Tại trụ sở cơ quan hải quan, HQ Kiểm tra sau thông quan những gì?

Kiểm tra sau thông quan tại trụ sở cơ quan hải quan theo quy định tại Điều 79 Luật hải quan 2014 như sau:

kiểm tra sau thông quan

– Cục trưởng Cục Hải quan, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan ban hành quyết định kiểm tra sau thông quan, yêu cầu người khai hải quan cung cấp hóa đơn thương mại, chứng từ vận tải, hợp đồng mua bán hàng hóa, chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa, chứng từ thanh toán, hồ sơ, tài liệu kỹ thuật của hàng hóa liên quan đến hồ sơ đang được kiểm tra và giải trình những nội dung liên quan.

Thời gian kiểm tra được xác định trong quyết định kiểm tra, nhưng tối đa là 05 ngày làm việc.

– Quyết định kiểm tra sau thông quan phải gửi cho người khai hải quan trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày ký và chậm nhất là 05 ngày làm việc trước ngày tiến hành kiểm tra.

Người khai hải quan có trách nhiệm giải trình, cung cấp hồ sơ, chứng từ liên quan đến hồ sơ đang được kiểm tra theo yêu cầu của cơ quan hải quan.

Trong thời gian kiểm tra, người khai hải quan có quyền giải trình, bổ sung thông tin, tài liệu liên quan đến hồ sơ hải quan.

– Việc xử lý kết quả kiểm tra được quy định như sau:

+ Trường hợp thông tin, chứng từ, tài liệu được cung cấp và nội dung đã giải trình chứng minh nội dung khai hải quan là đúng thì hồ sơ hải quan được chấp nhận;

+ Trường hợp không chứng minh được nội dung khai hải quan là đúng hoặc người khai hải quan không cung cấp hồ sơ, chứng từ, tài liệu, không giải trình theo yêu cầu kiểm tra thì cơ quan hải quan quyết định xử lý theo quy định của pháp luật về thuế, pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

– Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc kiểm tra, người ra quyết định kiểm tra phải ký thông báo kết quả kiểm tra và gửi cho người khai hải quan.

— Nguồn — 

 CHÚNG TÔI CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ UY TÍN

   – Dịch vụ lập BÁO CÁO QUYẾT TOÁN  theo Thông  

    tư 39/2018/TT-BTC

Phần mềm Lập Báo cáo Quyết toán June

– Dịch vụ tư vấn Setup hệ thống Quản lý Kho gia

công Xuất nhập khẩu

– Phần mềm quản lý kho Exim 

– ĐÀO TẠO:  Nâng cao nghiệp vụ cho Nhân sự trong

Doanh nghiệp gia công

   EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu

Giấy, Hà Nội.

– Hotline: 0972 181 589

– Email: exim.com.vn@gmail.com

– Website: Exim.com.vn

Trường hợp nào thì Hải quan kiểm tra Sau thông quan?

Các trường hợp kiểm tra sau thông quan gồm:

2 Trường hợp kiểm tra sau thông quan

1. Kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật hải quan và quy định khác của pháp luật liên quan đến quản lý xuất khẩu, nhập khẩu.

2. Đối với các trường hợp không thuộc quy định tại khoản 1 Điều này thì việc kiểm tra sau thông quan được thực hiện trên cơ sở áp dụng quản lý rủi ro.

> Xem thêm: Thủ Tục Sửa Tờ Khai Sau Thông Quan Cập Nhật 2022 – EXIM

 CHÚNG TÔI CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ UY TÍN

   – Dịch vụ lập BÁO CÁO QUYẾT TOÁN  theo Thông  

    tư 39/2018/TT-BTC

Phần mềm Lập Báo cáo Quyết toán June

– Dịch vụ tư vấn Setup hệ thống Quản lý Kho gia

công Xuất nhập khẩu

– Phần mềm quản lý kho Exim 

– ĐÀO TẠO:  Nâng cao nghiệp vụ cho Nhân sự trong

Doanh nghiệp gia công

   EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu

Giấy, Hà Nội.

– Hotline: 0972 181 589

– Email: exim.com.vn@gmail.com

– Website: Exim.com.vn

Thủ Tục Sửa Tờ Khai Sau Thông Quan Cập Nhật 2022 – EXIM

Hiện nay, có nhiều trường hợp khai thiếu thông tin trên tờ khai hải quan hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Theo đó, chúng ta cần căn cứ vào những quy định cụ thể về việc khai bổ sung hồ sơ hải quan và nộp các chứng từ liên quan đến khai bổ sung hồ sơ hải quan.  Sau đấy, EXIM mời bạn đọc tham khảo vấn đề liên quan đến “Thủ tục sửa tờ khai sau thông quan cập nhật quy định mới nhất”

kiểm tra sau thông quan

1. Khai bổ sung hàng hóa sau thông quan là gì?

Người khai hải quan thực hiện khai bổ sung sau thông quan trong các trường hợp sau:

    • Người khai hải quan, người nộp thuế xác định có sai sót trong việc khai hải quan thì được khai bổ sung hồ sơ hải quan trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày thông quan nhưng trước thời điểm cơ quan hải quan quyết định kiểm tra sau thông quan, thanh tra; khóa học xuất nhập khẩu đại học ngoại thương
    • Quá thời hạn 60 ngày kể từ ngày thông quan và trước khi cơ quan hải quan quyết định kiểm tra sau thông quan, thanh tra, người khai hải quan, người nộp thuế mới phát hiện sai sót trong việc khai hải quan thì thực hiện khai bổ sung và bị xử lý theo quy định của pháp luật.

2. Điều kiện để người khai hải quan sửa tờ khai sau thông quan

Căn cứ theo Khoản 9 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC, đối với trường hợp trong thông quan, người khai hải quan được sửa tờ khai khi:

    • Người khai hải quan, người nộp thuế được khai bổ sung hồ sơ hải quan trước thời điểm cơ quan hải quan thông báo kết quả phân luồng tờ khai hải quan cho người khai hải quan;
    • Người khai hải quan, người nộp thuế phát hiện sai sót trong việc khai hải quan sau thời điểm cơ quan hải quan thông báo kết quả phân luồng nhưng trước khi thông quan thì được khai bổ sung hồ sơ hải quan và bị xử lý theo quy định của pháp luật;
    • Người khai hải quan, người nộp thuế thực hiện khai bổ sung hồ sơ hải quan theo yêu cầu của cơ quan hải quan khi cơ quan hải quan phát hiện sai sót, không phù hợp giữa thực tế hàng hóa, hồ sơ hải quan với thông tin khai báo trong quá trình kiểm tra hồ sơ, kiểm tra thực tế hàng hóa thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Trong khi đó, người khai hải quan được sửa tờ khai hải quan khi hàng hóa đã được thông quan nếu thuộc vào một trong các trường hợp sau đây:

    • Người khai hải quan, người nộp thuế xác định có sai sót trong việc khai hải quan thì được khai bổ sung hồ sơ hải quan trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày thông quan nhưng trước thời điểm cơ quan hải quan quyết định kiểm tra sau thông quan, thanh tra;
    • Quá thời hạn 60 ngày kể từ ngày thông quan và trước khi cơ quan hải quan quyết định kiểm tra sau thông quan, thanh tra, người khai hải quan, người nộp thuế mới phát hiện sai sót trong việc khai hải quan thì thực hiện khai bổ sung và bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Lưu ý, người khai hải quan không được sửa tờ khai nếu nội dung khai bổ sung liên quan đến chỉ tiêu thông tin quy định tại mục 3 Phụ lục II Thông tư 38/2015/TT-BTC (được thay thế bởi Phụ lục I Thông tư 39/2018/TT-BTC) và các nội dung liên quan đến Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu; kiểm tra chuyên ngành về chất lượng hàng hóa, y tế, văn hóa, kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật, thực vật, an toàn thực phẩm.

3. Chuẩn bị hồ sơ

    • Văn bản sửa chữa, khai bổ sung: nộp 02 bản chính;
    • Các giấy tờ kèm theo để chứng minh việc sửa chữa, khai bổ sung.

4. Trình tự thực hiện sửa tơ khai sau thông quan

Trách nhiệm của người khai hải quan

    • Khai chính xác, trung thực, đầy đủ các yếu tố, căn cứ khai bổ sung trong văn bản khai bổ sung;
    • Tính số tiền thuế khai bổ sung, số tiền phạt chậm nộp (nếu có) phải nộp do khai bổ sung;
    • Nộp đủ hồ sơ cho cơ quan hải quan trong thời hạn được sửa chữa, khai bổ sung theo quy định tại Điều 34 Luật Quản lý thuế, khoản 2 Điều 22 Luật Hải quan;
    • Thực hiện thông báo của cơ quan hải quan trên văn bản sửa chữa, khai bổ sung;
    • Trường hợp khai bổ sung làm tăng số tiền thuế phải nộp, người nộp thuế phải nộp đầy đủ, đúng thời hạn số tiền thuế, tiền phạt chậm nộp (nếu có) theo đúng quy định;
    • Trường hợp khai bổ sung làm giảm số tiền thuế phải nộp, người nộp thuế có quyền đề nghị cơ quan hải quan nơi khai bổ sung xử lý số tiền nộp thừa.

Trách nhiệm của cơ quan hải quan

    • Ghi rõ ngày, giờ tiếp nhận hồ sơ sửa chữa, khai bổ sung đối với trường hợp sửa chữa, khai bổ sung;
    • Kiểm tra tính đầy đủ, chính xác của hồ sơ sửa chữa, khai bổ sung và thông báo kết quả kiểm tra trên văn bản sửa chữa, khai bổ sung; trả cho người khai hải quan 01 bản, lưu 01 bản;
    • Thông báo kết quả kiểm tra hồ sơ sửa chữa, khai bổ sung trong thời hạn sau đây:
    • Trong thời hạn tám giờ làm việc kể từ khi tiếp nhận đủ hồ sơ sửa chữa, khai bổ sung đối với trường hợp sửa chữa, khai bổ sung trước thời điểm cơ quan hải quan kiểm tra thực tế hàng hóa hoặc quyết định miễn kiểm tra thực tế hàng hóa;
    • Trong thời hạn năm ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận đủ hồ sơ khai bổ sung đối với trường hợp khai bổ sung trong thời hạn sáu mươi ngày, kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan nhưng trước khi cơ quan hải quan thực hiện kiểm tra thuế, thanh tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế.

5. Cơ quan có thẩm quyền

    • Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chi cục Hải quan
    • Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Chi cục Hải quan
    • Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục Hải quan

6. Các thắc mắc thường gặp về Sửa Tờ Khai Sau Thông Quan.

Sửa tờ khai sau thông quan là gì?

Sửa tờ khai sau thông quan là việc tờ khai xuất khẩu hoặc nhập khẩu sau khi đã thông quan nhưng vì một lý do nào đó và nội dung tờ khai bị sai và cần sửa lại cho hợp lý với chứng từ.

Người khai hải quan, người nộp thuế được khai bổ sung hồ sơ hải quan sau thời điểm cơ quan hải quan quyết định kiểm tra hay không?

    • Người khai hải quan, người nộp thuế xác định có sai sót trong việc khai hải quan thì được khai bổ sung hồ sơ hải quan trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày thông quan nhưng trước thời điểm cơ quan hải quan quyết định kiểm tra sau thông quan, thanh tra;

Có được hủy tờ khai sau khi thông quan không?

    • Hủy tờ khai để thay tờ khai hải quan mới thực hiện theo quy định tại Điều 15 Thông tư số 128/2013/TT-BTC. Theo đó, thời điểm thay tờ khai hải quan phải thực hiện trước thời điểm kiểm tra thực tế hàng hóa hoặc trước thời điểm miễn kiểm tra thực tế. Do vậy, hàng hóa đã thông quan không được hủy tờ khai hải quan.
    • Việc sửa chữa tờ khai, khai bổ sung thực hiện theo quy định tại Điều 14 Thông tư số 128/2013/TT-BTC.

Ai là người khai bổ sung khi cơ quan hải quan phát hiện sai sót?

    • Người khai hải quan, người nộp thuế thực hiện khai bổ sung khi cơ quan hải quan phát hiện sai sót, có sự chênh lệch giữa thực tế hàng hóa với thông tin khai báo trong quá trình kiểm tra hồ sơ, thực tế hàng hóa thì có thể bị xử lý theo quy định của pháp luật.

— Nguồn: Internet

EXIM – DỊCH VỤ LÀM LẠI BÁO CÁO QUYẾT TOÁN 2021 – HỖ TRỢ SAU THÔNG QUAN

Liên hệ: (024) 66 750 939 – 0972 181 589

Những lưu ý về “Kiểm tra sau thông quan” doanh nghiệp cần biết (Kỳ 3)

Kỳ 3: Những điều Doanh nghiệp cần chuẩn bị khi Kiểm tra sau thông quan – Phần 1

1. Trường hợp kiểm tra đối với hàng hóa gia công cho thương nhân nước ngoài; hàng hóa là nguyên liệu vật tư nhập khẩu để sản xuất xuất khẩu:

Doanh nghiệp cần lưu trữ các bộ hồ sơ, chứng từ, tài liệu, dữ liệu và xuất trình kịp thời theo yêu cầu của Đoàn kiểm tra STQ:

  • Giấy chứng nhận đầu tư lần đầu và các lần thay đổi, chứng nhận mã số thuế;
  • Các hồ sơ, tài liệu liên quan đến máy móc, nhà xưởng chứng minh năng lực sản xuất và quyền sở hữu, hoặc sử dụng hợp pháp đối với máy móc thiết bị;
  • Các sổ sách, chứng từ, tài liệu kế toán:

+ Báo cáo tài chính đã được kiểm toán;

+ Sổ chi tiết tài khoản kế toán 111, 112, 131, 331, 511, 711, 152, 154, 155 và 002 – TK ngoài bảng (nếu có);

  • + Bảng thống kê các hóa đơn mua nội địa (tự cung ứng) nguyên liệu, vật tư.
  • Các hồ sơ, tài liệu, dữ liệu liên quan đến việc quản lý và sử dụng nguyên liệu, vật tư như: Phiếu nhập kho; Phiếu Xuất kho; Báo cáo tổng hợp nhập – xuất – tồn nguyên liệu, vật tư; Báo cáo kiểm kê v.v. • Các hồ sơ, chứng từ, tài liệu kỹ thuật liên quan đến việc xây dựng định mức kỹ thuật sản phẩm;
  • Các hồ sơ, chứng từ, tài liệu liên quan đến việc quản lý và sử dụng phế liệu, phế thải, phế phẩm;
  • Hợp đồng gia công, hợp đồng thuê gia công lại, hợp đồng thuê mượn, hợp đồng sửa chữa, bảo hành và phụ lục hợp đồng, các chứng từ có liên quan đến điều chỉnh, bổ sung hợp đồng, các bảng biểu thanh khoản của các hợp đồng gia công;
  • Các hồ sơ thanh khoản, quyết định hoàn thuế/ không thu thuế, bảng nguyên phụ liệu tồn qua các đợt thanh khoản;
  • Báo cáo quyết toán theo quy định tại Điều 60, Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 20/4/2015 (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 39 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC);
  • Bảng kê tờ khai xuất khẩu, nhập khẩu đăng ký theo loại hình gia công hoặc sản xuất xuất khẩu đã đưa vào thanh khoản hoặc đưa vào báo cáo quyết toán;
  • Bảng thông báo định mức tiêu hao nguyên liệu, vật tư cho đơn vị sản phẩm thuộc các tờ khai xuất khẩu.

2. Trường hợp kiểm tra đối với việc phân loại hàng hóa để xác định mã số hàng hóa:

Phân loại hàng hóa là việc căn cứ vào đặc điểm, thành phần, cấu tạo, tính chất lý, hóa, công dụng, quy cách đóng gói và các thuộc tính khác của hàng hóa để xác định tên gọi, mã số của hàng hóa theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam để làm cơ sở tính thuế và thực hiện chính sách quản lý hàng hóa.

Khi phân loại hàng hóa phải căn cứ hồ sơ hải quan, tài liệu kỹ thuật và các thông tin khác có liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để xác định tên gọi, mã số của hàng hóa. Việc phân loại hàng hóa theo nguyên tắc: một mặt hàng chỉ có một mã số duy nhất theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam.

  • Để thực hiện phân loại hàng hóa và áp mã HS theo đúng Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam, Doanh nghiệp cần phải:

+ Căn cứ tên hàng (kể cả tiếng Anh và tiếng Việt Nam) thể hiện trên các chứng từ chính thuộc bộ hồ sơ hải quan (ví dụ: tờ khai hải quan, hợp đồng ngoại thương, hóa đơn thương mại, bảng kê chi tiết hàng hóa, C/O) để xác định tên hàng (tiếng Việt) phù hợp nhât với thực tế hàng hóa NK/XK;

+ Căn cứ các tài liệu kỹ thuật liên quan (đặc biệt các chứng từ được cấp bởi nhà sản xuất ra chính mặt hàng được kiểm tra) để xác định bản chất và công dụng của hàng hóa.

  • Khi tiến hành phân loại hàng hóa phải:

+ Căn cứ tên hàng hóa, bản chất và công dụng của hàng hóa đã xác định;

+ Căn cứ khoản 1, Điều 26 Luật Hải quan số 54/2014/QH13 ngày 23/06/2014;

+ Căn cứ Điều 16 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2015;

+ Căn cứ Thông tư số 14/2005/TT-BTC ngày 30/01/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn về phân loại hàng hóa, phân tích để phân loại hàng hóa, phân tích để kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa XK, NK.

  • Trong trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Luật Hải quan thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.
  • Đối với những trường hợp mà Luật Hải quan, văn bản pháp luật khác của Việt Nam, điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên chưa có quy định thì có thể áp dụng tập quán và thông lệ quốc tế liên quan đến hải quan; nếu việc áp dụng đó không trái với những nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam
  • Khi có khác biệt về mô tả hàng hóa tại Danh mục hàng hóa và Danh mục HS thì áp dụng Danh mục HS để phân loại và xử lý khiếu nại;
  • Để tránh việc kiểm tra theo dấu hiệu vi phạm đối với các trường hợp khai sai mã số, Doanh nghiệp có quyền:

+ Đề nghị xác định trước mã số trước khi làm thủ tục thông quan hàng hóa (Thông báo kết quả xác định trước mã số có hiệu lực tối đa 03 năm kể từ ngày Tổng cục Hải quan ký ban hành);

+ Sử dụng lại các kết quả phân tích phân loại (Thời hạn sử dụng kết quả phân tích phân loại cho các lô hàng tiếp theo là 03 năm kể từ ngày có kết quả phân tích phân loại).

3. Trường hợp kiểm tra đối Trường hợp kiểm tra trị giá hải quan:

  • Việc khai báo các chỉ tiêu thông tin trên tờ khai phải theo đúng hướng dẫn tại phụ lục 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 của Bộ Tài chính. Tránh trường hợp khai báo không đầy đủ, thiếu thông tin sẽ thuộc trường hợp bị bác bỏ trị giá giao dịch theo quy định tại khoản 14 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC;
  • Nguyên tắc, phương pháp xác định trị giá:

+ Hàng xuất khẩu theo quy định tại Điều 4 Thông tư số 39/2015/TT-BTC ngày 25//2015 và khoản 15 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018;

+ Hàng nhập khẩu theo quy định tại Điều 5, Điều 6, Điều 8, Điều 9, Điều 10, Điều 11, Điều 12 Thông tư số 39/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính.

  • Doanh nghiệp cần chuẩn bị hồ sơ, chứng từ có liên quan đến việc kiểm tra, xác định trị giá hải quan theo quy định tại Thông tư số 39/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính; Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 và Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 của Bộ Tài chính, cụ thể: Hồ sơ hải quan, hóa đơn thương mại, chứng từ vận tải, hợp đồng mua bán hàng hóa, chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa, chứng từ thanh toán, hồ sơ, tài liệu kỹ thuật của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu , sổ kế toán, chứng từ kế toán và các chứng từ, tài liệu, dữ liệu có liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; thực tế hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong trường hợp cần thiết và còn điều kiện theo quy định tại Luật Hải quan, trong thời hạn 05 năm kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan đến ngày ký ban hành quyết định kiểm tra.

Kỳ 4: Những điều Doanh nghiệp cần chuẩn bị khi Kiểm tra sau thông quan – Phần 2.

Dịch vụ lập Báo cáo quyết toán

 CHÚNG TÔI CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ UY TÍN

   – Dịch vụ lập BÁO CÁO QUYẾT TOÁN  theo Thông  

    tư 39/2018/TT-BTC

Phần mềm Lập Báo cáo Quyết toán June

– Dịch vụ tư vấn Setup hệ thống Quản lý Kho gia

công Xuất nhập khẩu

– Phần mềm quản lý kho Exim 

– ĐÀO TẠO:  Nâng cao nghiệp vụ cho Nhân sự trong

Doanh nghiệp gia công

   EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu

Giấy, Hà Nội.

– Hotline: 0972 181 589

– Email: exim.com.vn@gmail.com

– Website: Exim.com.vn

Những lưu ý về “Kiểm tra sau thông quan” doanh nghiệp cần biết (Kỳ 2)

Kỳ 2: Những sai sót Doanh nghiệp thường mắc phải được phát hiện khi Kiểm tra sau thông quan

1. Đối với lĩnh vực gia công, sản xuất xuất khẩu:

Hầu hết các công ty đều đáp ứng được năng lực sản xuất, việc quản lý và sử dụng nguyên phụ liệu nhập khẩu đúng mục đích. Tuy nhiên qua công tác kiểm tra sau thông quan, nhận thấy:

  • Trong quá trình sản xuất, Doanh nghiệp chưa thực hiện tốt công tác quản lý nội bộ, thiếu sự phối hợp, kiểm tra và đối chiếu số liệu thường xuyên giữa các bộ phận liên quan (BP Quản lý Kho, BP Quản lý Sản xuất, BP Kế toán và BP Xuất nhập khẩu) trong thời gian dài dẫn đến phát sinh chênh lệch giữa số liệu quản trị nội bộ (sổ sách và chứng từ kế toán, biên bản kiểm kê tại thời điểm kiểm tra hoặc thời điểm kết thúc năm tài chính v.v.) và số lượng tồn theo hồ sơ khai báo hải quan, đang chịu sự quản lý, giám sát của cơ quan hải quan (các bộ hồ sơ thanh khoản, hồ sơ thanh lý, hồ sơ hoàn thuế/không thu thuế; báo cáo quyết toán v.v.);
  • Mã nguyên liệu, vật tư; mã thành phẩm; đơn vị tính được quản lý, theo dõi trên sổ sách kế toán; báo cáo nhập – xuất – tồn; báo cáo kiểm kê và hệ thống quản lý nội bộ của Doanh nghiệp không đồng nhất với mã và đơn vị tính khai báo với cơ quan hải quan;
  • Một số trường hợp sử dụng định mức tạm tính (định mức sử dụng + tỷ lệ % hao hụt cố định) để khai báo với cơ quan hải quan không đúng với thực tế sản xuất nhưng Doanh nghiệp không thực hiện đối chiếu, kiểm tra lại để thực hiện điều chỉnh định mức;
  • Trường hợp nguyên liệu, vật tư cấu thành thành phẩm có từ nhiều nguồn khác nhau (nhập GC-SXXK, mua nội địa, nhập kinh doanh nộp thuế) nhưng Doanh nghiệp không phân tách nguồn gốc của nguyên liệu, vật tư, thành phẩm để lập báo cáo xuất – nhập – tồn theo lượng của loại hình tương ứng; hoặc chỉ thực hiện báo cáo lượng nguyên phụ liệu, vật tư có nguồn gốc nhập khẩu khi thực hiện thủ tục thanh khoản;
  • Doanh nghiệp còn gặp nhiều lúng túng và vướng mắc khi lập Báo cáo quyết toán (BCQT) theo quy định tại Điều 60, Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 20/4/2015 (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 39 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC);

2. Đối với việc phân loại hàng hóa để xác định mã số hàng hóa:

  • Mã số khai báo trên tờ khai hải quan không đồng nhất với mã số, thuế suất đã được đối chiếu, tra cứu, nghi vấn;
  • Hàng hóa được khai báo các mã số khác nhau tại các các thời điểm khác nhau.

3. Về xác định trị giá hải quan:

Khai báo thiếu các khoản phải cộng, phí bản quyền cần phải khai báo theo quy định tại Điều 13, Điều 14 Thông tư số 39/2015/TT-BTC ngày 15/3/2015 của Bộ Tài chính.

Kỳ 3: Những điều Doanh nghiệp cần chuẩn bị khi Kiểm tra sau thông quan.

Dịch vụ lập Báo cáo quyết toán

 CHÚNG TÔI CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ UY TÍN

   – Dịch vụ lập BÁO CÁO QUYẾT TOÁN  theo Thông  

    tư 39/2018/TT-BTC

Phần mềm Lập Báo cáo Quyết toán June

– Dịch vụ tư vấn Setup hệ thống Quản lý Kho gia

công Xuất nhập khẩu

– Phần mềm quản lý kho Exim 

– ĐÀO TẠO:  Nâng cao nghiệp vụ cho Nhân sự trong

Doanh nghiệp gia công

   EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu

Giấy, Hà Nội.

– Hotline: 0972 181 589

– Email: exim.com.vn@gmail.com

– Website: Exim.com.vn

Những lưu ý về “Kiểm tra sau thông quan” doanh nghiệp cần biết (Kỳ 1)

Kỳ 1: Định nghĩa và Cơ sở pháp lý quy định về công tác Kiểm tra sau thông quan

1. Kiểm tra sau thông quan là gì?

Kiểm tra sau thông quan là hoạt động kiểm tra của cơ quan hải quan đối với hồ sơ hải quan, sổ kế toán, chứng từ kế toán và các chứng từ khác, tài liệu, dữ liệu có liên quan đến hàng hóa; kiểm tra thực tế hàng hóa trong trường hợp cần thiết và còn điều kiện sau khi hàng hóa đã được thông quan.

Việc kiểm tra sau thông quan nhằm đánh giá tính chính xác, trung thực nội dung các chứng từ, hồ sơ mà người khai hải quan đã khai, nộp, xuất trình với cơ quan hải quan; đánh giá việc tuân thủ pháp luật hải quan và các quy định khác của pháp luật liên quan đến quản lý xuất khẩu, nhập khẩu của người khai hải quan.

Kiểm tra sau thông quan được thực hiện tại trụ sở cơ quan hải quan hoặc tại trụ sở người khai hải quan (bao gồm trụ sở chính, chi nhánh, cửa hàng, nơi sản xuất, nơi lưu giữ hàng hóa v.v.). Thời gian kiểm tra sau thông quan tại trụ sở cơ quan hải quan là 5 ngày làm việc. Thời gian kiểm tra sau thông quan taị trụ sở doanh nghiệp là 10 ngày làm việc tính từ ngày công bố Quyết định kiểm tra. Thời hạn kiểm tra sau thông quan là 05 năm kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan.

2. Các trường hợp kiểm tra sau thông quan:

  • Kiểm tra theo kế hoạch để đánh giá sự tuân thủ pháp luật về thuế và pháp luật về hải quan của Doanh nghiệp;
  • Kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật hải quan và quy định khác của pháp luật liên quan đến quản lý xuất khẩu, nhập khẩu;
  • Kiểm tra trên cơ sở áp dụng quản lý rủi ro.

3. Mục đích chính của Kiểm tra sau thông quan:

  • Đảm bảo cho Luật Hải quan và pháp luật có liên quan được thực hiện nghiêm minh, góp phần nâng cao tính tuân thủ pháp của Doanh nghiệp;
  • Phát hiện và ngăn chặn kịp thời các trường hợp gian lận thương mại Đảm bảo thực hiện thu đúng, thu đủ cho ngân sách Nhà nước.

4. Các căn cứ pháp lý liên quan tới công tác Kiểm tra sau thông quan:

  • Luật Hải quan số 54/2014/QH13 ngày 23/6/2014;
  • Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29/11/2006; Luật sửa đổi bổ sung một số Điều của Luật Quản lý thuế số 21/2012/QH13 ngày 20/11/2012; Luật quản lý thuế số 71/2014/QH13 ngày 26/11/2014 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế;
  • Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13 ngày 06/4/2016;
  • Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2015 đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 59/2018/NĐ-CP ngày 20 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan;
  • Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài Chính quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
  • Thông tư 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015.

Ngoài ra, các văn bản pháp luật có liên quan đến phân loại hàng hóa để xác định mã số hàng hóa; xác định trị giá tính thuế của hàng hóa:

  • Quyết định số 49/QĐ-CTN ngày 06/3/1998 của Chủ tịch nước về việc tham gia Công ước HS;
  • Thông tư số 14/2015/TT-BTC ngày 30/1/2015 của Bộ tài chính hướng dẫn về phân loại hàng hóa, phân tích để phân loại hàng hóa; phân tích để kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
  • Quyết định số 2999/QĐ-TCHQ ngày 06/9/2017 của Tổng cục Hải quan về việc ban hành Quy chế kiểm định, phân tích hàng hóa XK, NK;
  • Quyết định số 1921/QĐ-TCHQ ngày 28/6/2018 của Tổng cục Hải quan về việc ban hành Quy trình Phân loại hàng hóa, áp dụng mức thuế đối với hàng hóa XK, NK;
  • Thông tư số 39/2015/TT-BTC ngày 15/3/2015 của Bộ Tài chính quy định về trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
  • Quyết định số 1811/QĐ-TCHQ ngày 15/6/2018 của Tổng cục Hải quan về ban hành quy chế xây dựng, quản lý, sử dụng cơ sở dữ liệu trị giá hải quan.
  • Quyết định số 1810/QĐ-TCHQ ngày 15/6/2018 của Tổng cục Hải quan về quy trình kiểm tra, tham vấn, xác định trị giá hải quan trong quá trình làm thủ tục hải quan.

Kỳ 2: Những sai sót Doanh nghiệp thường mắc phải được phát hiện khi Kiểm tra sau thông quan.

Dịch vụ lập Báo cáo quyết toán

 CHÚNG TÔI CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ UY TÍN

   – Dịch vụ lập BÁO CÁO QUYẾT TOÁN  theo Thông  

    tư 39/2018/TT-BTC

Phần mềm Lập Báo cáo Quyết toán June

– Dịch vụ tư vấn Setup hệ thống Quản lý Kho gia

công Xuất nhập khẩu

– Phần mềm quản lý kho Exim 

– ĐÀO TẠO:  Nâng cao nghiệp vụ cho Nhân sự trong

Doanh nghiệp gia công

   EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu

Giấy, Hà Nội.

– Hotline: 0972 181 589

– Email: exim.com.vn@gmail.com

– Website: Exim.com.vn

Chi tiết Quy định hiện hành về báo cáo gia công, sản xuất xuất khẩu

Phần mềm JUNE lập Báo cáo quyết toán Nhanh gấp 2 lần

Quy định hiện hành về báo cáo quyết toán tình hình sử dụng nguyên liệu, vật tư nhập khẩu, hàng hóa xuất khẩu

Quy định hiện hành về báo cáo gia công, sản xuất xuất khẩu

Báo cáo quyết toán tính hình sử dụng nguyên liệu, vật tư nhập khẩu, hàng hóa xuất khẩu đối với hoạt động gia công, sản xuất xuất khẩu (bao gồm DNCX) hiện nay được quy định tại điều 60.85 văn bản Thông tư1 số 25/VBHN-BTC ngày 06/09/2018 của Bộ Tài chính Quy định về Thủ tục hải qua, kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu; thuế nhập khẩu và Quản lý thuế đối với hàng hóa Xuất khẩu, nhập khẩu, theo đó:

+ Nếu tổ chức, cá nhân thực hiện kết nối, chia sẻ dữ liệu quản lý, sử dụng nguyên liệu, vật tư nhập khẩu thì không phải báo cáo quyết toán với với cơ quan hải quan

+ Đối với tổ chức, cá nhân chưa tham gia kết nối hệ thống thì thực hiện nộp báo cáo quyết toán theo mẫu số 15/BCQT-NVL/GSQL, mẫu số 15a/BCQT-SP/GSQLmẫu số 16/TBĐMTT-GSQL

Chi tiết quy định như sau:

Điều 60.85 Báo cáo quyết toán tình hình sử dụng nguyên liệu, vật tư nhập khẩu, hàng hóa xuất khẩu

1. Tổ chức, cá nhân có hoạt động gia công, sản xuất xuất khẩu (bao gồm DNCX) thực hiện cung cấp thông tin liên quan đến hoạt động nhập kho nguyên liệu, vật tư nhập khẩu, xuất kho nguyên liệu, vật tư; nhập kho thành phẩm, xuất kho thành phẩm và các chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 30 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này từ hệ thống quản trị sản xuất của tổ chức, cá nhân với Chi cục Hải quan nơi đã thông báo cơ sở sản xuất thông qua Hệ thống. Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm cung cấp thông tin ngay sau khi phát sinh nghiệp vụ liên quan đến các chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 30 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này.

Trước khi thực hiện việc trao đổi thông tin lần đầu khi kết nối với Hệ thống của cơ quan hải quan, tổ chức, cá nhân thực hiện chốt tồn đầu kỳ nguyên liệu, vật tư, sản phẩm với Chi cục Hải quan nơi đã thông báo cơ sở sản xuất.

Cơ quan hải quan có trách nhiệm công bố chuẩn dữ liệu để thực hiện việc trao đổi thông tin giữa Hệ thống của tổ chức, cá nhân với Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử của hải quan.

Trên cơ sở thông tin cung cấp, cơ quan hải quan thực hiện phân tích, đánh giá sự phù hợp giữa các dữ liệu do tổ chức, cá nhân gửi qua hệ thống với dữ liệu trên hệ thống của cơ quan hải quan. Trường hợp xác định phải kiểm tra theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 59 Thông tư này thì thực hiện việc kiểm tra tình hình sử dụng, tồn kho nguyên liệu, vật tư, máy móc thiết bị và hàng hóa xuất khẩu.

2. Trường hợp tổ chức, cá nhân chưa thực hiện cung cấp thông tin theo quy định tại khoản 1 Điều này với cơ quan hải quan thì định kỳ báo cáo quyết toán tình hình sử dụng nguyên liệu, vật tư nhập khẩu, hàng hóa xuất khẩu với cơ quan hải quan theo năm tài chính. Tổ chức, cá nhân nộp báo cáo quyết toán chậm nhất là ngày thứ 90 kể từ ngày kết thúc năm tài chính hoặc trước khi thực hiện việc hợp nhất, sáp nhập, chia tách, giải thể, chuyển nơi làm thủ tục nhập khẩu nguyên liệu, vật tư cho Chi cục Hải quan nơi đã thông báo cơ sở sản xuất theo quy định tại Điều 56 Thông tư này thông qua Hệ thống.

a) Nguyên tắc lập sổ chi tiết kế toán và báo cáo quyết toán tình hình sử dụng nguyên liệu, vật tư nhập khẩu, hàng hóa xuất khẩu:

Tổ chức, cá nhân có hoạt động gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu có trách nhiệm quản lý và theo dõi nguyên liệu, vật tư nhập khẩu, sản phẩm xuất khẩu từ khi nhập khẩu, trong quá trình sản xuất ra sản phẩm cho đến khi sản phẩm được xuất khẩu hoặc thay đổi mục đích sử dụng, xử lý phế liệu, phế phẩm, nguyên liệu, vật tư dư thừa, máy móc, thiết bị, sử dụng nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để gia công tiết kiệm được trong quá trình sản xuất theo quy định pháp luật trên hệ thống sổ kế toán theo các quy định về chế độ kế toán của Bộ Tài chính và theo nguồn nhập kho (nhập khẩu hoặc mua trong nước). Nguyên liệu, vật tư có nguồn gốc nhập khẩu được theo dõi chi tiết theo từng loại hình trong kỳ (nhập gia công, nhập sản xuất xuất khẩu, nhập kinh doanh, nhập lại nguyên vật liệu sau sản xuất…) đã khai trên tờ khai hải quan và chứng từ nhập kho trong kỳ.

Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm lập và lưu trữ sổ chi tiết đối với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu theo chứng từ hàng hóa nhập khẩu; lập và lưu trữ sổ chi tiết sản phẩm xuất kho để xuất khẩu theo hợp đồng, đơn hàng. Trường hợp tổ chức, cá nhân sử dụng nguyên liệu, vật tư nhập khẩu không tách biệt được nguồn theo nguyên tắc này thì kiểm tra, xác định số lượng nguyên liệu, vật tư nhập khẩu sử dụng đúng mục đích theo nguyên tắc tỷ lệ số lượng sản phẩm đầu ra được xuất khẩu đúng loại hình.

Tổ chức, cá nhân lập báo cáo quyết toán tình hình sử dụng nguyên liệu, vật tư nhập khẩu, hàng hóa xuất khẩu theo hình thức nhập – xuất – tồn kho nguyên liệu, kho thành phẩm theo từng mã nguyên liệu, vật tư, mã sản phẩm đang theo dõi trong quản trị sản xuất và đã khai trên tờ khai hải quan khi nhập khẩu nguyên liệu, vật tư, xuất khẩu sản phẩm.

Trường hợp quản trị sản xuất của tổ chức, cá nhân có sử dụng mã nguyên liệu, vật tư, mã sản phẩm khác với mã đã khai báo trên tờ khai hải quan khi nhập khẩu nguyên liệu, vật tư, xuất khẩu sản phẩm, tổ chức, cá nhân phải xây dựng, lưu giữ bảng quy đổi tương đương giữa các mã này và xuất trình khi cơ quan hải quan kiểm tra hoặc có yêu cầu giải trình;

b) Tổ chức, cá nhân lập và nộp báo cáo quyết toán về tình hình xuất – nhập – tồn kho nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu (bao gồm cả nhập khẩu của DNCX) cho Chi cục Hải quan nơi đã thông báo cơ sở sản xuất theo các chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 25 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này qua Hệ thống hoặc theo mẫu số 15/BCQT-NVL/GSQL Phụ lục số V ban hành kèm Thông tư này; báo cáo quyết toán về tình hình nhập – xuất – tồn kho thành phẩm được sản xuất từ nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu theo các chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 26 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này qua Hệ thống hoặc theo mẫu số 15a/BCQTSP-GSQL Phụ lục số V ban hành kèm Thông tư này và định mức thực tế sản xuất sản phẩm xuất khẩu theo các chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 27 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này qua Hệ thống hoặc theo mẫu số 16/ĐMTT-GSQL Phụ lục số V ban hành kèm Thông tư này;

c) Sửa đổi, bổ sung báo cáo quyết toán:

Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày nộp báo cáo quyết toán nhưng trước thời điểm cơ quan hải quan ban hành quyết định kiểm tra báo cáo quyết toán, kiểm tra sau thông quan, thanh tra, tổ chức, cá nhân phát hiện sai sót trong việc lập báo cáo quyết toán thì được sửa đổi, bổ sung báo cáo quyết toán và nộp lại cho cơ quan hải quan. Hết thời hạn 60 ngày kể từ ngày nộp báo cáo quyết toán hoặc sau khi cơ quan hải quan quyết định kiểm tra báo cáo quyết toán, kiểm tra sau thông quan, thanh tra, tổ chức, cá nhân mới phát hiện sai sót trong việc lập báo cáo quyết toán thì thực hiện việc sửa đổi, bổ sung báo cáo quyết toán với cơ quan hải quan và bị xử lý theo quy định pháp luật về thuế, pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

3. Kiểm tra báo cáo quyết toán tình hình sử dụng nguyên liệu, vật tư nhập khẩu, hàng hóa xuất khẩu

a) Các trường hợp kiểm tra báo cáo quyết toán: Cơ quan hải quan kiểm tra báo cáo quyết toán trên cơ sở áp dụng quản lý rủi ro, đánh giá quá trình tuân thủ pháp luật của tổ chức, cá nhân. Riêng đối với doanh nghiệp ưu tiên, việc kiểm tra báo cáo quyết toán thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính về áp dụng chế độ ưu tiên trong việc thực hiện thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp;

b) Thẩm quyền kiểm tra: Cục trưởng Cục Hải quan ban hành quyết định kiểm tra theo mẫu số 17/QĐ-KTBCQT/GSQL Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này và tổ chức thực hiện việc kiểm tra, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan nơi quản lý thực hiện việc kiểm tra. Trường hợp kiểm tra báo cáo quyết toán trùng với kế hoạch kiểm tra sau thông quan thì thực hiện kiểm tra sau thông quan theo kế hoạch;

c) Nội dung kiểm tra: Kiểm tra hồ sơ hải quan nhập khẩu nguyên liệu, vật tư, hồ sơ hải quan xuất khẩu sản phẩm, chứng từ kế toán, sổ kế toán, chứng từ theo dõi nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị nhập kho, xuất kho và các chứng từ khác phát sinh trong kỳ báo cáo người khai hải quan phải lưu theo quy định tại Điều 16a Thông tư này. Trường hợp kiểm tra các nội dung quy định trên mà cơ quan hải quan phát hiện có dấu hiệu vi phạm nhưng chưa đủ cơ sở để kết luận thì thực hiện kiểm tra tình hình sử dụng, quản lý nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất, gia công hàng hóa xuất khẩu từ khi nhập khẩu, trong quá trình sản xuất ra sản phẩm cho đến khi sản phẩm được xuất khẩu hoặc thay đổi mục đích sử dụng, xử lý phế liệu, phế phẩm, nguyên liệu, vật tư dư thừa, máy móc, thiết bị, sử dụng nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để gia công tiết kiệm được trong quá trình sản xuất theo quy định pháp luật;

d) Thời gian, trình tự, thủ tục và xử lý kết quả kiểm tra thực hiện theo thẩm quyền, trình tự, thủ tục kiểm tra tình hình sử dụng nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị tại trụ sở người khai hải quan quy định tại khoản 2, khoản 3, khoản 4 và khoản 5 Điều 59 Thông tư này. Riêng Biên bản kiểm tra báo cáo quyết toán và kết luận kiểm tra báo cáo quyết toán thực hiện theo mẫu số 17a/BBKT-BCQT/GSQL và mẫu số 17b/KLKT-BCQT/GSQL Phụ lục V ban hành kèm Thông tư này.

4. Xử lý quá hạn nộp báo cáo quyết toán tình hình sử dụng nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị và hàng hóa xuất khẩu

a) Khi hết hạn nộp báo cáo quyết toán, Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục quyết toán thực hiện các công việc sau:

a.1) Có văn bản mời tổ chức, cá nhân đến cơ quan hải quan lập biên bản vi phạm để xử lý theo quy định;

a.2) Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày gửi văn bản, tổ chức, cá nhân không đến làm việc thì cơ quan hải quan thực hiện điều tra xác minh tại địa chỉ đăng ký kinh doanh;

a.3) Thực hiện kiểm tra hồ sơ hoặc kiểm tra hồ sơ và kiểm tra thực tế hàng hóa đối với các lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu tiếp theo của tổ chức, cá nhân;

a.4) Phối hợp với cơ quan chức năng để điều tra, xác minh, truy tìm đối với tổ chức, cá nhân có dấu hiệu bỏ trốn khỏi địa chỉ đăng ký kinh doanh.

b) Biện pháp xử lý sau khi đã thực hiện đôn đốc, điều tra, xác minh, truy tìm:

b.1) Đối với tổ chức, cá nhân không báo cáo quyết toán tình hình sử dụng nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị nhưng vẫn còn hoạt động, cơ quan hải quan lập biên bản vi phạm để xử lý theo quy định và chuyển thông tin để thực hiện kiểm tra sau thông quan, thanh tra chuyên ngành;

b.2) Đối với tổ chức, cá nhân bỏ trốn, mất tích mà cơ quan hải quan không có định mức thực tế để xác định số tiền thuế thì sử dụng định mức thực tế đối với hàng hóa tương tự của tổ chức, cá nhân khác. Sau khi xác định được số tiền thuế thì hoàn thiện hồ sơ và chuyển toàn bộ hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền điều tra về tội buôn lậu, trốn thuế theo quy định của Bộ Luật hình sự.

Nguồn: HP

 CHÚNG TÔI CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ UY TÍN

   – Dịch vụ lập BÁO CÁO QUYẾT TOÁN  theo Thông  

    tư 39/2018/TT-BTC

Phần mềm Lập Báo cáo Quyết toán June

– Dịch vụ tư vấn Setup hệ thống Quản lý Kho gia

công Xuất nhập khẩu

– Phần mềm quản lý kho Exim 

– ĐÀO TẠO:  Nâng cao nghiệp vụ cho Nhân sự trong

Doanh nghiệp gia công

   EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu

Giấy, Hà Nội.

– Hotline: 0972 181 589

– Email: exim.com.vn@gmail.com

– Website: Exim.com.vn

Những loại hình doanh nghiệp cần lập Báo cáo Quyết toán (BCQT)

Phần mềm JUNE lập Báo cáo quyết toán Nhanh gấp 2 lần

Loại hình doanh nghiệp cần lập báo cáo quyết toán

Lập báo cáo quyết toán là thủ tục nhất thiết phải có đối với ba loại hình doanh nghiệp sau:

Loại hình gia công: Quyết toán 1 năm tài chính

Loại hình sản xuất xuất khẩu: Không có đề nghị hoàn thuế, không thu thuế, trừ trường hợp đã hoàn thuế/ không thu thuế theo thông tư 16120/BTC-TCHQ

Doanh nghiệp chế xuất (gồm gia công và SXXK)

Doanh nghiệp bào cần làm Báo cáo quyết toán

2. Các bước thực hiện Báo cáo quyết toán

Bước 1: Tích hợp số liệu từ các bộ phận liên quan

Số liệu từ bộ phận quản lý kho, quản lý sản xuất: số liệu kiểm kê, phiếu xuất nhập khẩu

Số liệu từ bộ phận kế toán: Số liệu tính chi phí sản xuất , hóa đơn chi phí gia công, các chi phí khác( theo giá gốc NVL và thành phẩm),…

Số liệu từ bộ phận xuất nhập khẩu: số liệu theo tờ khai, định mức ( từ bộ phận kỹ thuật).

Bước 2: Bộ phận xuất nhập khẩu tập hợp số liệu và lập bảng BCQT

Tập hợp số liệu đã thu thập, lập bảng thống kê NVL, thành phẩm.

Tính tổng NVL , thành phẩm để xác định số liệu tồn đầu kỳ, nhập trong kỳ, xuất trong kỳ, tồn cuối kỳ

Bước 3: Chuẩn bị hồ sơ lập báo cáo quyết toán

07 loại hồ sơ doanh nghiệp cần chuẩn bị để lập báo cáo quyết toán:

1. Các chứng từ ngoại thương liên quan đến NVL, nhập khẩu ( HĐ, IVC, PKL,…).

2. Các bảng định mức, điều chỉnh định mức

3. Các tờ khai Hải quan, nhập khẩu, xuất khẩu

4. Phiếu nhập, xuất kho đối với toàn bộ NVL, sản phẩm có liên quan trong kỳ báo cáo

5. Các chứng từ liên quan đến phế liệu, phế thải

6. Báo cáo tài chính, các khoản hạch toán chi tiết liên quan đến các số liệu báo cáo

7. Chứng từ chứng minh việc xử lý NVL dư thừa sau khi kết thúc năm tài chính ( ví dụ: hình thức bán, tái xuất, …)

Các bước thực hiện BCQT

3. Hướng dẫn lập báo cáo quyết toán

a. Hướng dẫn doanh nghiệp

Một doanh nghiệp nếu làm nhiều loại hình thì làm báo cáo quyết toán riêng cho từng loại hình.

– Đối với doanh nghiệp hoạt động sản xuất xuất khẩu (bao gồm cả trong khu phi thuế quan và hoạt doanh nghiệp chế xuất thực hiện hoạt động sản xuất xuất khẩu)

– Doanh nghiệp gia công cho thương nhân nước ngoài ( gồm cả doanh nghiệp trong khu phi thuế quan và doanh nghiệp chế xuất nhận gia công) cần lập sổ chi tiết, tổng hợp theo dõi NVL nhập khẩu, thành phẩm xuất khẩu từ các tài khoản tương ứng 152, 155.
(Quy định tại TT số 200/2014/TT-BTC hoặc QĐ số 48/2006/QĐ-BTC)

 

Trường hợp tiêu hủy NVL hoặc hỏa hoạn, thiên tai, tai nạn bất ngờ đã được xử lý miễn, giảm, hoàn, không thu thuế thì ghi cụ thể ra.

b. Lưu ý về thời hạn nộp báo cáo quyết toán

Định kỳ hàng năm, chậm nhất là 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính.

Quá thời hạn mà doanh nghiệp chưa nộp sẽ bị xử phạt hành chính theo đúng quy định.

Các trường hợp kiểm tra báo cáo quyết toán:

BCQT của tổ chức, cá nhân lần đầu nộp.

BCQT có sự chênh lệch bất thường về số liệu so với hệ thống của cơ quan Hải quan.

Kiểm tra sau hoàn thuế, không thu thuế tại trụ sở doanh nghiệp.

Kiểm tra BCQT trên cơ sở áp dụng quản lý rủi.

—  Sưu tầm —

 CHÚNG TÔI CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ UY TÍN

   – Dịch vụ lập BÁO CÁO QUYẾT TOÁN  theo Thông  

    tư 39/2018/TT-BTC

Phần mềm Lập Báo cáo Quyết toán June

– Dịch vụ tư vấn Setup hệ thống Quản lý Kho gia

công Xuất nhập khẩu

– Phần mềm quản lý kho Exim 

– ĐÀO TẠO:  Nâng cao nghiệp vụ cho Nhân sự trong

Doanh nghiệp gia công

   EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu

Giấy, Hà Nội.

– Hotline: 0972 181 589

– Email: exim.com.vn@gmail.com

– Website: Exim.com.vn

Mã loại hình XNK và hoàn thuế nhập khẩu được thực hiện như thế nào?

Phần mềm JUNE lập báo cáo quyết toán tăng hiệu quả gấp 2 lần

Mã loại hình xuất nhập khẩu và hoàn thuế nhập khẩu được thực hiện như thế nào?

Hình ảnh minh họa

Mã loại hình XNK và hoàn thuế nhập khẩu

Theo đó, về mã loại hình, tại Quyết định số 1357/QĐ-TCHQ ngày 18/5/2021 của Tổng cục Hải quan về việc ban hành bảng mã loại hình xuất nhập khẩu và hướng dẫn sử dụng, loại hình nhập khẩu A41 có tên gọi “Nhập kinh doanh của doanh nghiệp thực hiện quyền nhập khẩu” được hướng dẫn cụ thể như sau: “Sử dụng trong trường hợp doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (bao gồm doanh nghiệp chế xuất), doanh nghiệp nước ngoài không hiện diện tại Việt Nam thực hiện nhập khẩu hàng hóa theo quyền nhập khẩu để bán trực tiếp tại Việt Nam (không qua sản xuất)”.

Loại hình xuất khẩu B13 có tên gọi “Xuất khẩu hàng đã nhập khẩu” được hướng dẫn cụ thể như sau: “Sử dụng trong trường hợp: a) Xuất khẩu hàng hóa có nguồn gốc nhập khẩu (chưa qua quá trình gia công, chế biến) ra nước ngoài hoặc vào khu phi thuế quan, doanh nghiệp chế xuất hoặc xuất khẩu tại chỗ theo chỉ định của thương nhân nước ngoài; b) Hàng hóa thanh lý của doanh nghiệp chế xuất và máy móc, thiết bị được miễn thuế thanh lý theo hình thức bán ra nước ngoài hoặc bản vào doanh nghiệp chế xuất; c) Xuất khẩu nguyên liệu, vật tư dư thừa của hoạt động gia công, sản xuất xuất khẩu, chế xuất ra nước ngoài hoặc vào khu phi thuế quan, doanh nghiệp chế xuất hoặc xuất khẩu tại chỗ theo chỉ định của thương nhân nước ngoài”.

Đối với thắc mắc của doanh nghiệp liên quan đến thực hiện mã loại hình xuất nhập khẩu và hoàn thuế nhập khẩu, đối chiếu với các quy định hiện hành, Tổng cục Hải quan cho biết, loại hình nhập khẩu A41 là không phù hợp trong trường hợp của doanh nghiệp vì đây là trường hợp nhập khẩu hàng hóa theo quyền nhập khẩu để bán trực tiếp tại Việt Nam (không phải dùng trong trường hợp nhập khẩu để bán sang nước thứ 3).

Đối với việc hoàn tiền thuế nhập khẩu, theo Tổng cục Hải quan, khoản 3 Điều 2 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu quy định hàng hóa xuất nhập khẩu tại chỗ và hàng hóa xuất nhập khẩu của doanh nghiệp thực hiện quyền xuất nhập khẩu, quyền phân phối thuộc đối tượng chịu thuế xuất nhập khẩu.

Cũng tại điểm c khoản 1 Điều 19 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu quy định người nộp thuế đã nộp thuế nhập khẩu nhưng hàng hóa nhập khẩu phải tái xuất được hoàn thuế nhập khẩu và không phải nộp thuế xuất khẩu; khoản 2 Điều 19 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu thì hàng hóa quy định tại các điểm a, b, c khoản 1 Điều này được hoàn thuế khi chưa qua sử dụng, gia công, chế biến.

Chi tiết hơn tại khoản 1 Điều 34 Nghị định 134/2016/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 17 Điều 1 Nghị định 18/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định: “Hàng hóa nhập khẩu đã nộp thuế nhập khẩu nhưng phải tái xuất được hoàn thuế nhập khẩu và không phải nộp thuế xuất khẩu, gồm: Hàng hóa nhập khẩu nhưng phải tái xuất ra nước ngoài bao gồm xuất khẩu trả lại chủ hàng, xuất khẩu hàng hóa đã nhập khẩu ra nước ngoài hoặc xuất khẩu vào khu phi thuế quan để sử dụng trong khu phi thuế quan. Việc tái xuất hàng hóa phải được thực hiện bởi người nhập khẩu ban đầu hoặc người được người nhập khẩu ban đầu ủy quyền, ủy thác xuất khẩu”.

Căn cứ các quy định nêu trên, theo Tổng cục Hải quan, trường hợp doanh nghiệp được phép thực hiện quyền nhập khẩu theo quy định pháp luật về đầu tư và đã nộp thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu phù hợp với quyền nhập khẩu theo quy định của pháp luật, sau đó hàng hóa được xuất bản sang nước thứ ba phù hợp với quyền xuất khẩu theo quy định của pháp luật thì được hoàn thuế nhập khẩu và không phải nộp thuế xuất khẩu nếu hàng hóa này chưa qua sử dụng, gia công, chế biến tại Việt Nam theo quy định tại khoản 2 Điều 19 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.

Nguồn: Hải quan Online

 CHÚNG TÔI CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ UY TÍN

   – Dịch vụ lập BÁO CÁO QUYẾT TOÁN  theo Thông  

    tư 39/2018/TT-BTC

Phần mềm Lập Báo cáo Quyết toán June

– Dịch vụ tư vấn Setup hệ thống Quản lý Kho gia

công Xuất nhập khẩu

– Phần mềm quản lý kho Exim 

– ĐÀO TẠO:  Nâng cao nghiệp vụ cho Nhân sự trong

Doanh nghiệp gia công

   EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu

Giấy, Hà Nội.

– Hotline: 0972 181 589

– Email: exim.com.vn@gmail.com

– Website: Exim.com.vn

Hàng đi đường nhưng chưa nhập kho có đưa vào cột 6 BCQT hay không?

Hiện nay, một số bạn vẫn hỏi rằng, hàng đi trên đường (Hàng đã mở tờ khai Hải quan) nhưng chưa nhập kho có đưa vào cột 6 báo cáo quyết toán hay không. Mình xin phân tích như sau:

HĐĐ Chưa nhập kho có đưa vào cột 6 BCQT hay không?

Căn cứ khoản 39 điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC ngày 20 tháng 04 năm 2018 về yêu cầu lập báo cáo quyết toán:
“Tổ chức, cá nhân lập và nộp báo cáo quyết toán về tình hình xuất – nhập – tồn kho nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu (bao gồm cả nhập khẩu của DNCX) cho Chi cục Hải quan nơi đã thông báo cơ sở sản xuất theo các chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 25 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này qua Hệ thống hoặc theo mẫu số 15/BCQT-NVL/GSQL Phụ lục số V ban hành kèm Thông tư này; báo cáo quyết toán về tình hình nhập – xuất – tồn kho thành phẩm được sản xuất từ nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu theo các chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 26 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này qua Hệ thống hoặc theo mẫu số 15a/BCQTSP-GSQL Phụ lục số V ban hành kèm Thông tư này và định mức thực tế sản xuất sản phẩm xuất khẩu theo các chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 27 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này qua Hệ thống hoặc theo mẫu số 16/ĐMTT-GSQL Phụ lục số V ban hành kèm Thông tư này”
Tại hướng dẫn số 1 mẫu 15/BCQT-NVL/GSQL như sau: “Thông tin nhập – xuất – tồn kho nguyên liệu, vật tư được lập trên cơ sở quản lý theo dõi nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu trên hệ thống sổ sách kế toán theo các quy định về chế độ kế toán của Bộ Tài chính và theo nguồn nhập kho.”
Mặt khác căn cứ khoản 39 điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC ngày 20 tháng 04 năm 2018 về nguyên tắc lập sổ kế toán trong việc theo dõi nhập xuất tồn kho nguyên liệu, vật tư và sản phẩm như sau:
“Nguyên tắc lập sổ chi tiết kế toán và báo cáo quyết toán tình hình sử dụng nguyên liệu, vật tư nhập khẩu, hàng hóa xuất khẩu:
Tổ chức, cá nhân có hoạt động gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu có trách nhiệm quản lý và theo dõi nguyên liệu, vật tư nhập khẩu, sản phẩm xuất khẩu từ khi nhập khẩu, trong quá trình sản xuất ra sản phẩm cho đến khi sản phẩm được xuất khẩu hoặc thay đổi mục đích sử dụng, xử lý phế liệu, phế phẩm, nguyên liệu, vật tư dư thừa, máy móc, thiết bị, sử dụng nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để gia công tiết kiệm được trong quá trình sản xuất theo quy định pháp luật trên hệ thống sổ kế toán theo các quy định về chế độ kế toán của Bộ Tài chính và theo nguồn nhập kho (nhập khẩu hoặc mua trong nước). Nguyên liệu, vật tư có nguồn gốc nhập khẩu được theo dõi chi tiết theo từng loại hình trong kỳ (nhập gia công, nhập sản xuất xuất khẩu, nhập kinh doanh, nhập lại nguyên vật liệu sau sản xuất…) đã khai trên tờ khai hải quan và chứng từ nhập kho trong kỳ”
Kết luận:
Theo các căn cứ trên, dữ liệu lập báo cáo quyết toán là lấy theo sổ sách kế toán.
Căn cứ Thông tư 200/2014/TT-BTC ngày 22 tháng 12 năm 2014 điều 24 tài khoản 151 được định danh là hàng mua đang đi đường;
Căn cứ điều 25 Thông tư 200/2014/TT-BTC ngày 22 tháng 12 năm 2014 tài khoản 152 được định danh là nguyên vật liệu.
Điều đó chứng tỏ rằng khi lập báo cáo quyết toán chúng ta không phản ánh tài khoản hàng mua đang đi đường mà phản ánh tài khoản nguyên liệu, vật tư 152.
Nhưng:
Tại hướng dẫn 6 mẫu 15/BCQT-NVL/GSQL lại hướng dẫn: “Cột (6): Gồm lượng nguyên liệu, vật tư nhập khẩu (bao gồm bán thành phẩm, thành phẩm để gắn với sản phẩm xuất khẩu thành sản phẩm đồng bộ) để gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu nhập kho trong kỳ báo cáo; lượng nguyên liệu, vật tư nhận từ hợp đồng gia công khác chuyển sang; hàng nhập khẩu đã hoàn thành thủ tục hải quan, đang đi trên đường chưa nhập kho tại cuối kỳ báo cáo; nhập lại kho khi dư thừa trên dây chuyền sản xuất; nhập kho sau khi thuê gia công lại; lượng nguyên liệu, vật tư của DNCX không làm thủ tục hải quan
Như vậy:
Có 1 sự mâu thuẫn giữa hướng dẫn tại cột 6 với hướng dẫn 1 khi mà hướng dẫn 6 lại cho tờ khai đang đi đường vào cột 6 trong khi đó tài hướng dẫn 1 lại yêu cầu báo cáo về kho nguyên liệu, vật tư theo sổ sách kế toán (152).
Vấn đề đặt ra:
Thứ nhất, nếu ta cho hàng đi đường vào cột 6 nghĩa là lượng nhập trong kỳ chúng ta đã tăng lên, đồng nghĩa với việc Tồn cuối kỳ chúng ta cũng phát sinh thêm 1 lượng bằng tờ khai hàng đi đường đưa vào và nó KHÔNG KHỚP SỐ TỒN CUỐI KỲ theo sổ sách kế toán tại cột 11.
Thứ 2, đối với tài khoản 151 của kế toán, không phải chỉ những hàng hóa đã mở tờ khai Hải quan chưa nhập kho mới hạch toán vào đó. Tùy theo Incoterms, nếu điều kiện giao hàng là EXW thì khi đạt thỏa thuận mua bán kế toán cũng đã có thể hạch toán vào 151 chưa cần biết đã mở tờ khai hay không, nếu ta đưa lượng đó vào Báo cáo quyết toán thì khi đối chiếu lại không có tờ khai trong năm tài chính đó để giải trình, nếu chỉ phản ánh những trường hợp đã mở tờ khai HQ thì lại khó giải trình.
Thứ 3 thế nếu trường hợp giao hàng trước mở tờ khai sau mà cũng xét đến việc có tờ khai hay không thì lại không được đưa vào báo cáo à?
Do đó hướng dẫn Hàng đi đường tại cột 6 là KHÔNG HỢP LÝ và có thể nói là KHÔNG ĐÚNG TINH THẦN của BCQT.
Kết luận cuối cùng:
Khi mà thông tư đã yêu cầu chúng ta Báo cáo quyết toán theo sổ sách kế toán thì chúng ta nên mạnh dạn bỏ những tờ khai hàng đi đường vào năm tài chính sau báo cáo.

 CHÚNG TÔI CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ UY TÍN

   – Dịch vụ lập BÁO CÁO QUYẾT TOÁN  theo Thông  

    tư 39/2018/TT-BTC

Phần mềm Lập Báo cáo Quyết toán June

– Dịch vụ tư vấn Setup hệ thống Quản lý Kho gia

công Xuất nhập khẩu

– Phần mềm quản lý kho Exim 

– ĐÀO TẠO:  Nâng cao nghiệp vụ cho Nhân sự trong

Doanh nghiệp gia công

   EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu

Giấy, Hà Nội.

– Hotline: 0972 181 589

– Email: exim.com.vn@gmail.com

– Website: Exim.com.vn