếp tục khẩn trương đôn đốc doanh nghiệp thực hiện các quy định pháp luật.

Đối với các doanh nghiệp chế xuất chưa thực hiện thông báo đáp ứng điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan, cơ quan Hải quan chủ động làm việc trực tiếp tại trụ sở doanh nghiệp chế xuất để tìm hiểu nguyên nhân, lý do doanh nghiệp chưa thông báo đáp ứng điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan theo quy định; đánh giá khả năng doanh nghiệp chế xuất đáp ứng hoặc không đáp ứng điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan theo quy định tại khoản 10 Điều 1 Nghị định 18/2021/NĐ-CP; dự kiến thời gian đáp ứng; lập biên bản làm việc có xác nhận của doanh nghiệp.

Đối với các doanh nghiệp chế xuất đã thực hiện thông báo đáp ứng điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan, cơ quan Hải quan đã kiểm tra và xác nhận chưa đáp ứng điều kiện thì đánh giá khả năng đáp ứng/không đáp ứng điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan trước thời điểm 25/4/2022.

Đồng thời đôn đốc doanh nghiệp chế xuất tiếp tục hoàn thiện điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan và tiến hành kiểm tra, xác nhận theo quy định trước thời điểm 25/4/2022.

Đối với các doanh nghiệp chế xuất đã thực hiện thông báo đáp ứng điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan, cơ quan Hải quan khẩn trương thực hiện kiểm tra, xác nhận điều kiện trước thời điểm 25/4/2022.

Nguồn: HẢI QUAN ONLINE

 CHÚNG TÔI CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ UY TÍN

   – Dịch vụ lập BÁO CÁO QUYẾT TOÁN  theo Thông  

    tư 39/2018/TT-BTC

Phần mềm Lập Báo cáo Quyết toán June

– Dịch vụ tư vấn Setup hệ thống Quản lý Kho gia

công Xuất nhập khẩu

– Phần mềm quản lý kho Exim 

– ĐÀO TẠO:  Nâng cao nghiệp vụ cho Nhân sự trong

Doanh nghiệp gia công

   EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu

Giấy, Hà Nội.

– Hotline: 0972 181 589

– Email: exim.com.vn@gmail.com

– Website: Exim.com.vn

Doanh nghiệp được khai sửa đổi, bổ sung báo cáo quyết toán (BCQT)

Tổng cục Hải quan vừa có văn bản hướng dẫn cục hải quan các tỉnh, thành phố về vướng mắc liên quan đến việc sửa đổi, bổ sung báo cáo quyết toán tình hình sử dụng nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị và hàng hóa dịch vụ xuất nhập khẩu sau khi đã nộp cho cơ quan Hải quan.

DN được khai sửa đổi, bổ sung báo cáo quyết toán

Theo đó, tổ chức, cá nhân qua quá trình tự rà soát mà phát hiện sai sót tại báo cáo quyết toán tình hình sử dụng nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị và hàng hóa XK đã nộp cho cơ quan Hải quan theo quy định tại Điều 60 Thông tư 38/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính thì tổ chức, cá nhân thực hiện việc khai sửa đổi, bổ sung báo cáo quyết toán này.

Trong đó, tại chỉ tiêu ô ghi chú ghi rõ lý do đề nghị khai sửa đổi, bổ sung và nộp các chứng từ giải trình liên quan đến nội dung khai bổ sung qua hệ thống hoặc bằng giấy (1 bản chụp).

Chi cục hải quan quản lý khi tiếp nhận báo cáo quyết toán sửa đổi, bổ sung của tổ chức, cá nhân thì tiến hành kiểm tra chứng từ giải trình với lý do đề nghị sửa đổi để phân tích, đánh giá rủi ro khi xây dựng kế hoạch kiểm tra báo cáo quyết toán đối với trường hợp quy định tại điểm b.1.4 khoản 5 Điều 60 Thông tư 38/2015/TT-BTC (trường hợp kiểm tra báo cáo quyết toán trên cơ sở áp dụng quản lý rủi ro, đánh giá tuân thủ pháp luật của tổ chức, cá nhân).

 CHÚNG TÔI CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ UY TÍN

   – Dịch vụ lập BÁO CÁO QUYẾT TOÁN  theo Thông  

    tư 39/2018/TT-BTC

Phần mềm Lập Báo cáo Quyết toán June

– Dịch vụ tư vấn Setup hệ thống Quản lý Kho gia

công Xuất nhập khẩu

– Phần mềm quản lý kho Exim 

– ĐÀO TẠO:  Nâng cao nghiệp vụ cho Nhân sự trong

Doanh nghiệp gia công

   EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu

Giấy, Hà Nội.

– Hotline: 0972 181 589

– Email: exim.com.vn@gmail.com

– Website: Exim.com.vn

Không để tình trạng tờ khai xuất nhập khẩu tại chỗ tồn đọng trên hệ thống

Tổng cục Hải quan vừa có văn bản chỉ đạo cục hải quan các tỉnh, thành phố rà soát, phân loại, xử lý tờ khai xuất nhập khẩu tại chỗ, không để tồn đọng trên hệ thống.

Công chức Cục Hải quan Hải Phòng thực hiện nghiệp vụ.

Theo đó, Tổng cục Hải quan cho biết, thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ đã được quy định cụ thể tại Điều 35 Nghị định 08/2015/NĐ-CP và Điều 86 Thông tư 38/2015/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư 39/2018/TT-BTC; đồng thời cách khai các chỉ tiêu thông tin được hướng dẫn cụ thể tại mẫu số 01, 02 Phụ lục I Thông tư 39/2018/TT-BTC.

Do đó, Tổng cục Hải quan yêu cầu cục hải quan các tỉnh, thành phố chỉ đạo các chi cục hải quan trực thuộc theo dõi, xử lý dứt điểm tình trạng tờ khai xuất nhập khẩu tại chỗ treo trên hệ thống, không để xảy ra tình trạng tồn đọng tờ khai xuất nhập tại chỗ kéo dài gây khó khăn cho quá trình xử lý.

Để xử lý, Tổng cục Hải quan đã hướng dẫn cụ thể các đơn vị trong việc phối hợp xử lý và trách nhiệm của chi cục hải quan nơi làm thủ tục nhập khẩu tại chỗ và chi cục hải quan nơi làm thủ tục xuất khẩu tại chỗ.

Nguồn: Hải quan Online

 CHÚNG TÔI CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ UY TÍN

   – Dịch vụ lập BÁO CÁO QUYẾT TOÁN  theo Thông  

    tư 39/2018/TT-BTC

Phần mềm Lập Báo cáo Quyết toán June

– Dịch vụ tư vấn Setup hệ thống Quản lý Kho gia

công Xuất nhập khẩu

– Phần mềm quản lý kho Exim 

– ĐÀO TẠO:  Nâng cao nghiệp vụ cho Nhân sự trong

Doanh nghiệp gia công

   EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu

Giấy, Hà Nội.

– Hotline: 0972 181 589

– Email: exim.com.vn@gmail.com

– Website: Exim.com.vn

DN FDI XK tại chỗ và giao hàng nhiều lần cho đối tác vừa là DNCX vừa là DN ưu tiên

Công ty chúng tôi là DN FDI, hiện có đơn hàng với đối tác vừa là DNCX vừa là DN ưu tiên. Đơn hàng này sẽ được giao nhận nhiều lần trong tháng. Hàng hóa do chúng tôi nhập khẩu từ nước ngoài theo loại hình A41, sau đó xuất khẩu tại chỗ nguyên trạng cho đối tác theo loại hình B13. Vậy trường hợp này chúng tôi có thể thực hiện giao nhận hàng hóa trước, khai hải quan sau và không kiểm tra thực tế hàng hóa theo mục 6, Điều 86 Thông Tư 38/2015/TT-BTC hay không?

Trường hợp chúng tôi có thể thực hiện như trên, chúng tôi có thể sử dụng TK B13 này để thực hiện thủ tục không thu thuế xuất khẩu, hoàn thuế nhập khẩu hay không?

Trả lời vướng mắc trên của doanh nghiệp

– Căn cứ khoản 6 Điều 86 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015 của Bộ Tài chính quy định:

“6. Trường hợp người khai hải quan là doanh nghiệp ưu tiên và các đối tác mua bán hàng hóa với doanh nghiệp ưu tiên; doanh nghiệp tuân thủ pháp luật hải quan và đối tác mua bán hàng hóa cũng là doanh nghiệp tuân thủ pháp luật hải quan có hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ được giao nhận nhiều lần trong một thời hạn nhất định theo một hợp đồng/đơn hàng với cùng người mua hoặc người bán thì được giao nhận hàng hóa trước, khai hải quan sau. Việc khai hải quan được thực hiện trong thời hạn tối đa không quá 30 ngày kể từ ngày thực hiện việc giao nhận hàng hóa. Người khai hải quan được đăng ký tờ khai hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ tại 01 Chi cục Hải quan thuận tiện; chính sách thuế, chính sách quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thực hiện tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan. Cơ quan hải quan chỉ kiểm tra các chứng từ liên quan đến việc giao nhận hàng hóa (không kiểm tra thực tế hàng hóa). Đối với mỗi lần giao nhận, người xuất khẩu và người nhập khẩu phải có chứng từ chứng minh việc giao nhận hàng hóa (như hóa đơn thương mại hoặc hóa đơn GTGT hoặc hoá đơn bán hàng, phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ,…), chịu trách nhiệm lưu giữ tại doanh nghiệp và xuất trình khi cơ quan hải quan thực hiện kiểm tra”

– Căn cứ hướng dẫn tại công văn số 4032/TCHQ-GSQL ngày 16/8/2021 của Tổng cục Hải quan gửi Cục Hải quan các tỉnh, thành phố hướng dẫn vướng mắc liên quan đến sử dụng mã loại hình B13.

Theo đó, đề nghị Công ty căn cứ quy định và hướng dẫn nêu trên, đối chiếu với thực tế hoạt động của Công ty để thực hiện. Trường hợp còn phát sinh vướng mắc, đề nghị Công ty liên hệ trực tiếp Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai để được hướng dẫn cụ thể.

Nguồn: Hải Quan Việt Nam

 CHÚNG TÔI CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ UY TÍN

   – Dịch vụ lập BÁO CÁO QUYẾT TOÁN  theo Thông  

    tư 39/2018/TT-BTC

Phần mềm Lập Báo cáo Quyết toán June

– Dịch vụ tư vấn Setup hệ thống Quản lý Kho gia

công Xuất nhập khẩu

– Phần mềm quản lý kho Exim 

– ĐÀO TẠO:  Nâng cao nghiệp vụ cho Nhân sự trong

Doanh nghiệp gia công

   EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu

Giấy, Hà Nội.

– Hotline: 0972 181 589

– Email: exim.com.vn@gmail.com

– Website: Exim.com.vn

Thủ tục Thanh lý một phần tài sản cố định đối với doanh nghiệp chế xuất

Công ty Aiphone đã thành lập được hơn 12 năm . Công ty chúng tôi là doanh nghiệp chế xuất . Khi nhà máy xây dựng bên Aiphone không có khai hải quan một số máy móc như: máy lạnh và hệ thống máy lạnh .Khi công ty thay thế mới thì một số máy móc cũ gắn liền với nhà xưởng công ty phải làm thủ tục gì để thanh lý.

Nhà máy xây dựng

Giải đáp thắc mắc của doanh nghiệp

Căn cứ theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 74 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 được sửa đổi bổ sung Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2015 của Bộ Tài chính thì

Hàng hóa NK phục vụ hoạt động SX sản phẩm XK của DNCX phải thực hiện thủ thủ tục hải quan theo quy định và sử dụng đúng với mục đích sản xuất, trừ các trường hợp sau DNCX và đối tác của DNCX được lựa chọn thực hiện hoặc không thực hiện thủ tục hải quan. Trường hợp của Công ty là không thực hiện thủ tục hải quan.

Công ty muốn thay thế máy móc mới và thanh lý máy móc củ thì công ty phải làm thủ tục thanh lý theo Điều 79 Điều 74 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 được sửa đổi bổ sung Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2015 của Bộ Tài chính.

Chi cục Hải quan Thủ Dầu Một trả lời để Công ty được biết, thực hiện. Quá trình thực hiện nếu có vướng mắc thì liên hệ Chi cục Hải quan nơi mở tờ khai để được hướng dẫn

Nguồn: CHQTBD

 CHÚNG TÔI CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ UY TÍN

   – Dịch vụ lập BÁO CÁO QUYẾT TOÁN  theo Thông  

    tư 39/2018/TT-BTC

Phần mềm Lập Báo cáo Quyết toán June

– Dịch vụ tư vấn Setup hệ thống Quản lý Kho gia

công Xuất nhập khẩu

– Phần mềm quản lý kho Exim 

– ĐÀO TẠO:  Nâng cao nghiệp vụ cho Nhân sự trong

Doanh nghiệp gia công

   EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu

Giấy, Hà Nội.

– Hotline: 0972 181 589

– Email: exim.com.vn@gmail.com

– Website: Exim.com.vn

Kê khai, nộp thuế với sản phẩm gia công khi NK vào thị trường trong nước

Cơ quan Thuế vừa có hướng dẫn cụ thể về nơi nộp hồ sơ quyết toán thuế thu nhập cá nhân cho những trường hợp còn lúng túng trong việc xác định địa điểm.

Công ty TNHH BHFLEX VINA thắc mắc liên quan đến kê khai, nộp thuế đối với hàng hóa doanh nghiệp nội địa thuê doanh nghiệp chế xuất gia công lại.

Hoạt động sản xuất tại doanh nghiệp

Thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế thu nhập cá nhân (TNCN) sắp tới, tuy nhiên một số cá nhân thuộc đối tượng trực tiếp quyết toán thuế với cơ quan Thuế vẫn còn lúng túng trong việc xác định địa điểm, nơi nộp hồ sơ quyết toán thuế TNCN của mình.

Vì vậy, Cục Thuế Hà Nội đã có hướng dẫn cụ thể cách xác định nơi nộp hồ sơ khai quyết toán thuế để người nộp thuế nộp hồ sơ đúng quy định, tránh sai sót không đáng có.

Theo đó, nơi nộp hồ sơ quyết toán thuế TNCN thực hiện theo hướng dẫn cụ thể tại Khoản 8 Điều 11 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ. Trường hợp cá nhân khai và nộp tờ khai quyết toán thuế TNCN tại trang web https://canhan.gdt.gov.vn thì hệ thống có chức năng hỗ trợ xác định cơ quan Thuế quyết toán dựa trên thông tin liên quan đến nghĩa vụ thuế phát sinh trong năm do cá nhân kê khai.

Còn về nơi nộp hồ sơ quyết toán thuế TNCN trực tiếp, nếu cá nhân cư trú có thu nhập tiền lương, tiền công tại một nơi và thuộc diện tự khai thuế trong năm thì nộp hồ sơ khai quyết toán thuế tại cơ quan Thuế nơi cá nhân trực tiếp khai thuế trong năm. Trường hợp cá nhân có thu nhập tiền lương, tiền công tại hai nơi trở lên bao gồm cả trường hợp vừa có thu nhập thuộc diện khai trực tiếp, vừa có thu nhập do tổ chức chi trả đã khấu trừ thì cá nhân nộp hồ sơ khai quyết toán thuế tại cơ quan Thuế nơi có nguồn thu nhập lớn nhất trong năm. Trường hợp không xác định được nguồn thu nhập lớn nhất trong năm thì cá nhân tự lựa chọn nơi nộp hồ sơ quyết toán tại cơ quan thuế quản lý trực tiếp tổ chức chi trả hoặc nơi cá nhân cư trú.

Đối với cá nhân cư trú có thu nhập tiền lương, tiền công thuộc diện tổ chức chi trả khấu trừ tại nguồn từ hai nơi trở lên thì nộp hồ sơ khai quyết toán thuế như sau:

Cá nhân đã tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân tại tổ chức, cá nhân trả thu nhập nào thì nộp hồ sơ khai quyết toán thuế tại cơ quan thuế trực tiếp quản lý tổ chức, cá nhân trả thu nhập đó. Trường hợp cá nhân có thay đổi nơi làm việc và tại tổ chức, cá nhân trả thu nhập cuối cùng có tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân thì nộp hồ sơ khai quyết toán thuế tại cơ quan thuế quản lý tổ chức, cá nhân trả thu nhập cuối cùng. Trường hợp cá nhân có thay đổi nơi làm việc và tại tổ chức, cá nhân trả thu nhập cuối cùng không tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân thì nộp hồ sơ khai quyết toán thuế tại cơ quan thuế nơi cá nhân cư trú. Trường hợp cá nhân chưa tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân ở bất cứ tổ chức, cá nhân trả thu nhập nào thì nộp hồ sơ khai quyết toán thuế tại cơ quan Thuế nơi cá nhân cư trú.

Trường hợp cá nhân cư trú không ký hợp đồng lao động, hoặc ký hợp đồng lao động dưới 3 tháng, hoặc ký hợp đồng cung cấp dịch vụ có thu nhập tại một nơi hoặc nhiều nơi đã khấu trừ 10% thì nộp hồ sơ khai quyết toán thuế tại cơ quan Thuế nơi cá nhân cư trú.

Cá nhân cư trú trong năm có thu nhập từ tiền lương, tiền công tại một nơi hoặc nhiều nơi nhưng tại thời điểm quyết toán không làm việc tại tổ chức, cá nhân trả thu nhập nào thì nơi nộp hồ sơ khai quyết toán thuế là cơ quan Thuế nơi cá nhân cư trú.

Còn đối với tổ chức trả thu nhập, Cục Thuế Hà Nội hướng dẫn nộp hồ sơ khai quyết toán thuế TNCN cho cơ quan Thuế trực tiếp quản lý tổ chức trả thu nhập đó.

 CHÚNG TÔI CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ UY TÍN

   – Dịch vụ lập BÁO CÁO QUYẾT TOÁN  theo Thông  

    tư 39/2018/TT-BTC

Phần mềm Lập Báo cáo Quyết toán June

– Dịch vụ tư vấn Setup hệ thống Quản lý Kho gia

công Xuất nhập khẩu

– Phần mềm quản lý kho Exim 

– ĐÀO TẠO:  Nâng cao nghiệp vụ cho Nhân sự trong

Doanh nghiệp gia công

   EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu

Giấy, Hà Nội.

– Hotline: 0972 181 589

– Email: exim.com.vn@gmail.com

– Website: Exim.com.vn

Hướng dẫn Thủ tục xử lí phế liệu, phế phẩm trong quá trình sản xuất

Trong quá trình sản xuất, doanh nghiệp sẽ có nhiều phế liệu và phế phẩm cần phải xử lý. Những phế liệu và phế phẩm này cần phải được xử lý đúng trình tự và đúng quy cách. Vậy thủ tục xử lí phế liệu, phế phẩm như thế nào để đảm bảo đúng quy trình?

Phế liệu, phế phẩm được thu hồi từ quá trình sản xuất là gì?

Những phế liệu, phế phẩm được thu hồi từ quá trình sản xuất là những phế liệu được phát sinh khi sản xuất của doanh nghiệp.

Xuyên suốt trong quá trình sản xuất, doanh nghiệp cần phải tổng hợp và phân bổ chính xác, kịp thời. Cụ thể là những loại chi phí sản xuất dựa trên từng đối tượng hạch toán chi phí. Bên cạnh đó còn có những đối tượng tính giá thành của doanh nghiệp.

Dựa trên cơ sở đó, doanh nghiệp hoàn toàn có thể kiểm tra được tình hình thực hiện những định mức và dự toán những chi phí của sản xuất. Khi có những phế liệu, phế phẩm được thu hồi trong quá trình sản xuất, doanh nghiệp có thể lựa chọn phương án xử lý phù hợp với tình hình sản xuất của mình.

Xử lí phế liệu khi công ty có vật tư, hàng hóa tồn kho bị hư hỏng

Trong sản xuất, khi công ty có những vật tư, hàng tồn kho trong tình trạng bị hư hỏng hoặc bị mất phẩm chất sẽ phải xử lí phế liệu như thế nào?

Trong trường hợp mà doanh nghiệp đã trích lập dự phòng, sẽ phải thực hiện thủ tục thanh lý và xử lý tài sản theo đúng quy định tại Khoản 4, Điều 4, Thông tư 228 của Bộ tài chính về hướng dẫn và trích lập sử dụng các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho.

Cụ thể, doanh nghiệp sẽ lập hội đồng để xử lý tài sản đã không còn sử dụng và hủy bỏ trước đó. Đối với biên bản thẩm định về việc xử lý những phế liệu, phế phẩm, cần phải đảm bảo đầy đủ nội dung. Bao gồm những nội dung quan trọng như sau:

  • Kê khai chi tiết tên của những phế liệu, phế phẩm cần phải xử lý
  • Số lượng phế liệu, phế phẩm cần phải hủy bỏ
  • Giá trị của những phế liệu, phế phẩm cần phải hủy bỏ
  • Nguyên nhân về việc cần phải hủy bỏ
  • Giá trị mà doanh nghiệp thu hồi lại được do bán hành lý
  • Giá trị thiệt hại thực tế của doanh nghiệp

Đối với mức độ tổn thất thực tế của những loại phế liệu, phế phẩm ở trong doanh nghiệp mà không được thu hồi, gọi là những khoản chênh lệch về giá trị được ghi ở trên sổ kế toán trừ đi khoản giá trị thu hồi do thanh lý. Những khoản này sẽ do bên gây thiệt hại đền bù và do cả bên thanh lý hàng hóa.

Khi nào xử lý hạch toán những phế liệu, phế phẩm?

Khi doanh nghiệp xác định giá trị tổn thất thực tế của những mặt hàng tồn đọng, nhưng không được thu hồi lại cần có quyết định xử lý hủy bỏ.

Khi doanh nghiệp đã đảm bảo được nguồn dự phòng giảm giá hàng tồn kho, khoản chênh lệch bị thiếu sẽ được hạch toán và khoản giá vốn hàng bán của bên doanh nghiệp.

Trường hợp vật tư, hàng hóa bị hỏng do hết hạn sử dụng

Khi những vật tư, hàng hóa bị hỏng do hết hạn sử dụng, hoặc bị hư hỏng do đã thay đổi về quá trình sinh hóa tự nhiên nhưng không được bồi thường, doanh nghiệp sẽ phải làm thế nào?

Doanh nghiệp sẽ chủ động tính vào trong chi phí được trừ khi đã xác định các khoản thu nhập chịu thuế. Nếu như doanh nghiệp đã thực hiện đúng toàn bộ những điều kiện này theo hồ sơ quy định trong khoản 2.1, Điều 6, Thông tư 123 của Bộ tài chính. Trường hợp này doanh nghiệp cũng được chủ động tính vào chi phí được trừ.

Tính thu nhập từ thanh lý tài sản cho doanh nghiệp

Trường hợp doanh nghiệp có những phế liệu, phế phẩm cần phải thanh lý bớt, doanh nghiệp sẽ tính phần thu nhập từ thanh lý tài sản dựa trên công thức như sau:

Doanh thu thu được từ thanh lý tài sản – giá trị còn lại của tài sản đã được thanh lý

Mức doanh thu từ việc thanh lý tài sản trong doanh nghiệp sẽ được xác định dựa trên thời điểm thanh lý và những khoản chi phí được tính vào những khoản thu nhập khác khi xác định thu nhập doanh nghiệp.

Sưu tầm

 CHÚNG TÔI CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ UY TÍN

   – Dịch vụ lập BÁO CÁO QUYẾT TOÁN  theo Thông  

    tư 39/2018/TT-BTC

Phần mềm Lập Báo cáo Quyết toán June

– Dịch vụ tư vấn Setup hệ thống Quản lý Kho gia

công Xuất nhập khẩu

– Phần mềm quản lý kho Exim 

– ĐÀO TẠO:  Nâng cao nghiệp vụ cho Nhân sự trong

Doanh nghiệp gia công

   EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu

Giấy, Hà Nội.

– Hotline: 0972 181 589

– Email: exim.com.vn@gmail.com

– Website: Exim.com.vn

Chuyển tiêu thụ nội địa phế phẩm từ nguyên liệu SXXK miễn thuế

Thưa Quý Cục, Doanh nghiệp chúng tôi có một vướng mắc muốn xin Quý Chi cục tư vấn cho Doanh nghiệp trường hợp như sau:

Phế phẩm, phế liệu

Chúng tôi nhập nguyên liệu SXXK E31 xuất E62 (nhập thép cuộn (giá nhập là 20,000/kg) sản xuất ra thép tấm). Sau khi sản xuất chúng tôi có công đoạn lọc hàng để kiểm tra chất lượng và phát hiện một lượng hàng không đáp ứng tiêu chuẩn (chúng tôi gọi là phế phẩm). Hàng hóa này chúng tôi dự định bán hàng loại 2 cho một công ty nội địa (giá bán là 9,000vnd/kg).

Vậy chúng tôi sẽ mở tờ khai A42 để chuyển tiêu thụ nội địa với lượng phế phẩm trên theo thông tư 39 hướng dẫn về cách khai báo. Nhưng phần trị giá tính thuế thì thông tư 60 có hướng dẫn là theo trị giá hàng thực tế bán.

Vậy chúng tôi sẽ khai báo theo trị giá tính thuế 9,000vnd/kg hay là 20,000vnd/kg?

Giải đáp vướng mắc trên của doanh nghiệp

1) Về thủ tục hải quan

Căn cứ  Khoản 1 Điều 21 Thông tư  38/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015 quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu

Điều 21. Khai thay đổi mục đích sử dụng, chuyển tiêu thụ nội địa

1. Nguyên tắc thực hiện:

a) Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu chuyển tiêu thụ nội địa hoặc thay đổi mục đích sử dụng thực hiện đúng quy định tại khoản 5 Điều 25 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP;

b) Việc chuyển tiêu thụ nội địa hoặc thay đổi mục đích sử dụng hàng hóa đã làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu chỉ được thực hiện sau khi người khai hải quan hoàn thành thủ tục hải quan đối với tờ khai hải quan mới;

c) Hàng hóa khi làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu thuộc diện phải có giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu, khi chuyển tiêu thụ nội địa hoặc thay đổi mục đích sử dụng cũng phải được cơ quan cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu đồng ý bằng văn bản;

d) Hàng hóa thay đổi mục đích sử dụng hoặc chuyển tiêu thụ nội địa, người nộp thuế phải kê khai, nộp đủ tiền thuế, tiền phạt (nếu có) theo quy định

Căn cứ Khoản 5 Điều 25 Nghị định 08/2015/NĐ-CP ngày 21/05/2015 Quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát Hải quan

5. Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc đối tượng không chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng, thuế bảo vệ môi trường hoặc miễn thuế, xét miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu hoặc áp dụng thuế suất theo hạn ngạch thuế quan và đã được giải phóng hàng hoặc thông quan nhưng sau đó có thay đổi về đối tượng không chịu thuế hoặc mục đích được miễn thuế, xét miễn thuế; áp dụng thuế suất theo hạn ngạch thuế quan; hàng hóa là nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu và hàng hóa tạm nhập – tái xuất đã giải phóng hàng hoặc thông quan nhưng sau đó chuyển mục đích sử dụng, chuyển tiêu thụ nội địa thì phải khai tờ khai hải quan mới. Chính sách quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; chính sách thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thực hiện tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan mới trừ trường hợp đã thực hiện đầy đủ chính sách quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại thời điểm đăng ký tờ khai ban đầu”.

2) Về trị giá tính thuế

Căn cứ Khoản 9, Điều 1 Thông tư số 60/2019/TT-BTC ngày 30 tháng 08 năm 2019 “Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 39/2015/TTBTC ngày 25 tháng 3 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu”, quy định:

9. Điểm b khoản 2, khoản 5, khoản 9 được sửa đổi; khoản 11 Điều 17 được bổ sung như sau:

“2. Hàng hóa nhập khẩu đã sử dụng tại Việt Nam có thay đổi mục đích sử dụng so với mục đích đã được xác định thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn thuế:

b) Hàng hóa nhập khẩu khác:

b.1) Trường hợp hàng hóa thay đổi mục đích để tiêu hủy, trị giá hải quan là trị giá khai báo;

       b.2) Trường hợp hàng hóa thay đổi mục đích để bán: trị giá hải quan là trị giá khai báo được xác định trên cơ sở giá thực tế bánTrường hợp cơ quan hải quan có căn cứ xác định trị giá khai báo không phù hợp thì xác định trị giá hải quan theo phương pháp xác định trị giá quy định tại Thông tư này, phù hợp với thực tế hàng hóa;

Như vậy, theo quy định trên trường hợp chuyển mục đích sử dụng để tiêu thụ nội địa nguyên liệu miễn thuế thì thực hiện theo quy định nêu trên. Đề nghị công ty tham khảo nội dung quy định trên để thực hiện.

Nguồn: CHQTĐN

 CHÚNG TÔI CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ UY TÍN

   – Dịch vụ lập BÁO CÁO QUYẾT TOÁN  theo Thông  

    tư 39/2018/TT-BTC

Phần mềm Lập Báo cáo Quyết toán June

– Dịch vụ tư vấn Setup hệ thống Quản lý Kho gia

công Xuất nhập khẩu

– Phần mềm quản lý kho Exim 

– ĐÀO TẠO:  Nâng cao nghiệp vụ cho Nhân sự trong

Doanh nghiệp gia công

   EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu

Giấy, Hà Nội.

– Hotline: 0972 181 589

– Email: exim.com.vn@gmail.com

– Website: Exim.com.vn

Lựa chọn mã loại hình cần căn cứ vào mục đích sử dụng và tình trạng HH như nào?

Theo cơ quan Hải quan, khi doanh nghiệp khai báo mã loại hình xuất khẩu sẽ tùy thuộc vào mục đích sử dụng và tình trạng của hàng hóa để lựa chọn mã loại hình phù hợp.

Ngày 1/4/2015, Tổng cục Hải quan đã có công văn 2765/TCHQ-GSQL hướng dẫn về mã loại hình xuất nhập khẩu trên Hệ thống VNACCS.

Căn cứ vào mục đích sử dụng và tình trạng của hàng hóa để lựa chọn mã loại hình

Cụ thể, mã loại hình A11- nhập kinh doanh tiêu dùng (hàng hóa làm thủ tục tại chi cục hải quan cửa khẩu), sử dụng trong trường hợp doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa để tiêu dùng, hàng kinh doanh thương mại đơn thuần theo quy định tại Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về Danh mục hàng hóa phải làm thủ tục hải quan tại cửa khẩu nhập; hàng hóa là nguyên liệu đầu vào cho hoạt động sản xuất hoặc hàng nhập khẩu đầu tư miễn thuế, đầu tư nộp thuế do doanh nghiệp lựa chọn làm thủ tục tại cửa khẩu nhập.

Mã loại hình A41- nhập kinh doanh của doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, sử dụng trong trường hợp doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (bao gồm cả doanh nghiệp chế xuất) thực hiện nhập khẩu hàng hóa theo quyền nhập khẩu để bán trực tiếp tại Việt Nam (không qua sản xuất).

Mã loại hình B11- xuất kinh doanh, sử dụng trong trường hợp doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa kinh doanh thương mại đơn thuần ra nước ngoài hoặc xuất khẩu vào khu phi thuế quan, doanh nghiệp chế xuất theo hợp đồng mua bán và trường hợp thực hiện quyền kinh doanh xuất khẩu của doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (bao gồm cả quyền kinh doanh của doanh nghiệp chế xuất).

Mã loại hình B13- xuất khẩu hàng đã nhập khẩu, sử dụng trong trường hợp hàng nhập khẩu của các loại hình phải trả lại (gồm tái xuất để trả lại cho khách hàng nước ngoài; tái xuất sang nước thứ ba hoặc xuất vào khu phi thuế quan); hàng hóa là nguyên phụ liệu dư thừa của hợp đồng gia công xuất trả bên đặt gia công ở nước ngoài; hàng hóa là máy móc, thiết bị của doanh nghiệp chế biến, máy móc, thiết bị được miễn thuế, thanh lý theo hình thức bán ra nước ngoài.

Tổng cục Hải quan cho rằng, trường hợp doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện nhập khẩu hàng hóa theo quyền nhập khẩu để bán trực tiếp tại Việt Nam (không qua sản xuất) thì sử dụng mã loại hình A41. Mã loại hình A11 và A41 bản chất đều là nhập kinh doanh, việc phân loại mã loại hình A11 hoặc A41 nhằm mục đích phục vụ công tác quản lý nhập khẩu hàng hóa của doanh nghiệp nhập khẩu theo quyền nhập khẩu.

Theo đó, tùy thuộc vào mục đích sử dụng và tình trạng của hàng hóa xuất khẩu để lựa chọn mã loại hình B11 hoặc B13 như quy định hiện hành. Đối với các tờ khai xuất khẩu theo mã loại hình B11, việc quản lý được thực hiện theo nguyên tắc quản lý rủi ro thông qua việc phân luồng tờ khai; đối với các tờ khai xuất khẩu mã loại hình B13, cơ quan Hải quan thực hiện việc kiểm tra thực tế hàng hóa 100% lô hàng.

Trường hợp khai báo theo mã loại hình B13 doanh nghiệp phải kê khai chính xác, trung thực hàng hoa tái xuất thuộc tờ khai nhập khẩu nào trước đây trên tờ khai xuất khẩu.

Nguồn: Hải quan Online

 CHÚNG TÔI CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ UY TÍN

   – Dịch vụ lập BÁO CÁO QUYẾT TOÁN  theo Thông  

    tư 39/2018/TT-BTC

Phần mềm Lập Báo cáo Quyết toán June

– Dịch vụ tư vấn Setup hệ thống Quản lý Kho gia

công Xuất nhập khẩu

– Phần mềm quản lý kho Exim 

– ĐÀO TẠO:  Nâng cao nghiệp vụ cho Nhân sự trong

Doanh nghiệp gia công

   EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu

Giấy, Hà Nội.

– Hotline: 0972 181 589

– Email: exim.com.vn@gmail.com

– Website: Exim.com.vn

Doanh nghiệp NK có được hoàn thuế khi thực hiện tái xuất hàng chưa GC, chế biến không?

Cơ quan Hải quan thực hiện phân luồng, kiểm tra thực tế 100% lô hàng và xác định hàng hóa tái xuất là hàng hóa nhập khẩu trước đây, hàng hóa chưa qua sử dụng, gia công chế biến và do doanh nghiệp nhập khẩu thực hiện tái xuất sẽ được hoàn thuế nhập khẩu đã nộp.

Công ty TNHH CJ Vina Agri đề nghị cơ quan Hải quan hướng dẫn cụ thể về việc hoàn thuế đối với hàng hóa nhập khẩu của doanh nghiệp. Về vấn đề này, theo Tổng cục Hải quan, khoản 3 Điều 2 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu quy định: “Hàng hóa xuất nhập khẩu tại chỗ và hàng hóa xuất nhập khẩu của doanh nghiệp thực hiện quyền xuất nhập khẩu, quyền phân phối thuộc đối tượng chịu thuế xuất nhập khẩu”.

Cũng tại điểm c khoản 1, khoản 2 Điều 19 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu quy định người nộp thuế đã nộp thuế nhập khẩu nhưng hàng hóa nhập khẩu phải tái xuất được hoàn thuế nhập khẩu và không phải nộp thuế xuất khẩu; hàng hóa được hoàn thuế khi chưa qua sử dụng, gia công, chế biến.

Khoản 1 Điều 34 Nghị định 134/2016/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung tại khoản 17 Điều 1 Nghị định 18/2021/NĐ-CP quy định: “Hàng hóa nhập khẩu đã nộp thuế nhập khẩu nhưng phải tái xuất được hoàn thuế nhập khẩu và không phải nộp thuế xuất khẩu gồm: Hàng hóa nhập khẩu nhưng phải tái xuất ra nước ngoài bao gồm xuất khẩu trả lại chủ hàng, xuất khẩu hàng hóa đã nhập khẩu ra nước ngoài hoặc xuất khẩu vào khu phi thuế quan để sử dụng trong khu phi thuế quan. Việc tái xuất hàng hóa phải được thực hiện bởi người nhập khẩu ban đầu hoặc người được nhập khẩu ban đầu ủy quyền, ủy thác xuất khẩu… Người nộp thuế có trách nhiệm kê khai chính xác, trung thực trên tờ khai hải quan về hàng hóa tái xuất là hàng hóa nhập khẩu trước đây; các thông tin cề số, ngày hợp đồng, tên đối tác mua hàng hóa. Cơ quan Hải quan có trách nhiệm kiểm tra nội dung khai báo của người nộp thuế, ghi rõ kết quả kiểm tra để phục vụ cho việc giải quyết hoàn thuế”.

Tại Điều 3 và Điều 7 Nghị định 09/2018/NĐ-CP cũng quy định rõ quyền xuất nhập khẩu; thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa.

Theo đó, Tổng cục Hải quan cho biết, trường hợp Công ty TNHH CJ Vina Agri đăng ký tờ khai xuất khẩu mã loại hình B11, trên tờ khai không thể hiện thông tin tờ khai nhập khẩu của hàng hóa nhập khẩu trước đây, việc phân luồng kiểm tra đối với hàng hóa tái xuất theo loại hình B11 được thực hiện theo nguyên tắc quản lý rủi ro. Do đó, cơ quan Hải quan chưa đủ cơ sở để xem xét hoàn thuế theo quy định tại Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và Nghị định 134/2016/NĐ-CP cho hàng hóa nhập khẩu được tái xuất theo các tờ khai thuộc mã loại hình B11.

Tuy nhiên, theo Tổng cục Hải quan, trường hợp Công ty TNHH CJ Vina Agri đăng ký tờ khai xuất khẩu mã loại hình B13, người nộp thuế đã kê khai trên tờ khai hải quan về hàng hóa tái xuất là hàng hóa nhập khẩu thuộc tờ khai trước đây, cơ quan Hải quan đã thực hiện phân luồng, kiểm tra thực tế 100% lô hàng và có cơ sở xác định hàng hóa tái xuất là hàng hóa nhập khẩu trước đây, hàng hóa chưa qua sử dụng, gia công, chế biến và do người nhập khẩu ban đầu thực hiện tái xuất theo quy định tại Điều 19 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và Điều 34 Nghị định 134/2016/NĐ-CP thì được hoàn thuế nhập khẩu đã nộp.

Nguồn: HẢI QUAN ONLINE

 CHÚNG TÔI CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ UY TÍN

   – Dịch vụ lập BÁO CÁO QUYẾT TOÁN  theo Thông  

    tư 39/2018/TT-BTC

Phần mềm Lập Báo cáo Quyết toán June

– Dịch vụ tư vấn Setup hệ thống Quản lý Kho gia

công Xuất nhập khẩu

– Phần mềm quản lý kho Exim 

– ĐÀO TẠO:  Nâng cao nghiệp vụ cho Nhân sự trong

Doanh nghiệp gia công

   EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu

Giấy, Hà Nội.

– Hotline: 0972 181 589

– Email: exim.com.vn@gmail.com

– Website: Exim.com.vn