Doanh nghiệp chế xuất thuê nước ngoài gia công nhập khẩu theo loại hình gì?

Câu hỏi về loại hình tờ khai doanh nghiệp chế xuất

Trường hợp Doanh nghiệp chế xuất (DN) thuê nước ngoài gia công, khi đóng gói nguyên vật liệu để xuất khẩu đi thuê gia công thì DN có mua một lượng thùng carton và pallet gỗ từ nội địa hoặc các DNCX khác để đóng gói. Vậy trong trường hợp này DN sẽ nhập khẩu lượng thùng carton và pallet theo loại hình gì?

Trường hợp Doanh nghiệp chế xuất (DN) thuê nước ngoài gia công. DN có mua thùng carton và pallet gỗ từ nội địa hoặc các DNCX khác để đóng gói nguyên vật liệu mang đi thuê gia công và xuất khẩu cùng nguyên vật liệu. Vậy trong trường hợp này DN sẽ nhập khẩu lượng thùng carton và pallet đó theo loại hình gì?

Trả lời vướng mắc trên

– Trường hơp của công ty thực hiện căn cứ hướng dẫn sử dụng bảng mã loại hình VNACCS tại công văn số Quyết định số 1357/QĐ-TCHQ ngày 18.05.2021 có hiệu lực từ 01/06/2021:

Loại hình E15: Nhập nguyên liệu, vật tư của DNCX từ nội địa

Sử dụng trong trường hợp DNCX nhập khẩu nguyên liệu, vật tư để sản xuất, gia công từ nội địa hoặc từ DNCX, doanh nghiệp trong khu phi thuế quan khác.

Đề nghị công ty tham khảo nội dung hướng dẫn mã loại hình trên và mục đích kinh doanh để thực hiện việc khai báo loại hình xuất khẩu hàng hóa của mình

Trường hợp phát sinh vướng mắc, đề nghị công ty liên hệ trực tiếp Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai để được hướng dẫn cụ thể.

Nguồn: CHQTĐN

CHÚNG TÔI CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ UY TÍN

   – Dịch vụ lập BÁO CÁO QUYẾT TOÁN  theo Thông tư 39/2018/TT-BTC

– Dịch vụ tư vấn Setup hệ thống Quản lý Kho gia công Xuất nhập khẩu

– Phần mềm quản lý kho Exim 

– ĐÀO TẠO:  Nâng cao nghiệp vụ cho Nhân sự trong Doanh nghiệp gia công

   EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu

Giấy, Hà Nội.

– Hotline: 0972 181 589

– Email: exim.com.vn@gmail.com

– Website: Exim.com.vn

Lương hải quan hiện nay bao nhiêu? Bảng lương mới nhất

Lương hải quan hiện nay bao nhiêu? Bảng lương mới ​Ngày 01/11/2019, Bộ Tài chính đã ra Thông tư số 77/2019/TT-BTC  quy định mã số, tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ và xếp lương đối với các ngạch công chức chuyên ngành kế toán, thuế, hải quan, dự trữ; hiệu lực từ 01/01/2020. Theo đó, đối với ngành Hải quan còn 5 chức danh và mã số ngạch so với trước kia, cụ thể: Kiểm tra viên cao cấp hải quan, mã số ngạch: 08.049; Kiểm tra viên chính Hải quan, mã số ngạch: 08.050; Kiểm tra viên Hải quan, mã số ngạch: 08.051; Kiểm tra viên trung cấp Hải quan, mã số ngạch: 08.052 và nhân viên hải quan, mã số ngạch: 08.053.


Lương hải quan hiện tại bao nhiêu?

Việc xếp lương hải quan thay đổi như sau:

Kiểm tra viên cao cấp Hải quan áp dụng hệ số lương công chức nhóm A3.1; Kiểm tra viên chính Hải quan áp dụng hệ số lương công chức nhóm A2.1; Kiểm tra viên Hải quan áp dụng hệ số lương công chức loại A1; Kiểm tra viên trung cấp Hải quan áp dụng hệ số lương công chức loại A0; nhân viên hải quan áp dụng hệ số lương công chức loại B.

Thêm nữa, mỗi chức danh đều có quy định về chức trách; nhiệm vụ; tiêu chuẩn năng lực chuyên môn, nghiệp vụ; tiêu chuẩn trình độ đào tạo, bồi dưỡng; các điều kiện tiêu chuẩn dự thi nâng ngạch rất rõ ràng, cụ thể cho thấy tầm quan trọng và sự đổi mới trong quản lý nguồn nhân lực, đảm bảo một đội ngũ cán bộ có đức, có tài, rõ ràng, minh bạch.

Căn cứ hướng dẫn tại Thông tư số 77/2019/TT-BTC trên, Tổng cục Hải quan có văn bản số 944/TCHQ-TCCB ngày 19/2/2020 hướng dẫn việc xếp lương đối với công chức đang giữ ngạch kiểm tra viên cao đẳng hải quan (mã số 08a.052) thì được xếp vào ngạch kiểm tra viên trung cấp hải quan (mã số 08.052) và tiếp tục được xếp lương theo ngạch hiện hưởng, công chức loại A0 theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP. Đối với công chức hiện đang xếp ngạch kiểm tra viên Trung cấp hải quan, xếp lương công chức loại B theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP,  nếu tốt nghiệp trình độ cao đẳng thì được xếp lương sang công chức loại A0 theo TT số 02/2007/TT-BNV; nếu không có bằng tốt nghiệp cao đẳng thì tiếp tục hưởng lương công chức loại B theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP trong thời hạn 6 năm kể từ ngày Thông tư 77/2019/TT-BTC có hiệu lực (ngày 01/01/2020). Đồng thời trong thời hạn 6 năm này, đối tượng này phải được đào tạo đáp ứng tiêu chuẩn ngạch kiểm tra viên trung cấp theo quy định Thông tư 77/2019/TT-BTC. Đối với công chức hiện đang xếp ngạch nhân viên hải quan (mã 08.053), xếp lương công chức nhóm C1, nếu tốt nghiệp trình độ trung cấp trở lên thì được xếp lại lương sang công chức loại B theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP, nếu chưa có bằng tốt nghiệp trung cấp thì tiếp tục xếp lương loại C (C1) trong thời hạn 6 năm kể từ ngày Thông tư 77/2019/TT-BTC có hiệu lực (ngày 01/01/2020). Trong thời hạn 6 năm, đối tượng này phải được đào tạo đáp ứng tiêu chuẩn ngạch kiểm tra viên hải quan theo quy định tại Thông tư 77/2019/TT-BTC. Các trường hợp phải đào tạo, nếu vẫn không đáp ứng tiêu chuẩn theo quy định thì phải bố trí lại công việc cho phù hợp với trình độ đào tạo hoặc tinh giản biên chế.

Như vậy, đối với những công chức đang được xếp ngạch Kiểm tra viên Trung cấp hải quan mà có trình độ Cao đẳng thì được xếp lương trình độ cao đẳng; công chức đang được xếp ngạch nhân viên mà có trình độ Trung cấp thì được xếp lương trình độ trung cấp.

Bảng lương hải quan:

Cụ thể, theo Điều 25 Thông tư 77/2019/TT-BTC quy định mã số, tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ và xếp lương đối với các ngạch công chức chuyên ngành kế toán, thuế, hải quan, dự trữ quy định các ngạch công chức chuyên ngành kế toán, thuế, hải quan được áp dụng Bảng lương chuyên môn nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức trong các cơ quan Nhà nước (Bảng 2) ban hành kèm theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP như sau:

Nhóm ngạch Bậc 1 Bậc 2 Bậc 3 Bậc 4 Bậc 5 Bậc 6 Bậc 7 Bậc 8 Bậc 9 Bậc 10 Bậc 11 Bậc 12
Kiểm tra viên cao cấp thuế, kiểm tra viên cao cấp hải quan – Nhóm A3.1
Hệ số lương 6.20 6.56 6.92 7.28 7.64 8.00
Mức lương 2021 9.238 9.774 10.311 10.847 11.384 11.920
Kế toán viên cao cấp – Nhóm A3.2
Hệ số lương 5.75 6.11 6.47 6.83 7.19 7.55
Mức lương2021 8.568 9.104 9.640 10.177 10.713 11.250
Kiểm tra viên chính thuế, kiểm tra viên chính hải quan – Nhóm A2.1
Hệ số lương 4.4 4.74 5.08 5.42 5.76 6.1 6.44 6.78
Mức lương2021 6.556 7.063 7.569 8.076 8.582 9.089 9.596 10.102
Kế toán viên chính – Nhóm A2.2
Hệ số lương 4 4.34 4.68 5.02 5.36 5.7 6.04 6.38
Mức lương2021 5.960 6.467 6.973 7.480 7.986 8.493 9.000 9.506
Kế toán viên, kiểm tra viên thuế, kiểm tra viên hải quan – Nhóm A1
Hệ số lương 2.34 2.67 3 3.33 3.66 3.99 4.32 4.65 4.98
Mức lương2021 3.487 3.978 4.470 4.962 5.453 5.945 6.437 6.929 7.420
Kế toán viên trung cấp, kiểm tra viên trung cấp thuế, kiểm tra viên trung cấp hải quan – Nhóm A0
Hệ số lương 2.1 2.41 2.72 3.03 3.34 3.65 3.96 4.27 4.58 4.89
Mức lương 2021 3.129 3.591 4.053 4.515 4.977 5.439 5.900 6.362 6.824 7.286
Nhân viên thuế, nhân viên hải quan và kế toán viên trung cấp, kiểm tra viên trung cấp thuế, kiểm tra viên trung cấp hải quan chưa có bằng tốt nghiệp cao đẳng phù hợp vị trí công việc đang làm áp dụng hệ số lương công chức loại B
Hệ số lương 1.86 2.06 2.26 2.46 2.66 2.86 3.06 3.26 3.46 3.66 3.86 4.06
Mức lương 2.771 3.069 3.367 3.665 3.963 4.261 4.559 4.857 5.155 5.453 5.751 6.049
Nhân viên thuế, nhân viên hải quan chưa có bằng tốt nghiệp trung cấp phù hợp với vị trí công việc đang làm áp dụng hệ số lương công chức loại C
Nhóm C1
Hệ số lương 1.65 1.83 2.01 2.19 2.37 2.55 2.73 2.91 3.09 3.27 3.45 3.63
Mức lương 2021 2.459 2.727 2.995 3.263 3.531 3.800 4.068 4.336 4.604 4.872 5.141 5.409
Nhóm C2
Hệ số lương 1.5 1.68 1.86 2.04 2.22 2.4 2.58 2.76 2.94 3.12 3.3 3.48
Mức lương 2021 2.235 2.503 2.771 3.040 3.308 3.576 3.844 4.112 4.381 4.649 4.917 5.185

Nguồn: icongchuc

CHÚNG TÔI CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ UY TÍN

   – Dịch vụ lập BÁO CÁO QUYẾT TOÁN  theo Thông tư 39/2018/TT-BTC

– Dịch vụ tư vấn Setup hệ thống Quản lý Kho gia công Xuất nhập khẩu

– Phần mềm quản lý kho Exim 

– ĐÀO TẠO:  Nâng cao nghiệp vụ cho Nhân sự trong Doanh nghiệp gia công

   EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu

Giấy, Hà Nội.

– Hotline: 0972 181 589

– Email: exim.com.vn@gmail.com

– Website: Exim.com.vn

Cảnh báo 04 hành vi gian lận hoàn thuế giá trị gia tăng cần biết

Thời gian qua, thông qua công tác điều tra chống buôn lậu, gian lận thương mại, cơ quan Hải quan đã phát hiện 4 hành vi gian lận hoàn thuế giá trị gia tăng.


Theo đó, trong công tác quản lý, chống gian lận hoàn thuế giá trị gia tăng, cơ quan Hải quan đã phát hiện hành vi lợi dụng việc thành lập doanh nghiệp đơn giản, quy định về giải thể doanh nghiệp và quản lý hồ sơ không chặt chẽ, chế tài xử phạt quá nhẹ để thành lập nhiều công ty cho những người thân trong gia đình, thuê người hoặc sử dụng CMND/CCCD của người không quen biết (người bị mất CMND/CCCD, CMND/CCCD giả,…) đứng tên đại diện pháp luật tham gia hoàn thuế giá trị gia tăng. Trong đó, các công ty này được thành lập và hoạt động một thời gian ngắn thì giải thể để trốn tránh cơ quan chức năng…

Hành vi thứ hai là lợi dụng việc in ấn, phát hành hóa đơn giá trị gia tăng. Theo quy định, chính sách quản lý thuế cho phép doanh nghiệp tự in và sử dụng hóa đơn mua bán nội địa (hóa đơn giá trị gia tăng). Lợi dụng điều này, kết hợp với việc doanh nghiệp giải thể dễ dàng để tạo ra một nguồn hóa đơn dồi dào, nhiều đối tượng đã hợp thức hóa cho nguồn gốc của các lô hàng xuất khẩu.

Thứ ba, hiện tượng lợi dụng chính sách ưu đãi về thủ tục hải quan (kiểm tra thực tế theo mức độ rủi ro), nhiều đối tượng đã thực hiện nhiều chiêu thức để gian lận thương mại khi xuất khẩu hàng hóa như: xuất khống hàng hóa; xuất ít hơn so với khai báo; xuất không đúng chủng loại so với khai báo (khai báo một loại, xuất một loại); xuất khẩu số lượng lớn hàng hóa với trị giá cao bất thường; khai báo hàng có trị giá cao, xuất hàng có trị giá thấp; khai báo sai tên hàng, mã số hàng hóa để lập khống hồ sơ mở tờ khai xuất khẩu, xác nhận thực xuất, sau đó doanh nghiệp làm việc với doanh nghiệp thành lập công ty để hoàn thuế giá trị gia tăng; lập khống hóa đơn, chứng từ, xuất khẩu hàng hóa ít nhưng khai nhiều để tăng số thuế giá trị gia tăng được hoàn; quay vòng hàng hóa để chiếm đoạt tiền hoàn thuế giá trị gia tăng.

Cuối cùng, cơ quan Hải quan phát hiện hành vi khai tăng trị giá hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu của dự án đầu tư để chiếm đoạt tiền hoàn thuế giá trị gia tăng đầu vào.

Để ngăn ngừa tình trạng gian lận nhằm chiếm đoạt tiền hoàn thuế giá trị gia tăng này, Tổng cục Hải quan đã có công văn yêu cầu các cục hải quan tỉnh, thành phố đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin để tăng cường công tác thu thập, phân tích thông tin xác định dấu hiệu rủi ro để có biện pháp kiểm tra, giám sát, kiểm soát và kiểm tra sau thông quan đối với hàng hóa xuất khẩu thuộc địa bàn quản lý của đơn vị, kịp thời phát hiện và ngăn chặn các trường hợp doanh nghiệp gian lận trong hoạt động xuất khẩu nhằm chiếm đoạt tiền hoàn thuế giá trị gia tăng.

Tổng cục Hải quan cũng yêu cầu các cục hải quan tỉnh, thành phố thực hiện các biện pháp nghiệp vụ hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu. Đồng thời, phối hợp với cơ quan Thuế nội địa và các lực lượng khác trong đấu tranh ngăn chặn gian lận hoàn thuế giá trị gia tăng.

Đặc biệt, Tổng cục Hải quan yêu cầu các đơn vị thực hiện nghiêm kỷ luật, kỷ cương hành chính trong thi hành công vụ; tổ chức triển khai đầy đủ, đúng quy định của pháp luật các quy trình, biện pháp nghiệp vụ về kiểm tra, kiểm soát hải quan và quản lý thuế.

Nguồn: HẢI QUAN ONLINE

CHÚNG TÔI CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ UY TÍN

   – Dịch vụ lập BÁO CÁO QUYẾT TOÁN  theo Thông tư 39/2018/TT-BTC

– Dịch vụ tư vấn Setup hệ thống Quản lý Kho gia công Xuất nhập khẩu

– Phần mềm quản lý kho Exim 

– ĐÀO TẠO:  Nâng cao nghiệp vụ cho Nhân sự trong Doanh nghiệp gia công

   EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu

Giấy, Hà Nội.

– Hotline: 0972 181 589

– Email: exim.com.vn@gmail.com

– Website: Exim.com.vn

CÔNG TY SX MAY MẶC THUÊ MẶT BẰNG CÓ THỂ LÀM TTNK ĐƯỢC KHÔNG?

CÔNG TY SX MAY MẶC THUÊ MẶT BẰNG CÓ THỂ LÀM TTNK

❓Công ty chúng em sản xuất hàng may mặc,nhưng hiện đang đi thuê mặt bằng, xưởng sản xuất xây trên đất 03+5 nên không có sổ đỏ .vậy cho em hỏi công ty chúng em có thể làm thủ tục xuất nhập khẩu không a.
Nếu không được bên em có thể thuê mặt bằng diện tích tối thiểu bao nhiêu để có thể làm thủ tục a.

✅ Trả lời vướng mắc:

– Căn cứ Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan (được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 59/2018/NĐ-CP ngày 20/04/2018 của Chính phủ);
– Căn cứ Điều 2 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 của Chính phủ quy định:
“Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Tổ chức, cá nhân thực hiện xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hàng hóa, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh phương tiện vận tải.
2. Tổ chức, cá nhân có quyền và nghĩa vụ liên quan đến hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hàng hóa; xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh phương tiện vận tải.
3. Cơ quan hải quan, công chức hải quan.
4. Cơ quan khác của Nhà nước trong việc phối hợp quản lý nhà nước về hải quan”
Như vậy căn cứ quy định của pháp luật thì đối với việc xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa thì tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp đều có thể thực hiện được không liên quan đến mặt bằng đất. Tuy nhiên, đối với trường hợp tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa để gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu thì căn cứ theo Điều 37 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 của Chính phủ quy định “Trước khi làm thủ tục nhập khẩu lô hàng nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị đầu tiên để gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu, tổ chức, cá nhân nộp cho Chi cục Hải quan nơi dự kiến làm thủ tục báo cáo quyết toán các chứng từ sau:
a) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy phép đầu tư hoặc giấy chứng nhận đầu tư đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài: 01 bản chụp;
b) Văn bản thông báo cơ sở gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu, nơi lưu giữ nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị, sản phẩm xuất khẩu theo mẫu do Bộ Tài chính ban hành: 01 bản chính.
Trường hợp có sự thay đổi về các nội dung trong văn bản thông báo thì phải thông báo cho cơ quan hải quan biết trước khi thực hiện;
c) Hợp đồng thuê nhà xưởng, mặt bằng sản xuất đối với trường hợp thuê nhà xưởng, mặt bằng sản xuất: 01 bản chụp…”
Theo đó, đề nghị Công ty tham khảo quy định nêu trên để thực hiện. Trường hợp còn phát sinh vướng mắc, đề nghị Công ty liên hệ trực tiếp Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai để được hướng dẫn cụ thể.

CHÚNG TÔI CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ UY TÍN

   – Dịch vụ lập BÁO CÁO QUYẾT TOÁN  theo Thông tư 39/2018/TT-BTC

– Dịch vụ tư vấn Setup hệ thống Quản lý Kho gia công Xuất nhập khẩu

– Phần mềm quản lý kho Exim 

– ĐÀO TẠO:  Nâng cao nghiệp vụ cho Nhân sự trong Doanh nghiệp gia công

   EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu

Giấy, Hà Nội.

– Hotline: 0972 181 589

– Email: exim.com.vn@gmail.com

– Website: Exim.com.vn

Trường hợp không bị xử phạt vi phạm HC do ảnh hưởng của dịch Covid-19?

Do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, nhiều lô hàng không kịp làm thủ tục hải quan dẫn đến tình huống vi phạm hành chính mà doanh nghiệp và cả cơ quan quản lý không mong muốn. Trước thực tế này, để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp và công chức hải quan trong việc thực thi, Tổng cục Hải quan đã có hướng dẫn cụ thể. Tuy nhiên, để triển khai có hiệu quả thì doanh nghiệp cần nắm rõ trường hợp nào bị xử phạt và không bị xử phạt vi phạm hành chính do “sự kiện bất khả kháng” đối với từng vụ việc cụ thể.


Trường hợp bị xử phạt

Đề xuất 8 trường hợp không bị xử phạt

Thời gian qua, Tổng cục Hải quan đã nhận được văn bản của một số cục hải quan tỉnh, thành phố và cộng đồng doanh nghiệp kiến nghị xem xét không xử phạt vi phạm hành chính đối với một số trường hợp vi phạm xảy ra trong lĩnh vực hải quan do ảnh hưởng của dịch Covid-19 và việc áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội, chống dịch của Chính phủ.

Ngày 15/9/2021, Tổng cục Hải quan có văn bản yêu cầu các cục hải quan tỉnh, thành phố; Cục Điều tra chống buôn lậu và Cục Kiểm tra sau thông quan khi xem xét không xử phạt vi phạm hành chính với lý do tác động từ dịch Covid-19 phải căn cứ các quy định và hồ sơ vụ việc cụ thể.

Trong đó, các đơn vị hải quan địa phương và doanh nghiệp đã nêu và đề xuất xem xét đối với 8 trường hợp.

Thứ nhất, trường hợp hàng hóa thuộc danh mục phải kiểm tra nhà nước về chất lượng nhưng chuyên gia nước ngoài chưa thể sang Việt Nam để lắp ráp phụ kiện phục vụ cho việc kiểm tra chất lượng hàng hóa theo quy định.

Thứ hai, doanh nghiệp đề xuất đối với trường hợp hàng hóa (hóa chất) nhập về không có bồn chứa, không tiêu thụ được nên phải để hàng lưu tại cảng, không thể khai hải quan đúng thời hạn quy định.

Thứ ba, doanh nghiệp không nộp báo cáo quyết toán, nộp chậm báo cáo tìnhhình sử dụng hàng hóa miễn thuế do giãn cách xã hội, không có nhân viên làm việc.

Thứ tư, doanh nghiệp không thể thu xếp nguồn tài chính để nộp tiền thuế cho tất cả các lô hàng đã về Việt Nam trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hàng đến cửa khẩu.

Thứ năm, doanh nghiệp không thể đăng ký tờ khai, lấy hàng trong thời gian 30 ngày kể từ ngày hàng về đến cửa khẩu do hoạt động trong khu vực bị phong tỏa.

Thứ sáu, doanh nghiệp không thể thực hiện tái xuất hàng hóa theo quyết định xử phạt vi phạm hành chính do giãn cách xã hội và ảnh hưởng của dịch Covid -19.

Thứ bảy, doanh nghiệp không thể tái xuất, tái nhập hàng hóa đúng thời hạn quy định hoặc đúng thời hạn đăng ký với cơ quan Hải quan do giãn cách xã hội và ảnh hưởng của dịch Covid -19.

Thứ tám, trong trường hợp một số đơn vị hải quan có ca F0 và thực hiện giãn cách xã hội nên không thể lập biên bản vi phạm hành chính, tiếp nhận hồ sơ, tang vật vi phạm để xác minh làm rõ vi phạm để xử đúng thời hạn theo quy định.

Trước mắt đây là 8 trường hợp được đề xuất không xử phạt. Tổng cục Hải quan yêu cầu các cục hải quan tỉnh, thành phố cần thống kê, báo cáo cụ thể các kiến nghị, vướng mắc của doanh nghiệp liên quan đến việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan; tình hình tồn đọng các vụ việc, hồ sơ xử lý vi phạm hành chính không thể giải quyết được đúng hạn hoặc không xử lý được và các trường hợp khác phát sinh trong thực tế hoạt động của đơn vị; biện pháp giải quyết, khắc phục của cơ quan Hải quan và doanh nghiệp đã thực hiện.

Doanh nghiệp cần lưu ý không phải trường hợp nào cũng được cơ quan Hải quan xem xét không xử phạt vi phạm hành chính hay miễn tiền phạt vi phạm hành chính và tiền chậm nộp đối với trường hợp bất khả kháng do dịch bệnh gây ra.

Mới đây, ngày 28/6/2021, Tổng cục Hải quan đã có công văn trả lời đề xuất của Công ty TNHH Bautex Vina về việc xem xét miễn tiền phạt vi phạm hành chính và tiền chậm nộp đối với trường hợp bất khả kháng do dịch bệnh gây ra. Bởi qua xem xét hồ sơ, sự việc cụ thể và đối chiếu với các quy định hiện hành, Tổng cục Hải quan nhận thấy, trường hợp của Công ty TNHH Bautex Vina bị ấn định thuế (các tờ khai đã hoàn thành thông quan năm 2018, 2019) và hiện tại doanh nghiệp vẫn hoạt động (không phải dừng hoạt động sản xuất kinh doanh). Do đó, Tổng cục Hải quan cho rằng, trong trường hợp này, doanh nghiệp vẫn phải nộp tiền chậm nộp, tiền phạt theo quy định.

Đã có hướng dẫn cụ thể

Kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát đến nay, hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa của doanh nghiệp bị ảnh hướng lớn. Trong đó, nhiều doanh nghiệp đã có công văn gửi đến cơ quan Hải quan thắc mắc liên quan đến vấn đề hàng không kịp làm thủ tục hải quan trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hàng đến thì có xử phạt vi phạm hành chính hay không?

Về vấn đề này, ngay sau khi dịch Covid-19 bùng phát (năm 2020), Tổng cục Hải quan đã có các công văn hướng dẫn các đơn vị hải quan tỉnh, thành phố thực hiện xem xét miễn xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi làm thủ tục hải quan không đúng thời hạn quy định.

Cụ thể, ngày 3/6/2020, Tổng cục Hải quan đã ban hành công văn 3569/TCHQ-PC hướng dẫn không xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan do ảnh hưởng của dịch Covid-19.

Theo đó, công băn hướng dẫn nêu rõ, Điều 11 Luật Xử lý vi phạm hành chính, Điều 5 Nghị định 127/2013/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 45/2016/NĐ-CP quy định những trường hợp không xử phạt vi phạm hành chính; Điều 2 Luật Xử lý vi phạm hành chính giải thích về “sự kiện bất khả kháng” thuộc trường hợp không xử phạt vi phạm hành chính.

Tổng cục Hải quan cho biết, việc xem xét không xử phạt vi phạm hành chính do ảnh hưởng của dịch Covid-19 phải căn cứ vào quy định của pháp luật hiện hành và hồ sơ vụ việc cụ thể. Theo đó, cá nhân, tổ chức phải chứng minh đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép nhưng không ngăn được hành vi vi phạm xảy ra.

Ngày 13/8/2020, Tổng cục Hải quan cũng đã có công văn trả lời thắc mắc của Công ty TNHH Việt Nam Suzuki về vấn đề này. Ngày 9/7/2021, khi dịch Covid-19 bùng phát mạnh, Tổng cục Hải quan cũng có công văn 3461/TCHQ-PC trả lời Công ty CP XNK Hàng Không về vấn đề này.

Cụ thể, về việc khai hải quan, tại điểm b khoản 1 Điều 25 Luật Hải quan năm 2014 quy định thời hạn nộp tờ khai hải quan: “Đối với hàng hóa nhập khẩu, nộp trước ngày hàng hóa đến cửa khẩu hoặc trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hàng hóa đến cửa khẩu”.

Điểm b khoản 2 Điều 18 Luật Hải quan năm 2014 quy định người khai hải quan có nghĩa vụ “Khai hải quan và làm thủ tục hải quan theo quy định tại Luật này”.

Do đó, trường hợp người khai hải quan không thực hiện đúng quy định về thời hạn khai hải quan thì bị xem xét xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 7 Nghị định số 128/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan.

Về việc không xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, tại Điều 11 Luật Xử lý vi phạm hành chính, Điều 6 Nghị định 128/2020/NĐ CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan quy định những trường hợp không xử phạt vi phạm hành chính; Điều 2 Luật Xử lý vi phạm hành chính giải thích về “Sự kiện bất khả kháng” thuộc trường hợp không xử phạt vi phạm hành chính.

Nguồn: HẢI QUAN ONLINE

CHÚNG TÔI CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ UY TÍN

   – Dịch vụ lập BÁO CÁO QUYẾT TOÁN  theo Thông tư 39/2018/TT-BTC

– Dịch vụ tư vấn Setup hệ thống Quản lý Kho gia công Xuất nhập khẩu

– Phần mềm quản lý kho Exim 

– ĐÀO TẠO:  Nâng cao nghiệp vụ cho Nhân sự trong Doanh nghiệp gia công

   EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu

Giấy, Hà Nội.

– Hotline: 0972 181 589

– Email: exim.com.vn@gmail.com

– Website: Exim.com.vn

KIẾN NGHỊ PHẢI TẠO ĐIỀU KIỆN TRONG LƯU THÔNG CHO HH KHÔNG BỊ CẤM

Đó là kiến nghị của Hiệp hội doanh nghiệp châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc và Hoa Kỳ với UBND TPHCM. Bởi vì, theo chỉ đạo nhất quán của Chính phủ, chỉ loại trừ hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, còn lại tất cả hàng hóa đều được xem là thiết yếu, đều được lưu thông bình thường.


Hàng hóa không thuộc diện cấm, phải tạo điều kiện trong lưu thông

Nhiều mặt hàng khó lưu thông

Theo phản ánh của các doanh nghiệp, chỉ đạo nhất quán của Chính phủ, chỉ loại trừ hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, còn lại tất cả hàng hóa đều được xem là thiết yếu, đều được lưu thông bình thường. Như vậy, tất cả các sản phẩm, hàng hóa ngoài lương thực, thực phẩm đều đáp ứng cho nhu cầu sống và sinh hoạt của con người nên cũng cần được “tạo luồng xanh” di chuyển tới các điểm dân cư, bảo đảm lưu thông hàng hóa kịp thời, thông suốt mọi lúc, mọi nơi.

Nêu ra một số trường hợp cụ thể các doanh nghiệp gặp vướng mắc trong thời gian qua và đã gửi kiến nghị đến lãnh đạo Chính phủ, lãnh đạo UBND TPHCM thành phố trong thời gian vừa qua.

Chẳng hạn, sản phẩm mỹ phẩm có hoạt chất để giúp hỗ trợ hồi phục làn da người bệnh trước và sau khi điều trị da liễu không nằm trong nhóm “dược-mỹ phẩm” thiết yếu trước đây nên có trường hợp địa phương không cho lưu thông. Việc cung cấp bị gián đoạn trong thời gian dài, ảnh hưởng đến việc chăm sóc da của người bệnh. Ngoài ra, các sản phẩm làm sạch giúp đảm bảo vệ sinh cho người dân, nhân viên y tế, người bệnh như nước rửa tay, dầu tắm gội, kem đánh răng, nước súc họng,… cũng cần được đảm bảo cung ứng thông suốt. Các doanh nghiệp kiến nghị, nhóm hàng hóa này cũng nên được bổ sung vào các gói nhu yếu phẩm hỗ trợ người dân vùng dịch.

Bên cạnh đó, các công ty sản xuất, nhập khẩu ôtô không được phân vào nhóm kinh doanh thiết yếu, do đó, các phương tiện không thể vận chuyển và phải lưu kho, làm tăng chi phí lưu kho và chi phí tại các cảng, các kho hàng bị ùn tắc. Doanh nghiệp kiến nghị và khuyến nghị phân loại các công ty ôtô là ngành kinh doanh thiết yếu. Nếu không được thì nên bổ sung các loại xe trong danh mục hàng hóa được phép vận chuyển trên đường và cho phép xe tải lưu thông trên đường trong thời gian phong tỏa.

Các phương tiện nguyên chiếc (CBU) đến cảng trong thời gian áp dụng Chỉ thị số 16, Chỉ thị 16+ không được vận chuyển ra ngoài vì không đủ tiêu chuẩn là hàng hóa thiết yếu và sẽ bị phạt nếu đang trên đường vận chuyển. Doanh nghiệp kiến nghị không áp dụng các quy định xử phạt hành chính do các phương tiện CBU không được vận chuyển trong thời gian đã phân bổ (30 ngày do quyết định hành chính về phòng chống dịch Covid-19) và bỏ qua khoảng thời gian tính toán cho các hình phạt cho đến ngày các phương tiện nguyên chiếc có thể được chuyển đi.

Tương tự, đối xe CBU chưa được Cục Đăng kiểm Việt Nam cấp giấy chứng nhận hoặc tương đồng trong thời gian áp dụng Chỉ thị 16, 16+. Các doanh nghiệp kiến nghị, không áp dụng các quy định xử phạt hành chính đối với các phương tiện CBU chưa được cấp giấy chứng nhận hoặc kiểm định trong thời hạn được phân bổ trong thời gian áp dụng Chỉ thị 16, 16+; miễn thời gian tính toán cho các hình thức xử phạt cho đến ngày các phương tiện CBU có thể được chứng nhận và kiểm định trực tiếp.

Từ thực tế trên, doanh nghiệp kiến nghị UBND TPHCM báo cáo đề xuất với Thủ tướng Chính phủ cho phép lưu thông các loại hàng hóa không nằm trong danh mục cấm theo quy định của pháp luật khi đã đảm bảo các biện pháp phòng chống dịch theo quy định, và có hướng dẫn, triển khai đồng bộ đến các địa phương.

Ưu tiên hàng hóa xuất khẩu

Liên quan đến việc vận chuyển hàng hóa, doanh nghiệp cho biết, do hiện nay có rất nhiều chốt kiểm soát nên việc vận chuyển hàng hóa đến cảng, sân bay thường bị chậm trễ. Doanh nghiệp kiến nghị cơ quan chức năng áp dụng giải pháp, cơ chế phù hợp, thống nhất giữa các địa phương để các xe vận chuyển hàng hóa được lưu thông thuận lợi hơn, tránh bị ùn tắc tại các chốt kiểm soát ra vào TPHCM.

Cùng với đó, các doanh nghiệp kiến nghị cơ quan chức năng cho phép nhân viên làm việc tại các công ty logistics (bao gồm cả tài xế và nhân viên văn phòng) được di chuyển mà không hạn chế; kiến nghị đảm bảo việc cung ứng và vận tải xuyên suốt, không bị gián đoạn cho các sản phẩm thuốc, đặc biệt ở khâu phân phối sản phẩm từ nhà phân phối tới cơ sở bán lẻ.

Liên quan đến đề xuất vận chuyển liên tỉnh, từ cảng biển về các thành phố đối với các thiết bị công nghệ điện toán, thiết bị cung cấp cho việc vận hành trung tâm dữ liệu, hỗ trợ hạ tầng. Các doanh nghiệp cho rằng, đây là những thiết bị cần thiết cho nền tảng công nghệ phục vụ các dịch vụ giao dịch hàng ngày bao gồm cả viễn thông, thương mại điện tử, tài chính ngân hàng, dược phẩm… thiết yếu trong cuộc sống hàng ngày của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và người dân, hỗ trợ làm việc, học tập từ xa của các tổ chức cá nhân, đặc biệt trong thời gian đại dịch. Các nhà cung cấp các loại thiết bị này cần liên tục chuyển giao, nâng cấp, sửa chữa thiết bị tại các trung tâm dữ liệu.

Doanh nghiệp kiến nghị Chính phủ ban hành Nghị quyết, Chỉ thị hướng dẫn cần thiết, áp dụng thực hiện thống nhất cho tất cả các tỉnh, thành phố, địa phương cho phép và tạo điều kiện giao thông thông suốt giữa các tỉnh, thành phố, địa phương đối với các phương tiện vận tải thiết bị công nghệ, thiết bị điện toán, lắp đặt cho các trung tâm dữ liệu, cùng các đội ngũ kỹ thuật hỗ trợ, đảm bảo hoạt động các trung tâm dữ liệu được vận hành liên tục và an toàn.

Liên quan đến việc tực hiện các Chỉ thị giãn cách của Thủ tướng Chính phủ, các doanh nghiệp đề nghị Chính phủ xem xét hỗ trợ để các nhà máy có thể hoạt động trở lại bình thường trong thời gian sớm nhất có thể, đồng thời cho phép mở lại các hoạt động kinh doanh đầu tư (trừ những hoạt động kinh doanh bị cấm).

Đồng thời, thông báo cho doanh nghiệp biết trước thời gian sẽ nới lỏng giãn cách tại các tỉnh, thành phố phía Nam để doanh nghiệp có thể thỏa thuận đơn hàng với những đối tác mua hàng nước ngoài và có thời gian chuẩn bị. Hướng dẫn trước về các quy định tái khởi động hoạt động kinh doanh sau khi các biện pháp phong tỏa được dỡ bỏ để các doanh nghiệp có thể kiểm tra trước những vấn đề cần chuẩn bị để bắt tay vào tái sản xuất.

Các doanh nghiệp cho biết, sẽ đảm bảo nguyên tắc 5K và 5T của Bộ Y tế quy định, cam kết tự chịu trách nhiệm trước lãnh đạo các cấp nếu để xảy ra vi phạm các quy định của Chính phủ, các bộ và lãnh đạo thành phố.

Nguồn:  HẢI QUAN ONLINE 

CHÚNG TÔI CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ UY TÍN

   – Dịch vụ lập BÁO CÁO QUYẾT TOÁN  theo Thông tư 39/2018/TT-BTC

– Dịch vụ tư vấn Setup hệ thống Quản lý Kho gia công Xuất nhập khẩu

– Phần mềm quản lý kho Exim 

– ĐÀO TẠO:  Nâng cao nghiệp vụ cho Nhân sự trong Doanh nghiệp gia công

   EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu

Giấy, Hà Nội.

– Hotline: 0972 181 589

– Email: exim.com.vn@gmail.com

– Website: Exim.com.vn

Hải quan số, mô hình HQTM sẽ tiếp tục kéo giảm thời gian thông quan

Theo Tổng cục Hải quan, triển khai thành công Hệ thống Hải quan số và mô hình Hải quan thông minh sẽ mang lại lợi ích vô cùng to lớn đối với công tác quản lý nhà nước về hải quan và cả cộng đồng doanh nghiệp.


Mô hình HQTM sẽ tiếp tục kéo giảm thời gian thông quan

Thông quan nhanh, giảm ùn tắc

Đối với cơ quan Hải quan, công tác kiểm soát hải quan hiệu quả hơn nhờ các chức năng kiểm soát hàng hoá và/hoặc kiểm tra quá trình khai báo hàng hoá cũng như khai báo của khách xuất nhập cảnh đã được tự động hoá, quá trình lựa chọn có thể được tiến hành trên cơ sở kỹ càng và có nhiều thông tin hơn.

Thông tin tình báo do Hải quan thu thập có thể được đưa vào hệ thống công nghệ thông tin (CNTT) và được xem xét đến khi tiến hành quá trình lựa chọn. Khả năng phát hiện những hành vi gian lận vì vậy được tăng cường hơn trong môi trường sử dụng hệ thống tự động hoá, việc chọn lọc có thể được xử lý một cách có hệ thống, chính xác và kịp thời hơn.

Hệ thống CNTT mới sẽ hỗ trợ cho việc xác định những hàng hoá nhập khẩu khi giá trị khai báo của hàng hoá nằm ngoài các thông số được xác định trước.

Đáng chú ý, việc thông quan hàng hóa sẽ nhanh và hiệu quả hơn. Theo đánh giá của Tổng cục Hải quan, quá trình thông quan hàng hoá và hành khách hiệu quả là một trong những lợi ích chính mà tự động hoá mang lại bằng cách tạo ra: năng suất cao hơn cho cả cơ quan Hải quan và các đối tác kinh doanh; sử dụng các nguồn lực hiệu quả hơn; giảm chi phí cho cả cơ quan Hải quan và các đối tác thương mại; thông tin kịp thời và chính xác hơn; khả năng kiểm soát tốt hơn; giảm tình trạng tắc nghẽn tại cảng và sân bay.

Mặt khác, tự động hoá thủ tục hải quan gắn liền với trao đổi thông tin điện tử như dữ liệu về hàng hoá và khai báo về hàng hoá, cho phép xử lý thông tin trước khi hàng đến và/hoặc trước khi hàng đi. Vì vậy, xử lý thông tin thường xuyên trước khi hàng hoá thực tế vào lãnh thổ hải quan hoặc sắp rời lãnh thổ hải quan cho phép cơ quan Hải quan kiểm tra thông tin và tiến hành đánh giá rủi ro về hàng hoá. Với thông tin đã có sẵn, quyết định giải phóng hàng hoá có thể được chuyển đi ngay khi hàng hoá đến thông qua sử dụng phương thức điện tử.

Cùng với đó, khi hệ thống CNTT được cả cơ quan Hải quan, các cơ quan pháp luật và các doanh nghiệp sử dụng hiệu quả thì tất cả các bên liên quan tới một giao dịch xuất nhập khẩu có thể chuyển dữ liệu tới một hệ thống xử lý tập trung. Cơ quan Hải quan sẽ có thể gửi dữ liệu theo yêu cầu của các đơn vị thông quan tại cửa khẩu biên giới, vì vậy, tạo ra cho ngành Hải quan cơ chế thông quan “một cửa” nhanh chóng.

Áp dụng thống nhất Luật Hải quan

Ngoài ra, thực hiện thành công Hệ thống Hải quan số và mô hình Hải quan thông minh còn mang lại nhiều lợi ích khác như: áp dụng thống nhất Luật Hải quan, thu thuế hiệu quả hơn, phân tích dữ liệu chính xác hơn, thống kê hải quan chính xác và kịp thời, nâng cao chất lượng dữ liệu.

Cụ thể, về áp dụng thống nhất Luật Hải quan, toàn bộ giao dịch được xử lý theo cách thức thống nhất, đảm bảo áp dụng nhất quán các qui định luật pháp trong nước và đối xử ngang bằng với tất cả các đối tác thương mại. Việc sử dụng các kỹ thuật lập mẫu mô hình kinh doanh và dữ liệu theo chuẩn mực quốc tế cho phép áp dụng thống nhất hơn và đối xử công bằng trong phạm vi các quy tắc thương mại khi luật pháp thay đổi thì bản thân các quy tắc cũng thay đổi.

Đối với thu ngân sách, việc tự động hoá qui trình thu thuế góp phần đảm bảo thuế được thu và tính toán kịp thời. Các khoản nợ quá hạn hoặc nợ xấu có thể được xác định và xử lý nhanh chóng.

Thực tế, trong môi trường làm việc thủ công, việc điều hòa các khoản thuế nhận được và các khoản thuế còn nợ thường chậm và có lỗi.

Liên quan đến phân tích dữ liệu, tự động hoá các hệ thống hải quan cho phép cơ quan Hải quan truy cập ngay lập tức các thông tin cập nhật và cùng với việc ứng dụng hệ thống thông tin quản lý, có thể sử dụng thông tin này một cách hữu ích. Tự động hoá hải quan còn tạo khả năng kiểm soát sau kiểm tra hiệu quả hơn ở cả cấp độ địa phương và toàn quốc.

CNTT cho phép người khai hải quan gửi đến cơ quan Hải quan dữ liệu không có lỗi một cách kịp thời. Dữ liệu được gửi và tiếp nhận theo phương thức điện tử có thể chính xác hơn do trong hệ thống nhận thông tin tự động có các chức năng kiểm tra giá trị và độ tin cậy của dữ liệu. Điều này giúp đảm bảo bất kỳ phân tích dữ liệu nào được thực hiện cũng sẽ chính xác hơn.

Về thống kê hải quan, quá trình khai báo tự động diễn ra giúp cho số liệu thống kê thương mại đã có trong số liệu thống kê nhận được tại thời điểm xuất khẩu và nhập khẩu theo cách thức đã cơ cấu. Điều này rất hiệu quả về chi phí và các số liệu thống kê có được theo cách này sẽ chính xác và cập nhật hơn. Nhờ đó, các cơ quan khác thuộc Chính phủ có thể rất nhanh chóng thực hiện các biện pháp khi cần thiết.

Một lợi ích lớn hơn nữa của hệ thống CNTT là dữ liệu có độ chính xác cao hơn nhờ có các chức năng kiểm tra giá trị và độ tin cậy trong quá trình tiếp nhận dữ liệu. Do việc này được thực hiện khi hàng hoá vẫn nằm dưới sự kiểm soát của cơ quan Hải quan nên có thể xử lý các sai lệch dễ dàng hơn. Các thao tác kiểm tra này đảm bảo độ tin cậy của các dữ liệu cơ bản dạng thô, những dữ liệu này sẽ được lưu trong hệ thống máy tính của cơ quan Hải quan…

Nguồn: HẢI QUAN ONLINE 

CHÚNG TÔI CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ UY TÍN

   – Dịch vụ lập BÁO CÁO QUYẾT TOÁN  theo Thông tư 39/2018/TT-BTC

– Dịch vụ tư vấn Setup hệ thống Quản lý Kho gia công Xuất nhập khẩu

– Phần mềm quản lý kho Exim 

– ĐÀO TẠO:  Nâng cao nghiệp vụ cho Nhân sự trong Doanh nghiệp gia công

   EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu

Giấy, Hà Nội.

– Hotline: 0972 181 589

– Email: exim.com.vn@gmail.com

– Website: Exim.com.vn

GIẤY CNXX ĐIỆN TỬ ĐỐI VỚI HÀNG NHẬP TỪ NHẬT BẢN ÁP DỤNG HAY CHƯA?

GIẤY CNXX ĐIỆN TỬ ĐỐI VỚI HÀNG NHẬP TỪ NHẬT BẢN

Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa
❓Thưa Cục Hải quan Bình Dương. Hiện tại Nhật Bản đã cấp chứng nhận xuất xứ (CNXX) hàng hóa bằng hình thức điện tử vậy bản điện tử CNXX đã được áp dụng thay thế bản giấy đối với hàng nhập về từ Nhật Bản hay chưa ạ?
Nếu chưa thì Cục Hải quan đã có kế hoạch áp dụng đề tháo gỡ khó khăn khi xin bản giấy của doanh nghiệp nhập khẩu không ạ?

✅Trả lời vướng mắc:

Ngày 27/5/2020, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 47/2020/TT-BTC quy định về thời điểm nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ và hình thức chứng từ chứng nhận xuất xứ đối với hàng hóa nhập khẩu áp dụng trong giai đoạn dịch viêm đường hô hấp cấp gây ra bởi virus Corona.
Theo đó, tại điểm a khoản 1 Điều 4 Thông tư số 47/2020/TT-BTC quy định: “Cơ quan hải quan chấp nhận C/O sử dụng chữ ký và con dấu điện tử với điều kiện cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu có thông báo về việc cấp C/O sử dụng chữ ký, con dấu điện tử và cung cấp trang thông tin điện tử để tra cứu C/O hoặc phương thức tra cứu khác về C/O”.
Căn cứ công văn số 6612/TCHQ-GSQL ngày 14/10/2020 của Tổng cục Hải quan về việc cung cấp trang thông tin điện tử để Cục Hải quan các tỉnh, thành phố tra cứu C/O mẫu AJ.
Căn cứ công văn số 8140/TCHQ-GSQL ngày 29/12/2020 của Tổng cục Hải quan về việc cung cấp trang thông tin điện tử để Cục Hải quan các tỉnh, thành phố tra cứu C/O mẫu JV.
Như vậy, căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư số 47/2020/TT-BTC và các công văn chỉ đạo nêu trên của Tổng cục Hải quan, trường hợp Công ty nộp C/O dưới hình thức điện tử của Nhật Bản, cơ quan hải quan sẽ kiểm tra tính hợp lệ của C/O trên trang thông tin điện tử, kiểm tra thông tin trên C/O phù hợp với hồ sơ hải quan và thực tế hàng hóa nhập khẩu; kiểm tra việc thực hiện các Quy tắc xuất xứ hàng hóa theo các Hiệp định tương ứng với từng mẫu C/O đã nộp để xem xét chấp nhận C/O nhập khẩu theo quy định.
Nguồn: CỤC HẢI QUAN TỈNH BÌNH DƯƠNG

CHÚNG TÔI CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ UY TÍN

   – Dịch vụ lập BÁO CÁO QUYẾT TOÁN  theo Thông tư 39/2018/TT-BTC

– Dịch vụ tư vấn Setup hệ thống Quản lý Kho gia công Xuất nhập khẩu

– Phần mềm quản lý kho Exim 

– ĐÀO TẠO:  Nâng cao nghiệp vụ cho Nhân sự trong Doanh nghiệp gia công

   EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu

Giấy, Hà Nội.

– Hotline: 0972 181 589

– Email: exim.com.vn@gmail.com

– Website: Exim.com.vn

Doanh nghiệp được lợi ích khi thực hiện Hải quan số, Hải quan thông minh

Triển khai thành công Hệ thống Hải quan số và mô hình Hải quan thông minh sẽ mang lại lợi ích vô cùng to lớn đối với công tác quản lý nhà nước về hải quan và cả cộng đồng doanh nghiệp.


Cụ thể, Hệ thống Hải quan số và mô hình Hải quan thông minh sẽ cho phép doanh nghiệp khai báo thủ tục hải quan mọi lúc, mọi nơi, trên mọi công cụ.

Đồng thời, thời gian thông quan hàng hóa nhanh chóng, giảm chi phí logistics; được sử dụng phần mềm khai báo miễn phí do cơ quan hải quan cung cấp; chỉ thực hiện khai thông tin hàng hóa một lần để thực hiện nhiều thủ tục hành chính thông qua hệ thống một cửa quốc gia; dễ dàng theo dõi tiến trình xử lý của các cơ quan quản lý nhà nước trong chuỗi cung ứng.

Đáng chú ý, Hệ thống Hải quan số và mô hình Hải quan thông minh sẽ giúp doanh nghiệp cắt giảm chi phí mua phần mềm.

Theo Tổng cục Hải quan, với số lượng 92.000 doanh nghiệp sử dụng phần mềm, dự kiến trong thời gian 5 năm, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, kinh doanh kho, bãi, cảng sẽ tiết kiệm được khoảng 920 tỷ đồng.

Ngoài ra, các cơ quan quản lý, kiểm tra chuyên ngành cũng được cung cấp nhiều tiện ích với Hệ thống Hải quan số và mô hình Hải quan thông minh.

Đó là, thực hiện thủ tục hành chính (cấp phép, kiểm tra chuyên ngành,…) liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trên một hệ thống qua đó góp phần cải cách thủ tục hành chính, tiết kiệm chi phí trong việc xây dựng phần mềm.

Mặt khác, được chia sẻ các thông tin liên quan đến các lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu thông qua hệ thống mà không phải đề nghị cơ quan hải quan cung cấp khi phát sinh; quản lý các lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu trong quá trình làm thủ tục hải quan, thông quan và sau khi thông quan.

Nguồn: HẢI QUAN ONLINE

CHÚNG TÔI CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ UY TÍN

   – Dịch vụ lập BÁO CÁO QUYẾT TOÁN  theo Thông tư 39/2018/TT-BTC

– Dịch vụ tư vấn Setup hệ thống Quản lý Kho gia công Xuất nhập khẩu

– Phần mềm quản lý kho Exim 

– ĐÀO TẠO:  Nâng cao nghiệp vụ cho Nhân sự trong Doanh nghiệp gia công

   EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu

Giấy, Hà Nội.

– Hotline: 0972 181 589

– Email: exim.com.vn@gmail.com

– Website: Exim.com.vn

Cách phân luồng tờ khai tạm nhập tái xuất phương tiện quay vòng

Tổng cục Hải quan vừa có văn bản hướng dẫn các cục hải quan tỉnh, thành phố về phân luồng tờ khai tạm nhập tái xuất phương tiện quay vòng.


Trước đó, Tổng cục Hải quan nhận được phản ánh vướng mắc của một số doanh nghiệp liên quan đến việc phân luồng đối với tờ khai tái xuất phương tiện quay vòng để chứa hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu mã loại hình G23.

Theo đó Tổng cục Hải quan hướng dẫn thực hiện như sau: Trường hợp tờ khai hải quan đối với phương tiện quay vòng được hệ thống phân vào luồng Đỏ (mã phân loại kiểm tra là 3) và tờ khai xuất khẩu/nhập khẩu hàng hóa chứa trong phương tiện quay vòng được phân luồng Xanh/Vàng (mã phân loại kiểm tra là 1 hoặc 2) thì chi cục trưởng chi cục hải quan thực hiện chuyển luồng tờ khai hải quan đối với phương tiện quay vòng theo luồng của tờ khai xuất khẩu nhập khẩu hàng hóa chứa trong phương tiện quay vòng.

Nguồn: HẢI QUAN ONLINE 

CHÚNG TÔI CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ UY TÍN

   – Dịch vụ lập BÁO CÁO QUYẾT TOÁN  theo Thông tư 39/2018/TT-BTC

– Dịch vụ tư vấn Setup hệ thống Quản lý Kho gia công Xuất nhập khẩu

– Phần mềm quản lý kho Exim 

– ĐÀO TẠO:  Nâng cao nghiệp vụ cho Nhân sự trong Doanh nghiệp gia công

   EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu

Giấy, Hà Nội.

– Hotline: 0972 181 589

– Email: exim.com.vn@gmail.com

– Website: Exim.com.vn