Báo cáo quyết toán NPL chạy thử thiết bị và đào tạo công nhân của DNCX

Giải đáp về: Báo cáo quyết toán NPL chạy thử thiết bị và đào tạo công nhân của DNCX

Công ty chúng tôi mới thành lập năm 2019, là DNCX, từ tháng 10 năm 2020 bắt đầu nhập khẩu NPL. Đến tháng 1/2021 công ty sử dụng 1 phần NPL để chạy thử thiết bị và đào tạo công nhân, sau đó toàn bộ lượng NPL này sau đó đều mang đi tiêu hủy (có thông báo cho Hải Quan đến giám sát), không tạo thành sản phẩm nhập kho. Năm tài chính kết thúc vào ngày 31/3/2021, vậy công ty chỉ cần làm BCQT lượng NPL đã sử dụng có được hay không ?

( vì không có sản phẩm nhập kho nên không thể xây dựng BCQT cho sản phẩm xuất khẩu và định mức thực tế sử dụng được)?

Trả lời qua ý kiến đã trao đổi

Căn cứ hướng dẫn lập mẫu số 15/BCQT-NVL/GSQL và 15a/BCQT-SP/GSQL tại Phụ lục II Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018 của Bộ Tài chính quy định:

“Ghi chú khác:

Cột (8): Là lượng nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu nhưng không được sử dụng vào sản xuất hàng xuất khẩu mà được chuyển mục đích sử dụng, tiêu thụ nội địa, tiêu hủy (trường hợp tiêu hủy giải thích rõ tại cột số 12 và cung cấp hồ sơ kèm theo nếu có).

Việc lập Báo cáo quyết toán lượng nguyên liệu, vật tư nhập khẩu theo vướng mắc của Công ty được thực hiện theo hướng dẫn trên và phải thực hiện đúng theo quy định tại Điều 60 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 9 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 của Bộ Tài chính.

Đề nghị công ty tham khảo nội dung quy định trên để thực hiện. Trường hợp phát sinh vướng mắc, đề nghị công ty liên hệ trực tiếp Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai để được hướng dẫn cụ thể.

Nguồn: CỤC HẢI QUAN TỈNH ĐỒNG NAI 

————-

CHÚNG TÔI CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ UY TÍN

– Dịch vụ lập BÁO CÁO QUYẾT TOÁN  theo Thông tư 39/2018/TT-BTC

– Dịch vụ tư vấn Setup hệ thống Quản lý Kho gia công – Xuất nhập khẩu

– Phần mềm quản lý kho Exim 

– ĐÀO TẠO:  Nâng cao nghiệp vụ cho Nhân sự trong Doanh nghiệp gia công

EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.

– Hotline: 0972 181 589

– Email: exim.com.vn@gmail.com

Hướng dẫn Báo cáo quyết toán theo thông tư 39/2018/TT-BTC

1. MÃ NGUYÊN LIỆU, SẢN PHẨM TRÊN BÁO CÁO QUYẾT TOÁN.

Thực hiện báo cáo theo điều 60 thông tư 39/2018/TT-BTC theo đúng sổ sách kho, nhưng thực hiện báo cáo theo mã nguyên liệu sản phẩm đã kê khai trên tờ khai hải quan hoặc mã quản lý nội bộ nhưng phải có files quy đổi từ mã quản lý nội bộ sang mã hải quan.Vấn đề này cực kỳ nan giải vì những vấn đề sau:

– Đồng bộ mã không chính xác : Có nhiều lý do, có nhiều vấn đề dẫn tới khi chúng ta xây dựng mã khai báo hải quan bị trùng lặp hoặc sai về bản chất hoặc sai về đơn vị tính nên sẽ gặp vướng mắc khi chúng ta đồng bộ.

a, Một mã hàng có nhiều đơn vị tính : Trong nhiều thời điểm ( Nhất là các công ty gia công) chúng ta không xây dựng nhất quán được đơn vị tính của từng mã nguyên vật liệu sản phẩm dẫn đến tình trạng một mã hàng có nhiều đơn vị tính, và khi đồng bộ thì mỗi mã này phải được theo dõi riêng dẫn đến sự sai lệch về tồn kho. Ví dụ: Chỉ – Mét, Chỉ 1000 m, Chỉ Rol, Chỉ Yards..

b. Một tên hàng có nhiều mã : Cùng một tên hàng, về cơ bản đây là những nguyên vật liệu có thể thay thế cho nhau trong sản xuất thực tế, nhưng vì lý do nào đó chúng ta lại xây dựng nó thành nhiều mã. Đa phần là do : mỗi nhà cung cấp thì có một mã khác nhau, khi nhập khẩu chúng ta không gộp mà mở tách theo từng mã riêng lẻ, nhưng khi sản xuất thì lại dùng thay thế cho nhau. Hoặc có trường hợp màu sắc khác nhau chúng ta cũng để một mã khác nhau hoặc trường hợp do yêu cầu của hệ thống buộc phải theo dõi riêng biệt … Điều này, rất khó giải quyết bài toán về đồng bộ và định mức.

c. Nhầm lẫn trong khi khai báo : Trong quá trình khai báo, việc xử lý chứng từ trước khai báo nếu chúng ta làm hời hợt qua loa có thể dẫn tới hàng này thành hàng khác, mã này thành mã khác.

d. Mã nguyên vật liệu Hải quan và mã kế toán, kho có cùng đơn vị tính nhưng tỷ lệ quy đổi lại khác nhau. Ví dụ cùng là PCE nhưng Hải quan là 1 tấm gồm 6 chiếc trong khi kế toán lại là 6 PCE.

Vấn đề này nói ở đây thì không thể hết, nhưng trước khi đi làm báo cáo quyết toán chúng ta cần hệ thống, phải chấn chỉnh lại và liệt kê được những vấn đề cần phải kiểm tra.

DỊCH VỤ LẬP BÁO CÁO QUYẾT TOÁN HẢI QUAN 2021 – SIÊU UY TÍN 

2. VẤN ĐỀ VỀ HỒ SƠ XUẤT NHẬP KHẨU.

Hầu hết các doanh nghiệp đều phải tạo bảng nhập xuất tồn nguyên vật liệu và sản phẩm để nhằm giải trình Hồ sơ xuất nhập khẩu phù hợp với sổ sách kế toán. Rất nhiều công ty sử dụng từ 1 đến nhiều FWD, đôi khi chứng từ xuất nhập khẩu chưa đầy đủ dẫn đến tình trạng chúng ta xử lý không đúng và là lỗ hổng khi chúng ta thiết lập định mức trung bình cung cấp cho cơ quan Hải quan.

a. Tờ khai thiếu : Phải đảm bảo tờ khai đầy đủ trước khi đi vào thực hiện bảng theo dõi nhập xuất tồn.

b. Tờ khai hủy, tờ khai sửa: Phải đồng bộ lại dữ liệu AMA ít nhất là về lượng trước khi sử dụng dữ liệu đó. Phải loại bỏ những tờ khai hủy mà chúng ta chưa loại bỏ trên bảng theo dõi tờ khai nhập xuất.

c. Tờ khai sai về chủng loại, tên gọi, số lượng …

d. Hệ thống những tờ khai khác thuộc loại hình mình báo cáo như : A31,B13,G51,G61, B12, A42,A21…

3. VỀ SỔ SÁCH KẾ TOÁN.

Trước khi đi lập bảng nhập xuất tồn chúng ta phải tìm hiểu sổ sách kế toán có rất nhiều phương pháp kiểm tra sổ sách kế toán, nhưng tất cả những tham chiếu đó chúng ta cần tìm ra nguyên nhân để giải thích, rà soát và khắc phục.

4. ĐỐI CHIẾU SỔ SÁCH KẾ TOÁN

Bước này cực kỳ quan trọng bởi nó có thể đem đến lợi thế tuyệt vời cho chúng ta trong công việc kiểm soát nhập xuất tồn và báo cáo quyết toán cũng như việc phục vụ kiểm tra sau thông quan. Lợi thế của nó là:

1. Là cơ sở để đồng bộ mã xuất nhập khẩu và mã hải quan ( Yêu cầu báo cáo quyết toán).

2. Tính toán được định mức thực tế theo mẫu 16 phụ lục V thông tư 39/2018/TT-BTC.

3. Tìm ra những nguyên nhân gây lệch tồn kho cuối kỳ từ đó đưa ra cácphương án xử lý.

4. Tìm ra được lượng xuất trong kỳ (vào sản xuất) theo các mẫu 15 phụ lục V thông tư 39/2018/TT-BTC.

Muốn kiểm tra sổ sách kế toán và tìm ra sự phù hợp với hồ sơ xuất nhập khẩu cũng không khó mà cũng chẳng dễ. Phần lớn bi giờ ngại đọc, đọc nhiều thành ra đau đầu nhưng đơn giản thôi chỉ cần học 4 thằng theo hình 1 ( Bên dưới) và tham chiếu tại thông tư 200/2014/TT-BTC.

+ 151 : Hàng đi đường : Chỉ cần hiểu hàng đã mở tờ khai nhưng chưa về đến kho.
+ 152 : Nguyên vật liệu : Hàng đã nhập kho nguyên vật liệu.
+ 154 : Sản phẩm dở dang
+ 155 : Thành phẩm.

Việc tiếp theo chúng ta phải biết được mối liên kết giữa các tài khoản đó.

Theo đó thì 151 là bước đầu tiên, tiếp theo đó là 152,154,155 cứ xuất đối tượng này thì là nhập đối tượng kia ( Trừ những trường hợp xuất khác, ở đây chúng ta chỉ tính theo mẫu báo cáo quyết toán theo thông tư 39/2018/TT-BTC.

Dễ dàng nhận thấy xuất trong kỳ ở đây không phải chỉ quy đổi theo thành phẩm xuất khẩu theo tờ khai mà đầy đủ sẽ là tính toán được lượng 152 xuất vào 154.

————-

CHÚNG TÔI CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ UY TÍN

– Dịch vụ lập BÁO CÁO QUYẾT TOÁN  theo Thông tư 39/2018/TT-BTC

– Dịch vụ tư vấn Setup hệ thống Quản lý Kho gia công – Xuất nhập khẩu

– ĐÀO TẠO:  Nâng cao nghiệp vụ cho Nhân sự trong Doanh nghiệp gia công

EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.
– Hotline: 0972 181 589
– Email: exim.com.vn@gmail.com

BÁO CÁO QUYẾT TOÁN NVL MIỄN THUẾ CỦA DNCX

TƯ VẤN: BÁO CÁO QUYẾT TOÁN NVL MIỄN THUẾ CỦA DNCX

Liên quan đến việc nhập khẩu nguyên liệu (miễn thuế) của DNCX, trong năm 2020 công ty chúng tôi có làm thủ tục nhập khẩu TK E11, nhưng do khai sai tên hàng hóa và số lượng nên chúng tôi có khai điều chỉnh, tờ khai đã được gởi lên hải quan nhưng vẫn chưa được duyệt, và trạng thái hiện tại đến ngày làm quyết toán báo cáo sau thông quan vẫn là “Đã khai báo thành công”.
Vậy trong trường hợp này chúng tôi làm báo cáo quyết toán theo số liệu của tờ khai ban đầu hay theo số liệu tờ khai đã khai chỉnh sửa (chưa được duyệt)

Trả lời qua ý kiến đã trao đổi

– Căn cứ khoản 1 Điều 60 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 39 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018 của Bộ Tài chính quy định:
“Điều 60. Báo cáo quyết toán tình hình sử dụng nguyên liệu, vật tư nhập khẩu, hàng hóa xuất khẩu
1. Tổ chức, cá nhân có hoạt động gia công, sản xuất xuất khẩu (bao gồm DNCX) thực hiện cung cấp thông tin liên quan đến hoạt động nhập kho nguyên liệu, vật tư nhập khẩu, xuất kho nguyên liệu, vật tư; nhập kho thành phẩm, xuất kho thành phẩm và các chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 30 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này từ hệ thống quản trị sản xuất của tổ chức, cá nhân với Chi cục Hải quan nơi đã thông báo cơ sở sản xuất thông qua Hệ thống. Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm cung cấp thông tin ngay sau khi phát sinh nghiệp vụ liên quan đến các chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 30 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này.
Trước khi thực hiện việc trao đổi thông tin lần đầu khi kết nối với Hệ thống của cơ quan hải quan, tổ chức, cá nhân thực hiện chốt tồn đầu kỳ nguyên liệu, vật tư, sản phẩm với Chi cục Hải quan nơi đã thông báo cơ sở sản xuất.
Cơ quan hải quan có trách nhiệm công bố chuẩn dữ liệu để thực hiện việc trao đổi thông tin giữa Hệ thống của tổ chức, cá nhân với Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử của hải quan.
Trên cơ sở thông tin cung cấp, cơ quan hải quan thực hiện phân tích, đánh giá sự phù hợp giữa các dữ liệu do tổ chức, cá nhân gửi qua hệ thống với dữ liệu trên hệ thống của cơ quan hải quan. Trường hợp xác định phải kiểm tra theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 59 Thông tư này thì thực hiện việc kiểm tra tình hình sử dụng, tồn kho nguyên liệu, vật tư, máy móc thiết bị và hàng hóa xuất khẩu.”
Theo quy định nêu trên, trước khi thực hiện cung cấp thông tin liên quan đến hoạt động nhập kho nguyên liệu, vật tư nhập khẩu, xuất kho nguyên liệu, vật tư; nhập kho thành phẩm, xuất kho thành phẩm và các chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 30, Công ty thực hiện chốt tồn đầu kỳ nguyên liệu, vật tư, sản phẩm với Chi cục Hải quan nơi đã thông báo cơ sở sản xuất
Song song với việc thực hiện quy định nêu trên, Công ty cần phải giải quyết vấn đề Công ty đã trình bày: TK E11 khai sai tên hàng hóa và số lượng, Công ty có khai điều chỉnh, tờ khai đã được gởi lên cơ quan hải quan nhưng vẫn chưa được duyệt. Vấn đề này, đề nghị công ty tham khảo quy định về khai bổ sung tại Điều 20 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 9 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018 của Bộ Tài chính để thực hiện.
Trường hợp phát sinh vướng mắc, đề nghị công ty liên hệ trực tiếp Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai để được hướng dẫn cụ thể.
——

Dịch vụ của chúng tôi: Chúng tôi giúp doanh nghiệp Sản xuất xuất khẩu, gia công, chế xuất lập Báo cáo quyết toán theo Thông tư 39/2018/TT-BTC

+ Kèm theo bộ giải trình chi tiết

EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.
– Hotline: 0972 181 589
– Email: exim.com.vn@gmail.com

CẦN BIẾT: BÁO CÁO QUYẾT TOÁN THEO THÔNG TƯ 39/2018/TT-BTC

Chào mọi người, có lẽ mọi người đã làm báo cáo quyết toán đều đã nắm được hết những thông tư, nghị định liên quan đến việc làm báo cáo này, tuy nhiên vẫn có nhiều người muốn thử sức với nó thì chưa chắc đã biết, mà pháp luật hải quan lại nhiều, chồng chéo lên nhau. Trong bài viết này, chúng tôi xin đề cập cụ thể
thông tư, nghị định nào đang áp dụng cho việc làm báo cáo quyết toán hải quan hàng năm này của các doanh nghiệp sản xuất xuất khẩu (sxxk), gia công và chế xuất.

Báo cáo quyết toán tình hình sử dụng nguyên phụ liệu, vật tư nhập khẩu, hàng hóa xuất khẩu được quy định cụ thể tại điều 60 của Thông tư 39/2018/TT-BTC.

Cụ thể:

1. Tổ chức, cá nhân có hoạt động gia công, sản xuất xuất khẩu (bao gồm DNCX) thực hiện cung cấp thông tin liên quan đến hoạt động nhập kho nguyên liệu, vật tư nhập khẩu, xuất kho nguyên liệu, vật tư; nhập kho thành phẩm, xuất kho thành phẩm và các chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 30 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này từ hệ thống quản trị sản xuất của tổ chức, cá nhân với Chi cục Hải quan nơi đã thông báo cơ sở sản xuất thông qua Hệ thống. Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm cung cấp thông tin ngay sau khi phát sinh nghiệp vụ liên quan đến các chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 30 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này.

Trước khi thực hiện việc trao đổi thông tin lần đầu khi kết nối với Hệ thống của cơ quan hải quan, tổ chức, cá nhân thực hiện chốt tồn đầu kỳ nguyên liệu, vật tư, sản phẩm với Chi cục Hải quan nơi đã thông báo cơ sở sản xuất.

Cơ quan hải quan có trách nhiệm công bố chuẩn dữ liệu để thực hiện việc trao đổi thông tin giữa Hệ thống của tổ chức, cá nhân với Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử của hải quan.
Trên cơ sở thông tin cung cấp, cơ quan hải quan thực hiện phân tích, đánh giá sự phù hợp giữa các dữ liệu do tổ chức, cá nhân gửi qua hệ thống với dữ liệu trên hệ thống của cơ quan hải quan. Trường hợp xác định phải kiểm tra theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 59 Thông tư này thì thực hiện việc kiểm tra tình hình sử dụng, tồn kho nguyên liệu, vật tư, máy móc thiết bị và hàng hóa xuất khẩu.

2. Trường hợp tổ chức, cá nhân chưa thực hiện cung cấp thông tin theo quy định tại khoản 1 Điều này với cơ quan hải quan thì định kỳ báo cáo quyết toán tình hình sử dụng nguyên liệu, vật tư nhập khẩu, hàng hóa xuất khẩu với cơ quan hải quan theo năm tài chính. Tổ chức, cá nhân nộp báo cáo quyết toán chậm nhất là ngày thứ 90 kể từ ngày kết thúc năm tài chính hoặc trước khi thực hiện việc hợp nhất, sáp nhập, chia tách, giải thể, chuyển nơi làm thủ tục nhập khẩu nguyên liệu, vật tư cho Chi cục Hải quan nơi đã thông báo cơ sở sản xuất theo quy định tại Điều 56 Thông tư này thông qua Hệ thống.

a) Nguyên tắc lập sổ chi tiết kế toán và báo cáo quyết toán tình hình sử dụng nguyên liệu, vật tư nhập khẩu, hàng hóa xuất khẩu:

Tổ chức, cá nhân có hoạt động gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu có trách nhiệm quản lý và theo dõi nguyên liệu, vật tư nhập khẩu, sản phẩm xuất khẩu từ khi nhập khẩu, trong quá trình sản xuất ra sản phẩm cho đến khi sản phẩm được xuất khẩu hoặc thay đổi mục đích sử dụng, xử lý phế liệu, phế phẩm, nguyên liệu, vật tư dư thừa, máy móc, thiết bị, sử dụng nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để gia công tiết kiệm được trong quá trình sản xuất theo quy định pháp luật trên hệ thống sổ kế toán theo các quy định về chế độ kế toán của Bộ Tài chính và theo nguồn nhập kho (nhập khẩu hoặc mua trong nước). Nguyên liệu, vật tư có nguồn gốc nhập khẩu được theo dõi chi tiết theo từng loại hình trong kỳ (nhập gia công, nhập sản xuất xuất khẩu, nhập kinh doanh, nhập lại nguyên vật liệu sau sản xuất…) đã khai trên tờ khai hải quan và chứng từ nhập kho trong kỳ.

Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm lập và lưu trữ sổ chi tiết đối với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu theo chứng từ hàng hóa nhập khẩu; lập và lưu trữ sổ chi tiết sản phẩm xuất kho để xuất khẩu theo hợp đồng, đơn hàng. Trường hợp tổ chức, cá nhân sử dụng nguyên liệu, vật tư nhập khẩu không tách biệt được nguồn theo nguyên tắc này thì kiểm tra, xác định số lượng nguyên liệu, vật tư nhập khẩu sử dụng đúng mục đích theo nguyên tắc tỷ lệ số lượng sản phẩm đầu ra được xuất khẩu đúng loại hình.

Tổ chức, cá nhân lập báo cáo quyết toán tình hình sử dụng nguyên liệu, vật tư nhập khẩu, hàng hóa xuất khẩu theo hình thức nhập – xuất – tồn kho nguyên liệu, kho thành phẩm theo từng mã nguyên liệu, vật tư, mã sản phẩm đang theo dõi trong quản trị sản xuất và đã khai trên tờ khai hải quan khi nhập khẩu nguyên liệu, vật tư, xuất khẩu sản phẩm.

Trường hợp quản trị sản xuất của tổ chức, cá nhân có sử dụng mã nguyên liệu, vật tư, mã sản phẩm khác với mã đã khai báo trên tờ khai hải quan khi nhập khẩu nguyên liệu, vật tư, xuất khẩu sản phẩm, tổ chức, cá nhân phải xây dựng, lưu giữ bảng quy đổi tương đương giữa các mã này và xuất trình khi cơ quan hải quan kiểm tra hoặc có yêu cầu giải trình;

b) Tổ chức, cá nhân lập và nộp báo cáo quyết toán về tình hình xuất – nhập – tồn kho nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu (bao gồm cả nhập khẩu của DNCX) cho Chi cục Hải quan nơi đã thông báo cơ sở sản xuất theo các chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 25 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này qua Hệ thống hoặc theo mẫu số 15/BCQT-NVL/GSQL Phụ lục số V ban hành kèm Thông tư này; báo cáo quyết toán về tình hình nhập – xuất – tồn kho thành phẩm được sản xuất từ nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng hóa
xuất khẩu theo các chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 26 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này qua Hệ thống hoặc theo mẫu số 15a/BCQTSP-GSQL Phụ lục số V ban hành kèm Thông tư này và định mức thực tế sản xuất sản phẩm xuất khẩu theo các chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 27 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này qua Hệ thống hoặc theo mẫu số 16/ĐMTT-GSQL Phụ lục số V ban hành kèm Thông tư này;

c) Sửa đổi, bổ sung báo cáo quyết toán:

Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày nộp báo cáo quyết toán nhưng trước thời điểm cơ quan hải quan ban hành quyết định kiểm tra báo cáo quyết toán, kiểm tra sau thông quan, thanh tra, tổ chức, cá nhân phát hiện sai sót trong việc lập báo cáo quyết toán thì được sửa đổi, bổ sung báo cáo quyết toán và nộp lại cho cơ quan hải quan. Hết thời hạn 60 ngày kể từ ngày nộp báo cáo quyết toán hoặc sau khi cơ quan hải quan quyết định kiểm tra báo cáo quyết toán, kiểm tra sau thông quan, thanh tra, tổ chức, cá nhân mới phát hiện sai sót trong việc lập báo cáo quyết toán thì thực hiện việc sửa đổi, bổ sung báo cáo quyết toán với cơ quan hải quan và bị xử lý theo quy định pháp luật về thuế, pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

3. Kiểm tra báo cáo quyết toán tình hình sử dụng nguyên liệu vật tư nhập khẩu xuất khẩu hàng hóa

a) Các trường hợp kiểm tra báo cáo quyết toán: Cơ quan hải quan kiểm tra báo cáo quyết toán trên cơ sở áp dụng quản lý rủi ro, đánh giá quá trình tuân thủ pháp luật của tổ chức, cá nhân. Riêng đối với doanh nghiệp ưu tiên, việc kiểm tra báo cáo quyết toán thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính về áp dụng chế độ ưu tiên trong việc thực hiện thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp;

b) Thẩm quyền kiểm tra: Cục trưởng Cục Hải quan ban hành quyết định kiểm tra theo mẫu số 17/QĐKTBCQT/GSQL Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này và tổ chức thực hiện việc kiểm tra, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan nơi quản lý thực hiện việc kiểm tra. Trường hợp kiểm tra báo cáo quyết toán trùng với kế hoạch kiểm
tra sau thông quan thì thực hiện kiểm tra sau thông quan theo kế hoạch;

c) Nội dung kiểm tra: Kiểm tra hồ sơ hải quan nhập khẩu nguyên liệu, vật tư, hồ sơ hải quan xuất khẩu sản phẩm, chứng từ kế toán, sổ kế toán, chứng từ theo dõi nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị nhập kho, xuất kho và các chứng từ khác phát sinh trong kỳ báo cáo người khai hải quan phải lưu theo quy định tại Điều 16a Thông tư này. Trường hợp kiểm tra các nội dung quy định trên mà cơ quan hải quan phát hiện có dấu hiệu vi phạm nhưng chưa đủ cơ sở để kết luận thì thực hiện kiểm tra tình hình sử dụng, quản lý nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất, gia công hàng hóa xuất khẩu từ khi nhập khẩu, trong quá trình sản xuất ra sản phẩm cho đến khi sản phẩm được xuất khẩu hoặc thay đổi mục đích sử dụng, xử lý phế liệu, phế phẩm, nguyên liệu, vật tư dư thừa, máy móc, thiết bị, sử dụng nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để gia công tiết kiệm được trong quá trình sản xuất theo quy định pháp luật;

d) Thời gian, trình tự, thủ tục và xử lý kết quả kiểm tra thực hiện theo thẩm quyền, trình tự, thủ tục kiểm tra tình hình sử dụng nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị tại trụ sở người khai hải quan quy định tại khoản 2, khoản 3, khoản 4 và khoản 5 Điều 59 Thông tư này. Riêng Biên bản kiểm tra báo cáo quyết toán và kết luận kiểm tra báo cáo quyết toán thực hiện theo mẫu số 17a/BBKT-BCQT/GSQL và mẫu số 17b/KLKT-BCQT/GSQL Phụ lục V ban hành kèm Thông tư này.

4. Xử lý quá hạn nộp báo cáo quyết toán tình hình sử dụng nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị và hàng hóa xuất khẩu

a) Khi hết hạn nộp báo cáo quyết toán, Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục quyết toán thực hiện các công việc sau:

a.1) Có văn bản mời tổ chức, cá nhân đến cơ quan hải quan lập biên bản vi phạm để xử lý theo quy định;

a.2) Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày gửi văn bản, tổ chức, cá nhân không đến làm việc thì cơ quan hải quan thực hiện điều tra xác minh tại địa chỉ đăng ký kinh doanh;

a.3) Thực hiện kiểm tra hồ sơ hoặc kiểm tra hồ sơ và kiểm tra thực tế hàng hóa đối với các lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu tiếp theo của tổ chức, cá nhân;

a.4) Phối hợp với cơ quan chức năng để điều tra, xác minh, truy tìm đối với tổ chức, cá nhân có dấu hiệu bỏ trốn khỏi địa chỉ đăng ký kinh doanh.

b) Biện pháp xử lý sau khi đã thực hiện đôn đốc, điều tra, xác minh, truy tìm:

b.1) Đối với tổ chức, cá nhân không báo cáo quyết toán tình hình sử dụng nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị nhưng vẫn còn hoạt động, cơ quan hải quan lập biên bản vi phạm để xử lý theo quy định và chuyển thông tin để thực hiện kiểm tra sau thông quan, thanh tra chuyên ngành;

b.2) Đối với tổ chức, cá nhân bỏ trốn, mất tích mà cơ quan hải quan không có định mức thực tế để xác định số tiền thuế thì sử dụng định mức thực tế đối với hàng hóa tương tự của tổ chức, cá nhân khác. Sau khi xác định được số tiền thuế thì hoàn thiện hồ sơ và chuyển toàn bộ hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền điều tra về tội buôn lậu, trốn thuế theo quy định của Bộ Luật hình sự.”

Trước thông tư 39 là thông tư 38, thông tư 39 ra năm 2018 là để sửa đổi bổ sung những quy định tại thông tư 38. Thời điểm áp dụng thông tư 38 thì việc báo cáo quyết toán nguyên liệu, vật tư, sản phẩm khá là….dễ dàng, nên nhiều doanh nghiệp chủ quan không coi trọng. Tuy nhiên với 39 thì đã chặt chẽ hơn rất nhiều. Mong là các bạn làm và thực hiện đúng theo thông tư để doanh nghiệp mình không bị phạt truy thu thuế.

Nguồn: Mrs Đoàn Thúy CEO-HAN-EXIM

———–

Dịch vụ của chúng tôi: Chúng tôi giúp doanh nghiệp Sản xuất xuất khẩu, gia công, chế xuất lập Báo cáo quyết toán theo Thông tư 39/2018/TT-BTC

+ Kèm theo bộ giải trình chi tiết

EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.
– Hotline: 0972 181 589
– Email: exim.com.vn@gmail.com

Hỏi đáp: Hướng dẫn về báo cáo quyết toán theo thông tư 39/2018/TT-BTC

Câu hỏi liên quan tới hướng dẫn báo cáo quyết toán Thông tư 39/2018/TT-BTC

Chúng tôi sản xuất các sản phẩm hương nén, hương thơm từ bột gỗ. – Tại khoản 1 điều 60 sửa đổi ” Tổ chức cá nhân có hoạt động gia công, sản xuất xuất khẩu ( bao gồm DNCX) thực hiện cung cấp thông tin liên quan đến hoạt động nhập kho nguyên liệu, vật tư nhập khẩu, xuất kho nguyên liệu, vật tư; nhập kho thành phẩm, xuất kho thành phẩm …”. Trong thực tế chúng tôi có nhập khẩu một số vật tư phục vụ trong sản xuất như: bu lông, ốc vít, băng dính, màng chít, dầu máy, bìa lót, bìa đỡ bán thành phẩm, pallet nhựa; các bộ phận sửa chữa, thay thế của máy móc hoặc các thiết bị máy văn phòng (máy tính, máy in); các máy móc sản xuất với giá trị dưới 30 triệu không đủ điều kiện ghi nhận tài sản cố định, khuôn mẫu sản phẩm.

Những sản phẩm trên đây chúng tôi có báo cáo với cơ quan hải quan theo như mẫu số 15/BCQT-NVL/GSQL thuộc phục lục V- Thông tư 39/2018/TT-BTC hay không?

– Đối với thành phẩm chúng tôi quản lý sản xuất theo mã sản phẩm của doanh nghiệp. Mỗi mã sản phẩm tương ứng với một loại sản phẩm. Tuy nhiên trong từng chu kì sản xuất sẽ có sự khác nhau về định mức thực tế. Do đó, khi làm thủ tục xuất khẩu thành phẩm, doanh nghiệp đã đăng kí mã sản phẩm xuất khẩu (mã này khác so với mã sản phẩm doanh nghiệp quản lý nội bộ).

Vậy khi làm báo cáo theo mẫu 16/DMTT-GSQL theo phụ lục V ban hành kèm Thông tư 39/2018/TT-BTC chúng tôi sẽ báo cáo theo mã sản phẩm quản lý nội bộ hay mã sản phẩm đã đăng kí với cơ quan hải quan khi làm thủ tục xuất khẩu?

1. Vướng mắc 1

– Theo điều 60 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015 (được sửa đổi bổ sung tại khoản 39 điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018) của Bộ Tài chính quy định về việc báo cáo quyết toán tình hình sử dụng nguyên liệu, vật tư nhập khẩu, hàng hóa xuất khẩu.

– Căn cứ khoản 34 điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018 của Bộ Tài chính:

34. Điều 54 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 54. Nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị nhập khẩu

1. Nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu, hàng chế xuất gồm:

a) Nguyên liệu, bán thành phẩm, linh kiện, cụm linh kiện trực tiếp tham gia vào quá trình gia công, sản xuất để cấu thành sản phẩm xuất khẩu;

b) Vật tư trực tiếp tham gia vào quá trình gia công, sản xuất nhưng không chuyển hóa thành sản phẩm hoặc không cấu thành thực thể sản phẩm xuất khẩu;

c) Sản phẩm hoàn chỉnh do tổ chức, cá nhân nhập khẩu để gắn vào sản phẩm xuất khẩu, để đóng chung với sản phẩm xuất khẩu được sản xuất từ nguyên liệu, vật tư nhập khẩu hoặc để đóng chung với sản phẩm xuất khẩu được sản xuất từ nguyên liệu, vật tư mua trong nước, nguyên liệu, vật tư tự cung ứng thành mặt hàng đồng bộ để xuất khẩu;

d) Vật tư làm bao bì hoặc bao bì để đóng gói sản phẩm xuất khẩu;

đ) Nguyên liệu, vật tư, linh kiện, cụm linh kiện nhập khẩu để bảo hành, sửa chữa, tái chế sản phẩm xuất khẩu;

e) Hàng mẫu nhập khẩu để gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu.

Công ty căn cứ các quy định trên và các hướng dẫn lập báo cáo quyết toán tại khoản 39 điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC và Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 39/2018/TT-BTC để thực hiện báo cáo quyết toán các loại nguyên liệu, vật tư, bao bì,… dùng sản xuất hành xuất khẩu tuỳ theo loại hinh kinh doanh cụ thể.

2. Vướng mắc 2

– Căn cứ khoản 39 điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018 của Bộ Tài chính quy định:

39. Điều 60 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 60. Báo cáo quyết toán tình hình sử dụng nguyên liệu, vật tư nhập khẩu, hàng hóa xuất khẩu

…tổ chức, cá nhân lập báo cáo quyết toán tình hình sử dụng nguyên liệu, vật tư nhập khẩu, hàng hóa xuất khẩu theo hình thức nhập – xuất – tồn kho nguyên liệu, kho thành phẩm theo từng mã nguyên liệu, vật tư, mã sản phẩm đang theo dõi trong quản trị sản xuất và đã khai trên tờ khai hải quan khi nhập khẩu nguyên liệu, vật tư, xuất khẩu sản phẩm.

Trường hợp quản trị sản xuất của tổ chức, cá nhân có sử dụng mã nguyên liệu, vật tư, mã sản phẩm khác với mã đã khai báo trên tờ khai hải quan khi nhập khẩu nguyên liệu, vật tư, xuất khẩu sản phẩm, tổ chức, cá nhân phải xây dựng, lưu giữ bảng quy đi tương đương giữa các mã này và xuất trình khi cơ quan hải quan kiểm tra hoặc có yêu cầu giải trình;…”

– Căn cứ hướng dẫn lập mẫu số 16/ĐMTT/GSQL tại Phụ lục II Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018 của Bộ Tài chính quy định:

1. Hướng dẫn lập Mẫu số 16/ĐMTT-GSQL:

Cột (2): Mã sản phẩm xuất khẩu tại cột này phải thống nhất với mã sản phẩm đã khai trên tờ khai hải quan

Cột (3): Tên sản phẩm xuất khẩu tại cột này phải thống nhất với tên sản phẩm xuất khẩu đã khai trên tờ khai hải quan

Cột (4): Đơn vị tính của sản phẩm xuất khẩu: sử dụng thống nhất với mã đơn vị tính doanh nghiệp quản lý tại nhà xưởng sản xuất, với đơn vị tính đã khai báo trên tờ khai hải quan.

Như vậy, khi báo báo định mức thực tế theo Mẫu số 16/ĐMTT-GSQL thì mã sảm phẩm xuất khẩu phải thống nhất với mã sản phẩm đã khai trên tờ khai hải quan. Trường hợp quản trị sản xuất của tổ chức, cá nhân có sử dụng mã nguyên liệu, vật tư, mã sản phẩm khác với mã đã khai báo trên tờ khai hải quan khi nhập khẩu nguyên liệu, vật tư, xuất khẩu sản phẩm, tổ chức, cá nhân phải xây dựng, lưu giữ bảng quy đổi tương đương giữa các mã này và xuất trình khi cơ quan hải quan kiểm tra hoặc có yêu cầu giải trình.

Nguồn: CỤC HẢI QUAN TỈNH ĐỒNG NAI

———–

Dịch vụ của chúng tôi: Chúng tôi giúp doanh nghiệp Sản xuất xuất khẩu, gia công, chế xuất lập Báo cáo quyết toán theo Thông tư 39/2018/TT-BTC

+ Kèm theo bộ giải trình chi tiết

EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.
– Hotline: 0972 181 589
– Email: exim.com.vn@gmail.com

Mức phạt khi sửa đổi, bổ sung báo cáo quyết toán ngoài thời hạn quy định

Đây là nội dung đáng chú ý tại Nghị định 128/2020/NĐ-CP mới được ban hành ngày 19/10/2020 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan.

Trên thực tiễn, có nhiều trường hợp sau khi lập báo cáo quyết toán, doanh nghiệp tự phát hiện sai sót về việc xác định định mức thực tế để gia công, sản xuất, xuất khẩu. Vậy trong trường hợp này, doanh nghiệp có được sửa đổi, bổ sung nội dung báo cáo hay không?

Khoản 39 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC sửa đổi Điều 60 Thông tư 38/2015/TT-BTC có quy định như sau:

Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày nộp báo cáo quyết toán nhưng trước thời điểm cơ quan hải quan ban hành quyết định kiểm tra báo cáo quyết toán, kiểm tra sau thông quan, thanh tra, tổ chức, cá nhân phát hiện sai sót trong việc lập báo cáo quyết toán thì được sửa đổi, bổ sung báo cáo quyết toán và nộp lại cho cơ quan hải quan. Hết thời hạn 60 ngày kể từ ngày nộp báo cáo quyết toán hoặc sau khi cơ quan hải quan quyết định kiểm tra báo cáo quyết toán, kiểm tra sau thông quan, thanh tra, tổ chức, cá nhân mới phát hiện sai sót trong việc lập báo cáo quyết toán thì thực hiện việc sửa đổi, bổ sung báo cáo quyết toán với cơ quan hải quan và bị xử lý theo quy định pháp luật về thuế, pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

Theo đó, doanh nghiệp có quyền được sửa đổi, bổ sung báo cáo quyết toán trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày nộp báo cáo hoặc trước khi cơ quan hải quan kiểm tra báo cáo đó. Ngoài thời hạn này hoặc sau khi cơ quan hải quan kiểm tra báo cáo thì doanh nghiệp thực hiện sửa đổi, bổ sung báo cáo quyết toán với cơ quan hải quan, đồng thời bị xử lý theo quy định pháp luật về thuế, pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

Tuy nhiên từ khi Thông tư 39 có hiệu lực vào ngày 05/6/2018 thì chưa có một văn bản nào quy định về mức xử phạt khi doanh nghiệp tự ý sửa đổi, bổ sung báo cáo quyết toán ngoài thời hạn. Cho đến ngày 19/10/2020, khi Nghị định 128/2020/NĐ-CP được ban hành thì mới có chế tài phạt vi phạm cho hành vi này. Cụ thể, tại điểm b khoản 1 Điều 11 Nghị định 128 quy định:

Điều 11. Vi phạm quy định về kiểm tra hải quan, thanh tra

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

a) Tẩy xóa, sửa chữa chứng từ thuộc hồ sơ hải quan đã nộp, xuất trình hoặc gửi cho cơ quan hải quan theo tờ khai hải quan đã được đăng ký mà không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản 7 Điều này, các Điều 9, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22 Nghị định này;

b) Lập báo cáo quyết toán không đúng so với sổ, chứng từ kế toán, tờ khai hải quan mà người nộp thuế tự phát hiện, sửa đổi, bổ sung báo cáo quyết toán ngoài thời hạn quy định nhưng không thuộc trường hợp quy định tại điểm e khoản 1, điểm c khoản 2 Điều 9 Nghị định này.

So sánh với Điều 10 Nghị định 127/2013/NĐ-CP đang còn hiệu lực, cùng một quy định về hình thức xử phạt khi vi phạm kiểm tra hải quan, thanh tra thì Điều 10 Nghị định 127 chỉ: Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi tự ý tẩy xóa, sửa chữa chứng từ thuộc hồ sơ hải quan đã được đăng ký mà không ảnh hưởng đến số tiền thuế phải nộp hoặc không ảnh hưởng đến chính sách mặt hàng. Còn đối với hành vi tự phát hiện, sửa đổi, bổ sung báo cáo quyết toán ngoài thời hạn quy định thì Nghị định 127 không quy định.

Như vậy, từ ngày 10/12/2020, nếu doanh nghiệp phát hiện, sửa đổi, bổ sung báo cáo quyết toán ngoài thời hạn quy định thì sẽ bị phạt đến 2.000.000 đồng.

———–

Dịch vụ của chúng tôi: Chúng tôi giúp doanh nghiệp Sản xuất xuất khẩu, gia công, chế xuất lập Báo cáo quyết toán theo Thông tư 39/2018/TT-BTC

+ Kèm theo bộ giải trình chi tiết

EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.
– Hotline: 0972 181 589
– Email: exim.com.vn@gmail.com

EXIM C&T Dịch vụ lập Báo cáo Quyết toán Hải Quan Uy tín nhất

Các mẫu báo cáo Quyết toán hải quan phải nộp theo Thông tư 39:

Mẫu 15 Báo cáo quyết toán với Nguyên vật liệu nhập khẩu

Mẫu 15a Báo cáo quyết toán với Thành phẩm xuất khẩu

Mẫu 16 Định mức thực tế sử dụng

Nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu, hàng chế xuất gồm:

  1. Nguyên liệu, bán thành phẩm, linh kiện, cụm linh kiện trực tiếp tham gia vào quá trình gia công, sản xuất để cấu thành sản phẩm xuất khẩu.
  2. Nguyên liệu, vật tư trực tiếp tham gia vào quá trình gia công, sản xuất sản phẩm xuất khẩu nhưng không trực tiếp chuyển hoá thành sản phẩm hoặc không cấu thành thực thể sản phẩm.
  3. Sản phẩm hoàn chỉnh do tổ chức, cá nhân nhập khẩu để gắn vào sản phẩm xuất khẩu, để đóng chung với sản phẩm xuất khẩu được sản xuất từ nguyên liệu, vật tư nhập khẩu hoặc để đóng chung với sản phẩm xuất khẩu được sản xuất từ nguyên liệu, vật tư mua trong nước, nguyên liệu, vật tư tự cung ứng thành mặt hàng đồng bộ để xuất khẩu ra nước ngoài.
  4. Vật tư làm bao bì hoặc bao bì để đóng gói sản phẩm xuất khẩu.
  5. Nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để bảo hành, sửa chữa, tái chế sản phẩm xuất khẩu.
  6. Hàng mẫu nhập khẩu để gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu.

Định mức thực tế để gia công, sản xuất sản phẩm xuất khẩu

  1. Định mức thực tế để gia công, sản xuất sản phẩm xuất khẩu, gồm:
  2. a) Định mức sử dụng nguyên liệu là lượng nguyên liệu cần thiết, thực tế sử dụng để sản xuất một đơn vị sản phẩm;
  3. b) Định mức vật tư tiêu hao là lượng vật tư tiêu hao thực tế để sản xuất một đơn vị sản phẩm;
  4. c) Tỷ lệ hao hụt nguyên liệu hoặc vật tư là lượng nguyên liệu hoặc vật tư thực tế hao hụt bao gồm hao hụt tự nhiên, hao hụt do tạo thành phế liệu, phế phẩm tính theo tỷ lệ % so với định mức thực tế sản xuất hoặc so với định mức sử dụng nguyên liệu hoặc định mức vật tư tiêu hao. Trường hợp lượng phế liệu, phế phẩm đã tính vào định mức sử dụng hoặc định mức vật tư tiêu hao thì không tính vào tỷ lệ hao hụt nguyên liệu hoặc vật tư.

Định mức sử dụng nguyên liệu, định mức vật tư tiêu hao và tỷ lệ hao hụt nguyên liệu, vật tư được lưu tại doanh nghiệp và xuất trình khi cơ quan hải quan kiểm tra hoặc có yêu cầu giải trình cách tính định mức, tỷ lệ hao hụt nguyên liệu, vật tư.

  1. Định mức tách nguyên liệu thành phần từ nguyên liệu ban đầu là lượng nguyên liệu thành phần sử dụng để sản xuất sản phẩm xuất khẩu được tách ra từ một nguyên liệu ban đầu.
  2. Trước khi thực hiện sản xuất, tổ chức, cá nhân phải xây dựng định mức sử dụng và tỷ lệ hao hụt dự kiến đối với từng mã sản phẩm. Trong quá trình sản xuất nếu có thay đổi thì phải xây dựng lại định mức thực tế, lưu giữ các chứng từ, tài liệu liên quan đến việc thay đổi định mức.
  3. Người đại diện theo pháp luật của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về tính chính xác của định mức sử dụng, định mức tiêu hao, tỷ lệ hao hụt và sử dụng định mức vào đúng mục đích gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu; trường hợp vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
  4. Khi xác định số tiền thuế được hoàn hoặc không thu, tổ chức, cá nhân quan căn cứ vào quy định tại Thông tư này và định mức thực tế sử dụng nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất sản phẩm xuất khẩu.
  5. Thời hạn nộp báo cáo quyết toán hải quan

    Tổ chức, cá nhân nộp báo cáo quyết toán về tình hình sử dụng nguyên liệu, vật tư xuất khẩu để sản xuất hàng hóa gia công tại nước ngoài hoặc tại DNCX chậm nhất là ngày thứ 90 kể từ ngày kết thúc năm tài chính hoặc trước khi thực hiện việc hợp nhất, sáp nhập, chia tách, giải thể cho Chi cục Hải quan nơi đã thông báo hợp đồng gia công

    Kiểm tra tình hình sử dụng, tồn kho nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị và hàng hoá xuất khẩu

    1. Các trường hợp kiểm tra
    2. a) Khi xác định tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng có dấu hiệu rủi ro đã nhập khẩu máy móc, thiết bị, nguyên liệu nhưng quá chu kỳ sản xuất không có sản phẩm xuất khẩu;
    3. b) Khi có dấu hiệu xác định tổ chức, cá nhân nhập khẩu nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị hoặc xuất khẩu sản phẩm tăng, giảm bất thường so với năng lực sản xuất;
    4. c) Khi có dấu hiệu xác định tổ chức, cá nhân bán nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị, sản phẩm vào nội địa nhưng không khai hải quan;
    5. d) Khi phát hiện tổ chức, cá nhân kê khai sản phẩm xuất khẩu không đúng quy định và không đúng thực tế.

Nội dung kiểm tra

  1. a) Kiểm tra hồ sơ hải quan, hồ sơ hoàn thuế, không thu thuế (đối với trường hợp kết hợp kiểm tra hồ sơ hoàn thuế, không thu thuế), báo cáo quyết toán, chứng từ kế toán, sổ kế toán, chứng từ theo dõi nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị nhập kho, xuất kho và các chứng từ khác người khai hải quan phải lưu theo quy định tại khoản 5 Điều 3 Thông tư này;
  2. b) Kiểm tra định mức thực tế sản phẩm xuất khẩu và các chứng từ liên quan đến việc xây dựng định mức;
  3. c) Kiểm tra tính phù hợp của sản phẩm xuất khẩu với nguyên liệu, vật tư đã nhập khẩu;
  4. d) Trường hợp qua kiểm tra các nội dung quy định tại điểm a, b, c khoản này mà cơ quan hải quan phát hiện có dấu hiệu vi phạm nhưng chưa đủ cơ sở kết luận thì thực hiện:

d.1) Kiểm tra nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị trên dây chuyền sản xuất;

d.2) Kiểm tra số lượng hàng hóa còn tồn trong kho;

d.3) Kiểm tra số lượng thành phẩm chưa xuất khẩu.

Thời gian kiểm tra

Việc kiểm tra được thực hiện không quá 05 ngày làm việc tại cơ sở sản xuất, trụ sở của tổ chức, cá nhân. Đối với trường hợp phức tạp, Cục trưởng Cục Hải quan ban hành quyết định gia hạn thời hạn kiểm tra nhưng không quá 05 ngày làm việc.

Doanh nghiệp của bạn đang gặp khó khăn về làm báo cáo quyết toán hải quan do?

Trễ hạn nộp báo cáo quyết toán hải quan

Chênh lệch số liệu giữa kế toán và bộ phận XNK dẫn đến bị truy thu thuế

Doanh nghiệp không hiểu rõ về kê khai, sử dụng nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu.

Báo cáo quyết toán có sự chênh lệch bất thường về số liệu so với hệ thống của cơ quan Hải quan dẫn  đến bị phạt

Doanh nghiệp chưa cập nhật những thủ tục hải quan cũ và mới

Theo yêu cầu cao về quản trị nội bộ doanh nghiệp.

Với kinh nghiệm tư vấn kiểm tra hải quan và dịch vụ lập báo cáo quyết toán Hải quan cho nhiều doanh nghiệp, Công ty EXIM C&T chúng tôi thấu hiểu những khó khăn của doanh nghiệp xuất nhập khẩu và gia công trong việc lập Báo cáo Quyết toán Hải quan.

Do đó EXIM C&T chúng tôi với kinh nghiệm trong lĩnh vực Kế toán và Kiểm toán kết hợp với xử lý dữ liệu để cung cấp dịch vụ làm Báo cáo quyết toán Hải quan cho quý khách hàng.

Khi Quý đơn vị sử dụng dịch vụ làm Báo cáo quyết toán Hải quan của EXIM C&T, chúng tôi sẽ chia sẻ các vấn đề sau cho quý đơn vị:

+ Cách lập từng chỉ tiêu báo cáo quyết toán. Cách xử lý chênh lệch số liệu. Cách hạch toán lập và lưu giữ số chi nguyên liệu vật tư nhập khẩu.

+ Kinh nghiệm kiểm soát nguyên vật liệu sản xuất. Cách tính toán nguyên liệu đầu vào không theo dõi riêng.

+ Quy định xử lý phế liệu, phế thải trong định mức và ngoài định mức. Các điểm lưu ý khi cơ quan hải quan kiểm tra báo cáo. Công tác chuẩn bị trước khi cơ quan hải quan kiểm tra báo cáo. Cách lập từng chỉ tiêu trong báo cáo quyết toán SXXK.

+ Cách lập từng chỉ tiêu trong báo cáo quyết toán hàng gia công

———–

Dịch vụ của chúng tôi: Chúng tôi giúp doanh nghiệp Sản xuất xuất khẩu, gia công, chế xuất lập Báo cáo quyết toán theo Thông tư 39/2018/TT-BTC

+ Kèm theo bộ giải trình chi tiết

EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.
– Hotline: 0972 181 589
– Email: exim.com.vn@gmail.com

3 LƯU Ý KHI LÀM BÁO CÁO QUYẾT TOÁN HGC, SXXK, CX

Báo cáo quyết toán được xem là bài toán đau đầu với nhân viên xuất nhập khẩu của công ty gia công, sản xuất xuất khẩu và chế xuất. Để hạn chế sai sót trong quá trình xây dụng bản báo cáo, mọi người cần lưu ý một số trường hợp sau đây:

      • Sản xuất xuất khẩu có thuế xuất khẩu nhưng thành phần nguyên liệu cấu tạo có thuế xuất khẩu thì doanh nghiệp phải đóng thuế xuất khẩu cho nguyên liệu đó.
      • Trong cùng 1 sản phẩm nhưng có 2 loại nguyên vật liệu thay thế cho nhau để sản xuất, tên và mã sản phẩm là toàn cầu, không thể thay đổi mã/tên, hải quan yêu cầu phải có Phần mềm trung gian / hoặc đặt lại mã sản phẩm, để phần mềm hải quan có thể đọc được.
      • Khi doanh nghiệp phát hiện phần thuế còn thiếu, chưa kịp đóng, phải chủ động khai trước phần thừa (phạt 20% thuế). Nếu để Hải quan phát hiện, phạt từ 1 đến 3 lần thuế tùy thời điểm.

———–

Dịch vụ của chúng tôi: Chúng tôi giúp doanh nghiệp Sản xuất xuất khẩu, gia công, chế xuất lập Báo cáo quyết toán theo Thông tư 39/2018/TT-BTC

+ Kèm theo bộ giải trình chi tiết

EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.
– Hotline: 0972 181 589
– Email: exim.com.vn@gmail.com

Hải quan chỉ kiểm tra báo cáo quyết toán doanh nghiệp vi phạm

Thông tin cụ thể BCQT 2020

Cụ thể, đối với hoạt động kiểm tra báo cáo quyết toán trong năm 2020, Tổng cục Hải quan đề nghị cục hải quan các tỉnh, thành phố chủ động rà soát, chỉ lập danh sách các DN có dấu hiệu vi phạm, báo cáo về Tổng cục Hải quan để phê duyệt theo hướng dẫn tại điểm b Khoản 1 Điều 22 Quy trình thủ tục hải quan được ban hành kèm theo Quyết định 1966/QĐ-TCHQ ngày 10/7/2015.

Kiểm tra hoạt động BCQT

Đối với hoạt động kiểm tra báo cáo quyết toán theo phê duyệt của Tổng cục Hải quan tại công văn 4356/TCHQ-GSQL ngày 2/7/2019, Tổng cục Hải quan cho biết, trường hợp cục hải quan các tỉnh, thành phố chưa hoàn thành kiểm tra theo kế hoạch đã được Tổng cục phê duyệt thì chỉ tiếp tục kiểm tra đối với các DN có dấu hiệu vi phạm. Trường hợp DN không có dấu hiệu vi phạm thì xây dựng tiêu chí đánh giá, phân loại rủi ro để lập kế hoạch kiểm tra trong năm tiếp theo.

Tổ chức KT BCQT

Việc tổ chức kiểm tra báo cáo quyết toán thực hiện theo Chỉ thị 11/CT-TTg ngày 4/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội ứng phó với dịch COVID-19, để tạo điều kiện cho DN tập trung giải quyết khó khăn, duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh, đồng thời không để DN lợi dụng chủ trương này vi phạm pháp luật theo yêu cầu của Chỉ thị 11/CT-TTg.

Nguồn

———–

Dịch vụ của chúng tôi: Chúng tôi giúp doanh nghiệp Sản xuất xuất khẩu, gia công, chế xuất lập Báo cáo quyết toán theo Thông tư 39/2018/TT-BTC

+ Kèm theo bộ giải trình chi tiết

EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.
– Hotline: 0972 181 589
– Email: exim.com.vn@gmail.com

Hỏi và đáp: Vướng mắc về kiểm tra báo cáo quyết toán mới nhất

Bên công ty chúng tôi đang trong thời gian thanh tra Báo cáo quyết toán có nhiều vướng mắc?

1) Số lượng xuất kho trong kỳ lớn hơn số lượng tồn đầu kỳ + nhập kho trong kỳ. Dẫn đến số lượng tồn cuối kỳ trên BCQT bị âm.

Lí do : Do Nguyên phụ liệu bên mình sử dụng từ 3 nguồn : Nhập khẩu (E31), NKD(A12) và mua nội địa. Và số lượng âm trên được công ty sử dụng phần mua nội địa để sản xuất và giải trình có đủ hoá đơn,
2) Do nhân viên nhập liệu khai báo chưa phù hợp bảng định mức theo mẫu 16, tt39, ở cột ghi chú, chúng tôi chỉ để phần NK (nhập khẩu), thay vì để trống với NPL NK hoặc đánh X đối với mua nội địa, theo thông tư 39.
Bên phía cơ quan kiểm tra, căn cứ vào việc khai báo định mức chưa phù hợp trên, bác bỏ việc giải trình đối với các NPL bị âm trong kỳ trên BCQT mà công ty chúng tôi sử dung hoá đơn mua hàng nội địa để giải trình.
Về phía công ty chúng tôi, thì việc bác bỏ này chưa phù hợp, vì hiện tại theo sổ sách kế toán và hoá đơn chứng minh đều phù hợp với thực tế sán xuất, chỉ là do việc nhập liệu chưa đúng.
Theo ý kiến của chúng tôi giải trình với đoàn kiểm, thì việc vi phạm này, chỉ thuộc vào vi phạm hành chính về khai báo dữ liệu chưa đúng theo nghị định 45 , điều 1, khoản 7, điểm 3b (Phạt tiền từ 4.000.000-10.000.000đ đối với hành vi vi phạm : khong cung cấp hoặc cung cấp không đầy đủ, đúng hạn hồ sơ, chúng tư, tài liệu, dữ liệu điện tử liên quan đến hàng hoá XK,NK khi cơ quan hải quan yêu cầu theo qui định của pháp luật)
Vậy, kính mong quý ban tư vấn , tư vấn cho chúng tôi về vấn đề này, công ty chúng tôi bị xử phạt ra sao? và việc bác bỏ giải trình của đoàn kiểm tra về vấn đề này có đúng với qui định của pháp luật hải quan hay không???

Trả lời vướng mắc trên như sau:

Việc xử phạt vi phạm hành chính phải được xem xét trên cơ sở hồ sơ vụ việc, tình huống cụ thể. Trường hợp hàng hóa thực tế tồn kho thiếu mà Doanh nghiệp không giải trình được thì cơ quan hải quan đối chiếu với chứng từ kế toán, sổ kế toán, hồ sơ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để xem xét xử lý theo quy định. Theo đó, nếu có hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn, không thu thì xem xét xử lý theo quy định tại Điều 8 hoặc Điều 13 Nghị định số 127/2013/NĐ-CP ngày 15/10/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan (đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 45/2016/NĐ-CP ngày 26/5/2016) và pháp luật có liên quan.
Trường hợp Công ty không đồng ý với kết luận của cơ quan kiểm tra thì có quyền khiếu nại để được xem xét giải quyết theo quy định.

Nguồn: HẢI QUAN VIỆT NAM

———–

Dịch vụ của chúng tôi: Chúng tôi giúp doanh nghiệp Sản xuất xuất khẩu, gia công, chế xuất lập Báo cáo quyết toán theo Thông tư 39/2018/TT-BTC

+ Kèm theo bộ giải trình chi tiết

EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.
– Hotline: 0972 181 589
– Email: exim.com.vn@gmail.com