Chia sẻ kinh nghiệm kiểm tra Báo cáo quyết toán

1. Kiểm tra định mức

Theo quy định của pháp luật hiện hành thì người khai hải quan không có trách nhiệm phải khai báo đăng ký định mức sản phẩm với cơ quan hải quan khi mở tờ khai nhập xuất, tuy nhiên có trách nhiệm xây dựng định mức sử dụng và tỷ lệ hao hụt đối với từng mã sản phẩm. Lưu trữ và xuất trình định mức sử dụng nguyên liệu, định mức vật tư tiêu hao và tỷ lệ hao hụt nguyên liệu, vật tư khi cơ quan hải quan kiểm tra hoặc có yêu cầu giải trình cách tính định mức, tỷ lệ hao hụt nguyên liệu, vật tư….Trong quá trình sản xuất nếu có thay đổi thì phải xây dựng lại định mức thực tế, lưu giữ các chứng từ, tài liệu liên quan đến việc thay đổi định mức.

Đồng thời, người khai hải quan phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của định mức sử dụng, định mức tiêu hao, tỷ lệ hao hụt và sử dụng định mức vào đúng
mục đích gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu.

Do đó, tại thời điểm kiểm tra, ghi nhận trên biên bản kiểm tra việc người khai hải quan cung cấp các chứng từ, tài liệu, dữ liệu về định mức đối với các mã sản phẩm,
các mã nguyên liệu, vật liệu cần kiểm tra; quy trình sản xuất đối với các mã sản phẩm cần kiểm tra; việc sử dụng các loại nguyên liệu, vật liệu trong từng công đoạn sản xuất đến khi hoàn thành sản phẩm xuất khẩu để làm cơ sở cho việc kiểm tra, đối chiếu.

Tùy theo các đặc tính, quy trình sản xuất của sản phẩm xuất khẩu, việc lưu trữ, quản lý các chứng từ, tài liệu, dữ liệu về định mức của người khai hải quan mà
quyết định phương pháp kiểm tra định mức phù hợp.

Tuy nhiên nhìn chung có các phương pháp cơ bản sau:

+ Kiểm tra định mức thực tế trên cơ sở tài liệu kỹ thuật;

+ Kiểm tra định mức thực tế trên cơ sở lượng xuất – nhập – tồn;

+ Kiểm tra định mức thực tế trên cơ sở tài khoản kế toán

>> Xem thêm: Thời điểm nào kiểm tra báo cáo quyết toán tại doanh nghiệp? 

2. Kiểm tra tình hình tồn kho nguyên liệu, vật tư và hàng hóa xuất khẩu

Kiểm tra xác định lượng nguyên liệu, vật tư đã sử dụng, còn tồn theo các khai báo của doanh nghiệp với cơ quan hải quan với lượng tồn kho thực tế tại doanh nghiệp theo 01 trong các phương pháp sau:

– Xác định lượng tồn kho theo kê khai của người khai hải quan;

– Xác định lượng tồn kho thực tế tại trụ sở người khai hải quan;

+ Xác định lượng tồn kho thực tế trên cơ sở kiểm tra thực tế tồn kho tại thời điểm kiểm tra;

+ Xác định lượng tồn kho thực tế tại doanh nghiệp trên cơ sở sử dụng báo cáo quyết toán đã được kiểm toán độc lập.

* Một số lưu ý khi xác định lượng tồn kho theo kê khai hải quan và tồn kho thực tế tại doanh nghiệp:

– Xác định lại số liệu doanh nghiệp kê khai hải quan trong đó lưu ý các trường hợp doanh nghiệp bị lập biên bản chứng nhận, biên bản vi phạm, kê khai bổ sung và các trường hợp hủy tờ khai. Trong đó đối với số liệu khai thác từ hệ thống VNACCS/VIS cần lưu ý về các trường hợp kê khai bổ sung sau thông quan vì khi kết xuất dữ liệu đối với các trường hợp này đều không thể hiện đúng chính xác dữ liệu doanh nghiệp đã khai bổ sung sau thông quan.

– Kiểm tra và xác định các yếu tố phải cộng, phải trừ khi xác định tồn thực tế nguyên phụ liệu của một công ty như nguyên liệu giao, nhận gia công trong nước; nguyên phụ liệu đi đường; hàng gửi bán và nguồn gốc nguyên vật liệu; thời điểm hạch toán kế toán với thời điểm khai báo hải quan.

– Kiểm tra tính chính xác, hợp lý của bộ hồ sơ nhập khẩu, xuất khẩu: Đối chiếu thông tin trên tờ khai nhập khẩu, xuất khẩu với thông tin trên chứng từ kèm theo (hợp đồng, hóa đơn, packinglist, bill…); Đối chiếu số lượng nguyên phụ liệu trên tờ khai nhập khẩu với sổ chi tiết nguyên liệu, vật tư nhập khẩu; sản phẩm xuất khẩu trên tờ khai xuất khẩu với sổ chi tiết sản phẩm xuất kho để xuất khẩu.

– Kiểm tra thực nhập, thực xuất: Đối chiếu số lượng nguyên phụ liệu nhập khẩu với sổ/thẻ kho của bộ phận kho nhằm xác định các trường hợp nhập thừa, nhập thiếu; có nhập khẩu nhưng không nhập kho; Đối chiếu số lượng sản phẩm xuất khẩu với sổ/thẻ kho của bộ phận kho nhằm xác định các trường hợp xuất thừa, xuất thiếu; có xuất kho nhưng không xuất khẩu; Đối chiếu công nợ phải trả người bán với trị giá nguyên liệu, vật tư trên tờ khai nhập khẩu để phát hiện các trường hợp khai sai số lượng, trị giá hàng nhập khẩu, phát hiện các khoản điều chỉnh tăng, giảm công nợ; Đối chiếu công nợ phải thu của khách hàng với trị giá trên tờ khai xuất khẩu để phát hiện các trường hợp khai sai số lượng.

– Xác định chênh lệch:
Chênh lệch giữa tồn kho theo kê khai của người khai hải quan và tồn kho thực tế tại doanh nghiệp được xác định

– Xác định chênh lệch:
Sau khi xác định được lượng chênh lệch sẽ phát sinh 03 trường hợp: Không chênh lệch; chênh lệch thiếu và chênh lệch thừa. Trên cơ sở đó sẽ thực hiện việc xác định số tiền thuế ấn định, trong đó.

>> Xem thêm: KHAI BÁO TRONG BCQT THEO MẪU SỐ 15 CỦA THÔNG TƯ 39/2018/TT-BTC

a) Chênh lệch bằng 0 (không chênh lệch):

Doanh nghiệp kê khai hải quan phù hợp với số liệu thực tế, số liệu kế toán tại doanh nghiệp.

Do đặc thù của sản xuất, kinh doanh cũng như định mức, tỷ lệ hao hụt do doanh nghiệp kê khai với cơ quan hải quan thì việc không phát sinh chênh lệch giữa số liệu tồn kho thực tế tại doanh nghiệp với số liệu tồn kho theo kê khai hải quan đối với tất cả các mã nguyên vật liệu là khó có thể xảy ra.

Thực tế phát sinh nhiều doanh nghiệp hiện nay khi cung cấp Báo cáo tài chính đã được kiểm toán (thường có mối liên hệ với đơn vị làm dịch vụ kế toán của doanh nghiệp) thực hiện việc hạch toán kế toán hoàn toàn dựa trên cơ sở số liệu tờ khai nhập khẩu, xuất khẩu; định mức do doanh nghiệp kê khai với cơ quan hải quan trong các hồ sơ thanh khoản, hoàn thuế, không thu, ….

Từ đó bộ phận kế toán mới lập các chứng từ như phiếu xuất kho, nhập kho và các chứng từ kế toán khác một các phù hợp để xuất trình, cung cấp cho hải quan.

Khi kiểm tra thực tế nếu chỉ căn cứ vào các chứng từ do doanh nghiệp cung cấp và đối chiếu với số liệu quản lý của cơ quan hải quan thì sẽ không phát sinh bất cứ chênh lệch hay sai sót nào. Khi phát sinh trường hợp này, vấn đề đặt ra là cần kiểm tra lại tính chính xác, hợp lý, đúng quy định của việc hạch toán kế toán cũng như chính xác thực của số liệu kiểm kê tại thời điểm kết thúc năm tài chính.

– Làm việc bộ phận kho nguyên liệu, thành phẩm để làm rõ việc quản lý, lưu trữ, báo cáo hay cung cấp chứng từ xuất kho, nhập kho nguyên vật liệu cho bộ phận kế toán để thực hiện việc hạch toán kế toán như thế nào? Tiến hành kiểm tra thực tế (nếu cần) để xác minh tính chính xác các trình bày của bộ phận kho nguyên liệu.

– Kiểm tra chi tiết việc hạch toán kế toán vào tài khoản 152, 621 tại các thời điểm có đối chiếu với số liệu qua làm việc với bộ phận kho nguyên liệu. Từ đó xác định việc hạch toán kế toán có hay không dựa trên số liệu thực tế phát sinh trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

– Làm việc với bộ phận kho nguyên liệu, thành phẩm và bộ phận kế toán để làm rõ cơ sở của việc xây dựng bảng kiểm kê tồn kho cuối kỳ. Trong đó lưu ý đối với các nguyên liệu, vật liệu không thể tồn tại dưới dạng số lẻ nhưng trong bảng kiểm kê vẫn thể hiện số lẻ (ví dụ: Cúc áo: 1.567,38 cái; Dây kéo: 365.869,72 cái….).

Qua làm việc tại một cách tổng thể như trên, sẽ chứng minh được với đại diện doanh nghiệp về tính không chính xác, trung thực và đúng quy định của các chứng từ, số liệu tài liệu đã cung cấp, kể cả số liệu đã được kiểm toán.

Từ kết quả làm việc này doanh nghiệp cung cấp số liệu đúng, chính xác phản ánh đúng thực tế tại doanh nghiệp vì tại doanh nghiệp luôn phải nắm rõ số liệu này để quản trị, đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh. Có thể kiểm định tính chính xác này bằng cách kiểm tra thực tế đại diện một số mã nguyên vật liệu.

b) Chênh lệch thừa (lượng tồn kho tại doanh nghiệp nhiều hơn lượng tồn kho theo số liệu kê khai hải quan)

Việc tồn nguyên liệu thực tế tại kho doanh nghiệp lớn hơn tồn theo hồ sơ, chứng từ hải quan có thể do: doanh nghiệp thanh quyết toán nguyên vật liệu gia công, xét hoàn thuế, không thu thuế, xây dựng báo cáo xuất nhập tồn… với định mức xây dựng cao hơn định mức thực tế sản xuất; doanh nghiệp có hành vi xuất khống; đưa tờ khai xuất khẩu đã hủy hoặc kê khai thiếu tờ khai nhập khẩu trong hồ sơ hoàn thuế, không thu thuế, báo cáo quyết toán; hàng thực nhập kho thừa so với khai báo hải quan trên tờ khai nhưng không khai bổ sung.

Đoàn Kiểm tra, nếu có đủ điều kiện, thực hiện việc xác định, làm rõ các nguyên nhân dẫn đến chênh lệch tồn kho thừa để ngoài việc ấn định thuế còn thực hiện lập biên bản và xử phạt vi phạm hành chính theo quy định.

Trong trường hợp không xác định được nguyên nhân cụ thể dẫn đến chênh lệch thừa thì cũng ghi nhận ý kiến giải trình của doanh nghiệp về nguyên nhân dẫn đến chênh lệch thừa để làm cơ sở cho việc để xuất xử lý hay không xử lý vi phạm hành
chính của doanh nghiệp.

Lưu ý:

+ Chênh lệch thừa của doanh nghiệp chế xuất:

Cơ sở pháp lý cho việc đề xuất không ấn định thuế (không thuộc đối tượng chịu thuế) đối với phần chênh lệch thừa này khi có đủ cơ sở để xác định:

– Lượng nguyên vật liệu này thực tế còn tồn tại kho doanh nghiệp chế xuất;

– Doanh nghiệp chế xuất không vi phạm Điều 39 Luật Quản lý thuế;

– Doanh nghiệp chế xuất cam kết sẽ tiếp tục quản lý, sửdụng số nguyên liệu, vật tư này để sản xuất hàng xuất khẩu

Lưu ý:

+ Chênh lệch thừa của hợp đồng gia công:

Theo quy định của pháp luật hiện hành thì bên nhận gia công được quyền xử lý đối với lượng nguyên liệu, vật tư dư thừa đã nhập khẩu để gia công không quá 3% tổng lượng nguyên liệu, vật tư thực nhập khẩu thì khi bán, tiêu thụ nội địa không phải
làm thủ tục hải quan chuyển đổi mục đích sử dụng nhưng phải kê khai nộp thuế với cơ quan thuế nội địa theo quy định của pháp luật về thuế.

Do đó khi xem xét ấn định thuế đối với lượng nguyên liệu, vật tư gia công dư thừa cũng cần lưu ý đến quy định trên để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp

c) Chênh lệch thiếu (lượng tồn kho tại doanh nghiệp ít hơn lượng tồn kho theo số liệu kê khai hải quan):

Việc tồn nguyên liệu thực tế tại kho doanh nghiệp nhỏ hơn tồn theo hồ sơ, chứng từ hải quan có thể do: doanh nghiệp bán, tiêu thụ nội địa nguyên liệu nhập khẩu nhưng không khai báo hải quan; doanh nghiệp thanh quyết toán nguyên vật liệu gia công, xét hoàn thuế, không thu thuế, xây dựng báo cáo xuất nhập tồn… với định mức xây dựng thấp hơn định mức thực tế sản xuất; đưa tờ khai nhập khẩu đã hủy hoặc kê khai thiếu tờ khai xuất khẩu trong hồ sơ hoàn thuế, không thu thuế, báo cáo quyết toán; hàng thực nhập kho thiếu so với khai báo hải quan trên tờ khai nhưng không khai bổ sung, khai báo xuất khẩu trên tờ khai ít hơn thực tế xuất kho tại doanh nghiệp…

Khi phát sinh lượng chênh lệch thiếu, phải xác định rõ nguyên nhân dẫn đến lượng chênh lệch thiếu này có hay không phải do doanh nghiệp thực hiện việc tiêu thụ nội địa trực tiếp đối với nguyên liệu, vật liệu hay tiêu thụ các sản phẩm gia công, sản xuất xuất khẩu. Nội dung này có thể bị xử lý theo hành vi trốn thuế, gian lận thuế.

Để kiểm tra phát hiện các trường hợp thay đổi mục đích sử dụng (có tiêu thụ nội địa, cho, biếu, tặng …không kê khai hải quan), thực hiện:

– Kiểm tra hóa đơn giá trị gia tăng bán ra có thuế suất 0%;
– Kiểm tra sổ chi tiết nguyên liệu, thành phẩm nội địa (nếu có) nhằm phát hiện những mã thành phẩm gia công, sản xuất xuất khẩu thay đổi mục đích sử dụng.

Để kiểm tra phát hiện các trường hợp thay đổi mục đích sử dụng (có tiêu thụ nội địa, cho, biếu, tặng …không kê khai hải quan), thực hiện:

– Kiểm tra các trường hợp xuất kho nguyên phụ liệu không phải xuất vào sản xuất, không phải tái xuất, xuất gia công.

– Kiểm tra chi tiết các khoản doanh thu, doanh thu bất thường của doanh nghiệp (tài khoản 511, 711…);

Ngoài các nội dung trên cần kiểm tra thêm hoạt động giao gia công, nhận gia công của doanh nghiệp (nếu có); kiểm tra đối với việc xử lý phế liệu, phế phẩm (nếu có).

 

 CHÚNG TÔI CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ UY TÍN

   – Dịch vụ lập BÁO CÁO QUYẾT TOÁN  theo Thông tư 39/2018/TT-BTC

– Dịch vụ tư vấn Setup hệ thống Quản lý Kho gia công Xuất nhập khẩu

– Phần mềm quản lý kho Exim 

– ĐÀO TẠO:  Nâng cao nghiệp vụ cho Nhân sự trong Doanh nghiệp gia công

   EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu

Giấy, Hà Nội.

– Hotline: 0972 181 589

– Email: exim.com.vn@gmail.com

– Website: Exim.com.vn

Những loại hình doanh nghiệp cần lập Báo cáo Quyết toán (BCQT)

Phần mềm JUNE lập Báo cáo quyết toán Nhanh gấp 2 lần

Loại hình doanh nghiệp cần lập báo cáo quyết toán

Lập báo cáo quyết toán là thủ tục nhất thiết phải có đối với ba loại hình doanh nghiệp sau:

Loại hình gia công: Quyết toán 1 năm tài chính

Loại hình sản xuất xuất khẩu: Không có đề nghị hoàn thuế, không thu thuế, trừ trường hợp đã hoàn thuế/ không thu thuế theo thông tư 16120/BTC-TCHQ

Doanh nghiệp chế xuất (gồm gia công và SXXK)

Doanh nghiệp bào cần làm Báo cáo quyết toán

2. Các bước thực hiện Báo cáo quyết toán

Bước 1: Tích hợp số liệu từ các bộ phận liên quan

Số liệu từ bộ phận quản lý kho, quản lý sản xuất: số liệu kiểm kê, phiếu xuất nhập khẩu

Số liệu từ bộ phận kế toán: Số liệu tính chi phí sản xuất , hóa đơn chi phí gia công, các chi phí khác( theo giá gốc NVL và thành phẩm),…

Số liệu từ bộ phận xuất nhập khẩu: số liệu theo tờ khai, định mức ( từ bộ phận kỹ thuật).

Bước 2: Bộ phận xuất nhập khẩu tập hợp số liệu và lập bảng BCQT

Tập hợp số liệu đã thu thập, lập bảng thống kê NVL, thành phẩm.

Tính tổng NVL , thành phẩm để xác định số liệu tồn đầu kỳ, nhập trong kỳ, xuất trong kỳ, tồn cuối kỳ

Bước 3: Chuẩn bị hồ sơ lập báo cáo quyết toán

07 loại hồ sơ doanh nghiệp cần chuẩn bị để lập báo cáo quyết toán:

1. Các chứng từ ngoại thương liên quan đến NVL, nhập khẩu ( HĐ, IVC, PKL,…).

2. Các bảng định mức, điều chỉnh định mức

3. Các tờ khai Hải quan, nhập khẩu, xuất khẩu

4. Phiếu nhập, xuất kho đối với toàn bộ NVL, sản phẩm có liên quan trong kỳ báo cáo

5. Các chứng từ liên quan đến phế liệu, phế thải

6. Báo cáo tài chính, các khoản hạch toán chi tiết liên quan đến các số liệu báo cáo

7. Chứng từ chứng minh việc xử lý NVL dư thừa sau khi kết thúc năm tài chính ( ví dụ: hình thức bán, tái xuất, …)

Các bước thực hiện BCQT

3. Hướng dẫn lập báo cáo quyết toán

a. Hướng dẫn doanh nghiệp

Một doanh nghiệp nếu làm nhiều loại hình thì làm báo cáo quyết toán riêng cho từng loại hình.

– Đối với doanh nghiệp hoạt động sản xuất xuất khẩu (bao gồm cả trong khu phi thuế quan và hoạt doanh nghiệp chế xuất thực hiện hoạt động sản xuất xuất khẩu)

– Doanh nghiệp gia công cho thương nhân nước ngoài ( gồm cả doanh nghiệp trong khu phi thuế quan và doanh nghiệp chế xuất nhận gia công) cần lập sổ chi tiết, tổng hợp theo dõi NVL nhập khẩu, thành phẩm xuất khẩu từ các tài khoản tương ứng 152, 155.
(Quy định tại TT số 200/2014/TT-BTC hoặc QĐ số 48/2006/QĐ-BTC)

 

Trường hợp tiêu hủy NVL hoặc hỏa hoạn, thiên tai, tai nạn bất ngờ đã được xử lý miễn, giảm, hoàn, không thu thuế thì ghi cụ thể ra.

b. Lưu ý về thời hạn nộp báo cáo quyết toán

Định kỳ hàng năm, chậm nhất là 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính.

Quá thời hạn mà doanh nghiệp chưa nộp sẽ bị xử phạt hành chính theo đúng quy định.

Các trường hợp kiểm tra báo cáo quyết toán:

BCQT của tổ chức, cá nhân lần đầu nộp.

BCQT có sự chênh lệch bất thường về số liệu so với hệ thống của cơ quan Hải quan.

Kiểm tra sau hoàn thuế, không thu thuế tại trụ sở doanh nghiệp.

Kiểm tra BCQT trên cơ sở áp dụng quản lý rủi.

—  Sưu tầm —

 CHÚNG TÔI CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ UY TÍN

   – Dịch vụ lập BÁO CÁO QUYẾT TOÁN  theo Thông  

    tư 39/2018/TT-BTC

Phần mềm Lập Báo cáo Quyết toán June

– Dịch vụ tư vấn Setup hệ thống Quản lý Kho gia

công Xuất nhập khẩu

– Phần mềm quản lý kho Exim 

– ĐÀO TẠO:  Nâng cao nghiệp vụ cho Nhân sự trong

Doanh nghiệp gia công

   EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu

Giấy, Hà Nội.

– Hotline: 0972 181 589

– Email: exim.com.vn@gmail.com

– Website: Exim.com.vn

Hàng đi đường nhưng chưa nhập kho có đưa vào cột 6 BCQT hay không?

Hiện nay, một số bạn vẫn hỏi rằng, hàng đi trên đường (Hàng đã mở tờ khai Hải quan) nhưng chưa nhập kho có đưa vào cột 6 báo cáo quyết toán hay không. Mình xin phân tích như sau:

HĐĐ Chưa nhập kho có đưa vào cột 6 BCQT hay không?

Căn cứ khoản 39 điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC ngày 20 tháng 04 năm 2018 về yêu cầu lập báo cáo quyết toán:
“Tổ chức, cá nhân lập và nộp báo cáo quyết toán về tình hình xuất – nhập – tồn kho nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu (bao gồm cả nhập khẩu của DNCX) cho Chi cục Hải quan nơi đã thông báo cơ sở sản xuất theo các chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 25 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này qua Hệ thống hoặc theo mẫu số 15/BCQT-NVL/GSQL Phụ lục số V ban hành kèm Thông tư này; báo cáo quyết toán về tình hình nhập – xuất – tồn kho thành phẩm được sản xuất từ nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu theo các chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 26 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này qua Hệ thống hoặc theo mẫu số 15a/BCQTSP-GSQL Phụ lục số V ban hành kèm Thông tư này và định mức thực tế sản xuất sản phẩm xuất khẩu theo các chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 27 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này qua Hệ thống hoặc theo mẫu số 16/ĐMTT-GSQL Phụ lục số V ban hành kèm Thông tư này”
Tại hướng dẫn số 1 mẫu 15/BCQT-NVL/GSQL như sau: “Thông tin nhập – xuất – tồn kho nguyên liệu, vật tư được lập trên cơ sở quản lý theo dõi nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu trên hệ thống sổ sách kế toán theo các quy định về chế độ kế toán của Bộ Tài chính và theo nguồn nhập kho.”
Mặt khác căn cứ khoản 39 điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC ngày 20 tháng 04 năm 2018 về nguyên tắc lập sổ kế toán trong việc theo dõi nhập xuất tồn kho nguyên liệu, vật tư và sản phẩm như sau:
“Nguyên tắc lập sổ chi tiết kế toán và báo cáo quyết toán tình hình sử dụng nguyên liệu, vật tư nhập khẩu, hàng hóa xuất khẩu:
Tổ chức, cá nhân có hoạt động gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu có trách nhiệm quản lý và theo dõi nguyên liệu, vật tư nhập khẩu, sản phẩm xuất khẩu từ khi nhập khẩu, trong quá trình sản xuất ra sản phẩm cho đến khi sản phẩm được xuất khẩu hoặc thay đổi mục đích sử dụng, xử lý phế liệu, phế phẩm, nguyên liệu, vật tư dư thừa, máy móc, thiết bị, sử dụng nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để gia công tiết kiệm được trong quá trình sản xuất theo quy định pháp luật trên hệ thống sổ kế toán theo các quy định về chế độ kế toán của Bộ Tài chính và theo nguồn nhập kho (nhập khẩu hoặc mua trong nước). Nguyên liệu, vật tư có nguồn gốc nhập khẩu được theo dõi chi tiết theo từng loại hình trong kỳ (nhập gia công, nhập sản xuất xuất khẩu, nhập kinh doanh, nhập lại nguyên vật liệu sau sản xuất…) đã khai trên tờ khai hải quan và chứng từ nhập kho trong kỳ”
Kết luận:
Theo các căn cứ trên, dữ liệu lập báo cáo quyết toán là lấy theo sổ sách kế toán.
Căn cứ Thông tư 200/2014/TT-BTC ngày 22 tháng 12 năm 2014 điều 24 tài khoản 151 được định danh là hàng mua đang đi đường;
Căn cứ điều 25 Thông tư 200/2014/TT-BTC ngày 22 tháng 12 năm 2014 tài khoản 152 được định danh là nguyên vật liệu.
Điều đó chứng tỏ rằng khi lập báo cáo quyết toán chúng ta không phản ánh tài khoản hàng mua đang đi đường mà phản ánh tài khoản nguyên liệu, vật tư 152.
Nhưng:
Tại hướng dẫn 6 mẫu 15/BCQT-NVL/GSQL lại hướng dẫn: “Cột (6): Gồm lượng nguyên liệu, vật tư nhập khẩu (bao gồm bán thành phẩm, thành phẩm để gắn với sản phẩm xuất khẩu thành sản phẩm đồng bộ) để gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu nhập kho trong kỳ báo cáo; lượng nguyên liệu, vật tư nhận từ hợp đồng gia công khác chuyển sang; hàng nhập khẩu đã hoàn thành thủ tục hải quan, đang đi trên đường chưa nhập kho tại cuối kỳ báo cáo; nhập lại kho khi dư thừa trên dây chuyền sản xuất; nhập kho sau khi thuê gia công lại; lượng nguyên liệu, vật tư của DNCX không làm thủ tục hải quan
Như vậy:
Có 1 sự mâu thuẫn giữa hướng dẫn tại cột 6 với hướng dẫn 1 khi mà hướng dẫn 6 lại cho tờ khai đang đi đường vào cột 6 trong khi đó tài hướng dẫn 1 lại yêu cầu báo cáo về kho nguyên liệu, vật tư theo sổ sách kế toán (152).
Vấn đề đặt ra:
Thứ nhất, nếu ta cho hàng đi đường vào cột 6 nghĩa là lượng nhập trong kỳ chúng ta đã tăng lên, đồng nghĩa với việc Tồn cuối kỳ chúng ta cũng phát sinh thêm 1 lượng bằng tờ khai hàng đi đường đưa vào và nó KHÔNG KHỚP SỐ TỒN CUỐI KỲ theo sổ sách kế toán tại cột 11.
Thứ 2, đối với tài khoản 151 của kế toán, không phải chỉ những hàng hóa đã mở tờ khai Hải quan chưa nhập kho mới hạch toán vào đó. Tùy theo Incoterms, nếu điều kiện giao hàng là EXW thì khi đạt thỏa thuận mua bán kế toán cũng đã có thể hạch toán vào 151 chưa cần biết đã mở tờ khai hay không, nếu ta đưa lượng đó vào Báo cáo quyết toán thì khi đối chiếu lại không có tờ khai trong năm tài chính đó để giải trình, nếu chỉ phản ánh những trường hợp đã mở tờ khai HQ thì lại khó giải trình.
Thứ 3 thế nếu trường hợp giao hàng trước mở tờ khai sau mà cũng xét đến việc có tờ khai hay không thì lại không được đưa vào báo cáo à?
Do đó hướng dẫn Hàng đi đường tại cột 6 là KHÔNG HỢP LÝ và có thể nói là KHÔNG ĐÚNG TINH THẦN của BCQT.
Kết luận cuối cùng:
Khi mà thông tư đã yêu cầu chúng ta Báo cáo quyết toán theo sổ sách kế toán thì chúng ta nên mạnh dạn bỏ những tờ khai hàng đi đường vào năm tài chính sau báo cáo.

 CHÚNG TÔI CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ UY TÍN

   – Dịch vụ lập BÁO CÁO QUYẾT TOÁN  theo Thông  

    tư 39/2018/TT-BTC

Phần mềm Lập Báo cáo Quyết toán June

– Dịch vụ tư vấn Setup hệ thống Quản lý Kho gia

công Xuất nhập khẩu

– Phần mềm quản lý kho Exim 

– ĐÀO TẠO:  Nâng cao nghiệp vụ cho Nhân sự trong

Doanh nghiệp gia công

   EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu

Giấy, Hà Nội.

– Hotline: 0972 181 589

– Email: exim.com.vn@gmail.com

– Website: Exim.com.vn

Giải trình số liệu khi Kiểm tra Báo cáo quyết toán (BCQT).

Mục đích kiểm tra là để thẩm định tính chính xác, trung thực các khai báo hải quan đối với loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu thông qua việc kiểm tra chứng từ, sổ sách kế toán, dữ liệu kế toán, chứng từ hải quan, dữ liệu thương mại, hồ sơ kỹ thuật, quy trình sản xuất, thực tế hàng tồn kho tại doanh nghiệp…
  • Để lập đúng báo cáo quyết toán (theo mã NPL, mã thành phẩm đã khai báo trên tờ khai hải quan nhưng dựa trên số liệu thực tế phát sinh tại doanh nghiệp) cần phải có sự phối kết hợp của bộ phận kế toán, bộ phận kho và bộ phận xuất nhập khẩu.
  • Để lập đúng báo cáo định mức thực tế của sản phẩm xuất khẩu cũng cần phải có sự phối kết hợp giữa bộ phận kế toán, bộ phận sản xuất, bộ phận kỹ thuật và bộ phận xuất nhập khẩu. Bởi lẽ, bên cạnh việc DN phải minh chứng cho mục đích sử dụng của NPL nhập khẩu, DN còn phải mình chứng cho lượng phế liệu được xử lý thông qua tỷ lệ hao hụt.
  • Để giải trình báo cáo quyết toán và minh chứng cho mục đích sử dụng của NPL được miễn thuễ, cần thiết phải có sự tham gia giải trình của bộ phận kế toán, bộ phận kỹ thuật, bộ phận kho, bộ phận XNK.
Khi lập báo cáo quyết toán và giải trình số liệu trong kiểm tra báo cáo quyết toán, doanh nghiệp cần có phân công nhiệm vụ cụ thể, rõ ràng đối với các bộ phận: kế toán, kho, kỹ thuật, XNK. Quan trọng hơn cả là DN cần chuẩn bị sẵn sàng về nhân sự, chứng từ, dữ liệu, sổ sách cho việc giải trình khi kiểm tra báo cáo quyết toán.
Suy cho đến cùng: bài toàn về lập và giải trình báo cáo quyết toán phải là bài toán của người đứng đầu DN trong quản trị dữ liệu XNK giữa các bộ phận: kế hoạch, mua hàng, sản xuất, kế toán, XNK, kho.
Đừng để nước đến chân mới nhày. Đừng đặt hết gánh nặng lên vai Bộ phận XNK trong việc giải trình số liệu của BCQT.
Hơn nữa, đừng để:
“Không giải trình được báo cáo quyết toán, sẽ hết thanh xuân đấy “

 CHÚNG TÔI CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ UY TÍN

   – Dịch vụ lập BÁO CÁO QUYẾT TOÁN  theo Thông  

    tư 39/2018/TT-BTC

Phần mềm Lập Báo cáo Quyết toán June

– Dịch vụ tư vấn Setup hệ thống Quản lý Kho gia

công Xuất nhập khẩu

– Phần mềm quản lý kho Exim 

– ĐÀO TẠO:  Nâng cao nghiệp vụ cho Nhân sự trong

Doanh nghiệp gia công

   EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu

Giấy, Hà Nội.

– Hotline: 0972 181 589

– Email: exim.com.vn@gmail.com

– Website: Exim.com.vn

DV NHẬN LÀM DỊCH VỤ BÁO CÁO QUYẾT TOÁN SXXK, GC, CX 2021

1. Báo cáo quyết toán áp dụng cho Doanh nghiệp SXXK, gia công và Doanh nghiệp chế xuất là gì?

Áp dụng TT39/2018/TT-BTC (tải về Thông tư 39/2018/TT-BTC) cho doanh nghiệp có hoạt động sản xuất xuất khẩu, gia công và doanh nghiệp chế xuất. Theo đó, doanh nghiệp có trách nhiệm lập báo cáo quyết toán tình hình sử dụng nguyên liệu, vật tư nhập khẩu, hàng hóa xuất khẩu (theo hình thức nhập – xuất – tồn kho nguyên liệu, kho thành phẩm) cho Chi cục Hải quan nơi đã thông báo cơ sở sản xuất. Các mẫu biểu cơ bản của Thông tư 39 bao gồm:

– Mẫu số 15/BCQT-NVL/GSQL nếu doanh nghiệp nộp bản giấy (hoặc Mẫu số 25 nếu doanh nghiệp nộp qua hệ thống hải quan điện tử): BCQT về tình hình xuất – nhập – tồn kho nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất/gia công hàng hóa xuất khẩu (tải về Mẫu số 15)

– Mẫu số 15a/BCQTSP-GSQL nếu doanh nghiệp nộp bản giấy (hoặc Mẫu số 26 nếu doanh nghiệp nộp qua hệ thống hải quan điện tử): BCQT về tình hình nhập – xuất – tồn kho thành phẩm được sản xuất từ nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất/gia công hàng hóa xuất khẩu (tải về Mẫu số 15a)

– Mẫu số 16/DMTT-GSQL nếu doanh nghiệp nộp bản giấy (hoặc Mẫu số 27 nếu doanh nghiệp nộp qua hệ thống hải quan điện tử): định mức thực tế sản xuất sản phẩm xuất khẩu. (tải về Mẫu số 16)

Thời hạn nộp báo cáo quyết toán là 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính.

2. Vì sao phải cần đến dịch vụ soát xét, lập Báo cáo quyết toán

Các khó khăn khi lập Báo cáo quyết toán:

Thứ nhất, sự khác biệt giữa ghi nhận mã nguyên vật liệu/thành phẩm trên sổ sách kế toán và hồ sơ hải quan.

Thứ hai, tỷ lệ hao hụt bất thường dẫn đến định mức thực tế không chính xác.

Thứ ba, các chênh lệch không giải trình được trong việc sử dụng thực tế nguyên vật liệu nhập khẩu/thành phẩm xuất khẩu giữa sổ sách kế toán, hồ sơ hải quan và BCQT.​

Thứ tư, hệ thống kế toán ở nhiều doanh nghiệp chưa thiết lập tương thích với yêu cầu kết xuất số liệu để lập nhanh báo cáo quyết toán. Đặc biệt trong các doanh nghiệp nhận gia công hàng hóa cho thương nhân nước ngoài vẫn tồn tại một số doanh nghiệp chưa quản lý nhập xuất tồn kho nguyên phụ liệu, thành phẩm gia công trên hệ thống phần mềm.

Với khả năng giải quyết các khó khăn trên, EXIM sẽ mang lại cho quý doanh nghiệp một giải pháp nhanh chóng và hiệu quả trong lập và giải trình Báo cáo quyết toán.

3. EXIM giúp doanh nghiệp lập Báo cáo quyết toán và cung cấp các nội dung giải trình báo cáo quyết toán và kiểm tra sau thông quan

– Bộ Báo cáo quyết toán (mẫu số 15, 15a, 15b, 16).

– Giải trình Báo cáo định mức thực tế của sản phẩm xuất khẩu: Từ Lệnh sản xuất, phiếu xuất kho, phiếu nhập kho, đánh giá sản phẩm dở dang đầu kỳ và cuối kỳ.

– Giải trình số liệu trên tờ khai với thực tế nhập – xuất kho.

–  Giải trình mở rộng báo cáo Nhập – xuất – tồn của nguyên phụ liệu, của thành phẩm: Theo mã loại hình & theo mã kê khai xuất nhập khẩu.

– Sự chênh lệch nguyên phụ liệu, thành phẩm vào thời điểm cuối năm tài chính.

– Đối với DN Gia công: Giải trình báo cáo nhập xuất tồn nguyên phụ liệu theo từng hợp đồng gia công.

4. Với đội ngũ nhiều kinh nghiệm thực tế chúng tôi có thể hỗ trợ tư vấn và xử lý mối quan tâm của quý doanh nghiệp về các vấn đề:

– Trễ hạn nộp báo cáo quyết toán hải quan

– Chênh lệch số liệu giữa kế toán và bộ phận XNK dẫn đến bị truy thu thuế

– Doanh nghiệp không hiểu rõ về kê khai, sử dụng nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu

– Cách lập từng chỉ tiêu báo cáo quyết toán. Cách xử lý chênh lệch số liệu. Cách hạch toán lập và lưu giữ số chi nguyên liệu vật tư nhập khẩu.

– Kinh nghiệm kiểm soát nguyên vật liệu sản xuất.

– Quy định xử lý phế liệu, phế thải trong định mức và ngoài định mức. Các điểm lưu ý khi cơ quan hải quan kiểm tra báo cáo. Công tác chuẩn bị trước khi cơ quan hải quan kiểm tra báo cáo.

– Kiểm tra sau thông quan.

 CHÚNG TÔI CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ UY TÍN

   – Dịch vụ lập BÁO CÁO QUYẾT TOÁN  theo Thông  

    tư 39/2018/TT-BTC

Phần mềm Lập Báo cáo Quyết toán June

– Dịch vụ tư vấn Setup hệ thống Quản lý Kho gia

công Xuất nhập khẩu

– Phần mềm quản lý kho Exim 

– ĐÀO TẠO:  Nâng cao nghiệp vụ cho Nhân sự trong

Doanh nghiệp gia công

   EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu

Giấy, Hà Nội.

– Hotline: 0972 181 589

– Email: exim.com.vn@gmail.com

– Website: Exim.com.vn

04 LƯU Ý KHI LÀM BÁO CÁO QUYẾT TOÁN XNK CẦN PHẢI BIẾT!

Làm báo cáo quyết toán xuất nhập khẩu không thể tránh khỏi sai sót. Bài viết dưới đây cho xnk biết những lưu ý khi làm BCQT cần nắm rõ.
– Làm báo cáo quyết toàn bằng phần mềm gì không quan trọng, quan trọng là số liệu phải chuẩn, bên xnk và kế toán phải khớp và đặc biệt là phải làm sổ chi tiết để giải trình khi cơ quan thanh tra, kiểm tra yêu cầu.
– Đừng vì thời hạn 30/03 mà làm liều số liệu. Có thể chấp nhận bị phạt vì nộp chậm nhưng phải học, phải hỏi để biết cách làm, biết phải làm như thế nào để ra được 1 báo cáo chuẩn.
– Đừng bao giờ phụ thuộc vào phần mềm xnk và đừng tin vào phần mềm xnk. Số liệu của Kế toán mới là số liệu chuẩn và buộc phải theo số liệu thực tế.
– Làm báo cáo theo mẫu 15 không khó, Cái khó là số liệu đó có chuẩn và có giải trình được số liệu đó khi cơ quan hải quan yêu cầu hay cơ quan thanh tra, kiểm tra yêu cầu hay không?

 CHÚNG TÔI CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ UY TÍN

   – Dịch vụ lập BÁO CÁO QUYẾT TOÁN  theo Thông  

    tư 39/2018/TT-BTC

Phần mềm Lập Báo cáo Quyết toán June

– Dịch vụ tư vấn Setup hệ thống Quản lý Kho gia

công Xuất nhập khẩu

– Phần mềm quản lý kho Exim 

– ĐÀO TẠO:  Nâng cao nghiệp vụ cho Nhân sự trong

Doanh nghiệp gia công

   EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu

Giấy, Hà Nội.

– Hotline: 0972 181 589

– Email: exim.com.vn@gmail.com

– Website: Exim.com.vn

03 LƯU Ý KHI LÀM BCQT CHO HÀNG GIA CÔNG, SXXK, CHẾ XUẤT

Phần mềm Lập Báo cáo quyết toán JUNE

Khi làm báo cáo quyết toán gia công, sản xuất xuất khẩu, chế xuất xảy ra nhiều sai sót. Bài viết dưới đây là 03 lưu ý khi làm báo cáo quyết toán.

Báo cáo quyết toán được xem là bài toán đau đầu đối với nhân viên xuất nhập khẩu của các công ty gia công, sản xuất xuất khẩu và chế xuất. Để hạn chế sai sót trong quá trình xây dựng bản báo cáo, mọi người cần lưu ý một số trường hợp sau đây:

Sản phẩm xuất khẩu không có thuế xuất khẩu nhưng thành phần nguyên liệu cấu tạo có thuế xuất khẩu thì doanh nghiệp phải đóng thuế xuất khẩu cho nguyên liệu đó.

Trong cùng 1 sản phẩm nhưng có 2 loại nguyên vật liệu để thay thế cho nhau để sản xuất, tên và mã sản phẩm là toàn cầu, không thể thay đổi mã/tên, hải quan yêu cầu phải có Phần mềm trung gian / hoặc đặt mã sản phẩm , để phẩn mềm hải quan có thể đọc được

Khi doanh nghiệp phát hiện phần thuế còn thiếu, chưa kịp đóng, phải chủ động khai trước phần thừa (phạt 20% thuế). Nếu để Hải quan phát hiện, phạt từ 1 đến 3 lần thuế tùy thời điểm.

 CHÚNG TÔI CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ UY TÍN

   – Dịch vụ lập BÁO CÁO QUYẾT TOÁN  theo Thông  

    tư 39/2018/TT-BTC

Phần mềm Lập Báo cáo Quyết toán June

– Dịch vụ tư vấn Setup hệ thống Quản lý Kho gia

công Xuất nhập khẩu

– Phần mềm quản lý kho Exim 

– ĐÀO TẠO:  Nâng cao nghiệp vụ cho Nhân sự trong

Doanh nghiệp gia công

   EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu

Giấy, Hà Nội.

– Hotline: 0972 181 589

– Email: exim.com.vn@gmail.com

– Website: Exim.com.vn

05 Lỗi khi Báo cáo quyết toán doanh nghiệp Thương mại cần biết

Khi kiểm tra báo cáo quyết toán doanh nghiệp thương mai, cơ quan kiểm tra thuế thường đi sâu vào 5 vấn đề chính là Hàng tồn kho, Doanh thu, Chi phí tiền lương, Tính hợp lý, hợp lệ của hóa đơn mua vào và xuất ra, Tình hình kê khai và nộp thuế.

Từ 5 đầu mục chính này, nếu đi sâu vào chi tiết, các doanh nghiệp thương mại thường gặp rất nhiều vấn đề khó giải quyết. Nếu phát hiện kịp thời thì có thể điều chỉnh nhưng để tồn tại lâu dài thì rất dễ bị phạt khi quyết toán doanh nghiệp.

Kinh nghiệm kiểm tra báo cáo quyết toán cho xuất nhập khẩu

Vấn đề về hàng tồn kho

Đối với doanh nghiệp thương mại, hàng tồn kho chiếm chiếm tỷ trọng cao trong tổng tài sản và các doanh nghiệp thường mắc các lỗi điển hình như:

Tồn kho thực tế chênh lệnh nhiều so với sổ sách

+ Do bán hàng không xuất hóa đơn. Việc bán hàng không xuất hóa đơn dẫn đến tồn thực tế ít hơn nhiều so với sổ sách.
+ Do mua hàng vào không có hóa đơn nhưng lại xuất hóa đơn đầu ra.

Âm kho thời điểm

Nguyên nhân do việc hạch toán của kế toán không đúng theo thực tế hàng nhập xuất trong kho dẫn đến khi bán khách cần hóa đơn là xuất làm âm kho thời điểm hoặc do các yếu tố khách quan khác.

Lỗi kế toán

Kế toán hay gặp các lỗi trong việc tính giá xuất kho, phân bổ chi phí mua hàng cho hàng mua bị thiếu sót dẫn đến giá trị hàng xuất sai lệch.

Doanh thu

Trong báo cáo quyết toán doanh nghiệp, các vấn đề thường gặp liên quan đến doanh thu như giá bán thấp hơn giá vốn, xuất hàng mẫu nhưng không thu tiền, hủy hàng cận date sai quy định, hóa đơn không ghi rõ tên hàng hóa.

Giá bán thấp hơn giá vốn (Giá nhập hàng): Theo quy định tại Điều 25 thông tư 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài chính quy đinh về việc ấn định thuế có ghi rõ: Trường hợp người nộp thuế hạch toán giá trị hàng hóa mua vào, bán ra không theo giá thực tế thanh toán phù hợp với thị trường sẽ bị ấn định thuế. Doanh nghiệp chỉ được chấp nhận các trường hợp bán thanh lý hàng cận date, hàng lỗi và số lượng nhỏ chứng minh được giá hợp lý với thị trường. Đối với trường hợp hàng tồn kho nhiều năm thì cần tính toán trích dự phòng giảm giá hàng tồn kho.

– Xuất hàng mẫu không thu tiền (không đăng ký với sở công thương, theo nghị đinh 81/2018/NĐ_CP thì các doanh nghiệp khi chạy chương trình khuyến mại không thu tiền dưới 100 triệu thì không phải đăng ký nữa, vì vậy trước thời điểm nghị định 81/2018/NĐ-CN thì các CTKM vẫn phải đăng ký và thông báo).

– Hủy hàng cận date: Cần có đầy đủ chứng từ hợp lệ cho việc hủy hàng cận date, chứng minh được nguồn nhập, thời điểm nhập lô hàng cận date (có thể tự hủy hàng hoặc thuê bên có chức năng hủy hàng để tiêu hủy).

– Hóa đơn không ghi rõ tên hàng hóa chỉ ghi chung chung 1 mã hàng nhưng xuất ra rất nhiều mã và giá khác nhau.

Thuế GTGT đầu vào và đầu ra

Thuế GTGT đầu vào và đầu ra được xem là một trong những tác nhân ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động báo cáo quyết toán doanh nghiệp thương mại.

Thuế GTGT đầu vào

– Mắc lỗi ở các trường hợp khách hàng thanh toán trước nhưng trong hợp đồng không ghi rõ là đặt cọc hay không ghi rõ thời điểm giao nhận hàng hóa dẫn đên cơ quan kiểm tra nghi ngờ xuất hóa đơn sai thời điểm.
– Xuất bán cho khách hàng những hàng hóa chưa đủ điều kiện bán như hàng mới phân luồng chưa hoàn thành thủ tục thông quan.
– Xuất hóa đơn đầu ra sản phẩm có thông số sai lệch với hàng hóa nhập khẩu.
– Xuất bán hàng hóa là hàng phi mậu dịch.
– Nếu dùng hóa đơn giấy thì để cách hóa đơn dẫn đến xuất hóa đơn ngày không liên tục với số thứ tự hóa đơn, giá trị liên 2 không khớp với liên 1 và liên 3.
– Xuất bán hàng với nhiều mức giá khác nhau, và chênh lệch quá nhiều do khách hàng gửi giá (Lưu ý đối với những mặt hàng có quy định về giá bán thì phải dựa trên giá quy định để xuất bán).

Thuế GTGT Đầu vào

– Hóa đơn: Không đầy đủ chứng từ biên bản bàn giao hàng hóa, hợp đồng, chứng từ thanh toán.
– Hóa đơn trên 20 triệu không thực hiện thanh toán qua ngân hàng.
– Tại thời điểm thanh kiểm tra chưa có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt với hóa đơn trên 20tr, quá thời hạn thanh toán trong hợp đồng không có biên bản gia hạn thanh toán.
– Chi phí về TSCĐ, CCDC không hợp lý với hoạt động kinh doanh của công ty.
– Các chi phí về tiếp khách không hợp lý
– Các hóa đơn chứng từ về vận chuyển hàng không có hợp đồng, bảng kê từng chuyến vận chuyển, xác nhận từng chuyến vận chuyển.
– Các chứng từ chi phí khác gặp phải hóa đơn doanh nghiệp bỏ trốn.
– Mất hóa đơn đỏ gốc của chi phí, mất các chứng từ…

Chi phí tiền lương – Thuế thu nhập cá nhân

Đối với doanh nghiệp thương mại có hệ thống phân phối lớn, lượng nhân viên bán hàng, nhân viên phát triển thị trường lớn thì chi phí lương cũng là một chi phí chiếm tỷ trọng cao trong tổng chi phí của doanh nghiệp. Các lỗi doanh nghiệp thường gặp liên quan đến chi phí tiền lương như:
– Chi phí lương kê khai trong báo cáo tài chính không khớp với trong quyết toán thuế TNCN
– Không đủ hồ sơ nhân sự, hồ sơ bảng lương và thanh toán lương
– Số lượng nhân sự và chi phí lương kê khai bảo hiểm và thuế chênh lệch lớn nếu kiểm tra liên ngành mà doanh nghiệp không có những giải trình hợp lý sẽ bị truy thu bảo hiểm rất nhiều.
– Các chi phí thưởng, và chế độ khác của NLĐ như tiền ăn, tiền sinh nhật, tiền ma chay, hiếu hỷ, tiền thưởng không có trong quy chế lương, hoặc trong HĐLĐ.
– Công ty báo lỗ nhưng lại chi thưởng tết lớn thì chi phí thưởng này dễ bị loại khỏi chi phí hợp lý.
– Khoản chi phí về đồng phục, đồ bảo hộ mà không có biên bản cấp phát, không có ký nhận đầy đủ
– Các khoản mua bánh trung thu, mua giỏ quà tết tặng nhân viên mà không xuất hóa đơn đầu ra.
– Lưu ý khi lên quyết toán thuế TNCN phải có đủ toàn bộ mã số thuế của NLĐ và người phụ thuộc.
Hồ sơ đối với thuế TNCN:
– Hợp đồng lao động
– Bảng lương – bảng chấm công có ký tá đầy đủ
– Hồ sơ của nguời lao động : CMND , sổ hộ khẩu ( nếu có ), Sổ bhxh ( nếu đã đóng ) , sơ yếu lý lịch , bằng cấp ..
– Hồ sơ về người phụ thuộc, các ủy quyền quyết toán, các cam kết thu nhập.
– Quyết toán thuế TNCN các năm

Tờ khai thuế và nộp thuế

Các lỗi về thuế thường gặp trong các doanh nghiệp thương mại như:
– Nộp chậm tờ khai
– Nộp sai tờ khai
– Nộp chậm tiền thuế.
Để đảm bảo doanh nghiệp không phải chịu các khoản phạt thuế như tiền phạt nộp chậm tờ khai, tiền chậm nộp thuế kế toán phải luôn cập nhật lịch nộp các tờ khai mà doanh nghiệp mình phải thực hiện định kỳ tháng, quý, năm như: Tờ khai thuế GTGT, tờ khai thuế TNCN tạm tính, tờ khai thuế TNDN tạm tính, tờ khai quyết toán và báo cáo tài chính cuối năm.

 CHÚNG TÔI CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ UY TÍN

   – Dịch vụ lập BÁO CÁO QUYẾT TOÁN  theo Thông  

    tư 39/2018/TT-BTC

Phần mềm Lập Báo cáo Quyết toán June

– Dịch vụ tư vấn Setup hệ thống Quản lý Kho gia

công Xuất nhập khẩu

– Phần mềm quản lý kho Exim 

– ĐÀO TẠO:  Nâng cao nghiệp vụ cho Nhân sự trong

Doanh nghiệp gia công

   EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu

Giấy, Hà Nội.

– Hotline: 0972 181 589

– Email: exim.com.vn@gmail.com

– Website: Exim.com.vn

CÓ THỂ GỘP CHUNG 01 BCQT CHO 2 LOẠI HÌNH SXXK VÀ GIA CÔNG

Trả lời câu hỏi: Có thể gộp chung 01 Báo cáo quyết toán cho 2 loại hình sản xuất xuất khẩu và gia công trong một công ty có được không?

Báo cáo quyết toán “sản xuất xuất khẩu” và ” hợp đồng gia…

Câu hỏi:

Công ty chúng tôi có 2 loại hình là “Gia công” và ” Sản xuất xuất khẩu” thì báo cáo quyết toán hải quan có được gộp chung 1 báo cáo quyết toán được không?

Câu trả lời:

Vướng mắc nêu trên, Cục Hải quan Đồng Nai có ý kiến trao đổi như sau:

Căn cứ Điều 60 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 được sửa đổi, bổ sung tại  Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 của Bộ Tài chính:

“Điều 60. Báo cáo quyết toán

1. Thời hạn nộp báo cáo quyết toán

Định kỳ hàng năm, chậm nhất là ngày thứ 90 kể từ ngày kết thúc năm tài chính, người khai hải quan nộp báo cáo quyết toán tình hình sử dụng nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị và hàng hoá xuất khẩu trong năm tài chính cho cơ quan hải quan.

2. Địa điểm nộp báo cáo quyết toán

Tại Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục nhập khẩu theo quy định tại Điều 58 Thông tư này hoặc Chi cục Hải quan quản lý doanh nghiệp chế xuất.

3. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân

a) Nộp báo cáo quyết toán

a.1) Đối với tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu:

Nộp báo cáo quyết toán theo nguyên tắc tổng trị giá nhập – xuất – tồn kho nguyên liệu, vật tư, bán thành phẩm, sản phẩm hoàn chỉnh theo mẫu số 15/BCQT-NVL/GSQL Phụ lục V ban hành kèm Thông tư này cho cơ quan hải quan thông qua Hệ thống. Báo cáo quyết toán phải phù hợp với chứng từ hạch toán kế toán của tổ chức, cá nhân.

Trường hợp tổ chức, cá nhân nhập khẩu nguyên liệu, vật tư để sản xuất ra sản phẩm sau đó bán sản phẩm cho tổ chức, cá nhân khác để sản xuất, gia công hàng hóa xuất khẩu thì tổ chức, cá nhân nhập khẩu và tổ chức, cá nhân xuất khẩu phải báo cáo quyết toán theo quy định tại Điều này;

a.2) Đối với tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động gia công với thương nhân nước ngoài:

Trường hợp tổ chức, cá nhân theo dõi nguyên liệu, vật tư nhập khẩu do bên đặt gia công cung cấp, máy móc, thiết bị thuê mượn để thực hiện hợp đồng gia công, bán thành phẩm, sản phẩm hoàn chỉnh tại tài khoản ngoài bảng hoặc trên Hệ thống kiểm soát nội bộ của tổ chức, cá nhân thì nộp báo cáo quyết toán theo mẫu số 15/BCQT-NVL/GSQL đối với nguyên liệu, vật tư và mẫu số 16/BCQT-MMTB/GSQL đối với máy móc, thiết bị ban hành kèm theo Phụ lục V Thông tư này. Trường hợp Hệ thống kiểm soát nội bộ của tổ chức, cá nhân theo dõi chi tiết lượng hàng hóa, không theo trị giá thì được sử dụng kết quả kết xuất từ Hệ thống của tổ chức, cá nhân để lập báo cáo quyết toán đối với phần hàng hóa không quản lý theo trị giá này;

a.3) Đối với DNCX báo cáo quyết toán được lập theo nguyên tắc nêu tại điểm a.1, a.2 khoản này tương ứng với loại hình nhập nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu hoặc gia công.

b) Lập và lưu trữ sổ chi tiết nguyên liệu, vật tư nhập khẩu theo các quy định của Bộ Tài chính về chế độ kế toán, kiểm toán, trong đó ghi rõ số tờ khai hàng hóa nhập khẩu nguyên liệu, vật tư;

c) Lập và lưu trữ sổ chi tiết sản phẩm xuất kho để xuất khẩu theo các quy định của Bộ Tài chính về chế độ kế toán, kiểm toán, trong đó xác định rõ xuất khẩu theo số hợp đồng, đơn hàng;

d) Lập và lưu trữ chứng từ liên quan đến việc xử lý phế liệu, phế phẩm;

đ) Xuất trình toàn bộ hồ sơ, chứng từ kế toán liên quan đến nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị nhập khẩu và sản phẩm xuất khẩu khi cơ quan hải quan kiểm tra tại trụ sở doanh nghiệp.

 Căn cứ hướng dẫn lập mẫu số 15/BCQT-NVL/GSQL và 15a/BCQT-SP/GSQL tại Phụ lục II Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018 của Bộ Tài chính quy định:

“Ghi chú khác:

        Cột (6): Là lượng sản phẩm nhập kho trong kỳ báo cáo gồm sản phẩm do tổ chức, cá nhân sản xuất trong kỳ nhập kho thành phẩm; sản phẩm gia công lại; sản phẩm đã xuất khẩu nhưng bị khách hàng trả lại;…”

Đề nghị công ty tham khảo nội dung quy định trên để thực hiện. Trường hợp phát sinh vướng mắc, đề nghị công ty liên hệ trực tiếp Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai để được hướng dẫn cụ thể.

>> Xem thêm: KHAI BÁO TRONG BCQT THEO MẪU SỐ 15 CỦA THÔNG TƯ 39/2018/TT-BTC

 CHÚNG TÔI CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ UY TÍN

   – Dịch vụ lập BÁO CÁO QUYẾT TOÁN  theo Thông  

    tư 39/2018/TT-BTC

Phần mềm Lập Báo cáo Quyết toán June

– Dịch vụ tư vấn Setup hệ thống Quản lý Kho gia

công Xuất nhập khẩu

– Phần mềm quản lý kho Exim 

– ĐÀO TẠO:  Nâng cao nghiệp vụ cho Nhân sự trong

Doanh nghiệp gia công

   EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu

Giấy, Hà Nội.

– Hotline: 0972 181 589

– Email: exim.com.vn@gmail.com

– Website: Exim.com.vn

Kinh nghiệm kiểm tra Báo cáo quyết toán XNK cần biết

1. Kiểm tra định mức

Theo quy định của pháp luật hiện hành thì người khai hải quan không có trách nhiệm phải kê khai định mức sản phẩm với cơ quan hải quan, tuy nhiên có trách nhiệm xây dựng định mức sử dụng và tỷ lệ hao hụt đối với từng mã sản phẩm. Lưu trữ và xuất trình định mức sử dụng nguyên liệu, định mức vật tư tiêu hao và tỷ lệ hao hụt nguyên liệu, vật tư khi cơ quan hải quan kiểm tra hoặc có yêu cầu giải trình cách tính định mức, tỷ lệ hao hụt nguyên liệu, vật tư….Trong quá trình sản xuất nếu có thay đổi thì phải xây dựng lại định mức thực tế, lưu giữ các chứng từ, tài liệu liên quan đến việc thay đổi định mức.

Đồng thời, người khai hải quan phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của định mức sử dụng, định mức tiêu hao, tỷ lệ hao hụt và sử dụng định mức vào đúng
mục đích gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu.

Do đó, tại thời điểm kiểm tra, ghi nhận trên biên bản kiểm tra việc người khai hải quan cung cấp các chứng từ, tài liệu, dữ liệu về định mức đối với các mã sản phẩm,
các mã nguyên liệu, vật liệu cần kiểm tra; quy trình sản xuất đối với các mã sản phẩm cần kiểm tra; việc sử dụng các loại nguyên liệu, vật liệu trong từng công đoạn sản xuất đến khi hoàn thành sản phẩm xuất khẩu để làm cơ sở cho việc kiểm tra, đối chiếu.

Tùy theo các đặc tính, quy trình sản xuất của sản phẩm xuất khẩu, việc lưu trữ, quản lý các chứng từ, tài liệu, dữ liệu về định mức của người khai hải quan mà
quyết định phương pháp kiểm tra định mức phù hợp.

Tuy nhiên nhìn chung có các phương pháp cơ bản sau:

+ Kiểm tra định mức thực tế trên cơ sở tài liệu kỹ thuật;

+ Kiểm tra định mức thực tế trên cơ sở lượng xuất – nhập – tồn;

+ Kiểm tra định mức thực tế trên cơ sở tài khoản kế toán

>> Xem thêm: Thời điểm nào kiểm tra báo cáo quyết toán tại doanh nghiệp? 

2. Kiểm tra tình hình tồn kho nguyên liệu, vật tư và hàng hóa xuất khẩu

Kiểm tra xác định lượng nguyên liệu, vật tư đã sử dụng, còn tồn theo các khai báo của doanh nghiệp với cơ quan hải quan với lượng tồn kho thực tế tại doanh nghiệp theo 01 trong các phương pháp sau:

– Xác định lượng tồn kho theo kê khai của người khai hải quan;

– Xác định lượng tồn kho thực tế tại trụ sở người khai hải quan;

+ Xác định lượng tồn kho thực tế trên cơ sở kiểm tra thực tế tồn kho tại thời điểm kiểm tra;

+ Xác định lượng tồn kho thực tế tại doanh nghiệp trên cơ sở sử dụng báo cáo quyết toán đã được kiểm toán độc lập.

* Một số lưu ý khi xác định lượng tồn kho theo kê khai hải quan và tồn kho thực tế tại doanh nghiệp:

– Xác định lại số liệu doanh nghiệp kê khai hải quan trong đó lưu ý các trường hợp doanh nghiệp bị lập biên bản chứng nhận, biên bản vi phạm, kê khai bổ sung và các trường hợp hủy tờ khai. Trong đó đối với số liệu khai thác từ hệ thống VNACCS/VIS cần lưu ý về các trường hợp kê khai bổ sung sau thông quan vì khi kết xuất dữ liệu đối với các trường hợp này đều không thể hiện đúng chính xác dữ liệu doanh nghiệp đã khai bổ sung sau thông quan.

– Kiểm tra và xác định các yếu tố phải cộng, phải trừ khi xác định tồn thực tế nguyên phụ liệu của một công ty như nguyên liệu giao, nhận gia công trong nước; nguyên phụ liệu đi đường; hàng gửi bán và nguồn gốc nguyên vật liệu; thời điểm hạch toán kế toán với thời điểm khai báo hải quan.

– Kiểm tra tính chính xác, hợp lý của bộ hồ sơ nhập khẩu, xuất khẩu: Đối chiếu thông tin trên tờ khai nhập khẩu, xuất khẩu với thông tin trên chứng từ kèm theo (hợp đồng, hóa đơn, packinglist, bill…); Đối chiếu số lượng nguyên phụ liệu trên tờ khai nhập khẩu với sổ chi tiết nguyên liệu, vật tư nhập khẩu; sản phẩm xuất khẩu trên tờ khai xuất khẩu với sổ chi tiết sản phẩm xuất kho để xuất khẩu.

– Kiểm tra thực nhập, thực xuất: Đối chiếu số lượng nguyên phụ liệu nhập khẩu với sổ/thẻ kho của bộ phận kho nhằm xác định các trường hợp nhập thừa, nhập thiếu; có nhập khẩu nhưng không nhập kho; Đối chiếu số lượng sản phẩm xuất khẩu với sổ/thẻ kho của bộ phận kho nhằm xác định các trường hợp xuất thừa, xuất thiếu; có xuất kho nhưng không xuất khẩu; Đối chiếu công nợ phải trả người bán với trị giá nguyên liệu, vật tư trên tờ khai nhập khẩu để phát hiện các trường hợp khai sai số lượng, trị giá hàng nhập khẩu, phát hiện các khoản điều chỉnh tăng, giảm công nợ; Đối chiếu công nợ phải thu của khách hàng với trị giá trên tờ khai xuất khẩu để phát hiện các trường hợp khai sai số lượng.

– Xác định chênh lệch:
Chênh lệch giữa tồn kho theo kê khai của người khai hải quan và tồn kho thực tế tại doanh nghiệp được xác định

– Xác định chênh lệch:
Sau khi xác định được lượng chênh lệch sẽ phát sinh 03 trường hợp: Không chênh lệch; chênh lệch thiếu và chênh lệch thừa. Trên cơ sở đó sẽ thực hiện việc xác định số tiền thuế ấn định, trong đó.

>> Xem thêm: KHAI BÁO TRONG BCQT THEO MẪU SỐ 15 CỦA THÔNG TƯ 39/2018/TT-BTC

a) Chênh lệch bằng 0 (không chênh lệch):

Doanh nghiệp kê khai hải quan phù hợp với số liệu thực tế, số liệu kế toán tại doanh nghiệp.

Do đặc thù của sản xuất, kinh doanh cũng như định mức, tỷ lệ hao hụt do doanh nghiệp kê khai với cơ quan hải quan thì việc không phát sinh chênh lệch giữa số liệu tồn kho thực tế tại doanh nghiệp với số liệu tồn kho theo kê khai hải quan đối với tất cả các mã nguyên vật liệu là khó có thể xảy ra.

Thực tế phát sinh nhiều doanh nghiệp hiện nay khi cung cấp Báo cáo tài chính đã được kiểm toán (thường có mối liên hệ với đơn vị làm dịch vụ kế toán của doanh nghiệp) thực hiện việc hạch toán kế toán hoàn toàn dựa trên cơ sở số liệu tờ khai nhập khẩu, xuất khẩu; định mức do doanh nghiệp kê khai với cơ quan hải quan trong các hồ sơ thanh khoản, hoàn thuế, không thu, ….

Từ đó bộ phận kế toán mới lập các chứng từ như phiếu xuất kho, nhập kho và các chứng từ kế toán khác một các phù hợp để xuất trình, cung cấp cho hải quan.

Khi kiểm tra thực tế nếu chỉ căn cứ vào các chứng từ do doanh nghiệp cung cấp và đối chiếu với số liệu quản lý của cơ quan hải quan thì sẽ không phát sinh bất cứ chênh lệch hay sai sót nào. Khi phát sinh trường hợp này, vấn đề đặt ra là cần kiểm tra lại tính chính xác, hợp lý, đúng quy định của việc hạch toán kế toán cũng như chính xác thực của số liệu kiểm kê tại thời điểm kết thúc năm tài chính.

– Làm việc bộ phận kho nguyên liệu, thành phẩm để làm rõ việc quản lý, lưu trữ, báo cáo hay cung cấp chứng từ xuất kho, nhập kho nguyên vật liệu cho bộ phận kế toán để thực hiện việc hạch toán kế toán như thế nào? Tiến hành kiểm tra thực tế (nếu cần) để xác minh tính chính xác các trình bày của bộ phận kho nguyên liệu.

– Kiểm tra chi tiết việc hạch toán kế toán vào tài khoản 152, 621 tại các thời điểm có đối chiếu với số liệu qua làm việc với bộ phận kho nguyên liệu. Từ đó xác định việc hạch toán kế toán có hay không dựa trên số liệu thực tế phát sinh trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

– Làm việc với bộ phận kho nguyên liệu, thành phẩm và bộ phận kế toán để làm rõ cơ sở của việc xây dựng bảng kiểm kê tồn kho cuối kỳ. Trong đó lưu ý đối với các nguyên liệu, vật liệu không thể tồn tại dưới dạng số lẻ nhưng trong bảng kiểm kê vẫn thể hiện số lẻ (ví dụ: Cúc áo: 1.567,38 cái; Dây kéo: 365.869,72 cái….).

Qua làm việc tại một cách tổng thể như trên, sẽ chứng minh được với đại diện doanh nghiệp về tính không chính xác, trung thực và đúng quy định của các chứng từ, số liệu tài liệu đã cung cấp, kể cả số liệu đã được kiểm toán.

Từ kết quả làm việc này doanh nghiệp cung cấp số liệu đúng, chính xác phản ánh đúng thực tế tại doanh nghiệp vì tại doanh nghiệp luôn phải nắm rõ số liệu này để quản trị, đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh. Có thể kiểm định tính chính xác này bằng cách kiểm tra thực tế đại diện một số mã nguyên vật liệu.

b) Chênh lệch thừa (lượng tồn kho tại doanh nghiệp nhiều hơn lượng tồn kho theo số liệu kê khai hải quan)

Việc tồn nguyên liệu thực tế tại kho doanh nghiệp lớn hơn tồn theo hồ sơ, chứng từ hải quan có thể do: doanh nghiệp thanh quyết toán nguyên vật liệu gia công, xét hoàn thuế, không thu thuế, xây dựng báo cáo xuất nhập tồn… với định mức xây dựng cao hơn định mức thực tế sản xuất; doanh nghiệp có hành vi xuất khống; đưa tờ khai xuất khẩu đã hủy hoặc kê khai thiếu tờ khai nhập khẩu trong hồ sơ hoàn thuế, không thu thuế, báo cáo quyết toán; hàng thực nhập kho thừa so với khai báo hải quan trên tờ khai nhưng không khai bổ sung.

Đoàn Kiểm tra, nếu có đủ điều kiện, thực hiện việc xác định, làm rõ các nguyên nhân dẫn đến chênh lệch tồn kho thừa để ngoài việc ấn định thuế còn thực hiện lập biên bản và xử phạt vi phạm hành chính theo quy định.

Trong trường hợp không xác định được nguyên nhân cụ thể dẫn đến chênh lệch thừa thì cũng ghi nhận ý kiến giải trình của doanh nghiệp về nguyên nhân dẫn đến chênh lệch thừa để làm cơ sở cho việc để xuất xử lý hay không xử lý vi phạm hành
chính của doanh nghiệp.

Lưu ý:

+ Chênh lệch thừa của doanh nghiệp chế xuất:

Cơ sở pháp lý cho việc đề xuất không ấn định thuế (không thuộc đối tượng chịu thuế) đối với phần chênh lệch thừa này khi có đủ cơ sở để xác định:

– Lượng nguyên vật liệu này thực tế còn tồn tại kho doanh nghiệp chế xuất;

– Doanh nghiệp chế xuất không vi phạm Điều 39 Luật Quản lý thuế;

– Doanh nghiệp chế xuất cam kết sẽ tiếp tục quản lý, sửdụng số nguyên liệu, vật tư này để sản xuất hàng xuất khẩu

Lưu ý:

+ Chênh lệch thừa của hợp đồng gia công:

Theo quy định của pháp luật hiện hành thì bên nhận gia công được quyền xử lý đối với lượng nguyên liệu, vật tư dư thừa đã nhập khẩu để gia công không quá 3% tổng lượng nguyên liệu, vật tư thực nhập khẩu thì khi bán, tiêu thụ nội địa không phải
làm thủ tục hải quan chuyển đổi mục đích sử dụng nhưng phải kê khai nộp thuế với cơ quan thuế nội địa theo quy định của pháp luật về thuế.

Do đó khi xem xét ấn định thuế đối với lượng nguyên liệu, vật tư gia công dư thừa cũng cần lưu ý đến quy định trên để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp

c) Chênh lệch thiếu (lượng tồn kho tại doanh nghiệp ít hơn lượng tồn kho theo số liệu kê khai hải quan):

Việc tồn nguyên liệu thực tế tại kho doanh nghiệp nhỏ hơn tồn theo hồ sơ, chứng từ hải quan có thể do: doanh nghiệp bán, tiêu thụ nội địa nguyên liệu nhập khẩu nhưng không khai báo hải quan; doanh nghiệp thanh quyết toán nguyên vật liệu gia công, xét hoàn thuế, không thu thuế, xây dựng báo cáo xuất nhập tồn… với định mức xây dựng thấp hơn định mức thực tế sản xuất; đưa tờ khai nhập khẩu đã hủy hoặc kê khai thiếu tờ khai xuất khẩu trong hồ sơ hoàn thuế, không thu thuế, báo cáo quyết toán; hàng thực nhập kho thiếu so với khai báo hải quan trên tờ khai nhưng không khai bổ sung, khai báo xuất khẩu trên tờ khai ít hơn thực tế xuất kho tại doanh nghiệp…

Khi phát sinh lượng chênh lệch thiếu, phải xác định rõ nguyên nhân dẫn đến lượng chênh lệch thiếu này có hay không phải do doanh nghiệp thực hiện việc tiêu thụ nội địa trực tiếp đối với nguyên liệu, vật liệu hay tiêu thụ các sản phẩm gia công, sản xuất xuất khẩu. Nội dung này có thể bị xử lý theo hành vi trốn thuế, gian lận thuế.

Để kiểm tra phát hiện các trường hợp thay đổi mục đích sử dụng (có tiêu thụ nội địa, cho, biếu, tặng …không kê khai hải quan), thực hiện:

– Kiểm tra hóa đơn giá trị gia tăng bán ra có thuế suất 0%;
– Kiểm tra sổ chi tiết nguyên liệu, thành phẩm nội địa (nếu có) nhằm phát hiện những mã thành phẩm gia công, sản xuất xuất khẩu thay đổi mục đích sử dụng.

Để kiểm tra phát hiện các trường hợp thay đổi mục đích sử dụng (có tiêu thụ nội địa, cho, biếu, tặng …không kê khai hải quan), thực hiện:

– Kiểm tra các trường hợp xuất kho nguyên phụ liệu không phải xuất vào sản xuất, không phải tái xuất, xuất gia công.

– Kiểm tra chi tiết các khoản doanh thu, doanh thu bất thường của doanh nghiệp (tài khoản 511, 711…);

Ngoài các nội dung trên cần kiểm tra thêm hoạt động giao gia công, nhận gia công của doanh nghiệp (nếu có); kiểm tra đối với việc xử lý phế liệu, phế phẩm (nếu  có)

>> Xem thêm: Hướng dẫn báo cáo quyết toán (BCQT) hải quan theo mẫu 15, 15a, 16

Nguồn: Cẩm Nang XNK

 CHÚNG TÔI CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ UY TÍN

   – Dịch vụ lập BÁO CÁO QUYẾT TOÁN  theo Thông tư 39/2018/TT-BTC

Phần mềm Lập Báo cáo Quyết toán June

– Dịch vụ tư vấn Setup hệ thống Quản lý Kho gia

công Xuất nhập khẩu

– Phần mềm quản lý kho Exim 

– ĐÀO TẠO:  Nâng cao nghiệp vụ cho Nhân sự trong Doanh nghiệp gia công

   EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu

Giấy, Hà Nội.

– Hotline: 0972 181 589

– Email: exim.com.vn@gmail.com

– Website: Exim.com.vn