3 lưu ý quan trọng khi làm kế toán nhập khẩu cần biết

1. Hồ sơ nhập khẩu nên kẹp cùng các chứng từ như sau

– Tờ khai hải quan và các phụ lục.
– Hợp đồng ngoại (Contract).
– Hóa đơn bên bán (Invoice).
– Các giấy tờ khác của lô hàng như: Chứng nhận xuất sứ, tiêu chuẩn chất lượng,…
– Các hóa đơn dịch vụ liên quan tới hoạt động nhập khẩu như: Bảo hiểm, vận tải Quốc
tế, vận tải nội địa, kiểm hóa, nâng hạ, phụ phí THC, vệ sinh container, phí chứng từ, lưu kho, và các khoản phí khác,…
– Thông báo nộp thuế.
– Giấy nộp tiền vào NSNN/Ủy nhiệm chi thuế
– Lệnh chi/Ủy nhiệm chi thanh toán công nợ ngoại tệ người bán.

2. Các bút toán hạch toán hàng nhập khẩu

2.1. Thanh toán trước toàn bộ số tiền cho nhà cung cấp

– Ngày thanh toán (Theo tỷ giá ngày hôm đó), ghi:
Nợ TK 331: (Số tiền x Tỷ giá ngày chuyển tiền)
Có TK 112
– Khi hàng về (Không được lấy tỷ giá trên Tờ khai để hạch toán vào giá trị hàng hóa => Tỷ giá này chỉ để cơ quan Hải quan tính thuế NK, TTĐB,… GTGT)
Nợ TK 156: (Số tiền x Tỷ giá ngày thanh toán trước)
Có TK 331

2.2. Thanh làm nhiều lần cho nhà cung cấp

– Ngày 1 thanh toán trước 1 phần (Lấy theo tỷ giá bán ra của ngân hàng mà DN mở tài khoản giao dịch hôm đó), ghi:
Nợ TK 331: (Số tiền thanh toán trước x Tỷ giá ngày hôm đó)
Có TK 112
– Ngày 2 hàng về đến Cảng (Theo tỷ giá bán ra của ngân hàng mà DN mở tài khoản), ghi:
Nợ TK 156: Số tiền đã thanh toán trước ngày 1 + (Số tiền còn lại x Tỷ giá ngày hàng về)
Có TK 331
– Ngày 3 Thanh toán nốt số tiền còn lại cho nhà cung cấp (Theo tỷ giá bán ra của ngân hàng mà DN mở tài khoản giao dịch hôm đó), ghi:
Nợ các TK 331: (Số tiền còn lại x Tỷ giá ngày hôm nay)
Nợ TK 635 (Nếu lỗ tỷ giá): Phần tiền lỗ
Có các TK 112
Có TK 515 (Nếu lãi tỷ giá): Phần tiền lãi

2.3. Thanh toán sau toàn bộ số tiền cho nhà cung cấp

– Ngày 1 hàng về đến cảng (Tỷ giá bán ra của ngân hàng mà DN mở tài khoản giao dịch hôm đó), ghi:
Nợ TK 156: (Toàn bộ số tiền x Tỷ giá ngày hàng về)
Có TK 331
– Ngày 2 Thanh toán toàn bộ số tiền cho nhà cung cấp (Tỷ giá bán ra của ngân hàng mà DN mở tài khoản giao dịch hôm đó), ghi:
Nợ TK 331: (Toàn bộ số tiền x Tỷ giá ngày thanh toán)
Nợ TK 635 (Nếu lãi tỷ giá): Số tiền lỗ
Có các TK 112
Có TK 515 (Nếu lãi tỷ giá): Số tiền lãi

2.4. Hạch toán thuế nhập khẩu phải nộp, ghi:

Nợ TK 156: Số thuế nhập khẩu trên tờ khai hải quan
Có TK 3333: Thuế nhập khẩu

2.5. Hạch toán Thuế TTĐB phải nộp (Nếu có), ghi:

Nợ TK 156: Trên tờ khai hải quan.
Có TK 3332: Thuế Tiêu thụ đặc biệt

2.6. Hạch toán thuế GTGT hàng nhập khẩu (Khấu trừ thuế GTGT), ghi:

Nợ TK 1331: Số thuế GTGT nhập khẩu trên Tờ khai hải quan
Có TK 33312: Thuế GTGT hàng nhập khẩu

2.7. Khi nộp tiền thuế: Thuế GTGT hàng nhập khẩu, XNK, TTĐB, BVMT,… Ghi:

Nợ TK 33312: Thuế GTGT hàng nhập khẩu
Nợ TK 3332: Thuế TTĐB
Nợ TK 3333: Thuế XNK
Nợ TK 333,… (Các loại thuế, phí, lệ phí khác nếu có)
Có TK 111, 112

2.8. Nếu phát sinh các chí phí khác như: Vận chuyển, bên bãi, lưu kho,… ghi:

Nợ TK 156, 152, 153, 211,…
Nợ TK 133
Có TK 111, 112, 331,…
Giá trị hàng nhập khẩu:
Giá nhập kho = Giá hàng mua + Thuế nhập khẩu + Thuế TTĐB (Nếu có) + Chi phí mua hàng

3. Kê khai thuế hàng nhập khẩu:

Dựa vào Giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước hoặc biên lai thu tiền của hải quan và Tờ khai hải quan.

Phần mềm Kế toán Vĩnh viễn, Phần mềm Kế toán Online, Phần mềm Kế toán Dược phẩm, Trang chủ

———–

Dịch vụ của chúng tôi: Chúng tôi giúp doanh nghiệp Sản xuất xuất khẩu, gia công, chế xuất lập Báo cáo quyết toán theo Thông tư 39/2018/TT-BTC

+ Kèm theo bộ giải trình chi tiết

EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.
– Hotline: 0972 181 589
– Email: exim.com.vn@gmail.com

Quy định hiện nay về hoạt động gia công trong thương mại

Gia công trong thương mại là gì?

Điều 178 Luật thương mại 2005 quy định Gia công trong thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhận gia công sử dụng một phần hoặc toàn bộ nguyên liệu, vật liệu của bên đặt gia công để thực hiện một hoặc nhiều công đoạn trong quá trình sản xuất theo yêu cầu của bên đặt gia công để hưởng thù lao.

Hợp đồng gia công

Hợp đồng gia công phải được lập thành văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương.

Thù lao gia công

1. Bên nhận gia công có thể nhận thù lao gia công bằng tiền hoặc bằng sản phẩm gia công, máy móc, thiết bị dùng để gia công.

2. Trường hợp gia công hàng hóa cho tổ chức, cá nhân nước ngoài, nếu bên nhận gia công nhận thù lao gia công bằng sản phẩm gia công, máy móc, thiết bị dùng để gia công thì phải tuân thủ các quy định về nhập khẩu đối với sản phẩm, máy móc, thiết bị đó.

Hàng hóa gia công

1. Tất cả các loại hàng hóa đều có thể được gia công, trừ trường hợp hàng hóa thuộc diện cấm kinh doanh.

2. Trường hợp gia công hàng hóa cho thương nhân nước ngoài để tiêu thụ ở nước ngoài thì hàng hóa thuộc diện cấm kinh doanh, cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu có thể được gia công nếu được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.

Quyền và nghĩa vụ của bên đặt gia công

1. Giao một phần hoặc toàn bộ nguyên liệu, vật liệu gia công theo đúng hợp đồng gia công hoặc giao tiền để mua vật liệu theo số lượng, chất lượng và mức giá thoả thuận.

2. Nhận lại toàn bộ sản phẩm gia công, máy móc, thiết bị cho thuê hoặc cho mượn, nguyên liệu, phụ liệu, vật tư, phế liệu sau khi thanh lý hợp đồng gia công, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

3. Bán, tiêu huỷ, tặng biếu tại chỗ sản phẩm gia công, máy móc, thiết bị cho thuê hoặc cho mượn, nguyên liệu, phụ liệu, vật tư dư thừa, phế phẩm, phế liệu theo thoả thuận và phù hợp với quy định của pháp luật.

4. Cử người đại diện để kiểm tra, giám sát việc gia công tại nơi nhận gia công, cử chuyên gia để hướng dẫn kỹ thuật sản xuất và kiểm tra chất lượng sản phẩm gia công theo thoả thuận trong hợp đồng gia công.

5. Chịu trách nhiệm đối với tính hợp pháp về quyền sở hữu trí tuệ của hàng hoá gia công, nguyên liệu, vật liệu, máy móc, thiết bị dùng để gia công chuyển cho bên nhận gia công.

Quyền và nghĩa vụ của bên nhận gia công

1. Cung ứng một phần hoặc toàn bộ nguyên liệu, vật liệu để gia công theo thỏa thuận với bên đặt gia công về số lượng, chất lượng, tiêu chuẩn kỹ thuật và giá.

2. Nhận thù lao gia công và các chi phí hợp lý khác.

3. Trường hợp nhận gia công cho tổ chức, cá nhân nước ngoài, bên nhận gia công được xuất khẩu tại chỗ sản phẩm gia công, máy móc, thiết bị thuê hoặc mượn, nguyên liệu, phụ liệu, vật tư dư thừa, phế phẩm, phế liệu theo uỷ quyền của bên đặt gia công.

4. Trường hợp nhận gia công cho tổ chức, cá nhân nước ngoài, bên nhận gia công được miễn thuế nhập khẩu đối với máy móc, thiết bị, nguyên liệu, phụ liệu, vật tư tạm nhập khẩu theo định mức để thực hiện hợp đồng gia công theo quy định của pháp luật về thuế.

5. Chịu trách nhiệm về tính hợp pháp của hoạt động gia công hàng hoá trong trường hợp hàng hoá gia công thuộc diện cấm kinh doanh, cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu.

Chuyển giao công nghệ trong gia công với tổ chức, cá nhân nước ngoài

Việc chuyển giao công nghệ trong gia công với tổ chức, cá nhân nước ngoài được thực hiện theo thoả thuận trong hợp đồng gia công và phải phù hợp với các quy định của pháp luật Việt Nam về chuyển giao công nghệ.

———–

Dịch vụ của chúng tôi: Chúng tôi giúp doanh nghiệp Sản xuất xuất khẩu, gia công, chế xuất lập Báo cáo quyết toán theo Thông tư 39/2018/TT-BTC

+ Kèm theo bộ giải trình chi tiết

EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.
– Hotline: 0972 181 589
– Email: exim.com.vn@gmail.com

Tất tần tật khái niệm về hàng hóa gia công, hợp đồng, thủ tục, thông báo?

1. Thế nào được coi là một bước gia công:

Gia công hay sản xuất xuất khẩu đều giống nhau về quy trình đó là nhập nguyên vật liệu về, sản xuất ra sản phẩm và xuất khẩu. Theo đó, hàng hóa gia công phải trải qua ít nhất một công đoạn của quy trình sản xuất; để được coi là một bước gia công, phải làm biến đổi bản chất của nguyên vật liệu đầu vào. Vì vậy, những bước như kiểm đếm (sorting) sẽ không được coi là 1 bước gia công mà đó là 1 ngành dịch vụ.

2. Định nghĩa về gia công:

Gia công được hiểu là việc bỏ sức để làm ra một sản phẩm mới hay thực hiện một số công đoạn trong quá trình sản xuất trên cơ sở nguyên phụ liệu hay các bán thành phẩm để tạo ra một sản phẩm nào đó.

Theo luật Thương mại Việt Nam năm 2005, Điều 178: “Gia công trong thương mại là hoạt động kinh doanh sản xuất thương mại, Theo đó bên thuê gia công cung cấp 1 phần hoặc toàn bộ nguyên vật liệu, máy móc thiết bị, hoặc có thể cả chuyên gia, tài liệu kỹ thuật để bên nhận gia công thực hiện một phần hoặc toàn bộ quá trình sản xuất ra sản phẩm và nhận về thù lao”

2.1. Gia công xuôi : Nhận gia công cho đối tác nước ngoài (Bao gồm cả DN nội địa nhận gia công cho doanh nghiệp chế xuất)

Gia công hàng hoá xuất nhập khẩu hay còn gọi là gia công quốc tế ( International Processing) là các hoạt động sản xuất, chế biến, lắp ráp, đóng gói… nhằm chuyển hoá nguyên liệu, phụ liệu, bán thành phẩm theo các yêu cầu của bên đặt gia công. Trong đó, bên đặt gia công là pháp nhân hoặc thể nhân nước ngoài (kể cả các doanh nghiệp trong khu chế xuất), bên gia cônglà các doanh nghiệp Việt Nam (bao gồm cả doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các doanh nghiệp trong khu công nghiệp tập trung, khu công nghệ cao…).

Bên đặt gia công cung cấp máy móc, thiết bị, nguyên liệu, phụ liệu hoặc bán thành phẩm theo mẫu và định mức cho trước. Bên gia côngtrong nước tổ chức quá trình sản xuất sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng. Toàn bộ sản phẩm làm ra bên gia côngsẽ giao lại cho bên đặt gia công.

2.2. Gia công ngược: Thuê đối tác nước ngoài hoặc doanh nghiệp nội địa thuê doanh nghiệp chế xuất gia công.

2.3. Gia công lại: Doanh nghiệp có hợp đồng gia công nhưng thuê doanh nghiệp khác thực hiện một phần hoặc toàn bộ hợp đồng gia công.

2.4. Gia công ngoài: Doanh nghiệp thuê ngoài một số công đoạn hoặc toàn bộ quy trình sản xuất ra sản phẩm .

2.5. Gia công chuyển tiếp :Sản phẩm hợp đồng gia công này là nguyên vật liệu của hợp đồng gia công khác.

Kết luận:

  • Dựa trên các định nghĩa này, thì gia công không nhất thiết việc đối tác thuê gia công cung ứng bao nhiêu phần trăm nguyên vật liệu.
  • Gia công có quan hệ phụ thuộc giữa người thuê gia công và người nhận gia công, quyền sở hữu nguyên vật liệu được cung cấp bởi bên thuê gia công được đảm bảo; sản phẩm cuối cùng của hợp đồng gia công cũng thuộc sở hữu của đối tác thuê gia công, bất kỳ sự thay đổi nào về mục đích sử dụng chúng đều phải có sự chấp thuận bằng văn bản của đối tác thuê gia công.
  • Gia công là loại hình sản xuất, khác với loại hình doanh nghiệp (Doanh nghiệp chế xuất), nên doanh nghiệp nào cũng có khả năng thực hiện hợp đồng gia công bao gồm cả doanh nghiệp chế xuất.
  • Về cơ bản gia công tương đồng với sản xuất xuất khẩu, khác biệt là sản xuất xuất khẩu là quan hệ mua đứt bán đoạn còn gia công là quan hệ phụ thuộc.
  • Cần phân biệt rõ gia công lại và gia công ngoài, tránh nhầm lẫn 02 khái niệm trên.

3. Hợp đồng gia công :

Hợp đồng gia công phải được lập thành văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương theo quy định của Luật thương mại và phải tối thiểu bao gồm các điều khoản sau:

1. Tên, địa chỉ của các bên ký hợp đồng và bên gia công trực tiếp.

2. Tên, số lượng sản phẩm gia công.

3. Giá gia công.

4. Thời hạn thanh toán và phương thức thanh toán.

5. Danh mục, số lượng, trị giá nguyên liệu, phụ liệu, vật tư nhập khẩu và nguyên liệu, phụ liệu, vật tư sản xuất trong nước (nếu có) để gia công; định mức sử dụng nguyên liệu, phụ liệu, vật tư; định mức vật tư tiêu hao và tỷ lệ hao hụt nguyên liệu trong gia công.

6. Danh mục và trị giá máy móc, thiết bị cho thuê, cho mượn hoặc tặng cho để phục vụ gia công (nếu có).

7. Biện pháp xử lý phế liệu, phế thải, phế phẩm và nguyên tắc xử lý máy móc, thiết bị thuê, mượn, nguyên liệu, phụ liệu, vật tư dư thừa sau khi kết thúc hợp đồng gia công.

8. Địa điểm và thời gian giao hàng.

9. Nhãn hiệu hàng hóa và tên gọi xuất xứ hàng hóa.

10. Thời hạn hiệu lực của hợp đồng.

 Như vậy: 

  • Hợp đồng gia công chúng ta cần làm theo quy chuẩn được quy định rõ tại điều 39 nghị định 187/2013/NĐ-CP nay là nghị định 69/2018/NĐ-CP. Chú ý, đối với phương pháp xử lý nguyên liệu vật tư dư thừa, máy móc thiết bị thuê mượn chúng ta bê nguyên điều 64 thông tư 38/2015/TT-BTC vào.
  • Những hạng mục nào chưa có trong hợp đồng thì được thể hiện trong các phụ lục hợp đồng. Một hợp đồng gia công, không giới hạn bao nhiêu phụ lục hợp đồng gia công.

​4. Lựa chọn địa điểm làm thủ tục Hải quan.

Căn cứ điều 58 thông tư 38/2015/TT-BTC, khi thực hiện hợp đồng gia công chúng ta được phép chọn một trong những chi cục sau:

a) Đối với hàng hóa là nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị nhập khẩu để gia công; nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu: Tổ chức, cá nhân được lựa chọn làm thủ tục nhập khẩu tại 01 Chi cục Hải quan sau đây:

a.1) Chi cục Hải quan nơi tổ chức, cá nhân có trụ sở chính hoặc trụ sở chi nhánh hoặc cơ sở sản xuất;

a.2) Chi cục Hải quan cửa khẩu hoặc Chi cục Hải quan cảng xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa được thành lập trong nội địa;

a.3) Chi cục Hải quan quản lý hàng gia công, sản xuất xuất khẩu thuộc Cục Hải quan nơi có cơ sở sản xuất hoặc nơi có cửa khẩu nhập.

Việc lựa chọn chi cục Hải quan là tùy ý doanh nghiệp, sau khi lựa chọn được nơi thực hiện thủ tục Hải quan, chúng ta cần thông báo cơ sở sản xuất.

 5. Thông báo cơ sở sản xuất.

Điều 56. Thông báo  sở gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu; nơi lưu giữ nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị, sản phẩm xuất khẩu; hợp đồng, phụ lục hợp đồng gia công

1. Thông báo cơ sở gia công, gia công lại, cơ sở sản xuất hàng hóa xuất khẩu; nơi lưu giữ nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị, sản phẩm xuất khẩu (sau đây gọi là thông báo CSSX)

a) Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân:

a.1) Thông báo CSSX theo các chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 20 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này và các chứng từ khác kèm theo quy định tại khoản 1 Điều 37 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP cho Chi cục Hải quan do tổ chức, cá nhân dự kiến lựa chọn làm thủ tục hải quan theo quy định tại khoản 1 Điều 58 (sau đây gọi là Chi cục Hải quan quản lý) Thông tư này thông qua Hệ thống, bao gồm cả trường hợp tổ chức, cá nhân là doanh nghiệp chế xuất (sau đây gọi là DNCX).

Trường hợp Hệ thống gặp sự cố, tổ chức, cá nhân thông báo CSSX theo mẫu số 12/TB-CSSX/GSQL Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này;

a.2) Trường hợp thông tin về cơ sở gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu đã thông báo có sự thay đổi thì tổ chức cá nhân phải thông báo bổ sung thông tin thay đổi cho Chi cục Hải quan quản lý thông qua Hệ thống theo mẫu số 20 Phụ lục II hoặc theo mẫu số 12/TB-CSSX/GSQL Phụ lục V ban hành kèm Thông tư này chậm nhất 03 ngày làm việc kể từ ngày phát sinh thay đổi;

a.3) Trường hợp lưu giữ nguyên liệu, vật tư, sản phẩm ngoài cơ sở sản xuất thì trước khi đưa nguyên liệu, vật tư, sản phẩm đến địa điểm lưu giữ, tổ chức, cá nhân phải thông báo địa điểm lưu giữ cho Chi cục Hải quan quản lý thông qua Hệ thống theo mẫu số 20 Phụ lục II hoặc theo mẫu số 12/TB-CSSX/GSQL Phụ lục V ban hành kèm Thông tư này;

a.4) Trường hợp thay đổi Chi cục Hải quan quản lý (nơi đã thông báo CSSX) thì tổ chức, cá nhân thông báo đến Chi cục Hải quan quản lý trước đây, Chi cục Hải quan quản lý mới thông qua Hệ thống hoặc bằng văn bản và thực hiện thông báo CSSX cho Chi cục Hải quan quản lý mới theo quy định tại điểm a.1 khoản này. Tổ chức, cá nhân thực hiện báo cáo quyết toán tại Chi cục Hải quan quản lý mới theo quy định tại Điều 60 Thông tư này;

a.5) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về các nội dung kê khai trong văn bản thông báo cơ sở gia công, sản xuất, nơi lưu giữ nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị, sản phẩm xuất khẩu;

a.6) Tiếp nhận phản hồi của cơ quan hải quan để sửa đổi, bổ sung (nếu có) thông tin đã thông báo trên Hệ thống.

Lưu ý:

Những doanh nghiệp không có cơ sở sản xuất vẫn được thực hiện hợp đồng gia công nếu thông báo cơ sở sản xuất của đối tác gia công lại. Đọc quy định tại khoản 1 điều 10 nghị định 134/2016/NĐ-CP

———–

Dịch vụ của chúng tôi: Chúng tôi giúp doanh nghiệp Sản xuất xuất khẩu, gia công, chế xuất lập Báo cáo quyết toán theo Thông tư 39/2018/TT-BTC

+ Kèm theo bộ giải trình chi tiết

EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.
– Hotline: 0972 181 589
– Email: exim.com.vn@gmail.com

 

Tổng quan thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu tại chỗ

1. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ gồm:

a) Sản phẩm gia công; máy móc, thiết bị thuê hoặc mượn; nguyên liệu, vật tư dư thừa; phế liệu, phế phẩm thuộc hợp đồng gia công theo quy định tại khoản 3 Điều 32 Nghị định số 187/2013/NĐ-CP;

b) Hàng hóa mua bán giữa doanh nghiệp nội địa với doanh nghiệp chế xuất, doanh nghiệp trong khu phi thuế quan;

c) Hàng hóa mua bán giữa doanh nghiệp Việt Nam với tổ chức, cá nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam và được thương nhân nước ngoài chỉ định giao, nhận hàng hóa với doanh nghiệp khác tại Việt Nam.

2. Địa điểm làm thủ tục hải quan:

Thủ tục hải quan xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ thực hiện tại Chi cục Hải quan thuận tiện do người khai hải quan lựa chọn và theo quy định của từng loại hình.

3. Hồ sơ hải quan

Hồ sơ hải quan hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ thực hiện theo quy định tại Điều 16 Thông tư 38/2015/TT-BTC.

Trường hợp hàng hóa mua bán giữa doanh nghiệp nội địa và doanh nghiệp chế xuất, doanh nghiệp trong khu phi thuế quan thì người khai hải quan sử dụng hóa đơn giá trị gia tăng hoặc hóa đơn bán hàng theo quy định của Bộ Tài chính thay cho hóa đơn thương mại.

4. Thời hạn làm thủ tục hải quan

Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày thông quan hàng hóa xuất khẩu và sau khi hoàn thành việc giao nhận hàng hóa, người nhập khẩu tại chỗ phải làm thủ tục hải quan.

5. Thủ tục hải quan

a) Trách nhiệm của người xuất khẩu:

a.1) Khai thông tin tờ khai hàng hóa xuất khẩu và khai vận chuyển kết hợp, trong đó ghi rõ vào ô “Điểm đích cho vận chuyển bảo thuế” là mã địa điểm của Chi cục Hải quan làm thủ tục hải quan nhập khẩu và ô tiêu chí “Số quản lý nội bộ của doanh nghiệp” theo hướng dẫn tại Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này;

a.2) Thực hiện thủ tục xuất khẩu hàng hóa theo quy định;

a.3) Giao hàng hóa cho người nhập khẩu sau khi hàng hóa xuất khẩu đã được thông quan.

b) Trách nhiệm của người nhập khẩu:

b.1) Khai thông tin tờ khai hàng hóa nhập khẩu theo đúng thời hạn quy định trong đó ghi rõ số tờ khai hàng hóa xuất khẩu tại chỗ tương ứng tại ô “Số quản lý nội bộ của doanh nghiệp” trên tờ khai hàng hóa nhập khẩu theo hướng dẫn tại Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này hoặc ô “Ghi chép khác” trên tờ khai hải quan giấy;

b.2) Thực hiện thủ tục nhập khẩu hàng hóa theo quy định;

b.3) Chỉ được đưa hàng hóa vào sản xuất, tiêu thụ sau khi hàng hóa nhập khẩu đã được thông quan.

c) Trách nhiệm của cơ quan hải quan làm thủ tục xuất khẩu: Thực hiện thủ tục xuất khẩu theo quy định tại Chương II Thông tư này;

d) Trách nhiệm của cơ quan hải quan làm thủ tục nhập khẩu:

d.1) Theo dõi những tờ khai hàng hóa xuất khẩu tại chỗ đã hoàn thành thủ tục hải quan để thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu;

d.2) Tiếp nhận, kiểm tra theo kết quả phân luồng của Hệ thống. Trường hợp phải kiểm tra thực tế hàng hoá, nếu hàng hóa đã được kiểm tra thực tế tại Chi cục Hải quan xuất khẩu thì Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục nhập khẩu không phải kiểm tra thực tế hàng hoá;

d.3) Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ theo chỉ định của thương nhân nước ngoài thì hàng tháng tổng hợp và lập danh sách các tờ khai hàng hóa nhập khẩu tại chỗ đã được thông quan theo mẫu số 20/TKXNTC/GSQL Phụ lục V ban hành kèm Thông tư này gửi cơ quan thuế quản lý trực tiếp tổ chức, cá nhân nhập khẩu tại chỗ.

6. Trường hợp người khai hải quan là doanh nghiệp ưu tiên và các đối tác mua bán hàng hóa với doanh nghiệp ưu tiên

Doanh nghiệp tuân thủ pháp luật hải quan và đối tác mua bán hàng hóa cũng là doanh nghiệp tuân thủ pháp luật hải quan có hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ được giao nhận nhiều lần trong một thời hạn nhất định theo một hợp đồng/đơn hàng với cùng người mua hoặc người bán thì được giao nhận hàng hóa trước, khai hải quan sau. Việc khai hải quan được thực hiện trong thời hạn tối đa không quá 30 ngày kể từ ngày thực hiện việc giao nhận hàng hóa. Người khai hải quan được đăng ký tờ khai hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ tại 01 Chi cục Hải quan thuận tiện; chính sách thuế, chính sách quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thực hiện tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan. Cơ quan hải quan chỉ kiểm tra các chứng từ liên quan đến việc giao nhận hàng hóa (không kiểm tra thực tế hàng hóa). Đối với mỗi lần giao nhận, người xuất khẩu và người nhập khẩu phải có chứng từ chứng minh việc giao nhận hàng hóa (như hóa đơn thương mại hoặc hóa đơn GTGT hoặc hoá đơn bán hàng, phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ,…), chịu trách nhiệm lưu giữ tại doanh nghiệp và xuất trình khi cơ quan hải quan thực hiện kiểm tra.

          Cơ sở pháp lý:

– Điều 86 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

———–

Dịch vụ của chúng tôi: Chúng tôi giúp doanh nghiệp Sản xuất xuất khẩu, gia công, chế xuất lập Báo cáo quyết toán theo Thông tư 39/2018/TT-BTC

+ Kèm theo bộ giải trình chi tiết

EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.
– Hotline: 0972 181 589
– Email: exim.com.vn@gmail.com

Tổng quan về doanh nghiệp chế là gì và quy định kèm theo đó

Doanh nghiệp chế xuất là gì?

Doanh nghiệp chế xuất là doanh nghiệp nằm trong khu chế xuất, chuyên sản xuất hàng hóa tiêu dùng sử dụng cho mục đích xuất khẩu ra thị trường nước ngoài. 100% hàng hóa do doanh nghiệp chế xuất sản xuất phải xuất khẩu ra nước ngoài và phải khai báo với cơ quan Hải quan.

Những chính sách ưu đãi cho doanh nghiệp chế xuất là gì?

– Miễn thuế xuất nhập khẩu khi nhập khẩu hàng hóa tạo tài sản cố định, nhập khẩu nguyên liệu sản xuất, hoặc khi xuất khẩu thành phẩm ra nước ngoài.

– Thuế Giá trị gia tăng (VAT) không áp dụng đối với doanh nghiệp chế xuất.

Quy định về doanh nghiệp chế xuất

Căn cứ vào Nghị định số 114/2015 sửa đổi, bổ sung điều 21 Nghị định số 29/2008 và Nghị định số 164/2013 quy định về hoạt động của khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế thì có một số quy định chung về doanh nghiệp chế xuất như sau:

– Khu chế xuất hoặc doanh nghiệp chế xuất được áp dụng quy định đối với khu phi thuế quan, trừ ưu đãi riêng đối với khu phi thuế quan thuộc khu kinh tế cửa khẩu.

– Doanh nghiệp chế xuất được quy định trong giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc trong văn bản của cơ quan đăng ký đầu tư có thẩm quyền trong trường hợp không phải thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

– Khu chế xuất hoặc doanh nghiệp chế xuất được ngăn cách với lãnh thổ bên ngoài bằng hệ thống tường rào, có cổng và cửa ra, vào, bảo đảm điều kiện cho sự kiểm tra, giám sát, kiểm soát của cơ quan hải quan và các cơ quan chức năng liên quan.

– Doanh nghiệp chế xuất được mua vật liệu xây dựng, văn phòng phẩm, lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng từ nội địa Việt Nam để xây dựng công trình, phục vụ cho điều hành bộ máy văn phòng và xây dựng văn hóa doanh nghiệp, sinh hoạt của cán bộ, công nhân làm việc tại doanh nghiệp.

– Doanh nghiệp chế xuất, người bán hàng cho doanh nghiệp chế xuất được lựa chọn thực hiện hoặc không thực hiện thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu và hải quan đối với vật liệu xây dựng, văn phòng phẩm, lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng từ nội địa Việt Nam.

– Doanh nghiệp chế xuất được bán vào thị trường nội địa tài sản thanh lý của doanh nghiệp và các hàng hóa theo quy định của pháp luật về đầu tư và thương mại. Tại thời điểm bán, thanh lý vào thị trường nội địa không áp dụng chính sách quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trừ trường hợp hàng hóa thuộc diện quản lý theo điều kiện, tiêu chuẩn, kiểm tra chuyên ngành chưa thực hiện khi nhập khẩu, hàng hóa quản lý bằng giấy phép thì phải được cơ quan cấp phép nhập khẩu đồng ý bằng văn bản.

– Cán bộ, công nhân viên làm việc trong khu chế xuất và doanh nghiệp chế xuất khi mang ngoại hối từ nội địa Việt Nam vào khu chế xuất và ngược lại không phải khai báo hải quan.

Doanh nghiệp chế xuất được cấp giấy phép kinh doanh hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa tại Việt Nam phải mở sổ kế toán hoạch toán riêng doanh thu, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí liên quan đến hoạt động mua bán hàng hóa tại Việt Nam. Bố trí khu lưu giữ hàng hóa ngăn cách với khu vực lưu giữ hàng hóa phục vụ hoạt động sản xuất của doanh nghiệp chế xuất hoặc thành lập chi nhánh riêng nằm ngoài khu chế xuất để thực hiện hoạt động này.

Qua đây Exim hy vọng đã giúp các bạn hiểu rõ về khái niệm doanh nghiệp chế xuất là gì. Việc phát triển hàng hóa kinh doanh ra thị trường nước ngoài luôn được nhà nước ta khuyến khích nhằm đem lại sự phát triển và giao lưu hàng hóa trong nước ra thị trường quốc tế. Đây là cơ hội tốt dành cho các doanh nghiệp để tận dụng và phát triển, đặc biệt khi được hưởng những ưu đãi hấp dẫn về thuế suất.

———–

Dịch vụ của chúng tôi: Chúng tôi giúp doanh nghiệp Sản xuất xuất khẩu, gia công, chế xuất lập Báo cáo quyết toán theo Thông tư 39/2018/TT-BTC

+ Kèm theo bộ giải trình chi tiết

EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.
– Hotline: 0972 181 589
– Email: exim.com.vn@gmail.com

Thủ tục mua bán hàng hóa giữa DNCX với Doanh nghiệp nội địa

– Trình tự thực hiện:

Như đối với loại hình xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ theo quy định tại Điều 86 Thông tư số 38/2015/TT-BTC, cụ thể:

Bước 1: Người xuất khẩu khai thông tin tờ khai hàng xuất khẩu và khai vận chuyển kết hợp theo hướng dẫn tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 38/2015/TT-BTC.

Bước 2: Người nhập khẩu khai thông tin tờ khai hàng nhập khẩu theo hướng dẫn tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 38/2015/TT-BTC.

– Cách thức thực hiện: 

điện tử

– Thành phần, số lượng hồ sơ:

* Thành phần hồ sơ:

Như đối với loại hình xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ theo quy định tại Điều 86 Thông tư số 38/2015/TT-BTC, cụ thể:

* Đối với hàng hóa nhập khẩu:

+ Tờ khai hàng hóa nhập khẩu theo các chỉ tiêu thông tin tại Phụ lục II ban hành kèm Thông tư số 38/2015/TT-BTC.

Trường hợp thực hiện trên tờ khai hải quan giấy theo quy định tại khoản 2 Điều 25 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP, người khai hải quan khai và nộp 02 bản chính tờ khai hàng hóa nhập khẩu theo mẫu HQ/2015/NK Phụ lục IV ban hành kèm Thông tư số 38/2015/TT-BTC;

+ Hóa đơn thương mại trong trường hợp người mua phải thanh toán cho người bán: 01 bản chụp;

+ Vận tải đơn hoặc các chứng từ vận tải khác có giá trị tương đương đối với trường hợp hàng hóa vận chuyển bằng đường biển, đường hàng không, đường sắt, vận tải đa phương thức theo quy định của pháp luật (trừ hàng hoá nhập khẩu qua cửa khẩu biên giới đường bộ, hàng hoá mua bán giữa khu phi thuế quan và nội địa, hàng hóa nhập khẩu do người nhập cảnh mang theo đường hành lý): 01 bản chụp;

+ Giấy phép nhập khẩu đối với hàng hóa phải có giấy phép nhập khẩu; Giấy phép nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan: 01 bản chính nếu xuất khẩu một lần hoặc 01 bản chụp kèm theo Phiếu theo dõi trừ lùi nếu xuất khẩu nhiều lần;

+ Giấy thông báo miễn kiểm tra hoặc Giấy thông báo kết quả kiểm tra của cơ quan kiểm tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật: 01 bản chính.

Đối với chứng từ quy định tại điểm d, điểm đ khoản này, nếu áp dụng cơ chế một cửa quốc gia, cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành gửi giấy phép nhập khẩu, văn bản thông báo kết quả kiểm tra, miễn kiểm tra chuyên ngành dưới dạng điện tử thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia, người khai hải quan không phải nộp khi làm thủ tục hải quan;

+ Tờ khai trị giá: Người khai hải quan khai tờ khai trị giá theo mẫu, gửi đến Hệ thống dưới dạng dữ liệu điện tử hoặc nộp cho cơ quan hải quan 02 bản chính (đối với trường hợp khai trên tờ khai hải quan giấy). Các trường hợp phải khai tờ khai trị giá và mẫu tờ khai trị giá thực hiện theo Thông tư của Bộ Tài chính quy định về việc xác định trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;

+ Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa (Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa hoặc Chứng từ tự chứng nhận xuất xứ): 01 bản chính hoặc chứng từ dưới dạng dữ liệu điện tử.

* Đối với hàng hóa xuất khẩu:

+ Tờ khai hàng hóa xuất khẩu theo các chỉ tiêu thông tin tại Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này.

Trường hợp thực hiện trên tờ khai hải quan giấy theo quy định tại khoản 2 Điều 25 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP, người khai hải quan khai và nộp 02 bản chính tờ khai hàng hóa xuất khẩu theo mẫu HQ/2015/XK Phụ lục IV ban hành kèm Thông tư này;

+ Giấy phép xuất khẩu đối với hàng hóa phải có giấy phép xuất khẩu: 01 bản chính nếu xuất khẩu một lần hoặc 01 bản chụp kèm theo Phiếu theo dõi trừ lùi nếu xuất khẩu nhiều lần;

+ Giấy thông báo miễn kiểm tra hoặc giấy thông báo kết quả kiểm tra của cơ quan kiểm tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật: 01 bản chính.

*Số lượng:

01 bộ

– Thời hạn giải quyết:

Thông quan theo hệ thống; thời hạn làm thủ tục hải quan đối với người nhập khẩu tại chỗ: trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày thông quan hàng hóa xuất khẩu và sau khi hoàn thành việc giao nhận hàng hóa

– Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

 Tổ chức, cá nhân

– Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chi cục Hải quan

b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): không;

c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục Hải quan;

d) Cơ quan phối hợp (nếu có): Không

– Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

Thông quan hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu.

– Lệ phí (nếu có): 20.000 đ/tờ khai 

(Thông tư số 172/2010/TT-BTC ngày 02/11/2010)

– Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

HQ/2015/NK, HQ/2015/XK Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư số 38/2015/TT-BTC.

– Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: không.

– Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Luật Hải quan số 54/2014/QH13 ngày 23 tháng 6 năm 2014;

+ Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/1/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan;

+ Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.

———–

Dịch vụ của chúng tôi: Chúng tôi giúp doanh nghiệp Sản xuất xuất khẩu, gia công, chế xuất lập Báo cáo quyết toán theo Thông tư 39/2018/TT-BTC

+ Kèm theo bộ giải trình chi tiết

EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.
– Hotline: 0972 181 589
– Email: exim.com.vn@gmail.com

Thủ tục mua bán hàng hóa giữa hai doanh nghiệp chế xuất

– Trình tự thực hiện:

Đối với người xuất khẩu

+ Bước 1: Khai thông tin tờ khai hàng hóa xuất khẩu và khai vận chuyển kết hợp, trong đó ghi rõ vào ô “Điểm đích cho vận chuyển bảo thuế” là mã địa điểm của Chi cục Hải quan làm thủ tục hải quan nhập khẩu;

+ Bước 2: Thực hiện thủ tục xuất khẩu hàng hóa theo quy định;

+ Bước 3: Giao hàng hóa cho người nhập khẩu sau khi hàng hóa xuất khẩu đã được thông quan.

Đối với người nhập khẩu

+ Bước 1: Khai thông tin tờ khai hàng hóa nhập khẩu theo đúng thời hạn quy định trong đó ghi rõ số tờ khai hàng hóa xuất khẩu tại chỗ tương ứng tại ô “Phần ghi chú” trên tờ khai hàng hóa nhập khẩu hoặc ô “Ghi chép khác” trên tờ khai hải quan giấy;

+ Bước 2: Thực hiện thủ tục nhập khẩu hàng hóa theo quy định;

Đối với cơ quan Hải quan làm thủ tục nhập khẩu:

+ Bước 1: Theo dõi những tờ khai hàng hóa xuất khẩu tại chỗ đã hoàn thành thủ tục hải quan để thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu;

+ Bước 2: Tiếp nhận, kiểm tra theo kết quả phân luồng của Hệ thống.

+ Bước 3: Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ theo chỉ định của thương nhân nước ngoài thì hàng tháng tổng hợp và lập danh sách các tờ khai hàng hóa nhập khẩu tại chỗ đã được thông quan

– Cách thức thực hiện: điện tử

– Thành phần, số lượng hồ sơ:

Như đối với loại hình xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ theo quy định tại Điều 86 Thông tư số 38/2015/TT-BTC, cụ thể:

* Thành phần hồ sơ:

Như đối với loại hình xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ theo quy định tại Điều 86 Thông tư số 38/2015/TT-BTC, cụ thể:

* Đối với hàng hóa nhập khẩu:

+ Tờ khai hàng hóa nhập khẩu theo các chỉ tiêu thông tin tại Phụ lục II ban hành kèm Thông tư số 38/2015/TT-BTC.

Trường hợp thực hiện trên tờ khai hải quan giấy theo quy định tại khoản 2 Điều 25 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP, người khai hải quan khai và nộp 02 bản chính tờ khai hàng hóa nhập khẩu theo mẫu HQ/2015/NK Phụ lục IV ban hành kèm Thông tư số 38/2015/TT-BTC;

+ Hóa đơn thương mại trong trường hợp người mua phải thanh toán cho người bán: 01 bản chụp;

+ Vận tải đơn hoặc các chứng từ vận tải khác có giá trị tương đương đối với trường hợp hàng hóa vận chuyển bằng đường biển, đường hàng không, đường sắt, vận tải đa phương thức theo quy định của pháp luật (trừ hàng hoá nhập khẩu qua cửa khẩu biên giới đường bộ, hàng hoá mua bán giữa khu phi thuế quan và nội địa, hàng hóa nhập khẩu do người nhập cảnh mang theo đường hành lý): 01 bản chụp;

+ Giấy phép nhập khẩu đối với hàng hóa phải có giấy phép nhập khẩu; Giấy phép nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan: 01 bản chính nếu xuất khẩu một lần hoặc 01 bản chụp kèm theo Phiếu theo dõi trừ lùi nếu xuất khẩu nhiều lần;

+ Giấy thông báo miễn kiểm tra hoặc Giấy thông báo kết quả kiểm tra của cơ quan kiểm tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật: 01 bản chính.

Đối với chứng từ quy định tại điểm d, điểm đ khoản này, nếu áp dụng cơ chế một cửa quốc gia, cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành gửi giấy phép nhập khẩu, văn bản thông báo kết quả kiểm tra, miễn kiểm tra chuyên ngành dưới dạng điện tử thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia, người khai hải quan không phải nộp khi làm thủ tục hải quan;

+ Tờ khai trị giá: Người khai hải quan khai tờ khai trị giá theo mẫu, gửi đến Hệ thống dưới dạng dữ liệu điện tử hoặc nộp cho cơ quan hải quan 02 bản chính (đối với trường hợp khai trên tờ khai hải quan giấy). Các trường hợp phải khai tờ khai trị giá và mẫu tờ khai trị giá thực hiện theo Thông tư của Bộ Tài chính quy định về việc xác định trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;

+ Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa (Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa hoặc Chứng từ tự chứng nhận xuất xứ): 01 bản chính hoặc chứng từ dưới dạng dữ liệu điện tử.

* Đối với hàng hóa xuất khẩu:

+ Tờ khai hàng hóa xuất khẩu theo các chỉ tiêu thông tin tại Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này.

Trường hợp thực hiện trên tờ khai hải quan giấy theo quy định tại khoản 2 Điều 25 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP, người khai hải quan khai và nộp 02 bản chính tờ khai hàng hóa xuất khẩu theo mẫu HQ/2015/XK Phụ lục IV ban hành kèm Thông tư này;

+ Giấy phép xuất khẩu đối với hàng hóa phải có giấy phép xuất khẩu: 01 bản chính nếu xuất khẩu một lần hoặc 01 bản chụp kèm theo Phiếu theo dõi trừ lùi nếu xuất khẩu nhiều lần;

+ Giấy thông báo miễn kiểm tra hoặc giấy thông báo kết quả kiểm tra của cơ quan kiểm tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật: 01 bản chính.

*Số lượng: 01 bộ

– Thời hạn giải quyết:

Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày thông quan hàng hóa xuất khẩu và sau khi hoàn thành việc giao nhận hàng hóa, người nhập khẩu tại chỗ phải làm thủ tục hải quan.

 – Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

Tổ chức, cá nhân

– Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chi cục Hải quan

b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): không;

c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục Hải quan;

d) Cơ quan phối hợp (nếu có): Không

– Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

thông quan hàng hóa.

– Lệ phí (nếu có):

20.000 đ/tờ khai (Thông tư số 172/2010/TT-BTC ngày 02/11/2010)

– Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

mẫu số 20/TKXNTC/GSQL Phụ lục V ban hành kèm Thông tư số 38/2015/TT-BTC.

– Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

không

– Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Luật Hải quan số 54/2014/QH13 ngày 23 tháng 6 năm 2014;

+ Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/1/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan;

+ Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.

———–

Dịch vụ của chúng tôi: Chúng tôi giúp doanh nghiệp Sản xuất xuất khẩu, gia công, chế xuất lập Báo cáo quyết toán theo Thông tư 39/2018/TT-BTC

+ Kèm theo bộ giải trình chi tiết

EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.
– Hotline: 0972 181 589
– Email: exim.com.vn@gmail.com

Các trường hợp không thu thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu mới nhất

Nhiều quy định liên quan đến các trường hợp không thu thuế nhập khẩu và thuế xuất khẩu mới nhất sẽ được cập nhật chi tiết dưới đây nhằm hỗ trợ anh chị kế toán doanh nghiệp. Chính phủ vừa ban hành Nghị định 18/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 134/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.

Quy định về các trường hợp không thu thuế xuất, nhập khẩu

Theo đó, bổ sung quy định về các trường hợp không thu thuế xuất, nhập khẩu (XNK) như sau:

– Không thu thuế đối với hàng hóa thuộc đối tượng hoàn thuế nhưng chưa nộp thuế theo quy định như:

+ Hoàn thuế đối với hàng hóa xuất khẩu phải tái nhập;

+ Hoàn thuế đối với hàng hóa nhập khẩu phải tái xuất;

+ Hoàn thuế đối với máy móc, thiết bị, dụng cụ, phương tiện vận chuyển của các tổ chức, cá nhân được phép tạm nhập, tái xuất;

+ Hoàn thuế đối với hàng hóa nhập khẩu để sản xuất, kinh doanh nhưng đã xuất khẩu sản phẩm;

+ Hoàn thuế đối với trường hợp người nộp thuế đã nộp thuế XNK nhưng không có hàng hóa XNK hoặc XNK ít hơn so với hàng hóa XNK đã nộp thuế; không hoàn thuế đối với trường hợp có số tiền thuế tối thiểu.

– Không thu thuế đối với hàng hóa không phải nộp thuế XNK quy định về:

+ Hoàn thuế đối với hàng hóa xuất khẩu phải tái nhập;

+ Hoàn thuế đối với hàng hóa nhập khẩu phải tái xuất.

Người nộp thuế nộp hồ sơ không thu thuế cho cơ quan hải quan nơi làm thủ tục XNK hàng hóa tại thời điểm làm thủ tục hải quan hoặc sau khi hàng hóa đã thông quan.

———–

Dịch vụ của chúng tôi: Chúng tôi giúp doanh nghiệp Sản xuất xuất khẩu, gia công, chế xuất lập Báo cáo quyết toán theo Thông tư 39/2018/TT-BTC

+ Kèm theo bộ giải trình chi tiết

EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.
– Hotline: 0972 181 589
– Email: exim.com.vn@gmail.com

Hoàn thiện mọi thủ tục kê khai hải quan cho doanh nghiệp chỉ 10-30 phút

Theo APCI 2020, để thực hiện thủ tục hành chính liên quan đến giao dịch thương mại qua biên giới, trong đó có thủ tục hải quan, trung bình mỗi doanh nghiệp phải bỏ ra khoảng 7,3 giờ, chi phí trực tiếp là xấp xỉ 3 triệu đồng.

Thời gian thực tế làm việc với cán bộ Hải quan chỉ từ 15 đến 30 phút

Theo kết quả tại báo cáo Chỉ số đánh giá Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính 2020 (APCI 2020) của Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính (TTHC) của Thủ tướng Chính phủ, tỷ trọng chi phí thời gian của nhóm TTHC liên quan đến giao dịch thương mại qua biên giới chỉ chiếm 7% trong tổng chi phí tuân thủ, còn lại 93% là chi phí trực tiếp mà doanh nghiệp phải bỏ ra.

Cụ thể, TTHC liên quan đến giao dịch thương mại qua biên giới là một trong ba nhóm TTHC có thời gian thực hiện ngắn nhất trong 9 nhóm TTHC được điều tra khảo sát, với số giờ làm việc bình quân mà mỗi doanh nghiệp phải bỏ ra là 7,3 giờ.

Tính bình quân thời gian của tất cả các doanh nghiệp tự thực hiện TTHC về hải quan và thủ tục liên quan đến logistics tham gia khảo sát thì thời gian doanh nghiệp dành để tìm hiểu thông tin là 1,3 giờ/TTHC.

Tuy nhiên, chỉ có 62% tổng số doanh nghiệp là có dành thời gian thực hiện bước này, những doanh nghiệp còn lại thường là đã quen với TTHC hoặc có sử dụng dịch vụ tư vấn để thực hiện TTHC.

Thời gian thực tế để tìm hiểu một TTHC là khoảng 2,8 giờ, và các doanh nghiệp này cho biết đối với TTHC về hải quan, doanh nghiệp thường tìm hiểu thông tin thông qua văn bản pháp luật (62%), Biểu mẫu, Quy trình được đăng tải trên Internet, và 35% doanh nghiệp tìm hiểu thông tin trực tiếp tại các cơ quan Hải quan địa phương.

Về thời gian chuẩn bị và nộp hồ sơ của TTHC hải quan, các doanh nghiệp tự thực hiện TTHC ghi nhận mức 2,4 giờ (thấp hơn mức thời gian trung bình dùng cho Chuẩn bị hồ sơ của TTHC khác).

Theo báo cáo, kết quả này có được là do trên thực tế, doanh nghiệp đã sử dụng thành thạo phần mềm kê khai hải quan; thông thường chỉ mất từ 10-30 phút là hoàn thiện mọi thủ tục kê khai và luôn sẵn sàng các giấy tờ cần thiết theo yêu cầu của pháp luật từ trước. Thời gian chuẩn bị hồ sơ dài hay ngắn phụ thuộc lớn vào tính chất phức tạp và khối lượng của hàng hoá.

Thời gian thông quan hàng hóa tại cửa khẩu mất trung bình 2,2 giờ theo số liệu khảo sát. Theo chia sẻ từ các doanh nghiệp đã thực hiện, thời gian thực tế làm việc với cán bộ Hải quan chỉ khoảng từ 15-30 phút, còn lại chủ yếu là thời gian đi lại, chờ đợi và làm thủ tục với các bên dịch vụ logistics để lấy hàng.

Thống kê thời gian thực hiện thông quan hàng hóa theo phân luồng.

Về chi phí trực tiếp, nhóm TTHC liên quan đến giao dịch thương mại qua biên giới có chi phí trực tiếp cao trong các nhóm TTHC được khảo sát.

Trong đó, chi phí dịch vụ logistics chiếm tỷ trọng lớn so với chi phí thực hiện TTHC về hải quan. Chi phí dịch vụ logistics bao gồm: phí nâng hàng, phí hạ hàng, phí hạ tầng, phí cân hàng, phí cầu đường, phí bến bãi, phí vận chuyển hàng hóa, phí bốc xếp hàng hóa… tùy thuộc vào khối lượng hàng hóa và địa điểm thông quan.

Đặc biệt, 7% các doanh nghiệp được khảo sát cho rằng có chi phí không chính thức, thường phát sinh ở khâu làm giấy chứng nhận chuyên ngành, khâu kiểm tra hồ sơ, quá trình làm việc tại cảng, cửa khẩu.

Một trong những xu hướng thực hiện TTHC liên quan đến giao dịch thương mại qua biên giới được ghi nhận là ngày càng nhiều doanh nghiệp sử dụng dịch vụ trung gian chuyên nghiệp (các đại lý hải quan) để thực hiện các thủ tục xuất, nhập khẩu, đặc biệt là các doanh nghiệp có tần suất xuất nhập khẩu hàng hóa ít, và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

So sánh chi phí tuân thủ của các TTHC giao dịch thương mại qua biên giới.

Chi phí tăng do tác động của nhiều bên

Tuy nhiên, tựu chung lại, các chỉ số về chi phí thời gian, chi phí trực tiếp của nhóm TTHC liên quan đến giao dịch thương mại qua biên giới trong APCI 2020 đều tăng so với các chỉ số tương tự của năm 2019 lần lượt là 8% và 44%.

Vì thế, tại cuộc họp báo công bố Báo cáo Chỉ số đánh giá chi phí tuân thủ TTHC năm 2020 (APCI 2020) vào sáng 17/3, có ý kiến cho rằng việc tăng các chi phí này là do các thủ tục hải quan còn chưa cải cách đúng mức.

Báo cáo Chỉ số đánh giá chi phí tuân thủ thủ tục hành chính (APCI) năm 2020 dựa trên phiếu khảo sát của gần 3.000 doanh nghiệp đã thực hiện các TTHC trên cả nước trong 6 tháng cuối năm 2019.

Chỉ số APCI gồm hai chỉ số thành phần, phản ánh các loại chi phí chủ yếu mà doanh nghiệp sẽ phải chi trả khi thực hiện TTHC là chi phí thời gian thông qua đo lường về thời gian cần thiết của mỗi doanh nghiệp kể từ khi bắt đầu tìm hiểu về TTHC cho đến khi hoàn tất; chi phí trực tiếp mà doanh nghiệp đã phải chi trả bằng tiền trong suốt quá trình thực hiện TTHC.

Nhưng lý giải vấn đề trên, theo ông Đàm Mạnh Hiếu, Phó Chánh văn phòng Tổng cục Hải quan, nguyên nhân tăng chi phí chủ yếu do các chi phí liên quan đến logistics tăng cao, vì cơ sở hạ tầng giao thông, bến bãi, ứng dụng khoa học kỹ thuật… chưa phát triển kịp với mức độ gia tăng của lưu lượng hàng hóa xuất nhập khẩu, hệ thống hạ tầng giao thông chưa đồng bộ, tính kết nối còn hạn chế, thiếu trung tâm logistics cấp quốc gia, quốc tế tại khu vực kinh tế trọng điểm để làm đầu mối phân phối hàng hóa.

Hơn nữa, ông Hiếu cho biết, những năm qua, cơ quan Hải quan đã không ngừng nỗ lực thực hiện cải cách, hiện đại hóa, cải cách thủ tục hành chính để giảm thời gian, giảm chi phí, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp. Bộ Tài chính đã chủ trì xây dựng Đề án cải cách kiểm tra chuyên ngành theo hướng cơ quan Hải quan là đầu mối thực hiện kiểm tra chuyên ngành tại cửa khẩu (trừ các mặt hàng liên quan đến an ninh, quốc phòng, kiểm dịch…).

Theo đánh giá của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), nếu đề án được thực thi, thời gian doanh nghiệp phải đến các cơ quan có chức năng kiểm tra sẽ giảm được tối thiểu 2 ngày cho 1 lô hàng.

“Tuy nhiên, bài toán đặt ra của đề án là cần sự phối hợp và phân định phạm vi, nhiêm vụ, quyền hạn giữa cơ quan Hải quan với các tổ chức kiểm tra của các bộ, ngành”, ông Đàm Mạnh Hiếu nêu rõ.

Đồng tình với quan điểm này, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết, cơ quan Hải quan đã làm rất tốt việc cắt giảm thời gian thông quan hàng hóa, Việt Nam có khoảng 12 triệu hồ sơ xuất nhập khẩu, nhưng cơ quan Hải quan đã cắt giảm từ 62 giờ xuống 56 giờ với hồ sơ nhập khẩu, từ 58 giờ xuống 55 giờ với hồ sơ xuất khẩu. Cơ quan Hải quan cũng đã thực hiện các thủ tục hải quan điện tử, nên doanh nghiệp không phải mang trực tiếp hồ sơ đến Hải quan, giảm tiếp xúc với công chức Hải quan sẽ cắt giảm chi phí không chính thức.

“Tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng là chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm, nhưng hậu kiểm nếu làm không tốt thì doanh nghiệp lo hơn tiền kiểm. Nên cơ quan Hải quan phải làm rất kỹ vấn đề này, công tác hậu kiểm phải minh bạch, rõ ràng, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp”, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nhấn mạnh.

Ngoài ra, từ kết quả khảo sát, báo cáo APCI 2020 còn khuyến nghị cần hoàn thiện và cập nhật liên tục hệ thống phần mềm khai báo hải quan, hệ thống thông tin thuế, hệ thống thông quan điện tử (TQĐT-V5), hệ thống Một cửa quốc gia… tối ưu hoá các hệ thống điện tử để giảm áp lực về giấy tờ, hồ sơ, công văn bản cứng…; nâng cao chất lượng của dịch vụ tư vấn, hỗ trợ doanh nghiệp và hướng dẫn chi tiết để giải quyết các vướng mắc một cách kịp thời, hiệu quả; rà soát, giảm chi phí vận tải; đẩy mạnh áp dụng thanh toán trực tuyến trong hoạt động thu phí dịch vụ, phí và lệ phí liên quan nhằm giảm thời gian làm thủ tục…

———–

Dịch vụ của chúng tôi: Chúng tôi giúp doanh nghiệp Sản xuất xuất khẩu, gia công, chế xuất lập Báo cáo quyết toán theo Thông tư 39/2018/TT-BTC

+ Kèm theo bộ giải trình chi tiết

EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.
– Hotline: 0972 181 589
– Email: exim.com.vn@gmail.com

(Quan trọng) Trong hồ sơ chuẩn bị quyết toán thuế gồm những gì?

Hồ sơ chuẩn bị quyết toán thuế gồm những gì? Kế toán cần chuẩn bị: sổ sách, bảng kê mua vào – bán ra, báo cáo quyết toán, hóa đơn, hợp đồng, bảng lương,… như thế nào trong kỳ quyết toán sắp tới. Cùng tìm hiểu bài chia sẽ trong bài viết dưới đây nhé.

1. Sổ kế toán File Excel (gửi mail)

– Xuất tất cả sổ cái từ loại 1 đến loại 9, Cân đối phát sinh, Công Nợ năm thanh kiểm tra thuế ra excel => gửi vào mail bên thuế

– In toàn bộ sổ sách ra excel đóng quyển và đóng thùng cacton => mang lên đội kiểm tra thuế hoặc kiểm tại doanh nghiệp tùy theo từng chi cục/ cục

2. Bảng kê mua vào, bán ra file excel (gửi mail)

– Mua vào bán ra từ năm thanh kiểm tra thuế ra excel gộp các năm/ cùng 1 files

– Lọc tất cả những hóa đơn đơn > 20 triệu, ghi chú ngày thanh toán và số tiền thanh toán

*Ghi chú: nên lưu riêng bộ hồ sơ công nợ: photo những hóa đơn > 20 + Uỷ nhiệm chi photo hoặc gốc lưu thành bộ

3. Bộ báo cáo quyết toán TNDN + BCTC năm thanh kiểm tra (photo 1 bản cho bên thuế khi họ kiểm tra)

– In bản mềm 01 bản lưu trữ sổ sách

– In 01 bản gửi cán bộ thuế

– Bao gồm: Quyết toán TNDN, TNCN, BCTC các năm

*Ghi chú: thường cán bộ thuế chỉ quan tâm bản cuối cùng doanh nghiệp đã nộp nếu trong các năm có làm KHBS bổ sung, vẫn phải lưu trữ bản gốc lần nộp đầu để khi hỏi kiểm tra vẫn có số liệu để giải trình

4. Hóa đơn mua vào, bán ra (bản gốc) và tờ khai thuế hàng kỳ

– Hóa đơn kẹp theo tờ khai hàng tháng/ Quý

– Hóa đơn kẹp chứng từ: phiếu thu, chi, hạch toán, nhập kho ….

*Ghi chú:

– Sắp thành bộ theo tháng / quý của tờ khai thuế

– Sắp chứng từ và hóa đơn đầu ra theo thứ tự đã kê khai thuế

– Sắp chứng từ và hóa đơn đầu vào theo thứ tự đã kê khai thuế

–Tờ khai thuế nào mất thì làm công văn lên thuế xin sao y trích lục lại

5. Sổ phụ ngân hàng + Ủy nhiệm chi bản gốc (Liệt kê các hóa đơn mua vào >= 20 triệu, ghi rõ ngày thanh toán)

– Kẹp Uỷ nhiệm chi vào các hóa đơn > 20 triệu để dễ kiếm và tra cứu

– Có thể là bản photo để 1 bản riêng hoặc bản gốc riêng, bản photo kẹp chứng từ sổ sách

*Ghi chú: Đối chiếu bảng tổng hợp công nợ và công nợ chi tiết với bảng kê Excel xem chênh lệch công nợ thanh toán với công nợ khách hàng là bao nhiêu

Nếu kiểm tra phát hiện UNC nào bị mất thì làm công văn lên ngân hàng xin sao y trích lục nếu không kịp có thể lấy giấy báo Nợ + sao kê chi tiết khoanh tròn đánh dấu lại để giải trình và xin bổ sung chứng từ sau

–Tìm hiểu tại các văn bản pháp lý về thuế GTGT (đi từ TT06 – Luật Thuế GTGT số 13- NĐ209 – TT219 …)

6. Hợp đồng lao động + bảng lương (bản gốc)

– Hợp đồng lao động kẹp CMT

– Bảng chấm công đầy đủ

– Quyết định tăng lương, và phụ lục hợp đồng lao động

– Quyết toán thuế TNCN đầy đủ

– Ký tá đầy đủ

*Ghi chú: các khoản chi lương và phụ cấp theo lương không có trong văn bản sau thì sẽ bị loại trừ không được tính vào chi phí hợp lý: Hợp đồng lao động; Thoả ước lao động tập thể; Quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty, Tập đoàn; Quy chế thưởng do Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc quy định theo quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty.

–Tìm hiểu tại các văn bản pháp lý về thuế TNDN (đi từ TT130 – TT123 – NĐ218 – TT78 – TT96…)

7. Hợp đồng kinh tế

– Hợp đồng kinh tế đã ký kết, phụ lục hợp đồng, thanh lý hợp đồng, biên bản giao nhận….

– Hợp đồng đầu vào là hợp đồng nguyên tắc do việc mua bán là thường xuyên

– Hợp đồng mượn xe để hợp lý chi phí xăng dầu đã đưa vào

*Ghi chú:

– Lưu trữ theo bìa còng, công ty nào phát sinh nhiều có thể lưu riêng 1 bìa còng, nếu ít thì lưu chung nhưng có ghi chú bằng giấy note

– Mỗi công ty là 01 tập liền nhau để dễ tìm kiếm

– Đánh dấu bằng giấy note màu để dễ nhận biết

– Hợp đồng chứng từ nào mất thì liên hệ khách hàng để xin bản sao y lại hoặc bản gốc thì càng tốt

8. Giấy phép kinh doanh

– Photo sao y hoặc photo đóng dấu treo đều được

– Các chứng từ khác như đăng ký mẫu dấu….

– Điều lệ công ty

– Quy chế tài chính công ty

*Ghi chú:

– Quy chế tài chính công ty là một loại văn quan trọng nhất xuyên suốt trong quá trình thanh kiểm tra vì nó có mối liên hệ mật thiết đến những chi phí phát sinh trong doanh nghiệp như: tiền tiếp khách hàng, phòng nghỉ, máy bay,công tác phí khác, mượn xe, sữa chữa xe đi mượn, điện thoại…..

– Kiểm tra chi phí của doanh nghiệp sau đó soạn quy chế tài chính cho phù hợp với những chi phí đã phát sinh

———–

Tham khảo dịch vụ của chúng tôi

Chúng tôi giúp doanh nghiệp Sản xuất xuất khẩu, gia công, chế xuất

lập Báo cáo quyết toán theo Thông tư 39/2018/TT-BTC

+ Kèm theo bộ giải trình chi tiết

EXIM CONSULTING & TECHNOLOGY JSC

– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.
– Hotline: 0972 181 589
– Email: exim.com.vn@gmail.com