03 Lưu ý về điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan đối với DNCX

Phần mềm JUNE lập Báo cáo quyết toán Nhanh gấp 2 lần

Doanh nghiệp chế xuất (DNCX) cần đáp ứng quy định về diện tích tối thiểu, quy cách hàng rào cứng, quản lý đối với chi nhánh… Vấn đề này đã được quy định tại khoản 10 Điều 1 Nghị định số 18/2021/NĐ-CP ngày 11/03/2021 của Chính phủ. Để cụ thể hóa các quy định tại Nghị định, cơ quan Hải quan đã làm rõ nhiều vấn đề để thống nhất thực hiện.

Điều kiện về quy cách hàng rào

Về quy cách của hàng rào cứng, căn cứ quy định tại khoản 10 Điều 1 Nghị định số 18/2021/NĐ-CP, hàng rào cứng phải đảm bảo điều kiện ngăn cách DNCX với khu vực bên ngoài. Do đó, cục hải quan các tỉnh, thành phố căn cứ từng trường hợp cụ thể về hình thức, chất liệu, quy cách xây dựng hàng rào cứng khi thực hiện kiểm tra thực tế điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan đối với DNCX để đánh giá khả năng đảm bảo điều kiện ngăn cách giữa DNCX với khu vực bên ngoài, đáp ứng điều kiện kiểm tra, giám sát của cơ quan Hải quan.

Bên cạnh đó, một số trường hợp được chấp nhận đáp ứng điều kiện có hàng rào cứng. Chẳng hạn, với DNCX thành lập trong khu chế xuất, phân khu chế xuất trong khu công nghiệp, khu kinh tế, trường hợp khu chế xuất, phân khu chế xuất không bao gồm các doanh nghiệp thường (không phải là DNCX) thì điều kiện hàng rào cứng áp dụng chung cho toàn bộ khu; điều kiện về hệ thống camera, phần mềm quản lý áp dụng riêng đối với từng DNCX.

Trường hợp trong khu chế xuất, phân khu chế xuất có các doanh nghiệp thường, DNCX thành lập trong khu công nghiệp, khu kinh tế thì mỗi DNCX phải đáp ứng các điều kiện về có hàng rào cứng riêng của từng DNCX ngăn cách với khu vực bên ngoài và phải đảm bảo hàng hóa ra, vào DNCX chỉ qua cổng/cửa riêng biệt của DNCX theo quy định tại khoản 1 Điều 28a Nghị định số 18/2021/NĐ-CP.

Bên cạnh đó, đối với trường hợp DNCX thuê, sử dụng chung nhà xưởng, cổng/cửa, hàng rào với các doanh nghiệp khác nếu DNCX thuê nhà xưởng, cơ sở sản xuất có cổng/cửa ra vào, đường đi nội bộ chung với DNCX khác thì điều kiện hàng rào cứng áp dụng chung cho toàn bộ diện tích mà các DNCX thuê nhưng phải đáp ứng điều kiện hàng hóa của DNCX này phải tách biệt với DNCX khác, đáp ứng yêu cầu giám sát hải quan; điều kiện về hệ thống camera, phần mềm quản lý thì áp dụng riêng đối với từng doanh nghiệp chế xuất.

Trường hợp DNCX thuê nhà xưởng, cơ sở sản xuất và sử dụng chung mặt bằng nhà xưởng, cơ sở sản xuất với doanh nghiệp khác không phải DNCX thì mỗi DNCX phải đáp ứng các điều kiện về có hàng rào cứng riêng của từng DNCX ngăn cách với khu vực bên ngoài và phải đảm bảo hàng hóa ra, vào DNCX chỉ qua cổng/cửa riêng biệt của DNCX theo quy định tại khoản 1 Điều 28a Nghị định số 18/2021/NĐ-CP.

Quản lý thế nào đối với chi nhánh DNCX?

Liên quan đến vấn đề quản lý đối với chi nhánh phụ thuộc của DNCX thành lập tại địa bàn quản lý hải quan khác với nơi DNCX có trụ sở chính, Tổng cục Hải quan cho biết chi nhánh của DNCX được áp dụng cơ chế đối với DNCX nếu đáp ứng các điều kiện tại khoản 10 Điều 1 Nghị định số 18/2021/NĐ-CP, được thành lập trong khu chế xuất, khu công nghiệp, khu kinh tế và hạch toán phụ thuộc vào DNCX. Chi nhánh phụ thuộc của DNCX phải được thể hiện trên Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư của DNCX do cơ quan có thẩm quyền cấp.

Cục hải quan nơi DNCX có trụ sở chính có văn bản đề nghị cục hải quan nơi có chi nhánh phụ thuộc của DNCX thực hiện kiểm tra, xác nhận điều kiện kiểm tra, giám sát của chi nhánh theo quy định. Chi cục hải quan quản lý DNCX nơi có trụ sở chính chịu trách nhiệm quản lý, theo dõi hàng hóa đưa vào, đưa ra của DNCX và các chi nhánh phụ thuộc của DNCX; thực hiện giám sát hoạt động của DNCX và các chi nhánh phụ thuộc của DNCX thông qua dữ liệu hình ảnh camera từ trụ sở chính và chi nhánh phụ thuộc của DNCX; thực hiện kiểm tra DNCX và phối hợp với cục hải quan nơi có chi nhánh phụ thuộc của DNCX thực hiện kiểm tra tại cơ sở sản xuất khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật về hải quan.

Về thời hạn lưu giữ dữ liệu hình ảnh camera tại DNCX, Tổng cục Hải quan quy định thời hạn lưu giữ dữ liệu được tính từ khi Hệ thống camera lưu giữ hình ảnh thực tế phát sinh cho đến khi hình ảnh được xóa khỏi dữ liệu của DNCX tối thiểu là 12 tháng.

Không đủ điều kiện ảnh hưởng gì đến chính sách thuế?

Về chính sách thuế đối với trường hợp không đáp ứng điều kiện về kiểm tra, giám sát đối với DNCX, Tổng cục Hải quan yêu cầu cục hải quan các tỉnh, thành phố thực hiện theo quy định tại khoản 5 Điều 28a Nghị định số 18/2021/NĐ-CP. Theo đó trong thời hạn tối đa không quá 1 năm kể từ ngày Nghị định số 18/2021/NĐ-CP có hiệu lực thi hành, DNCX đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc văn bản của cơ quan đăng ký đầu tư có thẩm quyền (trong trường hợp không phải thực hiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư) trước ngày Nghị định số 18/2021/NĐ-CP có hiệu lực thi hành (ngày 25/4/2021) và đang trong quá trình hoạt động (bao gồm cả các DNCX đã được cơ quan Hải quan xác nhận điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan trước ngày Nghị định số 18/2021/NĐ-CP có hiệu lực thi hành) phải hoàn thiện các điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan quy định. Trường hợp DNCX không đáp ứng các điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan, DNCX được hoàn chỉnh các điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan nhiều lần nhưng không quá thời hạn 1 năm kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.

Trường hợp quá thời hạn 1 năm kể từ ngày Nghị định số 18/2021/NĐ CP có hiệu lực thi hành (ngày 25/4/2021) nhưng DNCX không thực hiện thông báo cho chi cục hải quan nơi quản lý DNCX hoặc không đáp ứng các điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan theo quy định thì DNCX không được áp dụng chính sách thuế đối với khu phi thuế quan kể từ ngày quá thời hạn 1 năm.

Trường hợp DNCX sau đó đáp ứng các điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan, có văn bản thông báo cho chi cục hải quan nơi quản lý DNCX để thực hiện kiểm tra và được chi cục hải quan nơi quản lý DNCX xác nhận đã đáp ứng các điều kiện theo quy định tại khoản 10 Điều 1 Nghị định số 18/2021/NĐ-CP thì DNCX được áp dụng chính sách thuế đối với khu phi thuế kể từ ngày chi cục hải quan nơi quản lý DNCX có văn bản xác nhận đã đáp ứng các điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan.

Nguồn: HẢI QUAN ONLINE

 CHÚNG TÔI CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ UY TÍN

   – Dịch vụ lập BÁO CÁO QUYẾT TOÁN  theo Thông  

    tư 39/2018/TT-BTC

Phần mềm Lập Báo cáo Quyết toán June

– Dịch vụ tư vấn Setup hệ thống Quản lý Kho gia

công Xuất nhập khẩu

– Phần mềm quản lý kho Exim 

– ĐÀO TẠO:  Nâng cao nghiệp vụ cho Nhân sự trong

Doanh nghiệp gia công

   EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu

Giấy, Hà Nội.

– Hotline: 0972 181 589

– Email: exim.com.vn@gmail.com

– Website: Exim.com.vn

Thời hạn để DNCX hoàn thành điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan

Phần mềm JUNE lập Báo cáo quyết toán Nhanh gấp 2 lần

Hoàn thành việc kiểm tra, xác nhận doanh nghiệp chế xuất đáp ứng điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan theo quy định trước ngày 25/4/2022.

Trước đó ngày 2/3, Tổng cục Hải quan đã ban hành Quyết định 247/QĐ-TCHQ quy định cách thức kết nối, trao đổi dữ liệu hệ thống camera giám sát của doanh nghiệp chế xuất với cơ quan Hải quan theo khoản 10 Điều 1 Nghị định 18/2021/NĐ-CP và việc giám sát hải quan đối với doanh nghiệp chế xuất thông qua hệ thống camera; đồng thời hướng dẫn triển khai thực hiện khoản 10 Điều 1 Nghị định 18/2021/NĐ-CP.

Để triển khai thực hiện kiểm tra điều kiện giám sát hải quan đối với doanh nghiệp chế xuất theo đúng quy định tại khoản 10 Điều 1 Nghị định 18/2021/NĐ-CP, Tổng cục Hải quan yêu cầu các cục hải quan tỉnh, thành phố tuyên truyền, phổ biến rộng rãi cho các doanh nghiệp chế xuất biết, thực hiện.

Trường hợp các doanh nghiệp chế xuất vẫn chưa thực hiện thông báo Mẫu số 25 Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định số 18/2021/NĐ-CP thì tiếp tục đôn đốc, hướng dẫn doanh nghiệp chế xuất thực hiện thông báo theo quy định; tìm hiểu rõ nguyên nhân, vướng mắc của doanh nghiệp chế xuất trong việc chậm trễ thực hiện thông báo đáp ứng điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan theo quy định tại khoản 1 Điều 28a Nghị định 18/2021/NĐ-CP, đồng thời hỗ trợ, giải thích pháp luật cho doanh nghiệp chế xuất biết về chính sách ưu đãi thuế quan đối với doanh nghiệp chế xuất sau thời điểm 25/4/2022.

Hoàn thành việc kiểm tra, xác nhận doanh nghiệp chế xuất đáp ứng điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan theo quy định trước ngày 25/4/2022.

Các cục hải quan tỉnh, thành phố chủ động báo cáo với UBND tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp chế xuất thực hiện dự án đầu tư về tình hình triển khai thực hiện theo quy định tại Điều 28a Nghị định 18/2021/NĐ-CP, đồng thời đề nghị UBND tỉnh, thành phố có biện pháp đôn đốc các doanh nghiệp chế xuất chưa thực hiện thông báo cho cơ quan Hải quan về các điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan theo mẫu số 25 Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định 18/2021/NĐ-CP.

Nguồn: HẢI QUAN ONLINE

 CHÚNG TÔI CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ UY TÍN

   – Dịch vụ lập BÁO CÁO QUYẾT TOÁN  theo Thông  

    tư 39/2018/TT-BTC

Phần mềm Lập Báo cáo Quyết toán June

– Dịch vụ tư vấn Setup hệ thống Quản lý Kho gia

công Xuất nhập khẩu

– Phần mềm quản lý kho Exim 

– ĐÀO TẠO:  Nâng cao nghiệp vụ cho Nhân sự trong

Doanh nghiệp gia công

   EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu

Giấy, Hà Nội.

– Hotline: 0972 181 589

– Email: exim.com.vn@gmail.com

– Website: Exim.com.vn

Doanh nghiệp chế xuất thuê nước ngoài gia công nhập khẩu theo loại hình gì?

Câu hỏi về loại hình tờ khai doanh nghiệp chế xuất

Trường hợp Doanh nghiệp chế xuất (DN) thuê nước ngoài gia công, khi đóng gói nguyên vật liệu để xuất khẩu đi thuê gia công thì DN có mua một lượng thùng carton và pallet gỗ từ nội địa hoặc các DNCX khác để đóng gói. Vậy trong trường hợp này DN sẽ nhập khẩu lượng thùng carton và pallet theo loại hình gì?

Trường hợp Doanh nghiệp chế xuất (DN) thuê nước ngoài gia công. DN có mua thùng carton và pallet gỗ từ nội địa hoặc các DNCX khác để đóng gói nguyên vật liệu mang đi thuê gia công và xuất khẩu cùng nguyên vật liệu. Vậy trong trường hợp này DN sẽ nhập khẩu lượng thùng carton và pallet đó theo loại hình gì?

Trả lời vướng mắc trên

– Trường hơp của công ty thực hiện căn cứ hướng dẫn sử dụng bảng mã loại hình VNACCS tại công văn số Quyết định số 1357/QĐ-TCHQ ngày 18.05.2021 có hiệu lực từ 01/06/2021:

Loại hình E15: Nhập nguyên liệu, vật tư của DNCX từ nội địa

Sử dụng trong trường hợp DNCX nhập khẩu nguyên liệu, vật tư để sản xuất, gia công từ nội địa hoặc từ DNCX, doanh nghiệp trong khu phi thuế quan khác.

Đề nghị công ty tham khảo nội dung hướng dẫn mã loại hình trên và mục đích kinh doanh để thực hiện việc khai báo loại hình xuất khẩu hàng hóa của mình

Trường hợp phát sinh vướng mắc, đề nghị công ty liên hệ trực tiếp Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai để được hướng dẫn cụ thể.

Nguồn: CHQTĐN

CHÚNG TÔI CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ UY TÍN

   – Dịch vụ lập BÁO CÁO QUYẾT TOÁN  theo Thông tư 39/2018/TT-BTC

– Dịch vụ tư vấn Setup hệ thống Quản lý Kho gia công Xuất nhập khẩu

– Phần mềm quản lý kho Exim 

– ĐÀO TẠO:  Nâng cao nghiệp vụ cho Nhân sự trong Doanh nghiệp gia công

   EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu

Giấy, Hà Nội.

– Hotline: 0972 181 589

– Email: exim.com.vn@gmail.com

– Website: Exim.com.vn

Nhập khẩu hàng mẫu vào doanh nghiệp chế xuất dùng làm NL sản xuất

Nhập khẩu hàng mẫu vào doanh nghiệp chế xuất dùng làm NL sản xuất

Hiện tại, chúng tôi có nhập một lô hàng mẫu, không thanh toán từ đối tác (là doanh nghiệp nội địa). Mục đích sử dụng hàng mẫu của chúng tôi là làm nguyên vật liệu để sản xuất ra sản phẩm.
Đối tác của chúng tôi mở tờ khai xuất H21 với số quản lý nội bộ doanh nghiệp: #&7 Vậy trường hợp này, chúng tôi mở tờ khai nhập E15 theo quy định mới của Quyết định 1357 thì có cần phải khai số quản lý nội bộ là #&7 hay là một số quản lý nội bộ cụ thể nào khác không?

Trả lời vướng mắc:

Căn cứ Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015 được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 39/2018/TT-BTC quy định:
Điều 74. Quy định chung đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của DNCX
“1. Hàng hóa nhập khẩu phục vụ hoạt động sản xuất sản phẩm xuất khẩu của DNCX phải thực hiện thủ tục hải quan theo quy định và sử dụng đúng với mục đích sản xuất…”
Điều 86. Thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ
“1. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ gồm:
a) Sản phẩm gia công; máy móc, thiết bị thuê hoặc mượn; nguyên liệu, vật tư dư thừa; phế liệu, phế phẩm thuộc hợp đồng gia công theo quy định tại khoản 3 Điều 32 Nghị định số 187/2013/NĐ-CP;
b) Hàng hóa mua bán giữa doanh nghiệp nội địa với doanh nghiệp chế xuất, doanh nghiệp trong khu phi thuế quan;
c) Hàng hóa mua bán giữa doanh nghiệp Việt Nam với tổ chức, cá nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam và được thương nhân nước ngoài chỉ định giao, nhận hàng hóa với doanh nghiệp khác tại Việt Nam”.
✅Trường hợp này không thuộc quy định về xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ theo Điều 86 nêu trên. Tuy nhiên, DNCX vẫn phải thực hiện thủ tục hải quan theo quy định tại Điều 74 (theo PHỤ LỤC I Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018: thuộc trường hợp xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa là hàng mẫu không thanh toán).
Do mục đích sử dụng hàng mẫu (không thanh toán) nhập từ nội địa của công ty là để làm nguyên vật liệu sản xuất ra sản phẩm, căn cứ Quyết định số 1357/QĐ-TCHQ ngày 18/05/2021 “Về việc ban hành Bảng mã loại hình xuất khẩu, nhập khẩu và hướng dẫn sử dụng”, mã loại hình quy định cụ thể như sau:
E15- “Nhập nguyên liệu, vật tư cua DNCX từ nội địa”, “sử dụng trong trường hợp DNCX nhập khẩu nguyên liệu, vật tư để sản xuất, gia công từ nội địa hoặc từ DNCX, doanh nghiệp trong khu phi thuế quan khác”.
Về tiêu chí Số quản lý của nội bộ doanh nghiệp:
+ Đối với tờ khai xuất khẩu, tại tiêu chí 2.58 PHỤ LỤC I Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 quy định: “+ Trường hợp hàng hóa là hàng mẫu không thanh toán ghi #&7”;
+ Đối với tờ khai nhập khẩu, tại tiêu chí 1.69 PHỤ LỤC I Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 quy định: “+ Trường hợp hàng hóa là hàng mẫu không thanh toán ghi #&7”;
Nguồn: CHQTĐN 

 CHÚNG TÔI CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ UY TÍN

   – Dịch vụ lập BÁO CÁO QUYẾT TOÁN  theo Thông tư 39/2018/TT-BTC

– Dịch vụ tư vấn Setup hệ thống Quản lý Kho gia công Xuất nhập khẩu

– Phần mềm quản lý kho Exim 

– ĐÀO TẠO:  Nâng cao nghiệp vụ cho Nhân sự trong Doanh nghiệp gia công

   EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu

Giấy, Hà Nội.

– Hotline: 0972 181 589

– Email: exim.com.vn@gmail.com

– Website: Exim.com.vn

Doanh nghiệp chế xuất (DNCX) khi bán vào nội địa có chịu thuế không?

Chúng tôi là DNCX có 100% vốn đầu tư nước ngoài. Sản phẩm xuất khẩu của chúng tôi là túi đóng gói nilon, mác dán quần áo. Chúng tôi nhập NVL theo loại hình E11 và E15 để sản xuất hàng xuất khẩu. Mặt hàng xuất khẩu sau khi sản xuất là túi Zipper (túi đóng gói bằng nilon có khóa kéo Zipper) có mã HS39232990. Nay có một khách hàng nội địa muốn mua túi Zipper này của chúng tôi.
1. Doanh nghiệp chế xuất khi bán vào nội địa có chịu thuế không và các loại thuế chúng tôi phải đóng là gì ạ?
2. Đối với nguyên vật liệu chúng tôi nhập theo loại hình E11, E15 để sản xuất hàng xuất khẩu thì sau khi bán thành phẩm vào nội địa, chúng tôi có phải đóng thuế cho những NVL đã nhập theo mã loại hình E11, và E15 như CV5826/TCHQ-TXNK ngày 05/10/2018 không?

Trả lời vướng mắc:

– Căn cứ khoản 5 điều 30 Nghị định số 82/2018/NĐ-CP ngày 22/5/2018 của Chính phủ quy định:
“Điều 30. Quy định riêng áp dụng đối với khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất
…5. Quan hệ trao đổi hàng hóa giữa các khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất với các khu vực khác trên lãnh thổ Việt Nam, không phải khu phi thuế quan, là quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu trừ các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này và các trường hợp không làm thủ tục hải quan do Bộ Tài chính quy định.
Doanh nghiệp chế xuất được bán vào thị trường nội địa tài sản thanh lý của doanh nghiệp và các hàng hóa theo quy định của pháp luật về đầu tư và thương mại. Tại thời điểm bán, thanh lý vào thị trường nội địa không áp dụng chính sách quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trừ trường hợp hàng hóa thuộc diện quản lý theo điều kiện, tiêu chuẩn, kiểm tra chuyên ngành chưa thực hiện khi nhập khẩu; hàng hóa quản lý bằng giấy phép thì phải được cơ quan cấp phép nhập khẩu đồng ý bằng văn bản”.
– Căn cứ khoản 2 điều 2 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 05/10/2018 của Chính phủ quy định:
“Điều 2. Đối tượng chịu thuế
…2. Hàng hóa xuất khẩu từ thị trường trong nước vào doanh nghiệp chế xuất, khu chế xuất, kho bảo thuế, kho ngoại quan và các khu phi thuế quan khác phù hợp với quy định tại khoản 1 Điều 4 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; hàng hóa nhập khẩu từ doanh nghiệp chế xuất, khu chế xuất, kho bảo thuế, kho ngoại quan và các khu phi thuế quan khác phù hợp với quy định tại khoản 1 Điều 4 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu vào thị trường trong nước.”
Theo các quy định trên, trường hợp được quy định trong Giấy phép đầu tư thì DNCX được phép bán sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất vào nội địa. Khi bán sản phẩm vào nội địa, DNCX không phải kê khai nộp thuế cho hàng hóa xuất khẩu, doanh nghiệp nội địa phải kê khai nộp thuế cho hàng hóa nhập khẩu. DNCX không phải kê khai nộp thuế đối với NVL nhập khẩu để sản xuất sản phẩm xuất khẩu trong trường hợp trên.
–ST–

 CHÚNG TÔI CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ UY TÍN

   – Dịch vụ lập BÁO CÁO QUYẾT TOÁN  theo Thông tư 39/2018/TT-BTC

– Dịch vụ tư vấn Setup hệ thống Quản lý Kho gia công Xuất nhập khẩu

– Phần mềm quản lý kho Exim 

– ĐÀO TẠO:  Nâng cao nghiệp vụ cho Nhân sự trong Doanh nghiệp gia công

   EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu

Giấy, Hà Nội.

– Hotline: 0972 181 589

– Email: exim.com.vn@gmail.com

– Website: Exim.com

Doanh nghiệp chế xuất Phải và Không phải làm thủ tục hải quan khi nào?

Trường hợp PHẢI LÀM THỦ TỤC HQ:

Hàng hóa DNCX thuê nước ngoài gia công thì thực hiện thủ tục hải quan theo quy định về hàng hóa đặt gia công ở nước ngoài quy định tại Mục 3 Thông tư 39/2018/TT-BTC.

Trường hợp KHÔNG PHẢI LÀM THỦ TỤC HẢI QUAN:

1. Hàng hóa do DNCX thuê doanh nghiệp nội địa gia công:

Doanh nghiệp nội địa làm thủ tục hải quan theo quy định về gia công hàng hóa cho thương nhân nước ngoài quy định tại mục 1 và mục 2 Chương III TT39. Riêng về địa điểm làm thủ tục hải quan, doanh nghiệp nội địa được lựa chọn thực hiện tại Chi cục Hải quan quản lý DNCX. Khi khai chỉ tiêu thông tin “số quản lý nội bộ doanh nghiệp” trên tờ khai hải quan, doanh nghiệp nội địa phải khai như sau: #&GCPTQ;
DNCX không phải làm thủ tục hải quan khi đưa hàng hóa vào nội địa để gia công và nhận lại sản phẩm gia công từ nội địa.
Trường hợp đưa hàng hóa từ DNCX vào thị trường nội địa để gia công, bảo hành, sửa chữa nhưng không nhận lại hàng hóa thì bên nhận gia công (doanh nghiệp nội địa) phải đăng ký tờ khai mới để thay đổi mục đích sử dụng theo quy định tại Chương II TT 39.

2. Hàng hóa do DNCX nhận gia công cho doanh nghiệp nội địa:

a) Doanh nghiệp nội địa làm thủ tục hải quan theo quy định về đặt gia công hàng hóa ở nước ngoài tại mục 1 và mục 3 Chương III TT 39. Riêng về địa điểm làm thủ tục hải quan, doanh nghiệp nội địa được lựa chọn thực hiện tại Chi cục Hải quan quản lý DNCX. Khi khai chỉ tiêu thông tin “số quản lý nội bộ doanh nghiệp” trên tờ khai hải quan, doanh nghiệp nội địa phải khai như sau: #&GCPTQ
b) DNCX không phải làm tục hải quan khi nhận hàng hóa từ nội địa để gia công và trả lại sản phẩm gia công vào nội địa.

3. Đối với hàng hóa do DNCX thuê DNCX khác gia công:

DNCX thuê gia công và DNCX nhận gia công không phải thực hiện thủ tục hải quan khi giao, nhận hàng hóa phục vụ hợp đồng gia công, sản phẩm gia công.
Lưu ý:
Các trường hợp không làm thủ tục hải quan tại điều này, DNCX có trách nhiệm lưu giữ và xuất trình các chứng từ tài liệu liên quan đến hoạt động gia công, sản xuất hàng xuất khẩu theo quy định tại Điều 60 Luật Hải quan, Điều 37 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP (trừ việc thông báo cơ sở sản xuất).”

 CHÚNG TÔI CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ UY TÍN

   – Dịch vụ lập BÁO CÁO QUYẾT TOÁN  theo Thông tư 39/2018/TT-BTC

– Dịch vụ tư vấn Setup hệ thống Quản lý Kho gia công Xuất nhập khẩu

– Phần mềm quản lý kho Exim 

– ĐÀO TẠO:  Nâng cao nghiệp vụ cho Nhân sự trong Doanh nghiệp gia công

   EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu

Giấy, Hà Nội.

– Hotline: 0972 181 589

– Email: exim.com.vn@gmail.com

– Website: Exim.com

DNCX Báo cáo Quyết toán (BCQT) nguyên liệu mua từ nội địa

DNCX Báo cáo Quyết toán nguyên liệu mua từ nội địa

Công ty tôi là DNCX, có mua tem từ nội địa, để xuất cùng sản phẩm ra nước ngoài. vậy cho tôi hỏi tem không trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất, nhưng lại xuất cùng sản phẩm ra nước ngoài, thì có cần thanh khoản không?

Nếu không thanh khoản thì khi mua tem từ nội địa có cần khai hải quan không? nếu có thì khai theo mã loại hình nào?

Trả lời vướng mắc:

1. Thủ tục Hải quan:

– Căn cứ khoản 3 điều 75 Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015 sửa đổi bổ sung tại Thông tư 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018

“Điều 75.  Thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu của DNCX

3. Đối với hàng hóa mua, bán giữa DNCX với doanh nghiệp nội địa

DNCX, doanh nghiệp nội địa làm thủ tục hải quan xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ theo loại hình tương ứng quy định tại Điều 86 Thông tư này.”

2. Loại hình:

– Căn cứ hướng dẫn sử dụng bảng mã loại hình VNACCS tại công văn số Quyết định số 1357/QĐ-TCHQ ngày 18.05.2021 có hiệu lực từ 01/06/2021:

E15: Nhập nguyên liệu, vật tư của DNCX từ nội địa

Sử dụng trong trường hợp: DNCX nhập khẩu nguyên liệu, vật tư để sản xuất, gia công từ nội địa hoặc từ DNCX, doanh nghiệp trong khu phi thuế quan khác.

3. Báo cáo quyết toán:

Việc lập Báo cáo quyết toán lượng nguyên liệu, vật tư nhập khẩu theo vướng mắc của Công ty được thực hiện theo hướng dẫn Điều 60 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 9 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 của Bộ Tài chính.

Nguồn: HẢI QUAN VIỆT NAM

CHÚNG TÔI CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ UY TÍN

– Dịch vụ lập BÁO CÁO QUYẾT TOÁN  theo Thông tư 39/2018/TT-BTC

– Dịch vụ tư vấn Setup hệ thống Quản lý Kho gia công – Xuất nhập khẩu

– Phần mềm quản lý kho Exim 

– ĐÀO TẠO:  Nâng cao nghiệp vụ cho Nhân sự trong Doanh nghiệp gia công

EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.

– Hotline: 0972 181 589

TK B11 XK CHO DNCX CÓ PHẢI ÁP DỤNG MẪU 22 KHÔNG?

Bên Tôi là Doanh nghiệp nội địa, trụ sở đặt tại Trảng Bom, không thuộc KCX hay KCN, Ngành nghề là kinh doanh các sản phẩm liên quan đến gỗ tràm rừng trồng có nguồn gốc xuất xứ thu mua tại nội địa nước Việt Nam Bên Tôi có cung cấp mặt hàng Pallet gỗ cho DNCX để làm bao bì đóng gói.
Loại hình xuất khẩu của bên Cty Tôi là B11, và DNCX sẽ nhập khẩu tại chỗ theo loại hình E15 và A12 Theo NĐ 18 có qui định về việc áp dụng mẫu 22 cho tờ khai xuất khẩu tại chỗ phải thông báo đã hoàn thành tờ khai nhập khẩu tại chỗ đối ứng.
Nhưng theo Tôi hiểu là Mẫu 22 sẽ áp dụng cho các DNCX và DN KCN làm hàng sản xuất xuất khẩu hoặc gia công, xuất khẩu tại thị trường Việt Nam thì mới phải thông báo mẫu 22.
Vậy mong Cục giải đáp giúp Tôi là DN nội địa như Công Ty Tôi có phải áp dụng mẫu 22 hay không?

Trả lời qua ý kiến đã trao đổi

– Căn cứ điều 1 Nghị định 18/2021/NĐ-CP ngày 11 tháng 03 năm 2021 Sửa đổi, bổ sung một số điều 12 của Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016
“Điều 12. Miễn thuế đối với hàng hóa nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu
2. Cơ sở để xác định hàng hóa được miễn thuế:
e) Lượng hàng hóa nhập khẩu được sử dụng để sản xuất sản phẩm xuất khẩu tại chỗ được miễn thuế nhập khẩu là lượng hàng hóa thực tế được sử dụng để sản xuất sản phẩm đã xuất khẩu tại chỗ, nếu người xuất khẩu tại chỗ thực hiện thông báo cho cơ quan hải quan thông tin về tờ khai hải quan của sản phẩm nhập khẩu tại chỗ tương ứng đã hoàn thành thủ tục nhập khẩu trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày thông quan sản phẩm xuất khẩu tại chỗ theo Mẫu số 22 Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định này.”
– Căn cứ khoản 58 Điều 1 thông tư 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018 được sửa đổi, bổ sung tại Điều 86 Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015 của Bộ Tài chính quy định:
“58. Khoản 3, 4, 5 Điều 86 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“3. Hồ sơ hải quan
Hồ sơ hải quan hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ thực hiện theo quy định tại Điều 16 Thông tư này.
Trường hợp hàng hóa mua bán giữa doanh nghiệp nội địa và doanh nghiệp chế xuất, doanh nghiệp trong khu phi thuế quan thì người khai hải quan sử dụng hóa đơn giá trị gia tăng hoặc hóa đơn bán hàng theo quy định của Bộ Tài chính thay cho hóa đơn thương mại. Riêng trường hợp cho thuê tài chính đối với doanh nghiệp chế xuất, doanh nghiệp trong khu phi thuế quan thì người khai hải quan không phải nộp hóa đơn thương mại hoặc hóa đơn GTGT hoặc hóa đơn bán hàng.
4. Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày thông quan hàng hóa xuất khẩu, người nhập khẩu tại chỗ phải làm thủ tục hải quan
5. Thủ tục hải quan
a) Trách nhiệm của người xuất khẩu:
a.1) Khai thông tin tờ khai hải quan xuất khẩu và khai vận chuyển kết hợp, trong đó ghi rõ vào ô “Điểm đích cho vận chuyển bảo thuế” là mã địa điểm của Chi cục Hải quan làm thủ tục hải quan nhập khẩu và ô tiêu chí “Số quản lý nội bộ của doanh nghiệp” trên tờ khai xuất khẩu phải khai như sau: #&XKTC hoặc tại ô “Ghi chép khác” trên tờ khai hải quan giấy;
a.2) Thực hiện thủ tục xuất khẩu hàng hóa theo quy định;
a.3) Thông báo việc đã hoàn thành thủ tục hải quan xuất khẩu để người nhập khẩu thực hiện thủ tục nhập khẩu và giao hàng hóa cho người nhập khẩu;
a.4) Tiếp nhận thông tin tờ khai nhập khẩu tại chỗ đã hoàn thành thủ tục hải quan từ người nhập khẩu tại chỗ để thực hiện các thủ tục tiếp theo.
b) Trách nhiệm của người nhập khẩu:
b.1) Khai thông tin tờ khai hải quan nhập khẩu theo đúng thời hạn quy định trong đó ghi rõ số tờ khai hải quan xuất khẩu tại chỗ tương ứng tại ô “Số quản lý nội bộ doanh nghiệp” như sau: #&NKTC#&số tờ khai hải quan xuất khẩu tại chỗ tương ứng hoặc tại ô “Ghi chép khác” trên tờ khai hải quan giấy;
b.2) Thực hiện thủ tục nhập khẩu hàng hóa theo quy định;
b.3) Ngay sau khi hoàn thành thủ tục nhập khẩu tại chỗ thì thông báo việc đã hoàn thành thủ tục cho người xuất khẩu tại chỗ để thực hiện các thủ tục tiếp theo;
b.4) Chỉ được đưa hàng hóa vào sản xuất, tiêu thụ sau khi hàng hóa nhập khẩu đã được thông quan”
Như vậy, trường hợp của công ty xuất khẩu tại chỗ với loại hình tờ khai là B11 để bán hàng cho DNCX (tờ khai nhập loại hình A12, E15), theo khoản 58 Điều 1 thông tư 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018 thì Công ty (Bên xuất khẩu) vẫn phải có trách nhiệm theo dõi và THÔNG BÁO CHO CƠ QUAN HẢI QUAN TỜ KHAI NHẬP KHẨU TẠI CHỖ ĐỐI ỨNG ĐÃ HOÀN THÀNH THỦ TỤC theo Mẫu số 22 để thực hiện các quy định về quản lý hải quan và các thủ tục tiếp theo.
Doanh nghiệp tham khảo thực hiện thủ tục hải quan theo quy định.
Nguồn: CỤC HẢI QUAN TỈNH ĐỒNG NAI

Báo cáo quyết toán NPL chạy thử thiết bị và đào tạo công nhân của DNCX

Giải đáp về: Báo cáo quyết toán NPL chạy thử thiết bị và đào tạo công nhân của DNCX

Công ty chúng tôi mới thành lập năm 2019, là DNCX, từ tháng 10 năm 2020 bắt đầu nhập khẩu NPL. Đến tháng 1/2021 công ty sử dụng 1 phần NPL để chạy thử thiết bị và đào tạo công nhân, sau đó toàn bộ lượng NPL này sau đó đều mang đi tiêu hủy (có thông báo cho Hải Quan đến giám sát), không tạo thành sản phẩm nhập kho. Năm tài chính kết thúc vào ngày 31/3/2021, vậy công ty chỉ cần làm BCQT lượng NPL đã sử dụng có được hay không ?

( vì không có sản phẩm nhập kho nên không thể xây dựng BCQT cho sản phẩm xuất khẩu và định mức thực tế sử dụng được)?

Trả lời qua ý kiến đã trao đổi

Căn cứ hướng dẫn lập mẫu số 15/BCQT-NVL/GSQL và 15a/BCQT-SP/GSQL tại Phụ lục II Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018 của Bộ Tài chính quy định:

“Ghi chú khác:

Cột (8): Là lượng nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu nhưng không được sử dụng vào sản xuất hàng xuất khẩu mà được chuyển mục đích sử dụng, tiêu thụ nội địa, tiêu hủy (trường hợp tiêu hủy giải thích rõ tại cột số 12 và cung cấp hồ sơ kèm theo nếu có).

Việc lập Báo cáo quyết toán lượng nguyên liệu, vật tư nhập khẩu theo vướng mắc của Công ty được thực hiện theo hướng dẫn trên và phải thực hiện đúng theo quy định tại Điều 60 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 9 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 của Bộ Tài chính.

Đề nghị công ty tham khảo nội dung quy định trên để thực hiện. Trường hợp phát sinh vướng mắc, đề nghị công ty liên hệ trực tiếp Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai để được hướng dẫn cụ thể.

Nguồn: CỤC HẢI QUAN TỈNH ĐỒNG NAI 

————-

CHÚNG TÔI CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ UY TÍN

– Dịch vụ lập BÁO CÁO QUYẾT TOÁN  theo Thông tư 39/2018/TT-BTC

– Dịch vụ tư vấn Setup hệ thống Quản lý Kho gia công – Xuất nhập khẩu

– Phần mềm quản lý kho Exim 

– ĐÀO TẠO:  Nâng cao nghiệp vụ cho Nhân sự trong Doanh nghiệp gia công

EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.

– Hotline: 0972 181 589

– Email: exim.com.vn@gmail.com

LOẠI HÌNH TỜ KHAI NHẬP KHẨU NƯỚC NGOÀI A12 & XK DNCX B11

Doanh nghiệp FDI thực hiện nhập khẩu nguyên liệu từ nước ngoài. Quy trình sản xuất gồm cắt thành nhiều kích thước khác nhau bằng mày móc. Thực hiện phân loại, kiểm tra bởi công nhân. Đem sản phẩm đi sấy khô, làm sạch, và cuối cùng là đóng gói, dán nhãn. Quy trình chỉ làm thay đổi kích thước, không làm thay đổi bản chất hàng hóa. Công ty thực hiện bán thành phẩm cho DNCX.
Trước đây doanh nghiệp thực hiện nhập khẩu theo loại hình A12 và xuất B11.
Mong được tư vấn loại hình Nhập khẩu và Xuất khẩu đối với quy trình sản xuất trên theo Quyết định 1357/QĐ-TCHQ ngày 18/05/2021?

Trả lời qua ý kiến đã trao đổi

– Căn cứ hướng dẫn sử dụng bảng mã loại hình VNACCS tại công văn số Quyết định số 1357/QĐ-TCHQ ngày 18.05.2021 có hiệu lực từ 01/06/2021:
Loại hình B11: Xuất kinh doanh
Sử dụng trong trường hợp doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa để kinh doanh, tiêu dùng, bao gồm:
a) Doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài hoặc xuất khẩu vào khu phi thuế quan, DNCX hoặc xuất khẩu tại chỗ theo chỉ định của thương nhân nước ngoài theo hợp đồng mua bán;
b) Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (bao gồm cả DNCX) thực hiện quyền kinh doanh xuất khẩu hàng hóa có nguồn gốc mua trong nước.
Loại hình A12: Nhập kinh doanh sản xuất
Sử dụng trong trường hợp doanh nghiệp Việt Nam nhập nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất trong nước (bao gồm cả hàng hóa nhập khẩu để thực hiện dự án đầu tư):
a) Nhập khẩu từ nước ngoài;
b) Nhập khẩu từ khu phi thuế quan, DNCX;
c) Nhập khẩu tại chỗ (trừ GC, SXXK, DNCX và doanh nghiệp trong khu phi thuế quan);
d) Nhập khẩu hàng hóa theo hình thức thuê mua tài chính.
Công ty tham khảo hướng dẫn mã loại hình nêu trên để lựa chọn mã loại hình khai báo xuất, nhập khẩu cho trường hợp của mình.
Nguồn: CHQTĐN
——

Dịch vụ của chúng tôi: Chúng tôi giúp doanh nghiệp Sản xuất xuất khẩu, gia công, chế xuất lập Báo cáo quyết toán theo Thông tư 39/2018/TT-BTC

+ Kèm theo bộ giải trình chi tiết

EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.
– Hotline: 0972 181 589
– Email: exim.com.vn@gmail.com