Hướng dẫn khai hải quan và BCQT đối với vật tư tiêu hao công cụ dụng cụ

Thực hiện hướng dẫn tại Công văn số 3304/TCHQ-GSQL ngày 27/5/2019 của Tổng cục Hải quan về việc hướng dẫn khai hải quan và báo cáo quyết toán đối với vật tư tiêu hao, công cụ, dụng cụ; Chi cục Hải quan Chơn Thành hướng dẫn Doanh nghiệp khai báo như sau:

1. Về việc khai hải quan đối với vật tư tiêu hao nhập khẩu để gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu và công cụ, dụng cụ nhập khẩu:

a) Vật tư tiêu hao:

  • Căn cứ quy định tại điểm c khoản 4 Điều 2, khoản 6, khoản 7 Điều 16 Luật Thuế xuất nhập khẩu; khoản 1 Điều 10, khoản 1 Điều 12 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016 của Chính phủ thì nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu để gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu là đối tượng được miễn thuế. Hàng hóa nhập khẩu chỉ sử dụng trong doanh nghiệp chế xuất (DNCX) là đối tượng không chịu thuế.
  • Căn cứ Điều 54 Thông tư số 38/2015/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung tại khoản 34 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 của Bộ Tài chính có quy định:
“+ Nguyên liệu, bán thành phẩm, linh kiện, cụm linh kiện trực tiếp tham gia vào quá trình gia công, sản xuất để cấu thành sản phẩm xuất khẩu;
Vật tư trực tiếp tham gia vào quá trình gia công, sản xuất nhưng không chuyển hóa thành sản phẩm hoặc không cấu thành thực thể sản phẩm xuất khẩu; Vật tư làm bao bì hoặc bao bì đế đóng gói sản phẩm xuất khẩu; ”
Như vậy, vật tư nhập khẩu để gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu bao gồm vật tư làm bao bì, đóng gói và vật tư tiêu hao. Theo đó, vật tư tiêu hao nhập khẩu để gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu được hiểu là vật tư trực tiếp tham gia vào quá trình gia công, sản xuất nhưng không chuyển hóa thành sản phẩm hoặc cấu thành thực thể sản phẩm xuất khẩu, ví dụ như phấn vẽ trên vải trong ngành may mặc; hóa chất làm sạch bề mặt vi mạch trong ngành công nghiệp điện tử.
  • Về mã loại hình khai hải quan khi nhập khẩu vật tư tiêu hao:
+ Đối với hoạt động nhập khẩu vật tư tiêu hao gia công cho thương nhân nước ngoài sử dụng mã loại hình E21; đối với hoạt động nhập khẩu vật tư tiêu hao để sản xuất hàng hóa xuất khẩu sử dụng mã loại hình là E31;
+ Đối với hoạt động nhập khẩu vật tư tiêu hao của DNCX từ nước ngoài sử dụng mã loại hình E11; khi nhập khẩu từ trong nước sử dụng mã loại hình E15.

b) Công cụ, dụng cụ:

  • Căn cứ quy định tại Điều 26 Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính thì công cụ, dụng cụ là những tư liệu lao động không có đủ các tiêu chuẩn về giá trị và thời gian sử dụng quy định đối với tài sản cố định. Theo quy định hiện hành, những tư liệu lao động nếu không đủ tiêu chuẩn ghi nhận tài sản cố định thì được ghi nhận là công cụ, dụng cụ ví dụ như: các đà giáo, ván, khuôn, công cụ, dụng cụ gá lắp chuyên dùng cho sản xuất xây lắp; búa, kìm, cờ lê, mỏ lết; phương tiện quản lý, đồ dùng văn phòng; quần áo, giầy dép chuyên dùng để làm việc…
  • Về mã loại hình sử dụng khi doanh nghiệp nhập khẩu công cụ, dụng cụ sử dụng mã loại hình A12 (bao gồm cả DNCX), trừ trường họp công cụ, dụng cụ do bên đặt gia công cung cấp theo họp đồng gia công với thương nhân nước ngoài thì sử dụng mã loại hình G13.

2. Về việc nộp báo cáo quyết toán và thông báo định mức thực tế đối với vật tư tiêu hao, công cụ, dụng cụ nhập khẩu để gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu

a) Về việc nộp báo cáo quyết toán và thông báo định mức thực tế đối với vật tư tiêu hao:

Việc nộp báo cáo quyết toán với cơ quan hải quan thực hiện theo quy định tại Điều 55, Điều 60 Thông tư số 38/2015/TT-BTC đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 35, khoản 39 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 của Bộ Tài chính. Theo đó, doanh nghiệp thực hiện loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu hoặc là DNCX thực hiện báo cáo quyết toán với cơ quan hải quan về tình hình sử dụng nguyên liệu, vật tư nhập khẩu theo năm tài chính. Đối với vật tư tiêu hao không xây dựng được định mức theo sản phẩm thì doanh nghiệp không phải xác định định mức thực tế sử dụng, nhưng phải phản ánh rõ “KXDĐM” tại chỉ tiêu thông tin số 27.11 mẫu số 27 Phụ lục I trong trường họp thông báo định mức qua hệ thống hoặc tại cột ghi chú (9) mẫu số 16/ĐMTT/GSQL Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 của Bộ Tài chính.

b) V việc nộp báo cáo quyết toán và thông báo định mức thực tế đối với công cụ, dụng cụ:

Doanh nghiệp không phải xây dựng, thông báo định mức thực tế sử dụng cũng như nộp báo cáo quyết toán với cơ qụan hải quan về tình hình sử dụng công cụ, dụng cụ. Riêng đối với DNCX thì khi nhập khẩu công cụ, dụng cụ là đối tượng không chịu thuế nên DNCX có trách nhiệm sử dụng công cụ, dụng cụ này trong doanh nghiệp, khi thanh lý phải thực hiện thủ tục theo quy định tại Điều 79 Thông tư số 38/2015/TT-BTC đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 55 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC.
Chi cục Hải quan Chơn Thành thông báo đến các Doanh nghiệp đang thực hiện thủ tục tại Chi cục thực hiện đúng theo quy định tại hướng dẫn trên. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu gặp khó khăn vướng mắc, đề nghị Doanh nghiệp liên hệ Đồng chí Lê Văn Tuấn – Đội trưởng Đội Nghiệp vụ Hải quan (SĐT: 0918 422 422) hoặc Đồng chí Nguyễn Như Thành – Đội trưởng Đội Nghiệp vụ Hải quan Đồng Phú(SĐT: 0903 818 346) để được hướng dẫn.
Chi cục Hải quan Chơn Thành thông báo đến các Doanh nghiệp được biết và thực hiện.

Nguồn tin: Chi cục Hải quan Chơn Thành

———–

Dịch vụ của chúng tôi: Chúng tôi giúp doanh nghiệp Sản xuất xuất khẩu, gia công, chế xuất lập Báo cáo quyết toán theo Thông tư 39/2018/TT-BTC

+ Kèm theo bộ giải trình chi tiết

EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.
– Hotline: 0972 181 589
– Email: exim.com.vn@gmail.com

Mẫu BCQT Hải quan Nguyên liệu, vật tư, thành phẩm sản xuất

Hướng dẫn lập bảng

1. Biểu mẫu trên áp dụng cho các doanh nghiệp Gia công, NSXXK, doanh nghiệp hoạt động trong khu phi thuế quan và DNCX.

Trường hợp một doanh nghiệp hoạt động nhiều loại hình thì lập báo cáo quyết toán riêng cho từng loại hình;

2. Doanh nghiệp hoạt động NSXXK,

(bao gồm doanh nghiệp trong khu phi thuế quan và DNCX hoạt động NSXXK), tổng hợp số liệu về “nguyên liệu, vật tư nhập khẩu”,”thành phẩm” từ các tài khoản tương ứng 152 và 155 quy định tại Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 hoặc Quyết định 48/2006/QĐ-BTC của Bộ Tài chính;

3. Doanh nghiệp gia công cho thương nhân nước ngoài

(bao gồm doanh nghiệp trong khu phi thuế quan và DNCX nhận gia công cho nước ngoài hoặc nhận gia công cho doanh nghiệp trong khu phi thuế quan, DNCX khác): Lập sổ chi tiết, sổ tổng hợp theo dõi nguyên vật liệu, thành phẩm tương tự các tài khoản 152 và 155 quy định tại Thông tư số 200/2014/TT-BTC và Quyết định 48/2006/QĐ-BTC.

4. Tổng trị giá xuất trong kỳ tại cột (6) bao gồm:

Xuất khẩu hoặc xuất trả ra nước ngoài; xuất khẩu tại chỗ; chuyển sang hợp đồng gia công khác; nguyên liệu, vật tư tiêu huỷ hoặc bị thiên tai, hoả hoạn, tai nạn bất ngờ trong quá trình gia công, sản xuất hàng xuất khẩu. Trường hợp tổ chức, cá nhân tiêu huỷ nguyên liệu, vật tư hoặc bị thiên tai, hoả hoạn, tai nạn bất ngờ đủ điều kiện đã được miễn thuế, không thu thuế, hoàn thuế thì ghi rõ số lượng, trị giá vào ô ghi chú tại cột (8).

———–

Dịch vụ của chúng tôi: Chúng tôi giúp doanh nghiệp Sản xuất xuất khẩu, gia công, chế xuất lập Báo cáo quyết toán theo Thông tư 39/2018/TT-BTC

+ Kèm theo bộ giải trình chi tiết

EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.
– Hotline: 0972 181 589
– Email: exim.com.vn@gmail.com

Hỏi đáp: Hướng dẫn về báo cáo quyết toán theo thông tư 39/2018/TT-BTC

Câu hỏi liên quan tới hướng dẫn báo cáo quyết toán Thông tư 39/2018/TT-BTC

Chúng tôi sản xuất các sản phẩm hương nén, hương thơm từ bột gỗ. – Tại khoản 1 điều 60 sửa đổi ” Tổ chức cá nhân có hoạt động gia công, sản xuất xuất khẩu ( bao gồm DNCX) thực hiện cung cấp thông tin liên quan đến hoạt động nhập kho nguyên liệu, vật tư nhập khẩu, xuất kho nguyên liệu, vật tư; nhập kho thành phẩm, xuất kho thành phẩm …”. Trong thực tế chúng tôi có nhập khẩu một số vật tư phục vụ trong sản xuất như: bu lông, ốc vít, băng dính, màng chít, dầu máy, bìa lót, bìa đỡ bán thành phẩm, pallet nhựa; các bộ phận sửa chữa, thay thế của máy móc hoặc các thiết bị máy văn phòng (máy tính, máy in); các máy móc sản xuất với giá trị dưới 30 triệu không đủ điều kiện ghi nhận tài sản cố định, khuôn mẫu sản phẩm.

Những sản phẩm trên đây chúng tôi có báo cáo với cơ quan hải quan theo như mẫu số 15/BCQT-NVL/GSQL thuộc phục lục V- Thông tư 39/2018/TT-BTC hay không?

– Đối với thành phẩm chúng tôi quản lý sản xuất theo mã sản phẩm của doanh nghiệp. Mỗi mã sản phẩm tương ứng với một loại sản phẩm. Tuy nhiên trong từng chu kì sản xuất sẽ có sự khác nhau về định mức thực tế. Do đó, khi làm thủ tục xuất khẩu thành phẩm, doanh nghiệp đã đăng kí mã sản phẩm xuất khẩu (mã này khác so với mã sản phẩm doanh nghiệp quản lý nội bộ).

Vậy khi làm báo cáo theo mẫu 16/DMTT-GSQL theo phụ lục V ban hành kèm Thông tư 39/2018/TT-BTC chúng tôi sẽ báo cáo theo mã sản phẩm quản lý nội bộ hay mã sản phẩm đã đăng kí với cơ quan hải quan khi làm thủ tục xuất khẩu?

1. Vướng mắc 1

– Theo điều 60 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015 (được sửa đổi bổ sung tại khoản 39 điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018) của Bộ Tài chính quy định về việc báo cáo quyết toán tình hình sử dụng nguyên liệu, vật tư nhập khẩu, hàng hóa xuất khẩu.

– Căn cứ khoản 34 điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018 của Bộ Tài chính:

34. Điều 54 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 54. Nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị nhập khẩu

1. Nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu, hàng chế xuất gồm:

a) Nguyên liệu, bán thành phẩm, linh kiện, cụm linh kiện trực tiếp tham gia vào quá trình gia công, sản xuất để cấu thành sản phẩm xuất khẩu;

b) Vật tư trực tiếp tham gia vào quá trình gia công, sản xuất nhưng không chuyển hóa thành sản phẩm hoặc không cấu thành thực thể sản phẩm xuất khẩu;

c) Sản phẩm hoàn chỉnh do tổ chức, cá nhân nhập khẩu để gắn vào sản phẩm xuất khẩu, để đóng chung với sản phẩm xuất khẩu được sản xuất từ nguyên liệu, vật tư nhập khẩu hoặc để đóng chung với sản phẩm xuất khẩu được sản xuất từ nguyên liệu, vật tư mua trong nước, nguyên liệu, vật tư tự cung ứng thành mặt hàng đồng bộ để xuất khẩu;

d) Vật tư làm bao bì hoặc bao bì để đóng gói sản phẩm xuất khẩu;

đ) Nguyên liệu, vật tư, linh kiện, cụm linh kiện nhập khẩu để bảo hành, sửa chữa, tái chế sản phẩm xuất khẩu;

e) Hàng mẫu nhập khẩu để gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu.

Công ty căn cứ các quy định trên và các hướng dẫn lập báo cáo quyết toán tại khoản 39 điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC và Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 39/2018/TT-BTC để thực hiện báo cáo quyết toán các loại nguyên liệu, vật tư, bao bì,… dùng sản xuất hành xuất khẩu tuỳ theo loại hinh kinh doanh cụ thể.

2. Vướng mắc 2

– Căn cứ khoản 39 điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018 của Bộ Tài chính quy định:

39. Điều 60 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 60. Báo cáo quyết toán tình hình sử dụng nguyên liệu, vật tư nhập khẩu, hàng hóa xuất khẩu

…tổ chức, cá nhân lập báo cáo quyết toán tình hình sử dụng nguyên liệu, vật tư nhập khẩu, hàng hóa xuất khẩu theo hình thức nhập – xuất – tồn kho nguyên liệu, kho thành phẩm theo từng mã nguyên liệu, vật tư, mã sản phẩm đang theo dõi trong quản trị sản xuất và đã khai trên tờ khai hải quan khi nhập khẩu nguyên liệu, vật tư, xuất khẩu sản phẩm.

Trường hợp quản trị sản xuất của tổ chức, cá nhân có sử dụng mã nguyên liệu, vật tư, mã sản phẩm khác với mã đã khai báo trên tờ khai hải quan khi nhập khẩu nguyên liệu, vật tư, xuất khẩu sản phẩm, tổ chức, cá nhân phải xây dựng, lưu giữ bảng quy đi tương đương giữa các mã này và xuất trình khi cơ quan hải quan kiểm tra hoặc có yêu cầu giải trình;…”

– Căn cứ hướng dẫn lập mẫu số 16/ĐMTT/GSQL tại Phụ lục II Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018 của Bộ Tài chính quy định:

1. Hướng dẫn lập Mẫu số 16/ĐMTT-GSQL:

Cột (2): Mã sản phẩm xuất khẩu tại cột này phải thống nhất với mã sản phẩm đã khai trên tờ khai hải quan

Cột (3): Tên sản phẩm xuất khẩu tại cột này phải thống nhất với tên sản phẩm xuất khẩu đã khai trên tờ khai hải quan

Cột (4): Đơn vị tính của sản phẩm xuất khẩu: sử dụng thống nhất với mã đơn vị tính doanh nghiệp quản lý tại nhà xưởng sản xuất, với đơn vị tính đã khai báo trên tờ khai hải quan.

Như vậy, khi báo báo định mức thực tế theo Mẫu số 16/ĐMTT-GSQL thì mã sảm phẩm xuất khẩu phải thống nhất với mã sản phẩm đã khai trên tờ khai hải quan. Trường hợp quản trị sản xuất của tổ chức, cá nhân có sử dụng mã nguyên liệu, vật tư, mã sản phẩm khác với mã đã khai báo trên tờ khai hải quan khi nhập khẩu nguyên liệu, vật tư, xuất khẩu sản phẩm, tổ chức, cá nhân phải xây dựng, lưu giữ bảng quy đổi tương đương giữa các mã này và xuất trình khi cơ quan hải quan kiểm tra hoặc có yêu cầu giải trình.

Nguồn: CỤC HẢI QUAN TỈNH ĐỒNG NAI

———–

Dịch vụ của chúng tôi: Chúng tôi giúp doanh nghiệp Sản xuất xuất khẩu, gia công, chế xuất lập Báo cáo quyết toán theo Thông tư 39/2018/TT-BTC

+ Kèm theo bộ giải trình chi tiết

EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.
– Hotline: 0972 181 589
– Email: exim.com.vn@gmail.com

Mức phạt khi sửa đổi, bổ sung báo cáo quyết toán ngoài thời hạn quy định

Đây là nội dung đáng chú ý tại Nghị định 128/2020/NĐ-CP mới được ban hành ngày 19/10/2020 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan.

Trên thực tiễn, có nhiều trường hợp sau khi lập báo cáo quyết toán, doanh nghiệp tự phát hiện sai sót về việc xác định định mức thực tế để gia công, sản xuất, xuất khẩu. Vậy trong trường hợp này, doanh nghiệp có được sửa đổi, bổ sung nội dung báo cáo hay không?

Khoản 39 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC sửa đổi Điều 60 Thông tư 38/2015/TT-BTC có quy định như sau:

Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày nộp báo cáo quyết toán nhưng trước thời điểm cơ quan hải quan ban hành quyết định kiểm tra báo cáo quyết toán, kiểm tra sau thông quan, thanh tra, tổ chức, cá nhân phát hiện sai sót trong việc lập báo cáo quyết toán thì được sửa đổi, bổ sung báo cáo quyết toán và nộp lại cho cơ quan hải quan. Hết thời hạn 60 ngày kể từ ngày nộp báo cáo quyết toán hoặc sau khi cơ quan hải quan quyết định kiểm tra báo cáo quyết toán, kiểm tra sau thông quan, thanh tra, tổ chức, cá nhân mới phát hiện sai sót trong việc lập báo cáo quyết toán thì thực hiện việc sửa đổi, bổ sung báo cáo quyết toán với cơ quan hải quan và bị xử lý theo quy định pháp luật về thuế, pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

Theo đó, doanh nghiệp có quyền được sửa đổi, bổ sung báo cáo quyết toán trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày nộp báo cáo hoặc trước khi cơ quan hải quan kiểm tra báo cáo đó. Ngoài thời hạn này hoặc sau khi cơ quan hải quan kiểm tra báo cáo thì doanh nghiệp thực hiện sửa đổi, bổ sung báo cáo quyết toán với cơ quan hải quan, đồng thời bị xử lý theo quy định pháp luật về thuế, pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

Tuy nhiên từ khi Thông tư 39 có hiệu lực vào ngày 05/6/2018 thì chưa có một văn bản nào quy định về mức xử phạt khi doanh nghiệp tự ý sửa đổi, bổ sung báo cáo quyết toán ngoài thời hạn. Cho đến ngày 19/10/2020, khi Nghị định 128/2020/NĐ-CP được ban hành thì mới có chế tài phạt vi phạm cho hành vi này. Cụ thể, tại điểm b khoản 1 Điều 11 Nghị định 128 quy định:

Điều 11. Vi phạm quy định về kiểm tra hải quan, thanh tra

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

a) Tẩy xóa, sửa chữa chứng từ thuộc hồ sơ hải quan đã nộp, xuất trình hoặc gửi cho cơ quan hải quan theo tờ khai hải quan đã được đăng ký mà không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản 7 Điều này, các Điều 9, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22 Nghị định này;

b) Lập báo cáo quyết toán không đúng so với sổ, chứng từ kế toán, tờ khai hải quan mà người nộp thuế tự phát hiện, sửa đổi, bổ sung báo cáo quyết toán ngoài thời hạn quy định nhưng không thuộc trường hợp quy định tại điểm e khoản 1, điểm c khoản 2 Điều 9 Nghị định này.

So sánh với Điều 10 Nghị định 127/2013/NĐ-CP đang còn hiệu lực, cùng một quy định về hình thức xử phạt khi vi phạm kiểm tra hải quan, thanh tra thì Điều 10 Nghị định 127 chỉ: Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi tự ý tẩy xóa, sửa chữa chứng từ thuộc hồ sơ hải quan đã được đăng ký mà không ảnh hưởng đến số tiền thuế phải nộp hoặc không ảnh hưởng đến chính sách mặt hàng. Còn đối với hành vi tự phát hiện, sửa đổi, bổ sung báo cáo quyết toán ngoài thời hạn quy định thì Nghị định 127 không quy định.

Như vậy, từ ngày 10/12/2020, nếu doanh nghiệp phát hiện, sửa đổi, bổ sung báo cáo quyết toán ngoài thời hạn quy định thì sẽ bị phạt đến 2.000.000 đồng.

———–

Dịch vụ của chúng tôi: Chúng tôi giúp doanh nghiệp Sản xuất xuất khẩu, gia công, chế xuất lập Báo cáo quyết toán theo Thông tư 39/2018/TT-BTC

+ Kèm theo bộ giải trình chi tiết

EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.
– Hotline: 0972 181 589
– Email: exim.com.vn@gmail.com

Hướng dẫn cách xử lý vướng mắc khi thực hiện Thông tư 39/2018/TT-BTC

Ngày 20/4/2018, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 39/2018/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Thông tư 38/2015/TT-BTC quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan, thuế và quản lý thuế với hàng hóa xuất, nhập khẩu.

Ngày 04/7/2018, Tổng cục Hải quan đã có công văn số 3899/TCHQ-GSQL gửi Cục Hải quan các tỉnh, thành phố xử lý các vướng mắc tại Nghị định 59 và các văn bản hướng dẫn.Trong đó, Tổng cục Hải quan lưu ý các vướng mắc khi thực hiện TT39 về các vấn đề liên quan đến hồ sơ hải quan, nguyên tắc khai hải quan, khai bổ sung, hủy tở khai, giám sát hàng hóa, DNCX, hàng gia công…

Về hồ sơ hải quan.

Vướng mắc liên quan đến quy định tại khoản 2 Điều 16 Thông tư 39 sửa đổi, bổ sung quy định Hồ sơ hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu, theo đó không quy định bản chính hay bản chụp đối với Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo quy định tại Thông tư của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và không quy định các trường hợp phải nộp chứng từ nhập xuất xứ hàng hóa. Tổng cục Hải quan hướng dẫn việc nộp giấy chứng nhận xuất xứ đã được quy định cụ thể tại Thông tư số 38/2018/TT-BTC quy định về kiểm tra, xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

Tại điều 18, Thông tư 39 quy định “…các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan có thể ở dạng dữ liệu điện tử hoặc chứng từ giấy được chuyển đổi sang chứng từ điện tử (bản scan có xác nhận bằng chữ ký số”. Tuy nhiên, đối với các chứng từ scan gửi qua hệ thống hải quan có tổng dung lượng không được vượt quá 2MB và không cho gửi file số liệu qua hệ thống, kể cả đã chia nhỏ file; trường hợp chia nhỏ file thì doanh nghiệp phải nhập nhiều lần thông tin của chứng từ đó. Điều này sẽ gây khó khăn cho công chức thực hiện việc kiểm tra, đối chiếu hồ sơ. Để xử lý vướng mắc này, Tổng cục Hải quan đã hướng dẫn trường hợp hồ sơ vượt quá dung lượng cho phép của hệ thống thì doanh nghiệp có thể nộp toàn bộ chứng từ thuộc hồ sơ hải quan dưới dạng bản giấy, trừ các chứng từ cấp trên Cổng thông tin một cửa quốc gia. Đồng thời, Tổng cục Hải quan cũng sẽ lưu ý vướng mắc này khi nâng cấp hệ thống.

Về nguyên tắc khai hải quan.

Tại điểm 2, Công văn số 6376/THCQ-GSQL ngày 14/7/2015 của Tổng cục Hải quan hướng dẫn Thông tư 38/2015/TT-BTC quy định cách thực hiện đối với hàng hóa xuất khẩu của 02 chủ hàng cùng đóng chung 01 công-te-nơ. Thông tư 39/2018/TT-BTC chỉ hướng dẫn khai báo đối với trường hợp hàng dóng chung container của nhiều tờ khai xuất khẩu của cùng 1 chủ hàng, không hướng dẫn việc đóng chung công-te-nơ của nhiều tờ khai xuất khẩu của nhiều chủ hàng. Như vậy trường hợp này có tiếp tục thực hiện theo hướng dẫn tại Công văn 6376 của Tổng cục Hải quan hay không. Về việc này, Tổng cục Hải quan hướng dẫn như sau:

Theo khoản 4 Điều 4 và khoản 3 Điều 61 Luật Hải quan thì: Địa điểm thu gom hàng lẻ là khu vực kho, bãi dùng để thực hiện các hoạt động thu gom, chia, tách hàng hóa của nhiều chủ hàng vận chuyển chung công-te-nơ; Hàng hóa được đưa vào địa điểm thu gom hàng lẻ gồm hàng hóa nhập khẩu chưa làm thủ tục hải quan, hàng hóa xuất khẩu đã hoàn thành thủ tục hải quan hoặc đã đăng ký tờ khai hải quan nhưng việc kiểm tra thực tế hàng hóa sẽ được thực hiện tại địa điểm thu gom hàng lẻ.

Trong quá trình triển khai hệ thống giám sát, quản lý giám sát hàng hóa tự động tại cảng biển đã phát sinh các vướng mắc, bất cập liên quan đến hàng hóa xuất khẩu của nhiều chủ hàng đóng chung công-te-nơ ngoài CFS hoặc ngoài khu vực cửa khẩu. Do vậy, tại Thông tư 39 đã sửa đổi lại quy định về hoạt động đóng ghép, chia tách đối với các lô hàng của nhiều chủ hàng vẫn chuyển chung công-te-nơ tại Thông tư 38, theo đó, các hoạt động chia tách, đóng ghép hàng hóa phải được thực hiện trong kho CFS. Những văn bản hướng dẫn không phù hợp với Thông tư 39 sẽ không còn giá trị để thực hiện.

Đối với trường hợp một vận đơn khai cho nhiều tờ khai, do Hệ thống VNACCS chưa hỗ trợ chức năng tách vận đơn đối với trường hợp doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa có chung vận tải đơn cho nhiều tờ khai nên người khai hải quan không thể tách vận tải đơn khai báo trên Hệ thống VNACCS. Trong trường hợp này, người khai hải quan ghi vào ô ghi chú: “ Vận đơn…. chung với các tờ khai….”

Vướng mắc liên quan đến việc không có ô để khai báo người ủy thác nhập khẩu trên tờ khai xuất khẩu, Tổng cục Hải quan nêu rõ, theo hướng dẫn tại mẫu số 02 Phụ lục I Thông tư số 39 thay thế phụ lục II Thông tư số 38 thì chỉ tiêu 2.19. Tên người nhập khẩu: “Trường hợp hợp đồng mua bán có điều khoản chỉ định nhận hàng tại Việt Nam (xuất khẩu tại chỗ) thì tên người nhập khẩu là tên người mua hàng tại nước ngoài; ghi người được chỉ định nhận hàng (tại Việt Nam) tại ô “Phần ghi chú”.

Nguyên tắc khai bổ sung, hủy tờ khai.

Điểm a.4 Khoản 2 Điều 20 Thông tư 39 quy định “Trường hợp hàng hóa xuất khẩu đã được thông quan nhưng hàng hóa chưa đưa vào khu vực giám sát hải quan tại cửa khẩu, nếu thay đổi cảng xếp hàng, cửa khẩu xuất, người khai hải quan nộp văn bản thông báo thay đổi cảng xếp hàng, cửa khẩu xuất theo mẫu…”. Vậy trường hợp doanh nghiệp thay đổi tên phương tiện vận chuyển mà không thay đổi cảng xếp hàng, cửa khẩu xuất hàng thì thực hiện thế nào? Trong trường hợp này,  cơ quan Hải quan cửa khẩu thực hiện giám sát hàng hóa xếp lên phương tiện và hướng dẫn người khai hải quan thực hiện khai bổ sung tên phương tiện vận tải xuất cảnh theo quy định.

Tại Điểm 1.a.1 Khoản 11 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 về các trường hợp hủy tờ khai: “Hết thời hạn 15 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan nhập khẩu mà không có hàng hóa đến cửa khẩu nhập”. Trên thực tế phát sinh trường hợp, hàng hóa đã về đến cửa khẩu. Doanh nghiệp đã đăng ký tờ khai nhưng công ty chưa tiến hành xuất trình hàng hóa, hồ sơ cho cơ quan hải quan kiểm tra thực tế và tờ khai quá hạn 15 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai. Trong trường hợp này, Tổng cục Hải quan hướng dẫn, căn cứ các quy định tại khoản 1 Điều 22 Thông tư số 38/2015/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung tại khoản 11 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC, nếu thực tế hàng hóa đã đến cửa khẩu nhập thì không thực hiện hủy tờ khai và làm tiếp thủ tục hải quan theo quy định.

Tờ khai nhập khẩu tại chỗ khai trùng thông tin với tờ khai khác và đã quá thời hạn 15 ngày kể từ ngày đăng ký. Tuy nhiên, trường hợp này không thuộc các trường hợp hủy tờ khai quy định tại Khoản 11 Điều 1 Thông tư số 39, Tổng cục Hải quan hướng dẫn thực hiện hủy tờ khai như đối với trường hợp Hệ thống gặp sự cố quy định tại điểm b.3 khoản 2 Điều 22 Thông tư 38 đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 11 Điều 1 Thông tư 39.

Về quản lý, giám sát hàng hóa.

Tại tiết b điểm 5 khoản 21 Điều 1 Thông tư 39 quy định: “b.1.1 Hết thời hạn 30 ngày kể từ ngày đưa hàng về bảo quản nhưng chưa nhận được kết quả kiểm tra chuyên ngành và cơ quan kiểm tra chuyên ngành không có văn bản xác nhận kéo dài thời gian kiểm tra. Trong thời gian chờ kiểm tra, xử lý, người khai hải quan không được đưa về bảo quản đối với các lô hàng tiếp theo”. Trong trường hợp này, Tổng cục Hải quan hướng dẫn Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai thực hiện việc kiểm tra, xác minh, sau khi có kết quả xác minh nếu xác định việc chậm nộp kết quả kiểm tra chuyên ngành là do lỗi của người khai hải quan thì thực hiện xử lý vi phạm hành chính theo quy định và không cho doanh nghiệp đưa hàng về bảo quản theo quy định. Do vây, trong thời gian kiểm tra, xác minh thì việc không cho người khai hải quan đưa hàng về bảo quản chỉ áp dụng trong phạm vi Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai.

Tổng cục Hải quan cũng lưu ý tại chỉ tiêu thông tin 7.17. ngày dự kiến kết thúc vận chuyển mẫu số 07 phụ lục I kèm theo Thông tư số 39 thay thế phụ lục II Thông tư số 38 chỉ quy định thời gian vận chuyển dự kiến bằng đường bộ và đường thủy nội địa, không áp dụng đối với loại hình vận chuyển khác. Do vậy, đối với hàng hóa vận chuyển đa phương thức thì thời gian vận chuyển theo thời gian đăng ký của người khai hải quan.

Về quản lý DNCX, hàng gia công.

Điểm a khoản 1 Điều 56 Thông tư 38 được sửa đổi bổ sung tại khoản 36 Điều 1 Thông tư 39 quy định chung việc thông báo cơ sở sản xuất đối với tất cả các tổ chức, cá nhân có hoạt động gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu trong đó có bao gồm cả DNCX. Do vậy, Tổng cục Hải quan yêu cầu doanh nghiệp chế xuất trước khi làm thủ tục nhập khẩu lô hàng nguyên liệu, vật tư đầu tiên để gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu phải có văn bản thông báo cơ sở sản xuất theo quy định.

Trước vướng mắc về việc doanh nghiệp không thể thực hiện theo quy định tại tiết a điểm 2 khoản 36 Điều 1 Thông tư 39 về khai số tiếp nhận hợp đồng gia công trên tờ khai xuất khẩu, nhập khẩu tại ô “Giấy phép nhập khẩu” vì trên phần mềm chưa có trường để khai báo số tiếp nhận hợp đồng, Tổng cục Hải quan đã yêu cầu Cục Hải quan tỉnh, thành phố hướng dẫn doanh nghiệp cập nhật phần mềm đầu cuối phiên bản mới do các công ty cung cấp phần mềm đầu cuối để thiết kế nội dung này để phù hợp với quy định.

Tổng cục Hải quan cũng lưu ý việc kiểm tra cơ sở sản xuất tại Điều 57 Thông tư số 38 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 37 Điều 1 Thông tư 39 quy định chung cho tất cả các tổ chức, cá nhân có hoạt động gia công, sản xuất xuất khẩu nên khi nhập khẩu lần đầu theo loại hình DNCX cũng là đối tượng để kiểm tra cơ sở sản xuất.

Nguồn: HẢI QUAN VIỆT NAM 

———–

Dịch vụ của chúng tôi: Chúng tôi giúp doanh nghiệp Sản xuất xuất khẩu, gia công, chế xuất lập Báo cáo quyết toán theo Thông tư 39/2018/TT-BTC

+ Kèm theo bộ giải trình chi tiết

EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.
– Hotline: 0972 181 589
– Email: exim.com.vn@gmail.com

3 LƯU Ý KHI LÀM BÁO CÁO QUYẾT TOÁN HGC, SXXK, CX

Báo cáo quyết toán được xem là bài toán đau đầu với nhân viên xuất nhập khẩu của công ty gia công, sản xuất xuất khẩu và chế xuất. Để hạn chế sai sót trong quá trình xây dụng bản báo cáo, mọi người cần lưu ý một số trường hợp sau đây:

      • Sản xuất xuất khẩu có thuế xuất khẩu nhưng thành phần nguyên liệu cấu tạo có thuế xuất khẩu thì doanh nghiệp phải đóng thuế xuất khẩu cho nguyên liệu đó.
      • Trong cùng 1 sản phẩm nhưng có 2 loại nguyên vật liệu thay thế cho nhau để sản xuất, tên và mã sản phẩm là toàn cầu, không thể thay đổi mã/tên, hải quan yêu cầu phải có Phần mềm trung gian / hoặc đặt lại mã sản phẩm, để phần mềm hải quan có thể đọc được.
      • Khi doanh nghiệp phát hiện phần thuế còn thiếu, chưa kịp đóng, phải chủ động khai trước phần thừa (phạt 20% thuế). Nếu để Hải quan phát hiện, phạt từ 1 đến 3 lần thuế tùy thời điểm.

———–

Dịch vụ của chúng tôi: Chúng tôi giúp doanh nghiệp Sản xuất xuất khẩu, gia công, chế xuất lập Báo cáo quyết toán theo Thông tư 39/2018/TT-BTC

+ Kèm theo bộ giải trình chi tiết

EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.
– Hotline: 0972 181 589
– Email: exim.com.vn@gmail.com

Hải quan chỉ kiểm tra báo cáo quyết toán doanh nghiệp vi phạm

Thông tin cụ thể BCQT 2020

Cụ thể, đối với hoạt động kiểm tra báo cáo quyết toán trong năm 2020, Tổng cục Hải quan đề nghị cục hải quan các tỉnh, thành phố chủ động rà soát, chỉ lập danh sách các DN có dấu hiệu vi phạm, báo cáo về Tổng cục Hải quan để phê duyệt theo hướng dẫn tại điểm b Khoản 1 Điều 22 Quy trình thủ tục hải quan được ban hành kèm theo Quyết định 1966/QĐ-TCHQ ngày 10/7/2015.

Kiểm tra hoạt động BCQT

Đối với hoạt động kiểm tra báo cáo quyết toán theo phê duyệt của Tổng cục Hải quan tại công văn 4356/TCHQ-GSQL ngày 2/7/2019, Tổng cục Hải quan cho biết, trường hợp cục hải quan các tỉnh, thành phố chưa hoàn thành kiểm tra theo kế hoạch đã được Tổng cục phê duyệt thì chỉ tiếp tục kiểm tra đối với các DN có dấu hiệu vi phạm. Trường hợp DN không có dấu hiệu vi phạm thì xây dựng tiêu chí đánh giá, phân loại rủi ro để lập kế hoạch kiểm tra trong năm tiếp theo.

Tổ chức KT BCQT

Việc tổ chức kiểm tra báo cáo quyết toán thực hiện theo Chỉ thị 11/CT-TTg ngày 4/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội ứng phó với dịch COVID-19, để tạo điều kiện cho DN tập trung giải quyết khó khăn, duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh, đồng thời không để DN lợi dụng chủ trương này vi phạm pháp luật theo yêu cầu của Chỉ thị 11/CT-TTg.

Nguồn

———–

Dịch vụ của chúng tôi: Chúng tôi giúp doanh nghiệp Sản xuất xuất khẩu, gia công, chế xuất lập Báo cáo quyết toán theo Thông tư 39/2018/TT-BTC

+ Kèm theo bộ giải trình chi tiết

EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.
– Hotline: 0972 181 589
– Email: exim.com.vn@gmail.com

Hỏi và đáp: Vướng mắc về kiểm tra báo cáo quyết toán mới nhất

Bên công ty chúng tôi đang trong thời gian thanh tra Báo cáo quyết toán có nhiều vướng mắc?

1) Số lượng xuất kho trong kỳ lớn hơn số lượng tồn đầu kỳ + nhập kho trong kỳ. Dẫn đến số lượng tồn cuối kỳ trên BCQT bị âm.

Lí do : Do Nguyên phụ liệu bên mình sử dụng từ 3 nguồn : Nhập khẩu (E31), NKD(A12) và mua nội địa. Và số lượng âm trên được công ty sử dụng phần mua nội địa để sản xuất và giải trình có đủ hoá đơn,
2) Do nhân viên nhập liệu khai báo chưa phù hợp bảng định mức theo mẫu 16, tt39, ở cột ghi chú, chúng tôi chỉ để phần NK (nhập khẩu), thay vì để trống với NPL NK hoặc đánh X đối với mua nội địa, theo thông tư 39.
Bên phía cơ quan kiểm tra, căn cứ vào việc khai báo định mức chưa phù hợp trên, bác bỏ việc giải trình đối với các NPL bị âm trong kỳ trên BCQT mà công ty chúng tôi sử dung hoá đơn mua hàng nội địa để giải trình.
Về phía công ty chúng tôi, thì việc bác bỏ này chưa phù hợp, vì hiện tại theo sổ sách kế toán và hoá đơn chứng minh đều phù hợp với thực tế sán xuất, chỉ là do việc nhập liệu chưa đúng.
Theo ý kiến của chúng tôi giải trình với đoàn kiểm, thì việc vi phạm này, chỉ thuộc vào vi phạm hành chính về khai báo dữ liệu chưa đúng theo nghị định 45 , điều 1, khoản 7, điểm 3b (Phạt tiền từ 4.000.000-10.000.000đ đối với hành vi vi phạm : khong cung cấp hoặc cung cấp không đầy đủ, đúng hạn hồ sơ, chúng tư, tài liệu, dữ liệu điện tử liên quan đến hàng hoá XK,NK khi cơ quan hải quan yêu cầu theo qui định của pháp luật)
Vậy, kính mong quý ban tư vấn , tư vấn cho chúng tôi về vấn đề này, công ty chúng tôi bị xử phạt ra sao? và việc bác bỏ giải trình của đoàn kiểm tra về vấn đề này có đúng với qui định của pháp luật hải quan hay không???

Trả lời vướng mắc trên như sau:

Việc xử phạt vi phạm hành chính phải được xem xét trên cơ sở hồ sơ vụ việc, tình huống cụ thể. Trường hợp hàng hóa thực tế tồn kho thiếu mà Doanh nghiệp không giải trình được thì cơ quan hải quan đối chiếu với chứng từ kế toán, sổ kế toán, hồ sơ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để xem xét xử lý theo quy định. Theo đó, nếu có hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn, không thu thì xem xét xử lý theo quy định tại Điều 8 hoặc Điều 13 Nghị định số 127/2013/NĐ-CP ngày 15/10/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan (đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 45/2016/NĐ-CP ngày 26/5/2016) và pháp luật có liên quan.
Trường hợp Công ty không đồng ý với kết luận của cơ quan kiểm tra thì có quyền khiếu nại để được xem xét giải quyết theo quy định.

Nguồn: HẢI QUAN VIỆT NAM

———–

Dịch vụ của chúng tôi: Chúng tôi giúp doanh nghiệp Sản xuất xuất khẩu, gia công, chế xuất lập Báo cáo quyết toán theo Thông tư 39/2018/TT-BTC

+ Kèm theo bộ giải trình chi tiết

EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.
– Hotline: 0972 181 589
– Email: exim.com.vn@gmail.com

Doanh nghiệp chưa quen lập báo cáo quyết toán thuế xuất nhập khẩu

Hiện nay, trong quá trình kiểm soát số liệu để lập báo cáo quyết toán (BCQT), báo cáo định mức thực tế của sản phẩm xuất khẩu nộp cho cơ quan hải quan, theo quy định tại Thông tư  39/2018/TT-BTC (TT 39), có không ít DN gặp vướng mắc. Nhằm giúp các DN hiểu đúng và thực hiện hiệu quả TT 39, Tiến sỹ Nguyễn Thị Kim Oanh, Học viện Tài chính đã có cuộc trao đổi với phóng viên TBTCVN.

Phóng viên

Bà có thể cho biết, TT 39 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 38/2015/TT-BTC có những điểm nào đáng chú ý, tạo thuận lợi hơn đối với DN so với trước đây, trong việc lập BCQT của loại hình gia công, SXXK?

 

Bà Nguyễn Thị Kim Oanh: 

Qua nghiên cứu, giảng dạy trong lĩnh vực BCQT cho cộng đồng DN, tôi cho rằng TT 39 có nhiều quy định tạo thuận lợi cho DN về báo cáo quyết toán đối với loại hình gia công, SXXK cần phải kể đến.

Thứ nhất, DN không phải nộp BCQT nếu cung cấp thông tin liên quan đến nghiệp vụ ngay khi có phát sinh cho cơ quan hải quan (tại Khoản 39 Điều 1, TT 39). Quy định này, sẽ khuyến khích gia tăng số lượng DN chuẩn hóa hệ thống quản trị nội bộ tốt, kiểm soát các nghiệp vụ phát sinh tức thời theo thời điểm tốt hơn để thực hiện cung cấp thông tin kịp thời cho cơ quan hải quan, điều đó cũng đồng nghĩa với việc DN sẽ không mất thời gian cho việc lập BCQT.

Thứ hai, đối với những DN phải nộp BCQT, TT 39 đã có nhiều quy định thuận lợi cho  việc lập BCQT, đó là: BCQT được lập theo chỉ tiêu số lượng đối với từng mã nguyên liệu, vật tư; mã sản phẩm đang theo dõi trong quản trị sản xuất và đã khai trên tờ khai hải quan. Quy định này giúp cho DN dễ dàng kiểm soát số liệu về lượng nguyên liệu, vật tư nhập khẩu, lượng thành phẩm xuất khẩu thể hiện trên BCQT với dữ liệu trên phần mềm khai hải quan điện tử.

Hơn nữa, trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày nộp BCQT nhưng trước thời điểm cơ quan hải quan ban hành quyết định kiểm tra BCQT, kiểm tra sau thông quan, thanh tra; tổ chức, cá nhân phát hiện sai sót trong việc lập BCQT thì được sửa đổi, bổ sung BCQT và nộp lại cho cơ quan hải quan. Quy định này đã mở ra cơ hội sửa sai cho những DN khi phát hiện sai sót trên BCQT đã nộp cho cơ quan hải quan.

Với các quy định nêu trên, TT 39 đã bám sát hơn với thực tế sản xuất của DN, qua đó DN sẽ thực hiện lập báo cáo định mức thực tế của sản phẩm xuất khẩu, BCQT năm được dễ dàng hơn.

Phóng viên

Trong quá trình thực hiện TT 39, DN phản ánh còn lúng túng, gặp vướng mắc khi lập BCQT trong khi thời hạn kết thúc năm tài chính 2018 đang đến gần. Vậy theo bà đâu là nguyên nhân dẫn đến thực tế này?

Bà Nguyễn Thị Kim Oanh: 

Việc áp dụng TT 39 cần có thời gian để DN thích ứng. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, tiến độ và chất lượng lập BCQT của nhiều DN chưa đảm bảo và bộc lộ hạn chế.

Hiện nay, có nhiều DN không có sự phân công rõ ràng về bộ phận sẽ chịu trách nhiệm lập BCQT. Quy định về phối kết hợp giữa các bộ phận trong nội bộ DN khi lập BCQT chưa được các DN quan tâm.

Để lập đúng BCQT, cần dựa trên số liệu thực tế của DN và chứng minh bởi các chứng từ, sổ sách kế toán của DN theo quy định của chế độ kế toán kiểm toán của Bộ Tài chính. Những dữ liệu về khai báo hải quan của loại hình gia công, SXXK không đủ cơ sở để lập BCQT theo quy định của TT 39.

Theo quy định, báo cáo định mức của sản phẩm xuất khẩu nộp cho cơ quan hải quan là định mức thực tế của sản phẩm xuất khẩu trong năm (theo Mẫu 16/ĐMTT/GSQL ban hành kèm theo TT 39). Toàn bộ thông tin về định mức thực tế của sản phẩm xuất khẩu phải phù hợp với mã nguyên phụ liệu, mã sản phẩm xuất khẩu theo khai báo hải quan. Để hiểu đúng và lập đúng được báo cáo định mức này cũng không dễ dàng đối với DN không có hệ thống quản trị nội bộ tốt.

Phóng viên:

Với tư cách là một chuyên gia, giảng viên thực hiện các khóa đào tạo cho DN về lập BCQT trong nhiều năm qua, bà có lưu ý gì đối với cộng đồng DN khi thực hiện TT 39?

Bà Nguyễn Thị Kim Oanh: 

Theo tôi, để việc lập BCQT được dễ dàng, đúng thời hạn và giải trình được số liệu của BCQT khi cơ quan hải quan kiểm tra, DN cần chú trọng hơn về các nội dung sau:

Thứ nhất, DN cần ban hành quy ước đặt mã nguyên liệu, vật tư; mã sản phẩm trước khi thực hiện hoạt động SXXK, hoạt động gia công và cần dựa trên nguyên tắc tất cả các bộ phận quản lý trong nội bộ DN thống nhất dùng chung mã nguyên liệu, vật tư; mã sản phẩm.

Thứ hai, hệ thống quản trị nội bộ của DN phải đáp ứng được việc theo dõi nguyên liệu vật tư nhập kho (theo nguồn nhập khẩu có chi tiết theo mã loại hình và theo nguồn mua trong nước), việc sử dụng nguyên liệu vật tư phải theo nguồn gốc hình thành của nguyên liệu.

Thứ ba, DN cần giao nhiệm vụ cụ thể cho một bộ phận chịu trách nhiệm lập báo cáo định mức thực tế của sản phẩm xuất khẩu, BCQT theo quy định của TT 39. Trong đó phải xác định rõ, nhân sự chịu trách nhiệm chính khi lập BCQT; nhân sự phụ trách lập dữ liệu theo từng cột số liệu của báo cáo; quy định phối kết hợp trong việc lập BCQT giữa các bộ phận.

Nguồn: Thời báo Tài chính

———–

Dịch vụ của chúng tôi: Chúng tôi giúp doanh nghiệp Sản xuất xuất khẩu, gia công, chế xuất lập Báo cáo quyết toán theo Thông tư 39/2018/TT-BTC

+ Kèm theo bộ giải trình chi tiết

EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.
– Hotline: 0972 181 589
– Email: exim.com.vn@gmail.com

7 Bước kiểm kê kho hàng hóa trước khi lập báo cáo

Phần mềm JUNE lập Báo cáo quyết toán Nhanh gấp 2 lần

Kiểm kê kho là việc cân, đong, đo, đếm số lượng; xác nhận và đánh giá chất lượng, giá trị của nguyên liệu, sản phẩm, hiện có tại thời điểm kiểm kê để kiểm tra, đối chiếu với số liệu trong sổ sách kế toán.

Sau khi kiểm kê, các bộ phận phải lập báo cáo tổng hợp kết quả kiểm kê. Trường hợp có chênh lệch giữa số liệu thực tế kiểm kê với số liệu ghi trên sổ kế toán, phần mềm hải quan, các bộ phận phải xác định nguyên nhân vì phải phản ánh số chênh lệch và kết quả xử lý vào sổ kế toán trước khi lập báo cáo.

Các bước kiểm kê kho hàng hóa

Bước 1:

Căn cứ vào phần mềm hải quan, báo cáo tồn kho hoặc thẻ kho để lập bảng kê hàng tồn kho theo danh sách đầy đủ nhất. Trong mẫu kiểm kê hàng tồn kho có các cột chi tiết như Tên hàng; Mã hàng; Số lượng hàng trong báo cáo; Số lượng kiểm kê thực tế; Ghi chú.

Bước 2:

Tiến hành kiểm đếm số lượng hàng thực tế tại kho, ghi chú vào mẫu kiểm kê kho hàng có sẵn. Nguyên tắc nên có 2 người cùng thực hiện song song, ghi số liệu độc lập vào hai biên bản khác nhau để tăng tính chính xác.

Bước 3:

So sánh 2 biên bản kiểm kê (cột số lượng thực tế) xem có sự chênh lệch hay không. Nếu có, cần kiểm đếm lại một lần nữa để có được số liệu hàng tồn kho thực tế chính xác nhất.

Bước 4:

Sau khi đã chốt lại lượng tồn kho thực tế cuối cùng, thực hiện đối chiếu giữa con số này với số lượng trong báo cáo hải quan. Trường hợp có sự chênh lệch thì người chịu trách nhiệm trực tiếp (như thủ kho, nhân viên kho khu vực,…) phải giải trình cụ thể.

Bước 5:

Nếu có chênh lệch, điều chỉnh lại số liệu tồn kho đúng theo thực tế.

Bước 6:

Lập biên bản kiểm kê hàng tồn kho sau khi hoàn tất, các bên liên quan ký xác nhận đầy đủ.

Bước 7:

Với các trường hợp sai lệch, ban quản lý hoặc chủ doanh nghiệp cần tìm hiểu để làm rõ nguyên nhân. Có các trường hợp sau:
Chênh lệch thừa (số lượng thực tế nhiều hơn trong báo cáo) có thể do nhầm lẫn trong khâu ghi số liệu báo cáo, làm báo cáo sai, quên nhập số liệu vào hệ thống khi nhập hàng,…
Chênh lệch thiếu (hàng ít hơn trong báo cáo) là vấn đề cần đặc biệt quan tâm. Có thể do nhân viên quên quét mã vạch hay ghi sổ khi xuất hàng, hao hụt do chuyển vị trí, cũng không loại trừ khả năng thất thoát hàng do mất cấp, gian lận,…
Nhiều trường hợp, nhà cung cấp gửi thiếu hoặc gửi thừa số lượng nhưng không phát hiện ra để điểu chỉnh tồn kho trên hệ thống, sửa tờ khai sau thông quan.

 CHÚNG TÔI CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ UY TÍN

   – Dịch vụ lập BÁO CÁO QUYẾT TOÁN  theo Thông  

    tư 39/2018/TT-BTC

Phần mềm Lập Báo cáo Quyết toán June

– Dịch vụ tư vấn Setup hệ thống Quản lý Kho gia

công Xuất nhập khẩu

– Phần mềm quản lý kho Exim 

– ĐÀO TẠO:  Nâng cao nghiệp vụ cho Nhân sự trong

Doanh nghiệp gia công

   EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu

Giấy, Hà Nội.

– Hotline: 0972 181 589

– Email: exim.com.vn@gmail.com

– Website: Exim.com.vn